Đến nội dung

Kakalotta nội dung

Có 800 mục bởi Kakalotta (Tìm giới hạn từ 25-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#176996 Nhầm lẫn nghiêm trọng quá!

Đã gửi bởi Kakalotta on 16-01-2008 - 23:23 trong Quán trọ

thế này là nguyệt thực chứ còn gì nữa.



#176995 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 16-01-2008 - 23:21 trong Góc giao lưu

ẻgs



#176994 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 16-01-2008 - 23:12 trong Góc giao lưu

Đọc trên Wiki chết vì buồn cười. Một con mèo mua bằng MBA với giá 100$.

In 2004, a housecat named Colby Nolan was awarded an "Executive MBA" by Texas-based Trinity Southern University. The cat belonged to a deputy attorney general looking into allegations of fraud by the school. The cat's application was originally for a Bachelor of Business Administration, but due to the cat's "qualifications" (including work experience in fast-food and as a paperboy) the school offered to upgrade the degree to an Executive MBA for an additional $100. As a result of this incident, the Pennsylvania attorney general has filed suit against the school.

http://en.wikipedia....iki/Degree_mill



#176945 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 16-01-2008 - 11:23 trong Góc giao lưu

Một cái tát từ bộ giáo dục nhằm vào Nguyễn Cảnh Toàn, chỉ thiếu nước nói thẳng tên ra mà thôi.

http://vietnamnet.vn...2008/01/764156/



"Nghệ thuật" kinh doanh học vị
10:53' 15/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet) - Có thể nói không ngoa rằng trên thế giới, hầu như ở đâu cũng có việc ìmua và bán bằng” dưới hình thức này hay hình thức khác, chỉ có khác nhau giữa các nước là nhiều hay ít, cá biệt hay tương đối phổ biến (đáng tiếc và đáng lo là ở ta không phải ít và cá biệt), nhưng việc mua bán đó đều phải làm giấu giếm vì bị pháp luật cấm và trừng trị nặng hay nhẹ. Còn ở Mỹ, việc mua bán đó được làm gần như công khai, trở thành một loại kinh doanh.

Tại một lễ trao bằng liên kết với nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Lê Anh Dũng
Tại một lễ trao bằng liên kết với nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Lê Anh Dũng
Hiến pháp của Mỹ, do đặc điểm hình thành Liên bang Hoa Kỳ, không cho chính quyền trung ương quản lý công tác giáo dục mà giao quyền này cho các bang. Mỗi bang lại có quyền tổ chức và quản lý công tác giáo dục theo cách riêng. Nói chung, các bang đều để cho trường ĐH và CĐ, tư cũng như công, gần như hoàn toàn tự trị, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Vì thế, luật lệ của nhà nước về giáo dục, đặc biệt là về ĐH, không những không có ở cấp trung ương liên bang (Tuy ở cấp này có cơ quan, lúc đầu là phòng, sau nâng lên thành cục, rồi gần đây là bộ giáo dục nhưng chỉ làm công việc nghiên cứu, khuyến cáo và tài trợ cho công tác giáo dục ở các bang. Việc tài trợ này thường được công bố dưới dạng luật do Quốc hội thông qua) mà ngay ở cấp bang, các luật này cũng ít và sơ sài, nhất là đối với giáo dục đại học, và cũng chủ yếu về mặt tài trợ kinh phí.

Thí dụ, không có luật nào buộc muốn mở trường phải xin phép chính quyền hoặc cấm không được tự ý cấp các học vị nếu chưa được chính quyền cho phép.

"Xưởng" cấp bằng

Theo nguyên tắc "luật không cấm hay không buộc phải làm thì mọi người được quyền tự do làm theo ý muốn" nên trăm hoa đua nở. Có một loại "cỏ độc" được tiếng lóng Hoa Kỳ gọi là ìlò" hay "nhà máy sản xuất học vị". Đây là những trường ìhữu danh vô thực” đăng quảng cáo cấp các học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho những ai muốn có các học vị đó với điều kiện đóng một số tiền gọi là học phí (mà không cần phải học hành hay thi cử gì cả với lý lẽ "đã có kinh nghiệm cuộc đời").

Các loại trường này là một hướng học tập lý tưởng để có học vị cho các cậu ấm cô chiêu nuông chiều và quậy phá của các ìđại gia” ở nước ta có tiền cho con đi ìdu học ở Mỹ”.

Bên cạnh các trường cấp học vị theo kiểu mua bán như vậy, còn có một loại mua bán công khai các danh hiệu vinh dự như kiểu ”nhân vật xuất sắc của thế kỷ”, ”một trong 100 - hay 200 nhà khoa học nổi danh nhất của năm nay hay của thế kỷ này", thậm chí của cả thế kỷ 21. Cơ sở kinh doanh việc mua bán này có tên và địa chỉ hẳn hoi.

Đó là Viện Nghiên cứu của Mỹ về tiểu sử ABI.

