Jump to content

Lim's Content

There have been 85 items by Lim (Search limited from 04-06-2020)



Sort by                Order  

#182381 Giáo sư Đặng Đình Áng

Posted by Lim on 23-03-2008 - 22:57 in Các nhà Toán học

Cho mình hỏi, bài viết này nguồn là Diễn đàn Toán học hả bạn ?
Thầy Nguyễn Duy Tiến viết cho diễn đàn lúc nào thế nhỉ ?

Mình không nghĩ vậy, nhưng diễn đàn toán có nhiều học trò của thầy Tiến, nên có thể họ được phép cung cấp bài viết của thầy lên diễn đàn.
Cũng lâu rồi mà, người trong bài viết giờ cũng đã thêm 2 tuổi nữa rồi, hoặc có thể đã không còn. :leq



#189645 Hội thảo Tương Tác Toán - Lý - Thiên Văn 17/8/2008

Posted by Lim on 02-08-2008 - 10:23 in TP HCM - Trại hè toán học 8/2008

Các bạn chú ý,

Ngày Hội thảo đã được thay đổi, từ Thứ 7, ngày 16 tháng 8 sang Chủ Nhật, ngày 17 tháng 8. Lý do có nhiều thành viên của các diễn đàn vẫn làm việc vào ngày thứ 7, nên Hội thảo dịch chuyển 1 ngày, nhằm thu hút đông đảo hơn người tham gia.

Hy vọng thay đổi này không làm ảnh hưởng đến việc tham gia của các bạn.

Trưởng BTC,
Lim,



#183464 Tiến trình Atlas

Posted by Lim on 16-04-2008 - 12:07 in Atlas Toán Học

Một tuần trôi qua, không có biến chuyển gì trong mục Atlas toán học :D

Có 180 bạn đã đăng ký để xem mục Atlas ngoài trang chủ, nhưng chỉ có đúng một nửa, 90 bạn , đã kích hoạt tài khoản của mình, một nửa còn lại vẫn còn bị khóa vì chưa kích hoạt. Vấn đề đặt ra là các bạn không nhận được email kích hoạt hay chỉ quan tâm đến mục đăng ký mà quên mất việc vào xem Atlas ?

Thứ nữa, trong một tuần, chỉ có duy nhất một bạn sửa một lỗi nhỏ, 90 nick còn lại không có động tĩnh gì.



#183530 Tiến trình Atlas

Posted by Lim on 17-04-2008 - 18:28 in Atlas Toán Học

khi nào có ai cần thì người ta sẽ xem :Rightarrow với lại atlas đã xong đâu :D

Em nói chuyện cũng chán thật, lelele.

Anh xem thống kê thì thấy có 3% sửa bài, nhưng mà chả ai đóng góp bài mới cả. Cái tinh thân mở của chúng ta không có em ạh.



#182002 Học bổng ALGANT

Posted by Lim on 17-03-2008 - 08:46 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Hihi, sorry nhé, mình hơi lỗ mãng. Mình thấy học bổng ngon đó chứ, 21.000 Euro một năm.

Nếu nằm trong hệ thống của Erasmus Mundus thì ngon đó, 21 nghìn Euro/năm, trong đó 6 nghìn chi cho tiền học, số còn lại là dành cho sinh hoạt.
Toán thì mình không biết, nhưng về bên khoa học thì số lượng đăng ký vào khá cao, một ngành khoảng 200 hồ sơ đăng ký, trong khi đó chỉ có 12 đến 15 xuất học bổng cho mỗi ngành/ năm. Và mỗi nước không được quá 3 xuất, tương đương với 25%. VN mà có 2 xuất học bổng thì gọi là thành công, bằng bạn bằng bè rồi đó.



#197060 Làm cuốn vở cho riêng mình

Posted by Lim on 05-05-2009 - 10:44 in Các nhà Toán học

Hi all,

Chào các bạn, năm ngoái một số bạn CTV và mình có tập hợp một file để in ra thành một quyển vở nhỏ, nhưng do không có điều kiện in nên hiện giờ nó vẫn ở dạng file pdf. Các bạn có thể xem qua, nếu thích có thể in ra và tự đóng thành một quyển vở viết cho riêng mình, hoặc tặng bạn bè.

Check it out

Attached Files




#203974 Làm cuốn vở cho riêng mình

Posted by Lim on 05-07-2009 - 02:05 in Các nhà Toán học

Hi all,

Các bạn nếu thích cứ download và in ra tặng bạn bè nhé.

Have fun,

Lim,



#182693 Tuyển tập các bài toán về hình học phẳng Euclit!

Posted by Lim on 30-03-2008 - 12:13 in Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong suốt quá trình học Toán của em, em đã sưu tầm được một số bài Toán tiêu biểu rất hay về hình học phẳng. Các anh chị ghé qua download về làm thử nha! Chúc vui vẻ!

Bạn ơi, sẽ tốt hơn nếu bạn dành 15 phút để chỉnh lại font chữ, và sắp xếp đánh dấu cho dễ đọc, dễ theo dõi và tra cứu.

Bạn sửa lại rồi thay cái tên file ngắn ngọn hơn nhé.



#184402 tại sao

Posted by Lim on 01-05-2008 - 19:55 in Góp ý cho diễn đàn

Em đăng kí thành viên ở mục alat toán học mà mãi chưa thấy gửi mail kích hoạt vào nick là sao ạ ?
Đăng nhập thì nó báo là nick đã bị khóa hoặc chưa kích hoạt
Bác nào biết sửa lỗi này giúp em với

Chào bạn,

Bạn kiểm tra hòm mail Spam hay Bulk của bạn xem có email nào của diễn đàn không ?

