Jump to content

Đặng Anh Tuấn's Content

There have been 75 items by Đặng Anh Tuấn (Search limited from 06-06-2020)



Sort by                Order  

#119484 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 06-10-2006 - 19:50 in Quán phim

Nhà văn Kim Dung viết nhiều  tiểu thuyết kiếm hiệp hay thật nghe nói các nhà văn Trung Quốc đánh giá ông sánh ngang với Lỗ Tấn.

Bẻ cổ gã nào nói câu đấy. :) Đòi sánh ới Lỗ Tấn có mà nằm mơ.So với Lỗ Tấn Kim Dung chỉ là 1 thằng bé con nghịch ngợm

Lỗ Tấn chỉ là 1 thằng nhãi vắt mũi chưa sạch; thứ văn học hổ lốn của lão thì ai học nổi
không phải tôi thích truyện kiếm hiệp mà nói vậy mà vì Kim Dung so với Lỗ Tấn đúng là có khập khiễng nhưng Lỗ tấn thì còn kém xa
thằng nào bảo Kim Dung chỉ là 1 đứa trẻ!
Nếu nó đọc tất cả các truyện của KD thì sẽ thấy ông miêu tả nhân vật và tâm hồn ;tính cách của họ hay như thế nào
Tôi đồng ý với nhà văn Vũ Đức Sao Biển ;Kim Dung mà chưa đoạt giải Nobel thì đúng là không hiểu các nhà văn đó nghĩ sao ?



#111848 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 07-09-2006 - 14:14 in Quán phim

Bộ phim được đạo diễn Châu Hiểu Văn dàn dựng trong 1 lần tình cờ nghe buổi nói chuyện của Kim Dung ở trường Đại Học bắc Kinh
khi đó Châu Hiểu Văn Đã từng hỏi KD xem các tác phẩm của ông đều đựoc dụng thành phim ít nhất 2 lần( từ Cô gái Đồ Long cho đến Lộc Đỉnh Ký) thì KD nói ông rất vui khi các tác phẩm của ông đã đến đựoc với công chúng trên màn ảnh nhưng ông chưa ưng ý về các bộ phim náy nhất là tác phẩm tâm huyết nhất của ông là Thiên Long Bát Bộ đã được TVB dàn dựng năm 1997
ông nói trong bộ phim náy ông chỉ yêu thích mỗi diễn xuất của Huỳnh Nhật Hoa(vai Kiêu phong) nhưng ông không thể đồng ý với kịch bản của các đạo diễn
thứ nhất:ông dành 4 cuốn đầu tiên trong TLBB để nói về A Tử nhưng không phải là để chỉ trích cô bé này;đành rằng đây là 1 nhân vật nửachính nửa tà nhưng vẫn toát lên vẻ ngây thơ và trong sáng của 1 cô bé 16 tuổi;ông cho rằng các đạo diễn đã hiểu sai ý ông khi cho các vai diễn A Tử quá độc ác ;thậm chí là vô nhân tính;nhất là màn đập vỡ bài vị của A Châu( TLBB1997);1 điều không hề có trong nguyên tác ; nó đã trở thành 1 trò quá lố
Thứ 2 : các bộ phim trước nói quá sâu về nhân vật Đoàn Dự trong khi nhân vật trung tâm ông muốn đề cập đến là Kiều Phong
đạo diễn Châu Hiểu Văn đã tiếp thu ý kiến náy của KD và dàn dựng TLBB 2004;có mời KD tham gia xem xét kịch bản và chỉ đạo ở 1 số cảnh diễn
theo KD đây là bộ phim làm ông hài lòng nhất



#110763 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 03-09-2006 - 12:34 in Quán phim

Bộ phim bấm máy vào giữa năm 2002 ;đến cuối năm đó thì hoàn thành và mất 1 năm làm hậu kỳ
ra mắt khán giả vào cuối năm 2003 đấu năm 2004
các diễn viên chính
Tiêu Phong - Hồ Quân
Hư Trúc - Cao Hồ
Đoàn Dự - Lâm Chí Dĩnh
Mộ Dung Phục - Tu Khánh
Vương Ngữ Yên - Lưu Diệc Phi
A Tử - Trần Hảo
A Châu - Lưu Đào
Mộc Uyển Thanh - Tưởng Hân
Chung Linh - Dương Nhụy
Mộng Cô - Vương Hải Trân
Đoàn C.Thuần - Thang C.Tông
Du Thản Chi - Mã Dục Khoa
Khang Mẫn - Chung Lệ Đề
Vương p.nhân - Vương L.Dao
Đao Bạch Phượng - Cao Viễn
Nguyễn T.Trúc - Lý D.Dũng
Tần Hồng Miên - Bành Đan
Cam Bảo Bảo - Nguyễn Đ.Ninh
Thiên Sơn Đ.Lão - Shu Chang( THư Sướng)
Lý Thu Thủy - Tạ Vũ Hân