Giá bán mỗi danh hiệu vinh dự của ABI là từ khoảng 200 đến 800 đô la Mỹ, tùy tính chất vinh dự nhiều hay ít.

Ở Anh cũng có một tổ chức kinh doanh tương tự, tên là Trung tâm Tiểu sử quốc tế IBC. Giá bán mỗi danh hiệu của IBC là khoảng từ 500 đến 1.500 đôla.

Cách bán ìhàng” của 2 tổ chức này đại thể như sau: Qua một số thông tin nào đó, họ biết được địa chỉ của một nhân vật có ít nhiều tiếng tăm, bèn viết thư ca tụng thành tích và đề nghị nếu đồng ý nhận danh hiệu đó thì viết cho họ một bản tiểu sử, kèm theo một số tiền để chi phí cho việc in và gửi danh hiệu...

Và danh hiệu "nhân vật thế kỷ"

Luật pháp ở những nước này có cấm bán hàng rởm về một số loại như thực phẩm, thuốc men, còn về các loại hàng khác chỉ cấm không được nhái những hàng đã có đăng ký. Ví dụ, không được mua bán danh hiệu ìgiáo sư ĐH Harvard” vì danh hiệu là thuộc bản quyền của ĐH danh tiếng này.

Và như vậy, lại theo nguyên tắc cái gì luật không cấm thì được tự do kinh doanh theo thuận mua vừa bán: ABI và IBC tha hồ phát huy trí tưởng tượng để nghĩ ra các danh hiệu nghe có khi cười ra nước mắt (như kiểu nhân vật xuất sắc nhất của thế kỷ 21) để câu các khách hàng thiếu cảnh giác và háo danh.

Cũng nên nhắc thêm ở đây một tổ chức khác ở Mỹ cũng kinh doanh sự háo danh của khách hàng. Đó là tổ chức xuất bản các bộ tiểu sử nhân vật có danh tiếng trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (như về doanh nhân, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội...). Bộ tiểu sử đó mang tên bằng tiếng Anh là ìWho’s who in…”(tạm dịch là”Người ấy là ai ở lĩnh vực...”). Cách tiếp thị của họ đại thể cũng giống như ABI hay IBC.

Tôi được biết cách đây khoảng 10 năm, ở ta có một doanh nhân cỡ thường thường bậc trung, được họ tiếp xúc như vậy đã mua mấy chục cuốn ìNgười ấy là ai trong lĩnh vực doanh nghiệp” trong đó có in tên và tiểu sử của doanh nhân ấy để tặng bạn bè vì ông ta hãnh diện được nêu tên trong một cuốn sách của Hoa Kỳ phổ biến trên cả thế giới. Loại ấn phẩm này ở Hoa Kỳ được gọi là ìvanity publishing” (tạm dịch là ìấn phẩm háo danh”).

Các bạn đọc muốn kiểm tra tính chính xác của các thông tin nói trên và biết cụ thể hơn nữa, thí dụ danh sách đầy đủ các ìlò sản xuất học vị” ở Hoa Kỳ hay danh sách đầy đủ các danh hiệu vinh dự mà ABI hay IBC rao bán tới nay, có thể vào mạng internet, tra cứu các mục từ ìdegree mill”,”IBC”,”ABI” v.v... ở Google hay Vikipedia, rồi từ đó có các chỉ dẫn để tra cứu thêm nữa.

Báo chí nước ta (như trên tạp chí Tia Sáng hay Tiền Phong), mấy năm gần đây cũng có một vài trí thức trong nước hay Việt kiều viết bài cảnh báo về những loại học vị hay danh hiệu rởm đó. Ngay những tổ chức của Hoa Kỳ giới thiệu cho thế giới và cho nước ta việc du học tới Hoa Kỳ cũng thường lưu ý đề phòng những trường rởm.


*
Lê Văn Giạng (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục)



#175808 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 27-12-2007 - 23:43 trong Góc giao lưu

Ở ĐHKHTNHN, có ai có thông tin về vị Nguyễn Đình Đức gì thêm nữa không, update lên đây cho mọi người biết.



#175757 Nhóm Lie trong phương trình vi phân

Đã gửi bởi Kakalotta on 27-12-2007 - 01:34 trong Giải tích Toán học

Ngày xưa hồi năm hai (ba) đại học tôi cũng có học qua lý thuyết Galois vi phân, nhưng lâu ngày không dùng nên quên rồi. Nếu có ai discuss để nhớ lại chút cũng hay.



#175651 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 25-12-2007 - 13:23 trong Góc giao lưu

Theo mọi người nghĩ, diễn đàn của chúng ta có mạnh hơn được Báo Toán học và tuổi trẻ không nhỉ?



#175645 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 25-12-2007 - 11:32 trong Góc giao lưu

Nếu xem trang về NCT thì xem nốt mục thảo luận trong Wiki



#175585 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 24-12-2007 - 15:57 trong Góc giao lưu

Cho tôi hỏi, Báo toán học tuổi trẻ bây giờ tại sao lại không do hội toán học Việt nam quản lý? Có lý do gì đằng sau, vì bọn bNXB thì biết khỉ gì về toán đâu cơ chứ? Và đã lâu chưa?