Trong số 400 bạn đăng ký thì mới chỉ có đúng một nửa, 200 bạn kích hoạt, số còn lại có thể gặp lỗi tương tự là không nhận được email kích hoạt.

Các bạn kiểm tra các box trong hòm email của mình nhé.

Trong trường hợp không thấy gì thì báo lại ở topic này, chúng tôi sẽ điều chỉnh sau.



#186898 Lỗi

Posted by Lim on 17-06-2008 - 08:53 in Góp ý cho diễn đàn

Đồng chí Magus đã nghịch đặt Firewall vào trang chủ và diễn đàn, nên giờ mới có hiện tượng này. Trang chủ không vào được, còn diễn đàn thì bị lỗi

Đề nghị đồng chí Magus báo cáo tình hình để còn biết mức phạt.



#299197 Toán học qua tem thư

Posted by Lim on 13-02-2012 - 06:44 in Toán học lý thú

Hiện tại thư điện tử - email đã thay thế phần lớn phương thức liên lạc bằng thư viết tay như ngày trước nhưng với những người sưu tầm tem thư, đặc biệt tem liên quan đến lĩnh vực toán học, thì mỗi tấm tem đều là một câu chuyện thú vị, về một nhà toán học, cuộc đời và sự nghiệp của họ. Xin giới thiệu đến các bạn thành viên diễn đàn toán học một số hình tem mới được pháp hành trong những năm gần đây.

Aristotle ( 338-332 trước công nguyên)

Aristotle.jpg

Aristotle trở thành học viên của viện Plato khi ông mới 17 tuổi, và làm việc ở đó trong suốt 20 năm. Ông là người đặt nền móng cho môn lý luận học, là người thiết lập phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Ông cùng với Plato và Socrates là ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Bức tem mới nhất có hình của ông được in năm 2009 cùng với lễ kỉ niệm năm thiên văn học 2009.


Johannes Kepler(1571-1630)

Johannes-Kepler.jpg

Kepler được biết đến nhiều nhất với 3 định luật chuyển động của các hành tinh. Ông còn là nhà vật lý, toán học, thiên văn học, chiêm tinh học và nhà văn với các truyện viết về khoa học viễn tưởng.

Damodar Dharmananda Kosambi(1907-1966)

Damodar Dharmananda Kosambi.jpg

Kosami là nhà toán học và thống kê của Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm hình học vi phân và thống kê, ông cũng đóng góp nhiều cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi trực giao. Năm 1944, ông giới thiệu đến hàm bản đồ Kosambi như hình trên tem phía trên.

Issac Newton (1642-1727)

Newton.jpg

Có nhiều tem thư đã được in hình nhà vật lý cổ điển thiên tài Issac Newton, để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông trong vật lý cổ điển cũng như trong lĩnh vực tích phân -toán học. Tấm tem mới này ghi nhận đóng góp của ông trong lĩnh vực quang học. Trước thời Newton, kính thiên văn sử dụng các thấu kính có nhiều hạn chế do hiệu ứng quang sai đơn. Newton đã sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, và khắc phục được quang sai này, và kết quả ông đã được đề cử làm Viện sĩ Viện hàn lâm Anh năm 1672. khi mới tròn 30 tuổi.


Blaise Pascal (1623-1662)

Pascal.jpg

Ở tuổi 16, Pascal đã khám phá ra " định lý lục giác" bao gòm 6 điểm trên hình nón. Sau đó ông đã khám phá ra các hệ số nhị phân ( tam giác Pascal), đồng thới nghiên cứu lý thuyết xác suất, áp suất của không khí ( định luật Pascal trong khí động lực học) và các tính chất của cycloids, và đường cong. Bức tem mới nhất về ông ghi nhận sáng chế của ông liên quan đến máy tính cơ học đầu tiên - tính phép cộng và trừ.

Tem hình đa giác

BacKinh.jpg

Rất nhiều các mẫu tem có hình dạng không phải là hình chữ nhật, hình tròn hay hình bình hành. Mẫu tem giới đây là một ví dụ, do Macau xuất hành, nó là hình đa giác, với nội dung là sân vận động tổ chim, dành kỉ niệm Olympic 2008 tại Bắc Kinh.



#183689 hỏi nhỏ

Posted by Lim on 20-04-2008 - 20:25 in Góp ý cho diễn đàn

Sao em log in vào account của em ở homepage ko được mà phải log in ở forum mới được vậy anh admin ? Vậy là 2 mục này ko cho dùng cùng 1 account hả anh ?

Đúng vậy,
Account ngoài trang chủ chỉ dùng để xem Atlas, và nó khác với acc trong diễn đàn.



#182283 Tìm nguyên hàm bằng phương pháp nhảy tầng lầu

Posted by Lim on 22-03-2008 - 00:54 in Các bài toán Đại số khác

Có một cách hiểu quả hơn là nhẩy lầu đó là sử dụng số phức.
Cấp ba không học cách này nhưng mà nếu so sánh về tính hiệu quả thì sử dụng số phức cho kết quả tổng quát hơn rất nhiều. Đó cũng là cách mà các chương trình máy tính hiện tại sử dụng.