Đài truyền hình ;công ty sina đã làm 1 cuộc đột phá ngoạn mục khi quảng cáo bộ phim với 1 kinh phí khổng lồ và những cuộc gặp gỡ các fan của các sao để quảng cáo cho phim trước khi ra mắt
Tuy vậy khó phim nào có thể thay thế với Thiên Long Bát Bộ 1997 của TVB trong lòng khán giả ;nhắc đến TLBB thì dân TQ ai cũng đọc vài lần rồi nên rất khó chấp nhận ai vào vai Kiều Phong xuất sắc hơn HUỳnh NHật Hoa(TLBB 1997)
có những người đã thủ sẵn tâm trạng đập phá và chê bai trước khi phim công chiếu( XIn được lưu ý đây là bộ phim đầu tiên Đài truyền hình trung ương trung hoa làm trong số các tiểu thuyết của các nhà văn viết truyện kiếm hiệp)
Nhưng khi xem phim thấy vô số cảnh cảm động thì tất cả đã thay đổi đến nỗi đài truyền hình từ chỗ chiếu 4 tập / ngày đã chỉ chiếu có 2
thậm chí có cả 1 cơn sốt TLBB ở bắc Kinh;trên lịch; áo; mũ vvv đều có các cảnh trong phim



#119867 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 08-10-2006 - 12:18 in Quán phim

Xin hỏi ông bạn Magus là thằng nào là bọn trẻ ?
Ông đã đọc được bao nhiêu tác phẩm và biết được gì về Kim Dung
Chính nhà văn Trung Quốc từng đoạt giải NObel văn học năm 2000 là Cao Hành Kiện đã đánh giá Kim Dung như vậy chứ không phải là tôi nghĩ thế đâu anh bạn ạ



#119486 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 06-10-2006 - 19:53 in Quán phim

Ở trung Quốc theo khảo sát của kênh truyền hình và giải trí SiNa số người biết đến Kim Dung còn nhiều hơn số người biết Đặng Tiểu Bình là ai
Các nhân vật của ông còn được dựng tượng đài nữa mấy bồ ạ



#121975 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 15-10-2006 - 17:51 in Quán phim

chúng ta bàn luận về các diễn viên đóng trong thiên long bát bộ đi
mấy bác đưng nóng nữa

thôi ;quay lại bàn về các diễn viên đi
tôi thích nhất chị Trần Hảo (vai A Tử) và chị fifi(vai Vương Ngữ yên);cả anh Hồ Quân(vai Kiều Phong nữa chứ)



#121971 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 15-10-2006 - 17:36 in Quán phim

anh MrMath chỉ cần gọi em là em thôi;em còn kém anh 2 tuổi
Thứ nhẩt;em cũng chẳng thích gì về nhạc trẻ;bởi có 1 số bài quá lố
Về văn VN;em chỉ thích nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và các tiểu thuyết của nhà báo Nguyễn Như Phong
Không phải em yêu thích Kim Dung mà nói vậy ;mà là cả đám nhà văn Trung Hoa bấy giờ cũng có cùng nhận định;Kim Dung 1 thời giữ chức Hội truởng hôi nhà văn Trung Hoa và quyển bình luận các tác phẩm văn học ông vừa cho ra mắt đều được đánh giá là kiệt tác(viết trong hơn 10 năm)
nói chung anh có thể thích hoặc không nhưng với em Kim Dung vẫn là số 1