#175567 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 24-12-2007 - 00:49 trong Góc giao lưu

Thế này anh ạ
1) Người ta có tiếng tăm mà lại là tổng biên tập đầu tiên nữa.
2) Nếu không lên ddth hay làm trong ngành thì khó mà biết chính xác thông tin được .Ngày trước rất khâm phục ông này vì sách viết rất hay về lí luận ( kiểu cuốn '' How to solve it '' của Polya ) nhưng đọc đến 5 cuốn thì hầu như chỉ chung 1 cách viết 1 vấn đề với số phức hay hình bình hành gì đó ,ko có gì mới nên chính ra cũng ko học đựoc gì cả .
3) Cái này thì ai cũng rõ rồi người ta kiêng nể nhau anh à.
Note : Thật đáng buồn Việt Nam mình đã nghèo lại có những con người như thế , thà họ là nông dần thì chả sao đằng này lại là những nhà khoa học có chức vụ , làm sao mà đưa Việt Nam đi lên như Bác Hồ mong ước được. Thực sự họ đã làm phần nào mất niềm tin về khoa học chân chính .
@ anh kakalotta : em viết thế này chắc anh biết em là ai rồi . Em cũng định không viết đâu nhưng mà nghĩ mà thấy bực nên không thể không viết . Cuối cùng cảm ơn anh đã giúp cho nhiều người hiểu ra vấn đề.

Chính xác là những cái dạng như NCT thì bao giờ cũng nói phét rất giỏi, viết sách lý luận rất hay, làm người ta tưởng ông ấy tài giỏi thật. Tuy nhiên mấy cái cuốn sách đó hoàn toàn là vô bổ, bởi vì lý luận toán học chỉ có giá trị nếu người viết ra là một người làm khoa học nghiêm túc. Cái dạng bất tài nhưng lươn lẹo giỏi như NCT mà viết sách cho học sinh sinh viên thì chỉ có làm xấu thêm tình trạng của nền khoa học Việt nam mai sau, khi các HSSV học theo...



#175562 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 23-12-2007 - 23:04 trong Góc giao lưu

Nhưng đáng buồn nhất là báo toán học và tuổi trẻ lại có thể đi đăng những cái thông tin bố láo, nhăng cuội như thế này. Không hiểu nổi mọi người nghĩ cái gì nữa. Lão NCT đã về hưu rồi cơ mà.



#175488 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 23-12-2007 - 09:52 trong Góc giao lưu

ông anh làm gì mà hí hửng thế.Nếu có gì cay cú thì cứ lên vietnamnet.vn không tờ báo uy tín nào đấy mà đăng những thông tin này để họ kiểm chứng ,cho mọi người còn tin tưởng và nhiều người được biết ,chứ vào đây mà nói thì có tác dụng gì.
Nếu có tin tức gì mà chính xác thì đưa ra còn không đừng có ngồi mà nói xấu sau lưung người khác như thế.!!

Bọn phóng viên Việtnamnet thi biết gì về toán học mà kiểm chứng. Kiểm chứng một người trong giới toán học thì phải là do những người trong giới kiểm chứng. Hơn nữa, vietnamnet là báo lá cải, tin thế nào được. Tổng biên tập báo việtnamnet Tuấn Harvard vừa mới bị cách chức cách đây vài ngày, chỉ vì cho đăng một bài, kêu gọi nhân dân Viêtnam yêu nước, khi bị China xâm lấn đảo trường sa. Do đó, những gì đăng trên những tờ báo đó rất nhiều điều không có giá trị.
Còn sự chính xác của các tin này thì mọi người đều đã biết quá rõ rồi, không còn gì để chứng minh nữa, nếu có đưa lên Việtnamnet thì cũng chỉ có mấy thằng nhà báo nó kiểm chứng mà thôi.
Còn lão Toàn thì chán rồi, dây vào lão chả khác nào chọc vào bãi cứt, chọc mãi thì cứt vẫn là cứt, không thể nào mà thay đổi được. Lão ta cũng 83 tuổi, sắp chết rồi, xuống suối vàng thì cũng vô vạc dầu vì tội mua bằng mà thôi.