#183277 $sin^2A+sin^2B+sin^2C$=$2+2sinAsinBsinC$

Posted by Lim on 11-04-2008 - 19:12 in Các bài toán Lượng giác khác

Cm :leq tam giác ABC
$sin^2A+sin^2B+sin^2C$=$2+2sinAsinBsinC$

Nếu chỉ đề biết nó có đúng hay không, sao bạn không thử với góc bất kỳ nhỉ, tam giác đều chẳng hạn ?

$VT = 3 \times (\dfrac{\sqrt3}{2})^2 = \dfrac{9}{4} $

$ VP = 2 + 2 \times ( \dfrac{\sqrt3}{2})^3 = 2 + \dfrac{3 sqrt{3}}{4 }$

$ VT \ \neq \ VP $

Như vậy đẳng thức trên không đúng.



#182330 xóa bài tùy tiện

Posted by Lim on 23-03-2008 - 02:03 in Góp ý cho diễn đàn

Không hiểu bài viết giới thiệu trang Web:etasme.com ; Của tôi , để các bạn yêu toán vào xem và đóng góp ý kiến có bị phạm quy hay không, mà lại bị sóa một cách tùy tiện?Xin ban quản trị mạng cho biết lý do,chân thành cám ơn.TVT.

Cả hai bài cùng tiêu đề của bạn đều được chuyển về box Cửa sổ diễn đàn toán, nơi bạn có thể giới thiệu tất cả mọi thứ về mình.

http://diendantoanho...showtopic=39182

Bạn đã post vào nhầm box, Truyền bá toán học, box này chủ yếu là dịch thuật các bài báo cũng như tư liệu đã được công nhận, và có tính xác minh.



#204078 Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề sinh viên kỹ thuật và kinh tế

Posted by Lim on 06-07-2009 - 04:20 in Góc giao lưu

Học giỏi ở trường không đảm bảo người đó sẽ thành công và giàu có trong kinh doanh hay đi làm kinh tế. Tớ thì thấy ở môi trường nào thì con người phải thích nghi với môi trường đó. Chuyện sinh viên kỹ thuật yếu về kĩ năng giao tiếp hay softskills thì không có gì là bàn cãi, bởi môi trường kỹ thuật đào tạo những con người biết chế tạo máy, dùng máy, sửa máy, chữa máy chứ không phải là giao bán máy. Ngược lại, trong kinh doanh thì đòi hỏi nhanh nhậy, có mạng lưới networking tốt, và...(bố phải giầu/gia đình phải có vốn). Mỗi công việc, nghề nghiệp đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, ta có thể tóm gọn vào 3 yếu tố : professionalism ( chuyên nghiệp), technical details ( chuyên ngành ) và behaviorism ( ứng xử).

Các bạn làm trong kỹ thuật thì có khả năng chuyên ngành ( technical details) tốt, còn các bạn làm về nghề ngoại giao thì có các cách giao tiếp, ứng xử nhậy bén, xong nếu chỉ có 2 yếu tố này chưa thể hoàn thiện các kỹ năng, đáp ứng nhu cầu khi đi làm ngoài industry hay nghiên cứu trong môi trường hàn lâm, học viện. So sánh giữa kỹ thuật với kinh tế, khác nào giữa kẹo ớt và kẹo gừng, mỗi thứ đều ngọt, đều có cái cay riêng, nhưng chả ai đảm bảo ăn chúng nó vào có thể no lâu và thay cơm được. Chuyện thành công trong kinh doanh, chính trị, ngoại giao hay hàn lâm học viện không phải là những thứ mà chúng ta được học ở trường. Cái chúng ta áp dụng, vận dụng vào đời sống mới sinh hoa kết quả. Chính vị vậy, không phải những người học ở trường nổi tiếng như Harvard, MIT ra đều thành công, và tất cả những người học Bách Khoa Hà Nội ra đều ngoại giao kém. Khả năng hấp thụ của mỗi người trong một là môi trường là khác nhau, khả năng áp dụng những gì mình hấp thụ cũng khác nhau, nên việc so sánh đôi khi chỉ là tương đối.

Một vài ví dụ mà các bạn đưa ra không đại diện cho số đông, nó giống như việc bạn chứng minh một bài toán nhưng chỉ là một bổ đề, không phải là dạng tổng quát. Không thể lấy một vài người các bạn biết xung quanh mà đánh đồng và tổng quát hóa ( một cách không toàn phần ) được.

Qua đoạn hội thoại kia có thể thấy, Person 1 có nhiều hiểu biết và điềm đạm hơn so với Person 2. Câu trả lời của tớ về 3 câu hỏi trên là:

1) Liệu sinh viên kỹ thuật chỉ biết đến kỹ thuật và chỉ làm về kỹ thuật?
Cái này có thể dựa trên nguyên lý Cung - Cầu ( Supply - Demand ), sinh viên kỹ thuật được coi như một nguồn Cung về kỹ thuật, tuy nhiên, việc họ có làm về kỹ thuật hay không thì còn phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh, nguồn Cầu.

2) Liệu sinh viên kỹ thuật không có khả năng kinh doanh, ngoại giao?
Không có gì chắc chắc khi một người có thể làm ra kẹo ớt, ăn được kẹo ớt mà lại không ăn được kẹo gừng. Nhu cầu công việc của họ thế nào thì họ phải có các kỹ năng ứng xử và cách tiếp cận theo hướng đó. Nên nhớ, kỹ thuật muốn có thì phải học, ngoại giao kinh doanh muốn biết thì cũng cần phải học. Chẳng thế nào sinh ra đã có khả năng ( thánh Gióng ) như này, như kia được. Nếu trường ĐHBK mở ra một khoa có tên là Art and Sciences, thì việc sinh viên vừa có kỹ thuật, vừa có kỹ năng giao tiếp, biết kinh doanh là chuyện hoàn toàn có thể.

