Đến nội dung

halloffame nội dung

Có 345 mục bởi halloffame (Tìm giới hạn từ 24-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#655572 Xác định điểm M biết $\vec{MA} + \vec{MB}...

Đã gửi bởi halloffame on 25-09-2016 - 23:08 trong Hình học phẳng

Cách xác định:

_Lấy trung điểm $AB$ là $N.$

_Lấy điểm $P$ sao cho $\overrightarrow{PN} = \overrightarrow{u}.$

_Khi đó $M$ chính là trung điểm $NP,$ vì khi đó $\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} =2. \overrightarrow{MN} = \overrightarrow{PN}= \overrightarrow{u}.$




#655573 Xác định điểm K biết $3\vec{AB}+2\vec{AC}-...

Đã gửi bởi halloffame on 25-09-2016 - 23:11 trong Hình học phẳng

cho tam giác ABC, M là trung điểm AB, N thuộc AC: NC = 2NA

a, xác định điểm K : $3\vec{AB}+2\vec{AC}-12\vec{AK}=0$

B, Xác định điểm D :$3\vec{AB}+4\vec{AC}-12\vec{KD}=\vec{0}$

Hình như đề cho hai điểm $M,N$ bị thừa thì phải  :wacko:




#664432 xin tài liệu về tứ giác toàn phần

Đã gửi bởi halloffame on 12-12-2016 - 00:06 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Bạn xem tại đây.




#665268 Xin tài liệu thầy VÕ QUỐC BÁ CẨN

Đã gửi bởi halloffame on 20-12-2016 - 20:49 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Bạn xem lại nhé, hình như đường dẫn bạn đăng tải có vấn đề.




#655795 what?

Đã gửi bởi halloffame on 27-09-2016 - 21:51 trong Thử các chức năng của diễn đàn

Trên điệm thoại, nếu muốn gõ Latex thì bạn vào trang này gõ rồi cop công thức qua nhé.




#721251 VN TST 2019

Đã gửi bởi halloffame on 03-04-2019 - 14:59 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Mình đăng trước ảnh đề thi, Latex sẽ gõ sau.

Hình gửi kèm

  • FB_IMG_1553865575839.jpg
  • _20190330_175831.JPG



#668255 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 14-01-2017 - 00:32 trong Hình học

Lời giải bài toán 117.

Gọi $AF,BC,DE$ lần lượt cắt $BC,DE,AF$ tại $X,Z,Y.$ Xét $\widehat{BAF},\widehat{CBA}$ là hai góc ngoài của $\Delta XAB$ ta có:

$\widehat{X}+180^0=\widehat{BAF}+\widehat{CBA}.$ Tương tự $\widehat{Z}+180^0=\widehat{BCD}+\widehat{CDE} \Rightarrow \widehat{X}=\widehat{Z}.$

Tương tự $\widehat{X}=\widehat{Y} \Rightarrow \Delta XYZ$ đều. Gọi $O$ là điểm sao cho $AO,FO$ lần lượt song song $BC,DE.$

Khi đó $\widehat{AFO}=\widehat{Y}=60^0=\widehat{X}=\widehat{FAO} \Rightarrow \Delta AOF$ đều $\Rightarrow AO=AF=BC.$

Vậy $AO=BC,AO \parallel BC \Rightarrow AOCB$ là hình bình hành $\Rightarrow \widehat{CBA}=\widehat{COA}$ và $CO=AB=CD.$

Tương tự, $\widehat{FED}=\widehat{DOF}$ và $OD=DC \Rightarrow \Delta OCD$ đều $\Rightarrow \widehat{COD}=\widehat{AOF}=60^0.$

Do đó, $\widehat{CBA}+\widehat{DEF}=\widehat{COA}+\widehat{FOD}=240^0.$

Tương tự, $240^0=\widehat{BCD}+\widehat{AFE}=\widehat{FEY}+\widehat{Y}+\widehat{CDZ}+\widehat{Z} \Rightarrow \widehat{FEY}+\widehat{CDZ}=120^0.$

$\Rightarrow \widehat{CDE}+\widehat{DEF}=240^0=\widehat{CBA}+\widehat{DEF}\Rightarrow \widehat{CBA}=\widehat{CDE}.$

Làm tương tự với các góc còn lại, ta suy ra đpcm.