#175469 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 23-12-2007 - 00:04 trong Góc giao lưu

0913044833 Số này là của ai thế anh Hanh
EM có nháy thử thì thây có người gọi lại :D Vui ghê :D


Hehe, mỗi thành viên diễn đàn nháy máy một cái, ông ta gọi lại mất 1000. 20000 thành viên gọi, ông ta mất 20 triệu.
Haha



#175468 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 22-12-2007 - 23:42 trong Góc giao lưu

Ông Nguyễn Đình Đức được gửi sang trường ĐHTH Mátxcơva để thực tập, khi hết hạn, xin làm nghiên cứu sinh đã bị ông Lenxky từ chối vì dốt.
Theo thông lệ bất thành văn của trường ĐHTH Mátxcơva, nơi có trình độ học vấn cao, khi một người trong khoa từ chối nhận hướng dẫn thì coi như bị đuổi. Đây là một trong số ít trường hợp bị đuổi. Thế là ông Đức lạy lục ông Việt và Công lên Sứ quán xin "giúp đỡ". Theo ông Việt , ông Công kể lại thì Đức mải buôn đôla và vàng nên chểnh mảng học tập, nhưng vì thương ông Đức nếu bị đuổi chỉ còn nước về Yên Bái chăn lợn, đành tặc lưỡi. Một quan chức trong phòng quản lý lưu học sinh xuống tận trường gặp giáo sư Lenxky. Ông Lenxky theo tư duy của người xô viết, cho là Đức phải là loại "con ông cháu cha" không muốn dây dưa phiền toái, đành rút lại lời đuổi, nhưng không nhận lại ông Đức.

Ông Đức nói đã nhận bằng phát minh số 120. Nơi cấp thì rất mập mờ, lúc thì nói là của Nga, lúc thì nói là của Viện hàn lâm phát minh và sáng chế quốc tế (!) Theo tôi biết Uỷ ban phát minh sáng chế Nga không cấp cho ai tên là Nguyễn Đình Đức chiếc bằng này. Còn RAEN (dù là một tổ chức xã hội) không thấy nói người tên là Nguyễn Đình Đức có bằng phát minh.
Còn cái gọi là "Viện hàn lâm phát minh và sáng chế quốc tế" có lẽ chỉ còn cách lên trời mà hỏi.
- Thứ sáu: Về cái luận án tiến sĩ của ông Đức, cái cơ sở để ông có "bằng phát minh số 120" xin có đôi lời:
Ông Đức kéo "sư phụ" của mình (chắc là để gây áp lực) mang luận án sang ĐHTH Mátxcơva để xin bảo vệ tại đó. Ông Podbeđra, thày cũ của ông Đức sau khi nghe ông Đức trình bày đã gạt đi.
ấy thế mà chẳng hiểu bằng cách nào mà ông Nguyễn Đình Đức lại xuất hiện như ngôi sao sáng chói vài năm sau đó, mặc dù ông không thông thạo gì máy tính.

Thứ bảy: về cái gọi là niên giám "Whoõs who in the world".
Loại sách "Who is who" có nhiều dạng, nhiều kiểu, do nhiều nhà xuất bản phát hành.
Chẳng hạn Barnes & Noble có địa chỉ trên mạng là www.bn.com là một trong nhiều nhà xuất bản kiểu sách "Whoõs who".
Ông Nguyễn Minh Chính, người thân của tôi đang làm việc ở Đại Học Tổng Hợp Munich (Đức) cho biết ông có tên trong hai tập số 16, 17, thậm chí còn có tên trong "Outstanding People of the 21th Century"
Ông Chính cho biết cách đây một tuần, tức giữa tháng 12-2000, nhà xuất bản vừa gửi giấy để ông bổ xung cho quyển xuất bản lần thứ 18, mà theo ông tháng 2, 3 năm 2001 sách mới ra. Tập thứ 18 chưa in, nhưng bạn có thể đặt hàng từ giờ với giá 487 USD.
Vậy thì báo Nhân Hoà và ông Đức lấy tin ở đâu?
Chẳng có gì bất ngờ như Nhân Hoà đưa tin vì ông Đức đã biết được việc này... từ đầu năm 2000, khi ông vào mạng ghi danh.
Số là nhà xuất bản này thường xuyên mời chào những ai có nguyện vọng được ghi vào niên giám. Qua internet bạn có thể gửi bài sang cho nhà xuất bản, bạn tự giới thiệu tên tuổi, nghề nghiệp và công trình khoa học hoặc cái gì đó. Sau đó bạn tự xếp hạng mình theo 5 hạng sao :D. Sau vài tháng, nếu nhà xuất bản có ý định ghi danh bạn, thì họ gửi lại cho bạn một tờ khai để bạn điền chính thức.
Ông Nguyễn Đình Đức đã đăng ký như thế, rồi nhận tờ khai vào mùa hè vừa rồi, thế rồi ông ước đoán sách sắp ra (thường vào tháng 2-3 năm sau) nên nhờ báo Nhân Hoà lăng xê lên trước, chứ chẳng có gì là "bất ngờ" cả.
(Nguyễn Đình Đức đã khoe người nhà ở Xaliút 2 những tờ khai kiểu này từ hồi hè 2000)