3)Liệu những học sinh, sinh viên giỏi chỉ biết cắm đầu vào sách vơ?
Nói thực, không cắm đầu vào sách vở thì làm sao có thể giỏi được. Còn chuyện họ biết những cái khác thì theo nguyên lý Bù - Trừ và suy ra thôi. Chúng ta đều có cùng 24 tiếng/ ngày, mỗi người có khả năng hấp thụ tri thức theo hệ số hấp thụ khác nhau, nên sẽ có những người học mà như dạo chơi, có những người cắm đầu cắm cổ vào học xong cũng chỉ đạt được mức khá. Như anh chàng quét rác cho trường MIT trong một bộ phim của Hollywood đó, anh ta đâu có học hành chính thống, bài bản gì đâu, nhưng vẫn biết giải toán, bởi vì anh ta...đọc rất nhiều sách và mỗi khi anh ta giải toán thì như là Mozart chơi nhạc, just playing. Xong có mấy người được như Mozart, như Terence Tao. Ngay cả cậu LHVBảo, những thứ mà chúng ta biết đó là IMOer, huy chương vàng, Cambridge, và Harvard, nhưng đâu có biết được đằng sau mỗi thành công đó là mất mát, hy sinh gì; đẵng sau những thứ liên quan đến toán còn là những gì nữa. Có thể cậu ấy cũng chỉ có những mong ước nho nhỏ là có 4 tháng nghỉ hè trọn vẹn ở Vn tung tăng với bạn gái ở bãi biển, được mọi người ngưỡng mộ vì...đá bóng hay thay vì giải toán nhanh và đúng.



#182755 Tuyển Biên Tập Viên cho trang chủ

Posted by Lim on 31-03-2008 - 11:27 in Thông báo tổng quan

Các bạn thân mến,

Hiện tại diễn đàn có một số dự án cần đến sự giúp đỡ của các bạn trong tư cách của Biên Tập Viên.

1. Mục Atlas toán học đang được triển khai và sẽ ra mắt vào ngày mùng 7 tháng 4 tới. Hiện tại đã có khoảng 100 trang bài trong mục Atlas toán học. Số lượng này vẫn còn sơ sài, và đặc biệt là chưa được kiểm duyệt cũng như sửa lỗi và thêm công thức. Vì vậy BQL muốn thông báo tuyển một số Biên Tập Viên cho mục Atlas này. Yêu câu của các bạn là biết các thao tác trên Wikipedia, vì Atlas toán học sẽ là dạng mở, ai sau khi đăng ký cũng sẽ có quyền sửa bài. Thông tin về cách thức mod sẽ được thảo luận sau khi đã tuyển mộ được một số bạn thành viên nhiệt tình và có tấm lòng với diễn đàn.

2. Atlas chỉ là một dự án ngắn, mục tiêu lâu dài là trang chủ, vì lượng thông tin cần phải cập nhật đều đặn hàng tuần, do vậy diễn đàn cần đến một nhóm Biên Tập Viên, là những người sẽ làm đẹp trang chủ, để nó trở thành một nơi an toàn, tin cậy và thông tin đảm bảo về toán học.

Rất mong sự tham gia của các bạn thành viên, ở mọi lứa tuổi, vì một cộng đồng toán học Việt Nam online.

Các bạn có thể đăng ký ngay tại topic này, theo mẫu dưới đây.

1. Họ tên (tên thật/đầy đủ)
2. Tuổi:
3. Nghề nghiệp:
4. Email:
5. Ý kiến, dự định ( nếu có ) :

BQL,
Lim



#181252 Thống kê mô tả và ứng dụng

Posted by Lim on 06-03-2008 - 13:27 in Seminar Phương pháp toán sơ cấp

đây là một chủ đề cũng hay lắm bởi nó thuộc môn xác suất thống kê mà?
bà con ai co ý kiên hay, hay la bài tập gì đó, vui lòng post lên cùng thảo luận nhé?

Thầy có thể gửi file về chủ đề đã giới thiệu này không ?
Sẽ dễ dàng hơn để cùng thảo luận và góp ý nếu có file seminar đầy đủ
Lim cũng quan tâm tới mục sử lý số liệu này, vì nó rất hay gặp trong quá trình viết báo cáo thực nghiệm, từ các cấp cho đến hàn lâm.

Hy vọng mục seminar này sẽ luôn được các thầy trong Nam duy trì và phát triển.



#182194 Character theory

Posted by Lim on 20-03-2008 - 08:59 in Toán học hiện đại

Có ai biết câu trả lời cho câu hỏi dưới đây không ?
http://at.yorku.ca/c...ow_msg;msg=0881
Cám ơn

Hơi lạc đề,
Đồng chứ toanhoc đang học trường York àh ?