#120406 phim thiên long bát bộ 2004

Posted by Đặng Anh Tuấn on 10-10-2006 - 08:19 in Quán phim

Nói thẳng nhé;tôi chả mấy quan tâm đến nhà văn Việt Nam;nếu có thì cũng chỉ biết nhà thơ Hoàng Trung Thông và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thôi
Còn ông Lỗ tấn thì so sánh với Kim Dung tuy khập khiễng nhưng ông này viết toàn truyện ngắn ;đâu có thể hiểu nổi cái khó khi viết tiểu thuyết
Đúng là Kim Dung được nhiều người yêu thích nhưng không phải vì vậy mà tôi thích văn của ông
trong văn kim Dung ;con người luôn khát khao cháy bỏng tự do và đấu tranh để đạt lấy nó
khác với các nhà văn viết truyện kiếm hiệp khác thường đạt võ thuật lên cao nhất thì Kim Dung lại đề cao yếu tố nghệ thuật và tâm hồn nhân vật(kiều phong với khát vọng tự do;Lệnh hồ Xung suốt đời lãng tử không muốn dính vào chuyện tranh đấu đời thường...)
Nói chung là Lỗ tấn còn phải học Kim Dung nhiều nếu như muốn người ta nhớ đến tên mình



#108205 KIm Dung Truyện

Posted by Đặng Anh Tuấn on 26-08-2006 - 11:00 in Quán phim

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI


Đau thương A Tử


Trong năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long bát bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung; bộ tiểu thuyết này còn có tên là Thiên Long bát bộ. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.



A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.



Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chưa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy là cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).



Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêp Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỉ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.



Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật và hùng chưởng (tay gấu), giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.



A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kì người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam viện đại vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam công chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.



Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chỉ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua sót.



Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn môn quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn môn quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.



Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá đước cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hâu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.



#109222 KIm Dung Truyện

Posted by Đặng Anh Tuấn on 29-08-2006 - 11:16 in Quán phim

bác nói kiểu gì vậy;Kiều phong mà không biết dùng Hàn Long THập Bát Chưởng thì ai biết!!!
chiêu mà Kiều Phong đã đánh chết chị A Châu là"Hàn Long hưữ hối"
các dịch giả thì gọi là "Hoàng Long hưữ hối" nhưng theo tôi thì nghe chữ Hàn hay Hàng( thu phục) hợp hơn



#106821 KIm Dung Truyện

Posted by Đặng Anh Tuấn on 22-08-2006 - 11:36 in Quán phim

em là A Tử thật à; đây là nhân vật anh hâm mộ và yêu quý nhất trong các tác phẩm của KD
Trước năm 1990 các tác phẩm của KD vào VN thường bị cấm vì cho rằng có hình thức phản động;thực ra trước năm 1975 đã có cơn sốt của KD ở VN từ khi các tác giả ở Đồng Nai dịch cuốn Cô gái đồ long ra tiếng việt;trong đó có sự góp công lớn của nhà văn Vũ Đức Sao Biển
còn vềthiên long bát bộ mà em xem được dựng từ 2 tác phẩm là Thiên Long Bát Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm
Kim Dung đã viết 22 tác phẩm
Có 3 người trong truyện của KD có thể sử dụng Hàn Long Thập bát Chưởng là Kiều Phong;bắc cái Hồng thất Công và Quách Tĩnh
Đông tà: Hoàng lão tà(anh quên tên rồi)
Tây độc: Âu Dương Phong
Nam ĐẾ:Đoàn Thiên Chính
Bắc Cái: Hồng THất Công



#108202 KIm Dung Truyện

Posted by Đặng Anh Tuấn on 26-08-2006 - 10:53 in Quán phim

nhà văn vũ đức sao biển đã có công rất lớn cùng các dịch giả ở Đồng Nai dịch các tác phẩm của KD ra tiếng Việt
Ông đã có 1 tác phẩm bình luận nổi tiếng về truyện KD là "KIm Dung giữa đời tôi"
Xin trích 1 phần bài viết của nhà văn
VŨ ĐỨC SAO BIỂN

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI


Khái quát phong cách xây dựng nhân vật


T rong những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. Và ngay trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra ìKim Dung học hội”, chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha....Điều mà người ta dễ nhận ra nhất là bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500, 600 trang một quyển). Chúng tôi chỉ xin giới thiệu đầu tiên một khía cạnh trong kỹ thuật tiểu thuyết của ông: phong cách xây dựng nhân vật.