"Whoõs who in the word" là một quyển sách ghi danh tới... 400.000 người trên thế giới. Trước đây thì cuốn sách này còn đứng đắn, nhưng gần đây nhuốm màu thương mại. Người ghi danh khai báo các công trình đã làm. Không rõ bằng cách nào kiểm tra được, chắc hẳn chỉ dựa vào báo chí... Vậy thì ông Đức khai một loạt công trình "ba bị" được "nhà xuất bản Sáng tạo" của ông Thạc in ra... thế thì ghi danh là chuyện bình thường, chẳng cần tới cái "bằng phát minh" giả mạo hỗ trợ.
Nhưng cái ma lanh của ông Nguyễn Đình Đức ở chỗ là gắn cái bằng phát minh (chưa ai nhìn thấy) với việc được đăng "Whoõs who in the word" để loè thiên hạ.
Nghe nói trước đây khi tiếng tăm nổi như cồn, đại gia Tăng Minh Phụng cũng được ghi danh, để rồi sau đó đục tiền nhà nước lên tới 500 triệu USD. (Nguyễn Cảnh Toàn cũng có, chú thích)
Một số người trong nước cũng được gửi giấy mời ghi danh. Song điều khá tế nhị là sau khi sách in xong, nhà xuất bản sẽ đề nghị người được ghi danh bỏ gần 500 USD để rước sách về. Đó là món tiền lớn nên không ít người ngại ghi danh.
Đến đây câu hỏi lại là: tại sao người ta lại tung tin ỏthất thiệt" tại Mátxcơva mà không dám tung tin trong nước.
Họ không dám đưa tin trong nước vì các chân tướng các "viện sĩ" rỏm đã bị vạch mẽ. Trong xã hội, thì tầng lớp trí thức thuộc về "thượng tầng kiến trúc". Nếu chỉ vài ba kẻ lừa đảo bịp bợm thì chắc hẳn là không thoát được, nhưng lần này sự lừa đảo đến độ có tổ chức và biến thành một phong trào thì người ta bắt đầu lo sợ sự công phẫn của công luận đụng chạm tới cái thượng tầng kiến trúc vốn đã bị lung lay.
Người dân trong nước dù sao cũng khó có điều kiện tiếp cận thông tin bên Nga, nên ít nhiều phải dựa vào thông tin từ Mátxcơva. Biết thế, cho nên vẫn có những người bất chấp dư luận, giữ giọng "gái đĩ già mồm".
Anh em trí thức đang sống ở Nga, những người có tâm huyết đang phải vật lộn với thương trường cũng biết đến sự lừa đảo của bọn "lưu manh trong khoa học" nhưng để hiểu cặn kẽ và minh triết thì không phải ai cũng có điều kiện. Thêm nữa trong cộng đồng người việt, thông tin thiếu thốn, chỉ còn trông vào mấy tờ báo "nhân danh cộng đồng" nhưng lại phục vụ cho một nhóm người có mưu đồ không tốt.
Trong bối cảnh ấy, không gì bằng tung màn hoả mù tại Mátxcơva làm dư luận hoang mang, nghi hoặc, đồng thời nhằm bịt miệng những người muốn nói lên sự thật.
Tôi chỉ lạ một điều là: tại sao cho đến nay người ta không chịu tổ chức giám định "công trình xuất sắc" của nhà khoa học Nguyễn Đình Đức, một điều có thể làm được tại Hà nội một cách dễ dàng?
Vậy thì ai là người đưa cái tin đó trên báo Nhân



#175467 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 22-12-2007 - 23:32 trong Góc giao lưu