#181666 10 CTV của năm 2008

Posted by Lim on 11-03-2008 - 12:44 in Thông báo tổng quan

Chào các bạn,

Diễn đàn toán học vừa được điều chính lại từ vấn đề kỹ thuật cho đến cơ cấu nhân sự-những người tham gia quản lý diễn đàn. Topic Thông báo Tuyển mod đã được posted từ ngày mùng 3 đến mùng 10 tháng 3, nay đã hết hạn. Chúng tôi đã lựa chọn được 10 CTV mới của diễn đàn, thông qua các tiêu chí :

1. Đang hoạt động tích cực trên diễn đàn.
2. Đã từng làm mod và vẫn còn hoạt động, đồng thời đăng ký lại trong topic thông báo ở trên.
3. Là những gương mặt quen thuộc trong diễn đàn, tham gia một cách tích cực các phong trào trên diễn đàn.
4. Là những nick có triển vọng, không những tham gia xây dựng diễn đàn, mà còn có khả năng làm thay đổi bộ mặt của diễn đàn
5. Là những tấm gương học tập tốt, không chỉ trên diễn đàn ảo, mà còn ở thế giới thực.

Do số lượng đăng ký nhiều hơn so với nhu cầu tuyển, nên chúng tôi thực sự lấy làm tiếc khi phải từ chối sự tham gia quản lý của nhiều bạn thành viên khác. Mong các bạn vẫn có thể đóng góp xây dựng diễn đàn trên nhiều phương diện và nhiều mặt trận khác.

Xin giới thiệu 10 bạn CTV của đợt tuyển lần này:
DinhCuongTk14
dtdong91
Harry Potter
hungkhtn
HUYVAN
lehoan
lyxuansang91
tanlsth
vo thanh van
zaizai

( Click vào tên ở phía trên nếu bạn muốn theo dõi về lý lịch hoạt động của thành viên trên diễn đàn )

CTV hoạt động như các supermoderators, cai quản toàn bộ diễn đàn. Các bạn đó không chỉ làm các thao tác mod, mà sẽ là hình mẫu về cách thức post bài, tham gia trao đổi cũng như học tập trên phạm vi diễn đàn. Họ sẽ hưởng lương tinh thần và có nhiệm kỳ hoạt động là 1 năm. Sự thay đổi nào về cơ cấu nhân sự này sẽ được thông báo trên diễn đàn.

Hiện tại CTV là nhóm duy nhất quản lý diễn đàn, trong tương lai sẽ có 2 nhóm khác là Quản Lý Viên, hoạt động như ban tham mưu và Biên Tập Viên, những người làm đẹp bộ mặt của diendantoanhoc.net thông qua trang chủ.

Các bạn có ý kiến gì về thông báo này, hãy post trực tiếp trên topic này, hoặc PM cho Lim.
Thay mặt nhóm quản lý mới của diễn đàn, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn vẫn ngày ngày log in, theo dõi, tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp vào các hoạt động của diễn đàn toán học. Các bạn chính là những nhân tố để diễn đàn tồn tại và phát triển.

Nhóm quản lý DDTH,



#180411 Tại sao xóa bài mà không thông báo?

Posted by Lim on 25-02-2008 - 11:24 in Góp ý cho diễn đàn

Tôi có viết 1 bài rất bổ ích là Toàn bộ giáo án Toán THPT trong mục Trao đổi tài liệu Toán nhung hôm nay lên không tìm thấy nữa. Tại sao lại biến mất cả mục đó luon!
Cần 1 lời giải thích

Không phải là bài bị xóa, mà do Lim đã ẩn một số box, cũng như chuyển một số box thành box con.
Bài viết cũng như box tài liệu đã được đưa trở lại, nằm trong mục Giảng dậy - Nghiên cứu.

Sorry for the inconvenient I have made.



#217786 Giáo sư Neal Koblitz

Posted by Lim on 19-10-2009 - 18:21 in Các nhà Toán học

Giáo sư Neal Koblitz - một người bạn lớn của Việt Nam


GS. Neal Koblitz đến từ trường đại học Washington, ông được nhiều người biết đến sau năm 1985 khi GS. Neal Koblitz cùng với TS. Victor Miller, một nhà khoa học của IBM, đã độc lập đề xướng kỹ thuật mật mã hóa công khai mới dựa trên các đường cong elliptics. Nhờ có phương pháp Elliptic Curve Cryptography (ECC) này mà rất nhiều các hướng nghiên cứu cũng như thương mại trong lĩnh vực mật mã đã được bùng nổ. GS. Neal Koblitz tốt nghiệp cử nhân toán học tại trường đại học Harvard và là Putnam Fellow năm 1968. Sau đó ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường đại học Princeton năm 1974 dưới sự hướng dẫn của GS. Nick Katz. Hiện tại giáo Neal Koblitz đang công tác tại trường đại học Washington đồng thời làm giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu mật mã ứng dụng thuộc trường đại học Waterloo, Canada.

GS. Neam Koblitz không chỉ dạy Lý thuyết số và công bố các bài báo khoa học ở những tạp chí toán học và mật mã học đầu ngành, ông còn được biết đến rộng rãi qua những hoạt động thúc đẩy khoa học và ủng hộ quyền bình đẳng nữ giới ở những vùng đất bị giới hạn và cấm vận bởi cuộc chiến tranh lạnh trong đó có Liên Xô, Cuba, Việt Nam, Nicaragua và El Salvador. Trong cuốn sách mới nhất xuất bản trên Springer cuối năm 2007 với tiêu đề : Random Curves : Journeys of a mathematician, GS. Neal Koblitz đã kể về cuộc sống nghiên cứu khoa học cũng như những hoạt động thúc tiến của mình ở nhiều vũng lãnh thổ trên thế giới mà ông đã từng đi qua và trải nghiệm. Chính từ cuốn sách này, nhiều người mới cảm thấy khâm phục và trân trọng tình cảm của GS. Neal Koblitz đã ưu ái dành cho Việt Nam, thông qua Viện toán học, qua quỹ Kovalevskaia và cho nền giáo dục của một đất nước gắn liền với hai từ " Chiến tranh"như trong cuốn tự sự của ông đã viết. Diễn đàn toán học xin được trích lại một đoạn từ 2 chương trong tổng số 16 chương của cuốn tự sự này, cũng với lời cảm ơn sâu sắc tới GS. Neal Koblitz - một người bạn lớn của Việt Nam .

