Đến nội dung

quantv2006 nội dung

Có 154 mục bởi quantv2006 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#684734 Chứng minh HS đi qua trung điểm M của BC

Đã gửi bởi quantv2006 on 16-06-2017 - 20:54 trong Hình học

GXX là gì à bạn anhquanbk.

 

Nếu gọi T là giao của EF và BC, N là giao của AO và EF, M là trung điểm của BC. Ta có AO vuông góc với EF tại N.

 

Ta cũng có TO vuông góc với SD $\Rightarrow \angle OTM=\angle SHD$

 

TMON là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \angle OTM=\angle ONM$

 

Vậy $\angle ONM=\angle SHD$ $\Rightarrow \angle TDS=\angle TNM$

 

Vậy tứ giác DMNS nội tiếp.

 

TA cắt (O) tại K khác A. Ta có K, H, M thẳng hàng.

 

Ta có TK.TA=TE.TF=TD.TM=TS.TN. Vậy AKSN là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \angle AKS=90^0$

 

Do $\angle AKM=90^0$ nên S nằm trên KM. Vậy K, S, H, M thẳng hàng.

 

 




#684668 Đề thi chuyên Toán vào 10 THPT chuyên Bình Định 2017-2018

Đã gửi bởi quantv2006 on 16-06-2017 - 09:16 trong Tài liệu - Đề thi

Đây là đề chuyên tin mà, đề chuyên toán lấy ở đây http://www.molympiad...on-toan-chuyen/

 

Remark. đề số 013.

Link của bạn không vào được.




#684665 Chứng minh HS đi qua trung điểm M của BC

Đã gửi bởi quantv2006 on 16-06-2017 - 09:12 trong Hình học

Xem trong sách "cẩm nang vẽ thêm hình phụ trong hình học phẳng " của thầy Nguyễn Đức tấn nhé ! (Chương cuối ).

Bạn trả lời thì cũng nên nói rõ. Nói như thế này rất khó!




#683807 Đề tuyển sinh vào 10 THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An 2017-2018

Đã gửi bởi quantv2006 on 09-06-2017 - 16:01 trong Tài liệu - Đề thi

Câu hình rất quen, đã đưa lên diễn đàn rồi nhưng chưa nhớ ở đâu. Lưu ý CD cắt OO' tại P thì PA, PB là tiếp tuyến của (O').

 

Tiếp tuyến tại B của (O) cắt EF tại K. Khi đó chứng minh KP vuông góc với OO' tại P. K là điểm cố định.




#681881 $QS=QN$

Đã gửi bởi quantv2006 on 25-05-2017 - 10:23 trong Hình học

có vẻ như bạn đã nhầm lẫn.bạn nói rõ dc ko.chứ minh thấy ko thuyết phục lắm.

Bạn ấy bảo là qua H vẽ đường vuông góc với HI cắt (I) tại X, Y; cắt AB, AC tại Z, T. Theo định lý con bướm với (I) thì H là trng điểm của ZT. Do ZT//NP nên Q là trung điểm của NS!!!

 

Bài này có thể chứng minh tam giác GBC và GNS đồng dạng, sau đó chứng minh GQS với GIC đồng dạng. Do I là trung điểm của BC nên Q là trung điểm của NS. Lưu ý góc IGQ=IHQ=NIB=NGB=CGS.




#681395 Giúp em:Cho tam giác ABC nhọn có H là trực tâm. Gọi M, N là trung điểm BC và...

Đã gửi bởi quantv2006 on 21-05-2017 - 13:46 trong Hình học

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. AK cắt (O) tại điểm thứ hai là D khác A. D là điểm chính giữa cung BC không chứa A của (O).

 

AO cắt (O) tại điểm thứ 2 là G khác A. BHCG là hình bình hành nên H, M, G thẳng hàng và M là trung điểm của HG. Vậy MN//AO và MN=AO.

 

Dễ thấy O, M, D thẳng hàng, MK//AO, tam giác AOD cân tại D nên tam giác MKD cân tại M hay MK=MD.

 

Do MN=AO nên NK=MN-MK=AO=MK=OD-MK=OD-MD=OM.

 

Vậy NK=OM=NA=NH. Do đó tam giác AHK là tam giác vuông tại K.




#681394 Bài tập hình học tổng hợp

Đã gửi bởi quantv2006 on 21-05-2017 - 13:26 trong Hình học

Câu 1 thì MI.MD = MH.MC nên làm sao bằng MH.MS được?




#679615 Chứng minh AT, BM, CF đồng quy

Đã gửi bởi quantv2006 on 05-05-2017 - 20:31 trong Hình học

Lời giải ( cách hơi dở):

Gọi $K$ là giao điểm $BM,CF$.

Xét cực và đối cực đối với $(CH)$.

Dễ thấy $BM$ là đường đối cực của $A$, đi qua $K$ nên đường đối cực của $K$ đi qua $A$. Mà $AB$ vuông góc $CF$ và tâm $(CH)$ thuộc $CF$ nên $AB$ là đường đối cực của $K$.Suy ra đường đối cực của $B$ chính là $AT$ sẽ đi qua $K$.(ĐPCM)

Bác chứng minh DE cũng đồng quy với AT, BM, CF nữa thì đơn giản hơn thôi.