Spoiler




#643518 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 03-07-2016 - 22:15 trong Hình học

Mình đề xuất 1 bài:
 

$\boxed{\text{Bài toán 60.}}$ (Mathematical Reflections) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O),$ đường tròn $A-inmixtilinear$ là $(I_a)$ tiếp xúc trong $(O)$ tại $A_1.$ $A_2$ đối xứng $A_1$ qua $I_a.$ Tương tự có $B_2,C_2.$ Chứng minh $AA_2,BB_2,CC_2$ đồng quy.

@quanghung86: Chúng ta hạn chế đề xuất 2 bài nhưng hai bài này đều hay vậy hãy để cả 2 bài mọi người cùng thảo luận.




#673093 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 01-03-2017 - 13:24 trong Hình học

Bài toán 182. Cho tam giác $ABC$ nhọn, nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I).P$ là điểm bất kì trên cung nhỏ $BC.$

$M,N$ là hai điểm nằm trên cạnh $BC$ sao cho tam giác $MNP$ nhận $(I)$ làm đường tròn bàng tiếp góc $P$ và $(MNP)$ cắt lại $(O)$ ở $X.$

Chứng minh $AX$ đi qua tâm vị tự của $(O),(I).$




#643606 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 04-07-2016 - 11:32 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 61}}$

Untitled.png

Trước hết, ta chứng minh $QN$ đi qua trung điểm $A_1$ của $BC.$ Gọi $QC$ cắt $AB$ tại $Z.$

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác $BCZ$ với các điểm $Q,A_1,N$ và tam giác $CAZ$ với các điểm $F,E,Q$ ta được: 

$Q,A_1,N$ thẳng hàng $\Leftrightarrow$ $\frac{CQ}{QZ}=\frac{NB}{NZ}$ 

$\Leftrightarrow \frac{NB}{NZ}.\frac{FZ}{FA}.\frac{AE}{EC}=1. \Leftrightarrow \frac{AB}{FA} . \frac{FZ}{NZ} =1 \Leftrightarrow \frac{FB}{FA} = \frac{NF}{FZ} (1).$

Áp dụng hệ thức lượng trong các tam giác vuông $ACN,ZCB$ ta thấy (1) đúng. Vậy tương tự ta suy ra $QN,PM,BC$ đồng quy ở $A_1.$

Theo định lý về đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần thì $OA_1$ đi qua trung điểm $A_2$ của $MN.$

Đường thẳng qua $A$ song song $BC$ cắt lại $(O)$ ở $J_1$ , theo tính chất của tứ giác điều hòa thì ta thấy yêu cầu của đề bài tương đương với việc chứng minh $(AJ_1,AD,AY,AX) =-1.$ (2)

Vẽ tia $A_{1}x$ song song với $MN.$

Chú ý $A_{1}x,A_{1}A_2,MA_1,NA_1$ lần lượt vuông góc $AD,AJ_1,AY,AX$ và $A_2$ trung điểm $MN,$ đồng thời $A_{1}x \parallel MN,$ ta thấy (2) đúng. Ta có điều phải chứng minh.




#643726 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 05-07-2016 - 11:53 trong Hình học

$\boxed{\text{Bài toán 62}}$

Cho tam giác $ABC$ có đường cao $AH$ và đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc $AC$ ở $E.(A;AE)$ cắt $AH$ ở $M.MI$ cắt $BC$ ở $T.$

Chứng minh đường tròn đường kính $AT$ tiếp xúc với $(I).$




#673041 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 28-02-2017 - 21:53 trong Hình học

Bài toán 180. Cho ngũ giác $ABCDE$ lồi, điểm $F$ trên cạnh $AE$ thỏa mãn $\Delta ABC \sim \Delta CDE \sim \Delta BFD.$ Chứng minh $\frac{AF}{FE}=\frac{BF^2}{FD^2}.$




#644183 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 08-07-2016 - 22:52 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 73}}$ 

Bổ đề 1: Cho tam giác $ABC,$ một đường tròn bất kì qua $B,C$ cắt $AB,AC$ tại $E,D.BD$ cắt $CE$ tại $G,A'$ đối xứng $A$ qua $BC.$ Khi đó $\widehat{GAB} = \widehat{GA'B}.$

Chứng minh

Bổ đề 2: Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp $(O)$ có $AD$ cắt $BC$ tại $E,AC$ cắt $BD$ tại $G.(G;GE)$ cắt $AD,BC$ tại $N,M.(GND),(GMK)$ cắt nhau tại $K$ khác $G.$ Khi đó $ECKD$ là hình bình hành.