Random Curves
Journeys of a Mathematician
Tác giả : Neal Koblitz, PhD (Princeton,1974)


Cuốn tự sự Random Curves kể lại những chuyến du lịch cùng với hoạt động thúc tiến khoa học của GS. Neal Koblitz qua những quốc gia như Liên Xô, Châu Mỹ La Tinh và Việt Nam, cũng như nhiều nơi khác, nơi mà các hoạt động chính trị và các cuộc tranh luận hàn lâm có dính dáng tới nền giáo dục toán học của nước sở tại; đồng thời tác giả không ngừng đấu tranh, thúc đẩy quyền bình đẳng phụ nữ trong nghiên cứu khoa học tại các quốc gia này. Ý tưởng về cuốn Tự sự chỉ mới được hình thành sau khi trao đổi với GS. Scott Vanstone và GS. Ian McKinnon ở một bữa ăn tối tại Hội nghị mật mã năm 2006. Nhiều sự kiện, trải nghiễm mặc dù đã diễn ra từ hơn 30 năm trước song được lột tả lại một cách đầy đủ, chân thực, nguyên bản và vẫn mang tính thời sự, nóng hồi.

Lời giới thiệu

Chương 1: Early Years.
Chương 2:Harvard.
Chương 3: SDS.
Chương 4: The Army.
Chương 5: Spring of 1972.
Chương 6: Academics.
Chương 7: The Soviet Union.
Chương 8: Racism and Apartheid.
Chương 9: Vietnam. Part I.
Chương 10: Vietnam. Part II.

Chương 11: Nicaragua and Cuba.
Chương 12: El Salvador.
Chương 13: Two Cultures.
Chương 14: Cryptography.
Chương 15: Education.
Chương 16: Arizona.
- Mục lục


Chương 9 & 10 : Việt Nam

Ở những năm 60 cũng như nhiều nhà hoạt động phản đối chiến tranh khác, hai từ Việt nam trong suy nghĩ của chúng tôi là tên của một cuốc chiến chứ không phải là một quốc gia. Song nhận thức đó bắt đầu thay đổi khi tôi vào học cao học tại Princeton, đó là vào cuối năm 1969, ai đó đã treo trong khoa toán một bản báo cáo ngắn của Alexander Grothendieck từ chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 1967 tới miền Bắc Việt Nam. Trong hình học đại số, đó cũng là mảng nghiên cứu của tôi, cái tên Grothendieck là một biểu tượng toán học lớn của thể kỷ 20, ông chịu trách nhiệm cho việc phát triển " bộ máy" đại số trừu tượng ở đó mạnh mẽ đến nỗi có thể giải quyết được những khái niệm và cấu trúc hình học phức tạp nhất. Bản báo cáo của Grothendieck sau 3 tuần giảng dậy tại miền Bắc Việt Nam bằng tiếng Pháp là những ghi nhận đầu tiên về các sinh hoạt toán học của Việt nam đến được giới độc giả phương Tây. Ông trình bày nghiên cứu về lĩnh vực hình học đại số trừu tượng cho một số sinh viên toán học giữa giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, nhiều lúc lớp học của ông phải sơ tán do có báo động máy bay thả bom của Mỹ vào thủ đô Hà Nội. Ghi nhận đầu tiên trong báo cáo của ông đó là định lý "tồn tại một nền toán học ở Việt Nam." Sau 9 ngày tại "Viện toán", lớp học của Grothendieck đã phải sơ tán ra vùng ngoại ô, ở đây ông ghi lại cuộc sống và sinh hoạt cũng những nhà nghiên cứu trẻ của Việt nam trong giai đoạn khó khăn này, trong đó có GS. Tạ Quang Bửu, Hoàng Xuân Sính, Nguyễn Hoàn. Báo cáo của Grothendieck kết luận với việc cho rằng các nhà lãnh đạo và nghiên cứu non trẻ khi đó cũng nhận thực được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học - kể cả những nghiên cứu cơ bản không trực tiếp tạo ra sản phẩm- không phải là những thứ dư thừa. Ông cũng có cái nhìn tích cực và hy vọng ngày hòa bình sớm diễn ra và khi đó những con người có tài có tâm sẽ xây dựng lại đất nước.

Báo cáo của Grothendieck đã làm thay đổi quan điểm của tôi, và lần đầu tiên tôi nghĩ rằng Việt Nam là một đất nước thực thụ với những con người như chúng tôi, cũng ham muốn học hỏi và nghiên cứu trong lĩnh vực toán học. Trong tôi hình thành suy nghĩ một ngày được đến và làm việc với những đồng nghiệp tại quốc gia này. Nhà toán học đầu tiên mà tôi gặp có mối liên hệ trực tiếp với Việt nam đó là một nhà hình học đại số người Pháp gốc Việt, GS. Lê Dũng Tráng. Ông ấy cần sự giúp đỡ để thực hiện hai dự án của mình để hỗ trợ các nhà toán học Việt Nam - đó là tập hợp tài liệu và vận động ủng hộ vật chất để tài trợ một số nhà toán học có thể đến tham dự Hội nghị toán học thế giới (ICM ) tại Vancouver Canada năm 1974. Khi GS. Tráng mở seminar ở Princeton, tôi đã có dịp gặp gỡ và ngỏ ý muốn được tới Việt Nam sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tháng 8 năm 1974, tôi tham dự ICM tại Vancouver và đã gặp gỡ hai nhà toán học Việt nam, một là GS.Lê Văn Thiêm- người đặt nền móng cho viện toán học Việt Nam, và người thứ hai là GS.Hoàng Xuân Sính, một người phụ nữ mà Grothendieck đã nhắc tới trong báo cáo của mình.