Trước năm 1975, sách Kim Dung được in gồm:



1. Thư kiếm ân cừu lục
2. Bích huyết kiếm
3. Xạ điêu anh hùng truyện
4. Thần điêu hiệp lữ
5. Tuyết Sơn phi hồ
6. Phi hồ ngoại truyện (Lãnh nguyệt bảo đao)
7. Ỷ thiên Đồ long ký
8. Liên thành quyết (Tố tâm kiếm)
9. Thiên Long bát bộ (Lục mạch thần kiếm truyện)
10. Hiệp khách hành
11. Tiếu ngạo giang hồ
12. Lộc Đỉnh ký



Một điều cần lưu ý là nếu chúng ta phân biệt rõ 4 khái niệm: Truyện (tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu), Ký (tác phẩm văn xuôi viết về người thật, việc thật) và Lục (cuốn sách) thì Kim Dung sử dụng 3 khái niệm đó với một ý nghĩa duy nhất để chỉ các bộ tiều thuyết võ hiệp của ông.



Khuynh hướng của Kim Dung là thường đặt những cuốn tiểu thuyết của mình vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Bộ Thiên Long bát bộ được đặt và khung cảnh lịch sử triều Tống (1127-1279) với sự tương tranh, tương giao của 6 thế lực phong kiến: Tống, Đại Lý, Khiết Đan (Liêu), Tây Hạ, Thổ Phồn và Yên (Tiên Ti, đã suy tàn). Bộ Lộc Đỉnh ký được đặt vào khung cảnh lịch sử triều Khang Hy (1662-1722) nhà Thanh, khi mà các thế lực chống Thanh như Đường Vương, Quế Vương, Lỗ Vương và Thiên Địa hội hoạt động mạnh... Chính vì thế, trong tiều thuyết của ông, có những nhân vật lịch sử như Triệu Hú (Tống Triết Tông), Gia Luật Hồng Cơ (hoàng đế Đại Liêu), Đoàn Chính Minh (hoàng đế Đại Lý), Khang Hy (hoàng đế Thanh), Trần Vĩnh Hoa (Trần Cận Nam, tổng đường chủ Thiên Địa hội)... Bên cạnh đó là nhưng nhân vật thuần túy hư cấu, thường là nhân vật chính của tiều thuyết... Trong Thiên Long bát bộ, đó là Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu...Trong Lộc Đỉnh ký, đó là Vi Tiểu Bảo. Những nhân vật tiểu thuyết của ông kết hợp với nhân vật lịch sử tạo thành một phong cách tiều thuyết hư hư, thực thực. Phong cách này khá đậm nét khi ông xây dựng cặp nhân vật Khang Hy-Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký. Từ 1 thằng bé lưu manh trong động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu, Vi Tiểu Bảo đã bị hoàn cảnh đẩy đưa lên Bắc Kinh giả làm thái giám rồi thân cận với vua Khang Hy, gia nhập Thiên Địa hội làm một thứ gián điệp hai mang, trờ thành công tước triều Thanh, nhận nhiệm vụ ký hoà ước lịch sử Hắc Long giang 1684 với Phí Diêu Đa La (Féodore) của Nga Ta Lư! Tác giả có ghi chú rõ về chuyện hư cấu của mình nhưng điều ấy vẫn không làm giảm đi sự thú vị trong lòng người đọc.



Một cách khái quát, nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung thường được chi làm 2 tuyến: chính phái (hay bạch đạo) và tà phái (hay hắc đạo). Tuy nhiên, trong tác phẩm Kim Dung không hề rơi vào chủ nghĩa công thức: những kẻ mà ông xếp vào hàng tà thường là những chính nhân quân tử, những kẻ mà ông giới thiệu như là chính nhân quân tử là là kẻ chẳng ra gì. Bất kỳ người Trung Quốc nào cũng gọi Minh giáo (tức Bái hỏa giáo) từ Ba Tư truyền sang là tà đạo. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung đã chứng minh ngược lại: Minh giáo là một chính giáo, nồng nàn tình cảm yêu nước, xả thân để cứu trăm họ ra khỏi ách thống trị của Mông Cổ. Những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Vi Nhất Tiếu, Phạm Dao, Hân Thiên Chính... là những con người quang minh lỗi lạc, hành sự trong sáng, sống rất người. Và chính nghĩa thuộc về họ, chứ không phải thuộc về nhân vật Chu Nguyên Chương, vốn đầy thủ đoạn chính trị, đã cướp công Minh giáo để lên ngôi mở ra nhà Minh. Còn có ai đẹp hơn Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ? Thế nhưng từ cuốn 9 trở đi, Nhạc Bất Quần dần dần hiện nguyên hình là một kẻ độc ác; dùng con gái làm bậc thang để leo lên, giết cả rể, lừa vợ, giết học trò, quyết chiếm được ngôi MInh chủ Ngũ Nhạc phái, tự thiến để trở thành kẻ lại cái. Nguỵ quân tử vẫn nguy hiểm hơn chân tiểu nhân!