Chứng minh

Cuối cùng, chú ý rằng bổ đề 2 chính là bài toàn ban đầu nghịch đảo tâm $E$ phương tích bất kì mà thành, ta hoàn tất chứng minh.




#681536 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 22-05-2017 - 20:34 trong Hình học

Lời giải bài toán 195. Xem tại đây.

Hiện tại mình không có bài mới, mọi người đề nghị bài mới giúp mình.




#652503 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 02-09-2016 - 23:11 trong Hình học

Được sự đổng ý của Bảo, mình đề xuất bài sau:

$\boxed{\text{Bài toán 94}}$

Cho hai điểm $B,C$ cố định và một điểm $O$ nằm trên trung trực $BC.$ Gọi $M$ là trung điểm $BC,$ đường thẳng đối xứng với trung trực $OM$ qua $O$ cắt $(O;OB)$ tại $A$ sao cho $A$ thuộc nửa mặt phẳng bờ $OM$ chứa $B.$ Chứng minh rằng khi $O$ di động thì điểm $A$ chạy trên đường cố định.




#642765 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 29-06-2016 - 12:56 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 49}}$ Vẽ đường tròn $(Q;QA).$ Dễ thấy $(K),(L),(Q)$ có chung trục đẳng phương là $PA.$

Ta cũng thấy $N$ là tâm của đường tròn qua $A,D$ tiếp xúc $BC,$ kí hiệu nó là $(N).$ Gọi $(O)$ là đường tròn $(ABC).$

$(M)$ cắt $(N)$ tai $X$ khác $A,$ khi đó $(Q),(M),(N)$ có trục đẳng phương chung là $AX.$ Gọi $Y$ là điểm sao cho $AYBC$ là hình thang cân có đáy $AY.$

Ta có $Q \in$ trung trực $BC \Leftrightarrow OQ \perp BC \Leftrightarrow AY$ là trục đẳng phương của $(O),(Q) \Leftrightarrow APXY$ là tứ giác nội tiếp.(1)

Xét phép nghịch đảo tâm $A$ phương tích bất kì, kết hợp với (1) ta đưa bài toán ban đầu về bổ đề sau đây:

Bổ đề: Cho tam giác $ABC$ với $P$ bất kì trong tam giác $.PA,PB,PC$ cắt $(ABC)$ tại $D,E,F.$ Tiếp tuyến tại $A,P$ của $(ABC)$ lần lượt cắt $BC,EF$ tại $Y,X.$ Chứng minh $Y,P,X$ thẳng hàng.

Bây giờ ta đi chứng minh bổ đề. Gọi $Z$ là giao điểm của $AE$ và $CD.$

Áp dụng định lý Pascal cho các bộ điểm

$\begin{pmatrix} A,B,D \\ C,A,E \end{pmatrix}$ và $\begin{pmatrix} E,D,C \\ D,F,A \end{pmatrix}$ 

ta lần lượt suy ra được $X,P,Z$ thẳng hàng và $Y,P,Z$ thẳng hàng. Do đó $X,P,Y$ thẳng hàng.

Vậy bổ đề được chứng minh và bài toán gốc cũng được chứng minh.




#642282 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 26-06-2016 - 16:51 trong Hình học

$\boxed{\text{Bài toán 47}}$ (Sưu tầm) Cho tam giác $ABC$ và điểm Lemoine $L.P$ bất kì nằm trên $(ABC).PL$ cắt $BC,CA,AB$ tại $X,Y,Z.$ Chứng minh:

$\frac{3}{\overline{PL}} = \frac{1}{\overline{PX}} + \frac{1}{\overline{PY}} + \frac{1}{\overline{PZ}}.$




#668348 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 15-01-2017 - 01:48 trong Hình học

Lời giải bài toán 123.