Thêm một số tư liệu:
Gửi bạn ta,
Theo sử sách, thời Đông Chu bên Tàu có ông vua nước Tề thích nghe hoà tấu sáo. Đông Quách tiên sinh là một nhạc công thổi sáo trong một dàn nhạc cung đình. Trình độ thổi sáo của Đông Quách hết sức tầm thường, nhưng vì lẫn trong đám đông nên cái dở của Đông Quách tiên sinh vua không phát hiện ra.
Sau khi vua băng hà, thái tử lên thay. Vua mới lên ngôi khác hẳn người cha, lại chỉ thích nghe độc tấu sáo. Đông Quách tiên sinh nghe vậy, sợ hãi bỏ cả sáo chạy khỏi dàn nhạc cung đình.
Đó là chuyện Tàu, giờ sang chuyện Tây.
Ông Nguyễn Đình Đức, bên Nga, người được "chú T." ưu ái giới thiệu thay mặt trí thức cộng đồng Đông Âu vào Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam với những thành tích được FPT đưa tin như sau:
"Là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp châu Âu, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga, Viện Hàn lâm phát minh sáng chế quốc tế, Nguyễn Đình Đức là một trí thức trẻ được biết đến nhiều ở Nga....
-Vậy còn công trình khoa học giúp anh giành bằng phát minh số 120 và huy chương Kapixư cao quí của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên LB Nga...?
- Nói nôm na đó là công trình nhằm chứng minh: nếu bổ sung một cách hợp lý những hạt cầu vào vật liệu hai pha có cấu trúc không gian trước đây, sẽ thu được một vật liệu mới ba pha bền hơn khi chịu lực, chịu nhiệt, độ bền tăng theo thời gian sử dụng, giảm được sự tập trung ứng suất và những khuyết tật bên trong, tăng khả năng chịu đựng khi có vết nứt...."
Tai tôi được nghe chính ông Đức kể là sau khi nghe thấy có cái bằng phát minh này, người Mỹ ngỏ lời mời ông Đức sang Mỹ thử tay nghề với mức lương khởi điểm cho người có bằng tốt nghiệp đại học là 42.000 đôla/năm. Nhưng ông Đức rất muốn đem kiến thức về nước thực hành, nên ông từ chối sang Mỹ. Chao ơi, tinh thần yêu nước của ông thật đáng khâm phục, chả thế mà tháng 9-1998 ông phủ phục ở khách sạn Viện Hàn lâm gần nửa ngày để xin gặp ông Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung Tâm công nghệ quốc gia để kiếm việc, dù ông biết rõ lương nhận được tại nước nhà chỉ nhỉnh hơn 1% mức lương Mỹ mời chào - không quá 500 USD/năm.
Tại sao ông Đức lại nghĩa khí đến vậy. Té ra là ông Đức đã khôn khéo bằng tiền đổi xanh, thu vàng từ hồi thực tập ở Đại học tổng hợp Mátxcơva xoay được cái bằng phát minh, để cái bằng đó mang tên mình và loè mấy ông quan ù ờ, nhưng sính bằng cấp. Thế nhưng người Mỹ lại khác, vốn thực dụng, nghe thấy "tài năng" ông Đức đã đánh tiếng mời ông sang . Xin nhắc lại đấy là theo lời ông Đức kể chứ tôi chưa nhìn thấy giấy mời.
Thừa hiểu sang Hoa kỳ "thi thố tài năng" thì lộ mặt thật, thế là "chàng Đông Quách tiên sinh thời hiện đại" khôn ngoan cài số lùi, lẹ rút, không quên buông những lời "thiết tha yêu nước" sau khi đã "lại quả" cho "chú T." chiếc danh hiệu viện sĩ, như Đức kín hở khoe khéo với anh em trong trường Đại Học Tổng hợp Mátxcơva.
Ông C.T. một người từng làm việc khá lâu ở Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna kể cho tôi nghe rằng ông đã vào thư viện đọc và được biết trong thời gian 68 năm (1917-1985) nhà nước Xô Viết mới chỉ cấp 108 bằng phát minh.
Bằng phát minh của Liên Xô được cấp cho những công trình phát hiện những nguyên lý mới của thế giới vật chất mà trước đấy chưa ai phát hiện ra, và nó khác hẳn với bằng sáng chế, chỉ thuần tuý là một giải pháp mới cho một vấn đề cụ thể, người Mỹ thường gọi là "know-how" (bí quyết). Do vậy bằng sáng chế nhiều vô kể, nhưng bằng phát minh rất hiếm hoi.
Trong 108 bằng phát minh của Liên Xô, có tới 25 chiếc thuộc về các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu hạt nhân Dubna. Trong số này có một bằng phát minh cấp cho tập thể 12 nhà khoa học. Viện sĩ Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu vinh dự là một trong số 12 người đó.
Về cái bằng phát minh số 120 mà ông Đức khoe, cơ quan nào cấp và nó có phải là bằng...thật hay không, đến nay vẫn là một câu hỏi.