Những nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung thường là những con người bao dung, đôn hậu, không hủ nho, câu nệ, không làm bộ làm tịch. Đó là Kiều Phong tự tử ngoài Nhạn Môn quan để mưu cầu hòa bình cho trăm họ Tống-Liêu. Đó là tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Phi hồ ngoại truyện) tìm ra kẻ thủ giết cha mà vẫn không xuống tay hạ sát. Đó là Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) liều chết để giữ thành Tương Dương, là Thạch Phá Thiên chỉ biết sống thuần phác khôn hề hại ai... Họ chính là mẫu ìngười hùng” lý tưởng theo nhận thức đạo đức Trung Hoa.



Chúng ta không nắm rõ lắm về thân thế Kim Dung. Nhưng truyện của ông thường danh tình cảm cho những con người xuất thân rất tầm thường, những đứa bé mồ côi không cha mẹ hoặc không biết ai là cha mẹ. Lệnh Hồ Xung, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiên, Trương Vô Kỵ, Dương Qua...là những chàng trai, những cậu bé như vậy. Đời đã dạy họ cách sống và vốn sống. Và họ đã thành người, những con người rất trung thực, đạo đức.



Kim Dung đặt tên cho những nhân vật mình rất hay. Có những nhân vật mà cái tên biểu hiện đầy đủ tính cách của mình: Nhậm Ngã Hành (chỉ làm theo ý mình), Nhạc Bất Quần (không chơi với ai) nhưng lại có rất nhiều bạn bè. Thông thường, trước mỗi tên nhân vật, tác giả đặt cho một ngoại hiệu. Điều thú vị là loại nhân vật càng xoàng xĩnh thì ngoại hiệu càng ìkêu”: Đoạn ngạc tam quyền, Đoạt mệnh tam quền, Nhất kiếm chấn Thiên Nam...Nhân vật có ngoại hiệu dài nhất là Giang dương đại đạo vạn lý độc hành thái hoa dâm tặc khoái đao Điền Bá Quang (tướng cưới đường sông biển, tên dâm tặc chuyên hãm hiếp phụ nữ, ngàn dặm đi một mình, đánh đao rất nhanh) và Đả biến thiên hạ vô địch thủ kim diện Phật Miêu Nhân Phượng (đánh khắp thiên hạ không ai địch nổi, Phật mặt vàng). Có ngoại hiệu làm cho người đọc nhận lầm là 3 nhân vậtt khác nhau như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký). Thực sự, ìtam thánh” là lời người đời xưng tụng Hà Túc Đạo cầm thánh, kỳ thánh, kiếm thánh chứ không phải là ì3 ông thánh”. Có những nhân vật thoạt đọc ngoại hiệu cứ tưởng là một người hoá ra 2 như Hoàng Hà Lão Tổ (Lão Đầu Tử và Tổ Thiên Thu sống trên sông Hoàng Hà - Tiếu ngạo giang hồ). Những nhân vật chính, siêu việt thuờng không có ngoại hiệu hoặc ngoại hiệu rất ngắn : Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, Bắc cái Hồng Thất... Ngay cách đặt tên nhân vật cũng đã nói lên tài năng của Kim Dung. Đây cũng là chỗ giúp người đọc phân biệt truyệt thật của Kim Dung và những nguỵ tác.



Truyện của Kim Dung thường có những nhân vật quái dị, mỗi nhân vật mang một phong cách riêng, không giống ai. Đó là Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh (Tiếu ngạo giang hồ), chưởng môn phái Hành Sơn, vẫn ăn mặc rách rưới, giấu thanh kiếmỏng như lá lúa trong cây đàn; là Đoàn Dự, Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) suốt đời si tình, chạy theo nhan sắc; là Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh ký) lưu manh nhưng chẳng bao giờ cần che giấu tính lưu manh... Loại nhân vật này tiều biểu cho quan điểm ìhoà nhi bất đồng” (có hòa mình vẫn không giống được) của Nho giáo. Những nhân vật của ông sống với cả tính cách, đặc điểm của mình. Họ có thể sống rất tố, cũng có thể rất xấu những mỗi con người như vậy - dù chỉ xuất hiện trong một đọan ngắn ngủi - vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Điều ấy đã bao nhiều nhà văn làm được.