Ngay sau hội nghị ICM, đồng nghiệp của tôi là Ann ( sau này thành vợ của tôi) và tôi đã sang Moscow làm việc một năm, dự định của chúng tôi là đến Việt Nam trong khoảng thời gian cuối của đơt công tác. Trước khi rời Moscow, Lê Dũng Tráng đã giới thiệu với tôi một cậu nghiên cứu sinh Việt nam cũng học tập tại đó là Hà Huy Khoái, người này làm trong lĩnh vực lý thuyết số dưới sự hướng dẫn của GS. Manin. Lần đầu gặp Khoái, đó là vào mùa thu năm 1974, cảm nhận đầu tiên đó là một cậu sinh viên nhút nhát, mặc dù tiếng Nga của cậu ấy khá lên nhưng khả năng giáo tiếp vẫn còn bị hạn chế. Về sau tôi mới hiểu, các nhà chức trách của Việt Nam không muốn cách sinh viên của mình giao lưu với các sinh viên đến từ các quốc gia phương Tây; ngay cả với Liên Xô cũng bị giới hạn. Khi chúng tôi mở seminar cùng với Volodya, Anas và đám nghiên cứu sinh của Manin tại Zone V , dành cho học viên Mỹ, thì Khoái tham gia song không được thỏa mái. Nên chúng tôi đã chuyển địa điểm đến Zone B, mặc dù hơi bất tiện cho Ann vì cô ấy phải ăn uống xa phòng mình.

Giữa tháng 4 năm 1975, tôi có trao đổi với Khoái về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đang diễn ra tại miền Nam Việt Nam, và nói rằng chiến thắng đang đến gần. Khoái cũng nói rằng cậu ấy cũng nhận được thông tin lạc quan từ đài phát sóng ở Việt Nam, tuy nhiên cậu ta và nhiều người khác vẫn cho rằng hy vọng đó là mong manh. Đúng 8 giờ sáng thứ Tư ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay cuối cùng trong một loạt 81 chiếc trực thăng đã rời Dinh Độc Lập, chấm dứt 21 năm tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Ngày hôm sau tôi gặp Khoái, tôi chúc mừng cậu ấy về chiến thắng và nói rằng Ann và tôi đã từng dự định mở một bữa tiệc để chúc mừng 30 năm chiến thắng phát Xít và chiến thắng Việt Nam trước đế quốc Mỹ. Khoái nói rằng cậu ấy cần phải được sự đồng ý của cấp trên, và cậu ấy đã có được. Đó là lần duy nhất trong hai năm trời, từ năm 74 đến 75, cậu ấy đến phòng của chúng tôi.

Trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 1991, tôi đã 6 lần ghé thăm Việt Nam, đa phần giảng dậy tại Viện Toán và làm việc với những nhà khoa học như GS. Khoái, GS. Sính, GS. Diệu và GS. Châu. Năm 1983, sau khi trở về Seattle, tôi đã viết một bản báo cáo "Confidential Report"10 trang nói về những quan sát và trải nghiệm của mình về các vấn đề nhậy cảm trong hệ thống đào tạo, đặc biệt là nền toán học Việt Nam. Tôi đã gửi một bản báo cáo cho nhà vật lý Ed Cooperman tại Cal State Fullerton, người đã xây dựng một tổ chức mang tên US. Committee for Scientific Cooperation with Vietnam (USCSCV). Thông qua tổ chức này mà một số nhà khoa học của Việt Nam như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Nguyễn Đình Trí, Nguyễn Văn Đạo, Phan Đình Diệu đã được hỗ trợ ( đặc biệt là vấn đề visa) để sang thỉnh giảng và trao đổi nghiên cứu tại Seattle. Đặc biệt, phải kể đến đó là chuyến thăm đầu tiên của một nhà khoa học Việt nam từ Moscow đến Mỹ, đó là người bạn Hà Huy Khoái của chúng tôi. Mặc dù ban đầu khi chúng tôi gợi ý chuyến thăm này, vào năm 1978, thì cả cậu ấy và chúng tôi cũng nghĩ đó là một ý kiến "mạo hiểm đến điên rồ" bởi vì cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô là rào cản lớn nhất để các nhà khoa học từ Moscow bước chân tới Mỹ. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và bảo trợ của Cooperman mà tháng Tư năm 1982, Khoái đã có được visa để vào nước Mỹ. Cậu ấy dành thời gian 2 tháng để thăm Seattle, Harvard, Princeton và New York, đồng thời tổ chức một số bài giảng về giải tích p-adic và làm việc tại các thư viện ở đây. Kỉ niệm có lẽ không thể nào quên đó là việc cậu ấy bị các thành viên quá khích của chế độ miền Nam tấn cống, mặc dù trong báo cáo cậu ấy diễn tả nó như là một tai nạn xe đạp để không làm những nhà khoa học khác phiền lòng khi đến thăm US tuy nhiên cậu ấy vẫn muốn cho tôi biết rằng, Cooperman đã không lường trước được mối đe dọa của các thế lực chống đối ngay tại nước Mỹ. Cậu ấy đã từng sống trong chiến tranh, đối mặt với những phi công đánh bom của Mỹ, nhưng cảm giác bị chính đồng hương của mình tấn công thì khó có thể diễn tả nổi.