Yêu cầu bài toán tương đương với việc chứng minh $OM$ vuông góc với trục đẳng phương của $(SBD),(TAC).$

Xét phép nghịch đảo tâm $O$ phương tích $OA^2,$ ta đưa bài toán đã cho về bài toán mới sau đây:

Bài toán 123'.Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp $(O),AB$ cắt $CD$ tại $E,AD$ cắt $BC$ tại $F.I,J,M$ lần lượt là trung điểm $AC,BD,EF.$ Gọi

$(\omega)$ là đường tròn đi qua $O$ và đồng trục với $(IBD),(JAC).$ Khi đó tâm của $(\omega)$ nằm trên $OM.$

Chứng minh.

Gọi $BD,AC$ cắt $EF$ tại $V,U.$ Khi đó $(DBGV)=-1 \Rightarrow GJ.GV=GB.GD=GA.GC \Rightarrow V \in (JAC).$ Tương tự $U \in (IBD).$

Gọi $O_1,O_2$ tâm $(IBD),(JAC);M'$ trung điểm $OM;O_3,M_1,M_3$ hình chiếu lên $AC$ của $O_1,M',M;O_4,M_2,M_4$ hình chiếu lên $BD$ của $O_2,M',M.$

Gọi $T,S$ là cực của $BD,AC$ với $(O);$ khi đó ta phải có $\overline{T,S,F,E},\overline{T,O_1,J,O},\overline{S,O_2,I,O}.$

Theo định lí Thales: $\frac{O_3I}{O_3M_1}=\frac{\frac{1}{2}UI}{\frac{1}{2}UM_3}=\frac{UI}{UM_3}=\frac{US}{UM}.$ Tương tự $\frac{JO_4}{JM_2}=\frac{TV}{TM}.$

Ta có $\frac{US}{UM}=\frac{TV}{TM}\Leftrightarrow \frac{VM}{TM}=\frac{SM}{UM}\Leftrightarrow MU.MV=MT.MS.$ (1)

Mặt khác, do $(UVFE)=-1=D(TSAC)=(TSFE) \Rightarrow MT.MS=ME^2=MU.MV.$ Vậy (1) đúng $\Rightarrow \frac{O_3I}{O_3M_1}=\frac{JO_4}{JM_2}.$

Lại có $O_1O_3,O_2I,M_1M'$ cùng vuông góc $AC$ và $O_2O_4,O_1J,M_2M' $ cùng vuông góc $BD \Rightarrow \overline{O_1,O_2,M'}.$

Gọi $K_1,K_2$ là giao điểm của $(IBD),(JAC),(\omega);AC$ cắt $BD$ ở $G;OG$ cắt $EF$ ở $H.$

Ta có $GB.GD=GA.GC \Rightarrow G \in K_1K_2.$ Vậy $GH.GO=GA.GB=GK_1.GK_2 \Rightarrow H \in (\omega).$

Vậy tâm của $(\omega)$ là giao điểm của trung trực $OH$ và $O_1O_2.$

Mặt khác, $M' \in O_1O_2,$ lại có $M'$ trung điểm $OM$ và $OH \perp EF \Rightarrow M'$ thuộc trung trực $OH.$

Vậy tâm của $(\omega)$ chính là $M'$ và nó nằm trên $OM,$ đpcm.




#642277 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 26-06-2016 - 16:39 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 46}}$

Xét phép nghịch đảo tâm $A$ với phương tích bất kì, ta thấy bài toán gốc là tương đương với bổ đề sau:

Bổ đề: Cho tam giác $ABC$ và điểm $O$ bất kì, trung trực $AO$ cắt $(ABC)$ tại $D,E;BD,CE$ cắt $AC,AB$ ở $X,Y.$

Gọi $O'$ là điểm đối xứng của $A$ qua $XY,$ thế thì $(OAO')$ và $(ABC)$ trực giao.

Bây giờ ta đi chứng minh bổ đề. Gọi giao điểm của tiếp tuyến tại $A$ của $(ABC)$ và $DE$ là $Z.$

 

Áp dụng định lý Pascal cho bộ 6 điểm \begin{pmatrix} E,B,A \\ A,C,D \end{pmatrix} $\Rightarrow X,Y,Z$ thẳng hàng.

Do đó $Z$ thuộc $XY,DE$ lần lượt là trung trực $AO,AO'$ hay $Z$ là tâm $(OAO').$

Do $ZA$ tiếp xúc $(ABC),$ ta suy ra $(OAO')$ và $(ABC)$ trực giao.