Câu hỏi của tôi không phải là không có cơ sở khi xem xét quá trình học hành của ông Đức.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà nội, ông Đức được gửi sang thực tập ở khoa Toán Cơ Đại học tổng hợp Mátxcơva (chứ không phải là nghiên cứu sinh như ông khoe). Ông ham mê đổi xanh và thâu vàng hơn là học. Được một năm thì ông Đức xuýt mất mạng. Chả là hôm đó ông Đức mua vàng của một người Việt. Lấy cớ mua bán, tên này xông vào định giết ông Đức để cướp vàng và tiền. May mắn thay, ông Đức chống cự được và vớ được chai sâm-panh góc nhà đập vào đầu tên kẻ cướp, đồng thời la lối to. Hôm đó là ngày nghỉ, có một đám cưới cặp người việt trong trường. Tên cướp ôm đầu máu bị Đức đuổi đánh, chạy thẳng vào đám cưới và bị giữ. Ngay khi rõ chuyện, anh em Đại học tổng hợp Mátxcơva rất thông minh gọi xe cứu thương đưa tên cướp đi viện và giải thích với "bạn" rằng đây là chuyện say xỉn, không muốn để công an Nga đào bới, nhằm giữ gìn thể diện cho cộng đồng người Việt đang học tại đó.
Hết hạn thực tập, ông Đức xin làm nghiên cứu sinh. Khoa Toán cơ sắp xếp ông Lenxky làm thầy hướng dẫn. Thầy trò gặp gỡ nhau, ông Lenxky đưa bài toán để kiểm tra trình độ ông Đức. Chả hiểu ông Đức giải thế nào mà ông Lenxky chê dốt và không
nhận. Ông Đức sợ hãi tìm gặp ông Việt và ông Công, là hai trong số những người giỏi toán của Việt Nam đang học tại đó. Ông than:
- Nếu không được nhận học tiếp mà phải về nước thì tao chết mất!
Thương ông Đức, hai ông Việt và Công gặp ông Chương, phụ trách bộ phận quản lý lưu học sinh của Đại sứ quán để nhờ ông Chương viết giấy xuống khoa Toán Cơ xin cho ông Đức được học tiếp.Nhận giấy của Sứ quán, ông Trưởng khoa Toán-Cơ nghĩ rằng ông Đức chắc hẳn thuộc diện được phía Việt Nam cố muốn đào tạo, nên đành chấp thuận. Ông Lenxky dứt khoát từ chối nhận Đức, do vậy khoa Toán-Cơ cử người khác hướng dẫn thay.
Sau khi bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ, ông Đức biết khó mà sờ được cái bằng tiến sĩ ở ĐHTH Mátxcơva, ông xin chuyển sang Viện máy công nghiệp.
Rất may cho ông Đức lãnh đạo cái viện này "thức thời và xôi thịt" nên ông Đức đã bảo vệ thành công và nhân đà ông kiếm luôn hai cái danh hiệu viện sĩ như trên. Danh hiệu viện sĩ Viện hàn lâm New York ông Đức cũng có, chính ông kể với tôi ông đóng lệ phí bao nhiêu đôla... và chê bai đó là câu lạc bộ khoa học vô bổ. Ông Đức biết tỏng vở "viện sĩ" Viện hàn lâm New York ở Việt Nam đã hết thiêng, thành ra chẳng dại xui FPT dán thêm vào nữa . Nhân đà, ông Đức kiếm luôn cái hàm giáo sư ở trường Đại học Tổng Âu Châu nhưng đóng ở... ngoại ô Mátxcơva(!!!) tựa như "Hồng Công bên hông Chợ Lớn" vậy.
Cũng rất nực cười là cái trường này lại do cái gọi là "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga" đẻ ra, không thày, không thợ và ông Đức cũng chẳng dạy giờ nào vì còn bận rửa đít thay tã cho đứa con thứ hai mới chào đời. Ông Thạc, người mà hai mươi năm làm từ điển không xong, đã lăng xê cái tít "giáo sư" của ông Đức lên báo để vừa lòng quan trên.
Ông Đức cũng từng ôm cái luận án tiến sĩ và 30 biểu bảng từ Viện thiết kế máy sang bên trường Đại học tổng hợp Mátxcơva hy vọng được bảo vệ lấy tiếng thơm của trường này. Các giáo sư khoa Toán cơ sau khi nghe đã bác bỏ; ấy thế mà nhoằng một cái đã thấy đẻ ra cái bằng phát minh số 120, mang tên ông.
Về cái bằng phát minh số 120, bạn đọc có thể tự giải đáp được. Hoặc ông Đức là một bậc kỳ tài của thiên hạ, hoặc là một trò lừa của một nhóm người có tổ chức tại Mátxcơva, sinh ra nhằm thoả mãn nhu cầu bổ xung "lực lượng kế cận" tại nước nhà, nhằm mưu đồ cá nhân trong chính trường.
Mấy ai ở Mátxcơva nhìn thấy cái bằng sáng chế đó, hoạ chăng chỉ "chú T." và mấy anh báo chí cung đình.
Còn ở Việt Nam ra sao?
Ông Nguyễn Cảnh Nam, ốp Xaliut 2 thuật lại lời ông Tùng, Viện trưởng viện Vật liệu xây dựng:
- Tôi nhận được cú điện thoại của "trên" gọi xuống nói là có một người bên Nga tài giỏi về vật liệu học, phải tìm cách "sử dụng".
Theo ông Tùng kể lại thì "Đông Quách tiên sinh" nhà ta cũng đành thú trước ông Tùng là không biết gì nhiều về vật liệu học. Thế mà thoắt một cái "Nguyễn Đình Đức tiên sinh" trở thành Uỷ viên Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Theo tôi biết thì trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam không có bộ phận nào nghiên cứu vật liệu.
Thánh thật!!!!
Bùi Bảo Nứa
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, trong truyện ngắn "Bài học nông thôn" xuất bản năm 1989 đã viết:
"...Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với ở người bình dân. Vì sao? Vì chúng giả hình. Chúng nhân danh lương tâm, đạo đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa..."