Về sau tôi nhận thấy rằng bản báo cáo của mình đã đến được bàn của đại tướng Võ Nguyên Giáp, người khi đó làm chủ tịch hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia. Tôi cho rằng báo cáo của mình không có nhiều hệ quá mấy, trừ trong lĩnh vực liên hệ tới Viện toán, như vấn đề thư viên và tài liệu. Tuy nhiên tôi đã viết với tinh thần đóng góp như những người bạn, ngay cả khi nó có hay không những ảnh hưởng tích cực, tôi nghĩ nó không làm hại điều gì cả. Mùa hè năm 1984, một vài tháng sau khi tác phẩm kể về cuộc đời của Sofia Kovaleskaia - nhà toán học nữ đầu tiên của Nga được xuất bản bởi vợ tôi là Ann, chúng tôi đã sử dụng tiền bán sách để thành lập nên quỹ và giải thưởng mang tên chính nhà toán học này, để tưởng nhớ Lovaeskaia và tôn vinh những nhà toán học nữ công hiến cho khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Ngày 13 tháng 10 năm 1984, tôi đã nhận được tin dữ từ Pat Gallagher báo rằng người bạn của tôi là nhà vật lý Ed Cooperman đã bị ám sát bởi một người tị nạn Việt Nam. Hoạt động của USCSCV trước do Ed gây dựng và tổ chức, nay hoàn toàn đảo lộn. Một số người trong hội đồng đã rời đi, để lại Judy Landinsky đảm nhiệm phấn lớn trách nhiệm quản lý. Ann và tôi cũng trở nên nặng gánh hơn khi tham gia điều hành nhóm hoạt động này. Khi tôi đến thăm Việt Nam, mỗi dịp Noel, tôi thường thấy Judy ở Hà Nội, thỉ thoảng Ann giúp cô ấy giảng dậy và hướng dẫn thi TOEFL; Judy là người bám trụ mạnh mẽ nhất trong công việc điều hành các dự án của Quỹ Kovaleskaia.

Sau quá trình bình thường hoa quan hệ Mỹ - Việt vào năm 1995, Ann và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều tổ chức xúc tiến giáo dục và khoa học Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam và chúng tôi sẽ mất đi vai trò và vị trí của mình. Tuy nhiên lo ngại của chúng tôi là dư thừa bởi vì người Việt nam vẫn luôn giữ mối quan hệ với chúng tôi, họ luôn coi trọng lịch sử và gìn giữ các giá trị đoàn kết, thân hữu. Người Việt nam vẫn thường nói "Có tình, có nghĩa" để thể hiện sự gắn bó trước sau như một này.

-------------
Đọc thêm

1. Bài viết được lược dịch từ nguyên bản tiếng Anh của hai chương: Chapter 9Chapter 10 trong cuốn sách Random Curves của GS. Neal Koblitz.

2. Bài viết mới mới nhất của GS. Neal Koblitz trên Mạng giáo dục và trang web Vietphd:
Ý kiến của GS. Neal Koblitz về bản báo cáo Vallely

3. Nếu bạn muốn xem cả 16 chương tiếng Anh của cuốn sách Random Curves, hãy gửi yêu cầu đến địa chỉ email : [email protected]

Attached Files




#181995 hỏi về nơi post bài

Posted by Lim on 17-03-2008 - 04:02 in Góp ý cho diễn đàn

xin hỏi tôi muốn post bài về phương pháp dạy học và tư duy logic trong quá trình dạy học thì vào mục nào.
Phiên bản năm nay mất phần trao đổi phương pháp nên chẳng biết vào đâu nữa!

Một box mới đã được mở dành cho giáo viên các cấp trao đổi về phương pháp giảng dậy.

Cheer : Cheer



#182129 lỗi từ lâu

Posted by Lim on 19-03-2008 - 00:43 in Góp ý cho diễn đàn

Lỗi này em nhớ là đã có thành viên góp ý rồi nhưng đến bây giờ vẫn chưa thấy sửa, lỗi nhỏ nhưng nằm ngay truớc mặt thì thấy kì kì :P

Hình đã gửi

Cái này là do duyệt trình, khi dùng Mozilla thì bị lỗi này, nếu chuyển sang dùng Internet Explorer thì không có hiện tượng trên. Bọn mình sẽ khắc phục sớm, vì nó cũng làm mất mĩ quan.



#180220 Một số thay đổi đầu năm 2008

Posted by Lim on 23-02-2008 - 10:03 in Thông báo tổng quan

Các bạn thành viên thân mến,

Có một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức cũng như phân bố của diễn đàn, cụ thể: một nửa số quản lý viên, cộng tác viên không còn hoạt động được chuyển về nhóm thành viên, và một nửa số box đã được gộp lại, để diễn đàn trông thoáng "mát" hơn. Đây chỉ là những thay đổi nhỏ, không ảnh hưởng gì đến hoạt động của diễn đàn. Hy vọng các bạn tiếp tục theo dõi và tham gia các hoạt động của diễn đàn trong năm mới này.

Nhóm quản lý,