Vậy bổ đề được chứng minh và bài toán gốc cũng được chứng minh.




#673092 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 01-03-2017 - 13:21 trong Hình học

Lời giải bài toán 181.

Bổ đề. Cho tam giác $ABC.$ Ta luôn có $\cos A+ \cos B+ \cos C=1+ \frac{r}{R}.$

Chứng minh. Xem tại đây.

Quay lại bài toán.

Ta có $x=OB \cos A=R \cos A \Rightarrow x+y+z=R( \cos A+ \cos B+ \cos C)=R(1+ \frac{r}{R})=R+r,$ theo bổ đề. Ta có đpcm.




#642376 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 27-06-2016 - 00:52 trong Hình học

$\boxed{\text{Bài toán 48}}$ (theo đề nghị của bạn Ngockhanh99k48) (sưu tầm) Cho tứ giác $ABCD$ lưỡng tâm nội tiếp $(O).$ Một đường tròn tiếp xúc với $DA,AB$ và tiếp xúc trong $(O)$ tại $X.$ Tương tự có $Y,Z,T.$ Chứng minh $AX,BY,CZ,DT$ đồng quy.




#673133 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 01-03-2017 - 18:51 trong Hình học

Lời giải bài toán 183.

Bạn xem tại đây.




#643187 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 01-07-2016 - 21:44 trong Hình học

Mình đề xuất 1 bài:

$\boxed{\text{Bài toán 57}}$ (geometry.ru) Cho hình thang $ABCD$ vuông tại $A,D.M,N$ trung điểm $AC,BD.(ABN),(CDM)$ lần lượt cắt $BC$ tại $Q,R.Z$ là trung điểm $MN.$ Chứng minh $ZQ=ZR.$




#681617 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 23-05-2017 - 11:33 trong Hình học

Bài toán 177 :  Cho tứ giác nội tiếp $ABCD$, $AB$ cắt $CD$ tại $P$, $AD$ cắt $BC$ tại $Q$. Chứng minh rằng khoảng cách giữa trực tâm hai tam giác $APD$ và $AQB$ bằng khoảng cách giữa trực tâm hai tam giác $CQD$ và $BPC$

Một lời giải khác của bạn dangkhuong cho bài toán 177:

Gọi $X,Y,Z,T$ lần lượt là trực tâm của các tam giác $APD,QDC,QAB,PBC.$

Vì $X,Y,Z,T$ thẳng hàng nên đpcm $\Leftrightarrow ZT=XY.$

Gọi $PX$ cắt $QY$ ở $F,K$ là hình chiếu của $Q$ lên $DC,O$ và $O'$ là tâm $(QDC)$ và $ABCD).$

$QK,QO$ đẳng giác $\Rightarrow QO \perp AB.$ Gọi $QO$ cắt $AB$ ở $J.$

$\Delta QAB \sim \Delta QCD \Rightarrow \Delta QZB \sim \Delta QYD \Rightarrow \frac{QZ}{QY}=\frac{QB}{QD}=\frac{QJ}{QK} \Rightarrow KJ \parallel YZ.$

$\widehat{XPD}=\widehat{DAX}=\widehat{SQA}=\widehat{ZQB} \Rightarrow \Delta FPK \sim \Delta BQJ \Rightarrow \frac{KF}{JB}=\frac{PK}{QJ}.$

Tứ giác $QJKP$ nội tiếp $\Rightarrow \Delta QJS \sim \Delta PKS \Rightarrow \frac{SJ}{SK}=\frac{QJ}{PK}=\frac{KF}{JB} \Rightarrow JK \parallel FB \Rightarrow FB \parallel YT.$

$\Rightarrow YTBF$ là hình bình hành $\Rightarrow YF=TB.$

Lại có $\Delta YXF \sim \Delta TZB \Rightarrow ZT=XY.$

Ta có đpcm.




#642770 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi halloffame on 29-06-2016 - 13:43 trong Hình học

$\boxed{\text{Bài toán 50}}$ Cho một điểm $A$ bất kì và một đường thẳng $d$ không đi qua $A.$ Lấy trên $d$ các điểm $B,C,E$ sao cho đường thẳng Euler của tam giác $ABC$ song song với $AE.$ Chứng minh đường thẳng Euler của tam giác $ACE$ song song với $AB.$