#175466 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 22-12-2007 - 23:29 trong Góc giao lưu

Copy lại một số bài viết trong cong nghe che tao vien si", liên quan đến nhân vật này:

Ông Nguyễn Đình Đức, bên Nga là một trong những người có tài "biến không thành có" như nhà ảo thuật Cooperfiel, hãy nghe công ty FPT (Việt Nam) viết:
"Là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp châu Âu, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga, Viện Hàn lâm phát minh sáng chế quốc tế, Nguyễn Đình Đức là một trí thức trẻ được biết đến nhiều ở Nga. Nhân dịp anh về dự đại hội của Mặt trận Tổ quốc VN, tôi đã tìm gặp anh".
Tôi hỏi bè bạn quen biết ở các nước Tây Âu thì chẳng ai biết cái Đại học Tổng hợp Âu Châu ấy đóng ở đâu, nước nào... còn Đông Âu, không cần hỏi tôi cũng biết vì tôi từng lang thang học hành và chạy chợ khu vực này nên cam đoan là không có.
Tôi nhầm.
Té ra là cái đại Học Tổng hợp Âu Châu ấy là có thực, ngay tại thành phố Đup na, cách Mátxcơva 2 giờ xe hơi. Theo Nguyễn Văn Thạc thú nhận thì Đức có đưa cho Thạc xem cái giấy công nhận "giáo sư của trường", mặc dù Thạc biết Đức vừa ra lò chưa hề dậy một giờ nào. Đức mô tả nó là một cái trường do Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga (gọi tắt là RAEN) đẻ ra. Vì đóng tại Nga, mà Nga lại là Âu châu, thì người ta đặt tên như thế (!)

Bản thân RAEN cũng không có chức năng đào tạo, không nhiều thứ khác cho nên đứa con của nó cũng không khác gì hơn là cái "đại học ảo" chuyên cấp các chứng chỉ rởm. Nó đã cấp phong cho Đức cái chứng chỉ "giáo sư rởm " để rồi Nguyễn Văn Thạc cố tình lăng xê lên báo.
Hai mươi năm trước, tại Việt Nam khi xét phong giáo sư cũng có chuyện lộn xộn. Trò xét phong cho thầy, rồi nhiều "thầy" chẳng thấy dậy giờ nào, bỗng dưng được đôn thành giáo sư. Chẳng thế mà có câu đối:
Suốt đời không dậy, gọi là Giáo
Cả ngày ôm vợ, đấy là Sư
Các thứ chứng chỉ khác của Đức, tôi ngờ rằng cũng "gà cùng một mẹ" cả thôi.



#175396 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 22-12-2007 - 10:19 trong Góc giao lưu

ưvfsư



#175354 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 21-12-2007 - 13:00 trong Góc giao lưu

Thấy tên topic hay hay nên vào xem thử. Đúng là hay:D Định không post reply rồi mà ngứa tay quá chịu không nổi. Hình như ông anh Kakalotta này đi nước ngoài để học chửi nhau thì phải. Hôm trước cũng thầy một topic có tên hay hay là KK vs ... (gì đó quên rồi :D). Không biết ông anh làm toán có giỏi hơn chửi bậy không nhỉ? Việt Nam mình không hiểu nỏi có thằng nào như Kakalotta hay không ? :D


Cám ơn, toán tôi học rất dốt, người học dốt nhất khoa mà, hehe, đang làm luận án tiến sĩ về chửi nhau. Kể cả từ thứ trưởng bộ giáo dục đến thằng trẻ ranh như nesbit, tôi cũng chả tha.



#175332 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-12-2007 - 23:44 trong Góc giao lưu

sw



#175300 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-12-2007 - 15:43 trong Góc giao lưu

sdsw



#175272 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-12-2007 - 01:22 trong Góc giao lưu

Mọi người sau khi đọc cái topic News of the day bây giờ chắc đã có thể tự thấy ông ta vô liêm sỉ đến mức nào. Tôi không thể tin nổi trên đời lại có người như vậy.



#175271 Công thức nghiệm tổng quát cho phương trình bậc 3!

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-12-2007 - 01:09 trong Toán học lý thú

Chuyển vào topic toán sơ cấp đi.



#175233 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi Kakalotta on 19-12-2007 - 16:00 trong Góc giao lưu

fd



#175078 Tập giải tích và vành mầm hàm chỉnh hình

Đã gửi bởi Kakalotta on 17-12-2007 - 13:38 trong Giải tích Toán học

Ở đây có ai biết cách làm intersection theory/ Chow group cho Algebraic stack không? Tôi mới hiểu được một chút về intersection theory cho moduli space của các holomorphic curves, mà theo một nghĩa nào đó thì trong trường hợp này thì cũng là giải tích phức và it leads to quantum cohomology thoery, mặc dù hiểu chưa đủ sâu.
Tuy nhiên đó là một trường hợp nhỏ, còn cho các Artin stack, với các stabilizer group vô hạn thì tôi cũng chưa hiểu, thậm chí ngay cả trường hợp rất cổ điển là cho các đa tạp phức.
Nói mấy cái này vui hơn, chứ mấy cái kiểu hsptmu thì để cho các em sinh viên năm thứ 3 đại học thảo luận.



#174839 Tăng tốc Start up

Đã gửi bởi Kakalotta on 14-12-2007 - 14:38 trong Tin học phổ cập

Thế này
vào cai command, go regedit
HKlocal machine
software
microsoft
windows
currentversion
run
trong day là các cái liên quan đến start up. Ghét cái nào thì xóa nó đi. Cẩn thận đừng nghịch lung tung.