Kim Dung sử dụng phong cách xây dựng nhân vật như một cách đánh lừa độc giả và gây cho độc giả sự thú vị khi được ìbị lừa” như vậy. Mở đầu Tiếu ngạo giang hồ là hình ảnh tốt đẹp của Lâm Bình Chi. Sau đó, Lâm Bình Chi bị lâm nạn nhà tan, người chết, phải lưu lạc tha hương. Ai cũng nghĩ Lâm Bình Chi là nhân vật trung tâm, con người chính nân quân tử. Nhưng không! Đọc hết bộ sách chúng ta mới thấy cái rởm đời của Lâm Bình Chi, cái chân thật của Lệnh Hồ Xung. Hạnh phúc thuộc về những con người chân thật. Đọc Hiệp khách hành, ta cứ ngỡ Thạch Phá Thiên là một tên tiểu ma đầu tàn bạo, dâm ác, lừa lọc. Nhưng không, cậu chỉ có một cái tội: giống hệt người anh ruột tàn ác, dâm đãng Thạch Trung Ngọc. Chỉ có đôi mắt trẻ thơ của A Tú mới nhìn ra được chỗ khác biệt tốt đẹp đó, điều mà tất cả mọi người lớn không nhìn ra. Và cuối cùng, Thách Phá Thiên đã tìm ra được pho võ công thượng thặng ẩn trong bài thơ Hiệp khách hành của Thi tiên Lý Bạch, không phải do nghiên cứu được ý nghĩa của bài hành, mà nhờ chỉ nhìn nét viết (vì cậu không biết chữ). Kim Dung muốn chứng mình một điều: cái chân thật, cái dốt nát vẫn thắng được cái cơ tâm, cái hiểu biết rộng rãi nhất. Ai không thú vị với những định đề như vậy?



Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta bỏ quên những nhân vật nữ trong tác phẩm Kim Dung. Tuy mang danh là truyện võ hiệp nhưhng tác phẩm Kim Dung thực chất là những tiều thuyết về tình yêu đôi lứa. Các nhân vật nữ của ông xuất thân trong xã hội phong kiến nhưng sống và yêu rất lãng mạn - tất nhiên trong sự cho phép của lễ giáo Trung Hoa. Đó là nhưng con người biết yêu say đắm và biết xả thân vì người yêu: Nhậm Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Triệu Mẫn – Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Viên Tử Y - Hồ Phỉ (Lãnh nguyệt bảo đao), A Tú - Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), A Châu - Kiều Phong (Thiên Long bát bộ). Tuy nhiên trong mọi tình huống, họ vẫn giữ được tiết sạch giá trong của người phụ nữ phương Đông.



Nói như vậy, không có nghĩa là Kim Dung vẫn giữ nhân vật nữ của mình bo bo trong vòng tư duy cổ điển của lễ giáo Trung Hoa. Không, ông đã tạo ra những tình huống có vấn đề: Kỷ Hiểu Phù đã hứa hôn với Hân Lợi Hanh nhưng lại thất thân với Dương Tiêu, sinh ra đứa con gái và đặt tên là Bất Hối (không hối hận) (Ỷ thiên Đồ long ký). Tiểu Long Nữ là sư phụ, đã bị kẻ khác cưỡng dâm nnhưng vẫn yêu say đắm đồ đệ của mình là Dương Qua (Thiền điêu hiệp lữ). Những nhân vật nữ của ông biết đánh kiếm, đánh chưởng, ám khí, ghen tuông, giận hờn, đau xót vì chia ly. Họ có một vẻ đẹp riêng từ ngoại hình đến tâm hồn, rất lý tưởng, nhưng cũng rất thật.



Cũng có thể nói Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo... hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.



#131391 Môn học nào khó nhất(trắc nghiệm)

Posted by Đặng Anh Tuấn on 19-11-2006 - 11:21 in Góc giao lưu

Trời đất ơi môn Lý mà các bác không bình chọn à
dễ nhất thì chỉ có thể là môn hóa
Thầy T(trung tâm luyện thi HITC-đối diện trường SP) còn ôn cho học sinh luyện thi 108 dạng Vật Lý;mỗi dạng lại chia làm nhiều phần
Khổ nhất là quang hình;lúc học thi có vẻ cho bài nào cũng làm được nhưng đến khi thi thì lại chẳng làm được bài nào
Vật Lý như 1 cuốn lịch sử khổng lồ;chỉ có cách là học thuộc tất cả 108 dạng đó



#131060 Môn học nào khó nhất(trắc nghiệm)

Posted by Đặng Anh Tuấn on 18-11-2006 - 09:06 in Góc giao lưu

Khỏi phải nói ;môn học khó nhất chính là môn lý



#98832 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 28-07-2006 - 21:06 in Quán phim

Hình đã gửi



#98828 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 28-07-2006 - 20:59 in Quán phim

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi



#98825 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 28-07-2006 - 20:51 in Quán phim

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửiHình đã gửi
Hình đã gửi



#98835 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 28-07-2006 - 21:09 in Quán phim

Hình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửihttp://img175.imageshack.us/img175/4599/chenhao5211yv.jpghttp://img148.imageshack.us/img148/8536/chenhao5529lr.jpghttp://img148.imageshack.us/img148/6033/chenhao9757ju.jpg



#98878 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 29-07-2006 - 09:03 in Quán phim

Đó là Lưu diệc Phi (vai Vương Ngữ Yên ) .khi đóng phim cô chỉ 16;17 tuổi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi



#99116 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 30-07-2006 - 07:39 in Quán phim

Trần Hảo Và Những Điều Nên Biết
Nhân vật A Tử trong nguyên tác Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung là một cô gái xinh đẹp nhưng có tính khí thất thường, độc ác, nham hiểm, bất chấp thủ đoạn. Nhiều ngôi sao đã đảm nhận vai A Tử. Mỗi người đều có cách diễn rieng biệt như nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý của đài truyền hình TVB. Phim Thiên Long Bát Bộ (hiện đang phát sóng trên HTV9) nhân vật A Tử do nữ diễn viên Trần Hảo đảm nhận. Cô là một ngôi sao chưa có bề dày thành tích diễn xuất nhưng lại có lợi thế về thanh sắc.

Trần Hảo thính sự thử thách
Sự nghiệp Trần Hảo khởi sắc từ năm 1999, qua vai nữ chính trong phim điện ảnh Ngọn Núi Nào, Con Người Nào, Con Chó Nào, được đề cử tranh giải nữ diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Kim Kê nhưng cô đã không thể vượt mặt đàn chị của mình là Củng Lợi (đoạt giải nữ chính trong phim Người Mẹ Tuyệt Vời). Năm 2000, Trần Hảo sang Hồng Kông tham gia dẫn chương trình tiết mục "Cửu Châu Nhậm Tiêu Diêu" và nhận lời đóng vai Khổ Khương trong phim Lã Bất Vi Anh Hùng Thời Loạn (bên cạnh Ninh Tịnh, Trương Thiết Lâm). Song vai diễn tạo ấn tượng đối với người xem của Trần Hảo là vai Nhạc Tư Doanh trong phim Lý Vệ Làm Quan (phát sóng trên HTV7 - năm 2003). Khi được phỏng vấn, Trần Hảo luôn có câu nói mào đầu "tôi là người thích sự thử thách" và khi hỏi tại sao, cô trả lời: "Sự thử thách sẽ làm con người có ý chí vươn lên, vượt thoát khỏi những gì nhàm chán. Tôi luôn nhìn về phía trước, vì tôi biết ở mỗi chặng đường sắp đi tới là một thử thách mới đang chờ, điều ấy luôn kích thích ý chí của tôi."

A Tử là một thử thách lớn nhưng không khó khăn
Nhận lời tham gia phim Thiên Long Bát Bộ, Trần Hảo chưa bao giờ nghĩ đạo diễn Chu Hiểu Văn chọn cô vào vai A Tử - một nhân vật không được khán giả yêu thích. Nhưng khi được giao vai thì cô rất phấn khích, cô nói: "Nhân vật A Tử là một thử thách lớn trong sự nghiệp diễn xuất hiện nay của tôi. Tôi sẽ phải diễn xuất nội tâm một cô gái có nhiều điều bí mật về thân thế, tính khí thất thường, yêu cuồng si. Ban đầu khi đọc kịch bản tôi thấy khó nắm bắt được tâm lý nhân vật nhưng lúc vào vai thì lại có cảm giác đó là cuộc sống của mình và cứ như thế tôi sống với cuộc đời bi thương của A Tử ..."

Kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình quay phim TLBBCảnh thứ nhất: Bị Đoàn Chính Thuần (Thang Chấn Tông) đánh ngã xuống hồ trong thời tiết 10oC. Hôm ấy các nhân viên đạo cụ đã chuẩn bị một áo phao giữ ấm cho Trần Hảo nhưng nếu có phao giữ ấm thì làm sao chìm xuống hồ theo đúng kịch bản yêu cầu. Sau nhiều giờ suy nghĩ, cuối cùng mọi người cũng nghĩ ra được cách cắm cây tre xuống đáy hồ và khi A Tử bị đánh ngã xuống sẽ phải ôm lấy cây tre từ từ chìm xuống nước... cảnh đã quay xong nhưng đoàn làm phim cứ thấy Trần Hảo lẩm bẩm, nhiếc móc: "Trời lạnh mà cứ phải ôm cây tre trồi lên lặn xuống, trong khi nhiều người được sưởi ấm bên lò than, ghét quá đi mất!". Thì ra nàng A Tử vì lạnh nên giận lây Đoàn Dự (Lâm Chí Dĩnh) đang ngồi rung đùi, vừa sưởi ấm, vừa uống trà nóng ngon lành.

Cảnh thứ hai: Nhảy xuống vực cùng nhân vật Tiêu Phong (Hồ Quân). Tuy nhìn cảnh trên phim thì ngọn núi ấy rất cao và vực thẳm thì sâu không thấy đáy nhưng quay phim thì đạo diễn đã chọn cách quay ăn gian: Ngọn đồi mà A Tử và Tiêu Phong nhảy xuống chỉ cao có 2 mét, phía dưới còn để sẵn nệm hơi để hai người té xuống không bị đau. Một nơi quá lý tưởng để quay cảnh nguy hiểm nhưng không hiểu sao cảnh ấy phải quay đi quay lại hơn 10 lần mới đạt. Sau khi quay xong, Trần Hảo mới bật mí cho mọi người biết: Lần thứ nhất lúc té xuống cô bị thân hình hộ pháp của Hồ Quân che mất, lần thứ hai thì bị Hồ Quân ôm quá chặt thở không được, lần thứ ba thì rơi tự do nên tướng tá hai người quá xấu bị chê là làm hỏng khung hình và còn nhiều việc kỳ cục nữa nhưng không thể nào kể được...

Thần tượng của Trần Hảo là ai?Trần Hảo có bí danh trong làng giải trí Trung Quốc là bản sao của Trương Mạn Ngọc. Có nhiều nữ diễn viên khi bị so sánh với một ngôi sao nào đó, họ rất ghét như trừơng hợp của Chương Tử Di. Ngay khi cô nổi tiếng nhiều người đã nói vui Chương Tử Di là bản sao của Củng Lợi", Chương Tử Di đã phản đối kịch liệt và còn dọa sẽ kiện tờ báo nào đăng tin ấy... Trần Hảo thì lại khác hoàn toàn, nghe người ta nhận định mình là bản sao của Trương Mạn Ngọc, cô không bực mình còn vui vẻ tuyên bố: "Trương Mạn Ngọc là thần tượng, là siêu sao trong lòng tôi, tôi ao ước mình giống được cô ấy một phần nhỏ thì cũng đủ để hạnh phúc cả đời?". Câu nói của cô đã từng làm cho nhiều ngôi sao trẻ của Trung Quốc phẫn nộ, họ nói Trần Hảo không có tự ái cá nhân, không sỉ diện nghề nghiệp song Trần Hảo vẫn cứ tỉnh bơ vì châm ngôn sống của cô là học hỏi người đi trước và tôn vinh những gì mà cô cho là xứng đáng.



#99123 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 30-07-2006 - 08:12 in Quán phim

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi



#99058 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 29-07-2006 - 20:41 in Quán phim

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Vạn Người mê



#99057 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 29-07-2006 - 20:38 in Quán phim

Thế này thì chắc chỉ có Tiêu Phong là không yêu A Tử



#98884 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 29-07-2006 - 09:29 in Quán phim

Hình đã gửiHình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi



#98823 trần hảo

Posted by Đặng Anh Tuấn on 28-07-2006 - 20:48 in Quán phim

Hình đã gửi
Hình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửi
Hình đã gửiHình đã gửi
Từng nhận giải Kim Ưng với vai diễn A Tử trong Thiên Long Bát Bộ(thần tượng của mình đó)