#679307 Chứng minh AT, BM, CF đồng quy

Đã gửi bởi quantv2006 on 03-05-2017 - 08:36 trong Hình học

Cho tam giác ABC có 3 đường cao AD, E, CF đồng quy tại H. Vẽ đường tròn đường kính CH. M là giao điểm của hai tiếp tuyến tại C, E của đường tròn (CH). BT là tiếp tuyến của đường tròn (CH) (T là tiếp điểm). Chứng minh AT, BM, CF đồng quy.




#678827 Xác định vị trí của H để diện tích tam giác QCF lớn nhất

Đã gửi bởi quantv2006 on 28-04-2017 - 13:43 trong Hình học

Ta có: $\angle CAF=\angle CHF=\angle QHK(1)$

 

$\angle ACF=\angle AHK(2)$

 

$\angle CAF=\angle ACF(3)$

 

Từ (1), (2), (3) $\Rightarrow \angle AHK=\angle QHK\Rightarrow$ A và Q đối xứng với nhau qua HK.

 

Vậy FQ=FQ=FC.

 

FQ=FC cố định nên diện tích tam giác QCF lớn nhất khi góc $\angle QFC=90^0$, khi đó HO vuông góc với EF




#678762 Chứng minh BEFC là tứ giác nội tiếp

Đã gửi bởi quantv2006 on 27-04-2017 - 16:47 trong Hình học

bài này là một ý trong bài toán mình đã cm tại đây https://diendantoanh...oit-thẳng-hàng/

Còn câu nữa là: Chứng minh MEDF là tứ giác nội tiếp. Thêm điểm H là chân đường cao từ A thì M, E, H, D, F cùng nằm trên một đường tròn.




#678726 Chứng minh BEFC là tứ giác nội tiếp

Đã gửi bởi quantv2006 on 27-04-2017 - 09:07 trong Hình học

Cho tam giác ABC có AD là đường phân giác trong. M là trung điểm đoạn AD. Đường tròn đường kính AC cắt đoạn BM tại E. Đường tròn đường kính AB cắt đoạn CM tại F. Chứng minh BEFC là tứ giác nội tiếp.




#678185 Chứng minh PH vuông góc với AK

Đã gửi bởi quantv2006 on 21-04-2017 - 09:44 trong Hình học phẳng

Đường tròn (A; AH) đi qua M, N. Gọi J là giao điểm thứ 2 của (A; AH) với (K).

 

Do PM.PN=PB.PC nên P nằm trên trục đẳng phương của (A) và (K). Vậy P, H, J thẳng hàng.

 

A và K là tâm nên AK vuông góc với HJ.

 

Vậy AK vuông góc với PH.




#677155 Cho hình vuông có cạnh bằng a

Đã gửi bởi quantv2006 on 12-04-2017 - 09:06 trong Hình học

c) Dễ thấy AM là phân giác góc EAF và AM vuông góc với EF tại I $\Rightarrow \angle ADF=\angle AIF=90^0 \Rightarrow$ AIDF là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow$ $\angle ADI=\angle AFI=45^0$

 

Xét 2 tam giác ADI và ACE có $\angle ADI=\angle ACE=45^0$, $\angle DAI=\angle CAE$ (cùng cộng với góc $\angle CAM=45^0$)

 

Vậy tam giác ADI và ACE đồng dạng $\Rightarrow \frac{S(ADI)}{S(ACE)}=\frac{AD^2}{AC^2}$

 

Từ đó tính ra diện tích tam giác ADI.

 

d) Đặt CE = x, CM = y $\Rightarrow ME=\sqrt{x^2+y^2}$

 

Ta có: CE+CM+ME=2a $\Rightarrow 2a=x+y+\sqrt{x^2+y^2}\geqslant 2\sqrt{xy}+\sqrt{2xy}=(2+\sqrt{2})\sqrt{xy}$

 

Diện tích tam giác CME lớn nhất khi xy lớn nhất.




#677075 Cho hình vuông có cạnh bằng a

Đã gửi bởi quantv2006 on 11-04-2017 - 15:13 trong Hình học

Bạn xem lại đề nha.Hình như câu a sai đề

Đường thẳng qua E song song với CD cắt AI tại N thì đúng




#676517 Chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

Đã gửi bởi quantv2006 on 07-04-2017 - 11:05 trong Hình học

Câu 2: $SD=SE=\frac{1}{2}AB; TD=TE=\frac{1}{2}HC\Rightarrow$ ST là đường trung trực của đoạn DE.




#676516 Chứng minh I nằm trên AO

Đã gửi bởi quantv2006 on 07-04-2017 - 10:59 trong Hình học

N ở đâu bạn ơi?

AM cắt (O) tại N.




#676513 Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác CIG theo R

Đã gửi bởi quantv2006 on 07-04-2017 - 10:24 trong Hình học

Cho (O;R) và điểm M nằm ngoài (O). Vẽ hai tiếp tuyến MA, MB và cát tuyến MCD của (O) (A, B là iếp điểm, C nằm giữa M và D, A và C nằm khác phía đối với MO). Gọi I là trung điểm CD.

a) CM: MB^2 = MC.MD

b) CM: AOIB nội tiếp.

c) TIa BI cắt (O) tại J. CM: AD^2 = AJ.AM

d) Đường thẳng qua I song song với DB cắt AB tại K, CK cắt OB tại G. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác CIG theo R.

 

Mọi người giúp mình câu d) với. Xin cảm ơn!

 

IK // DB $\Rightarrow \angle CIK = \angle CDB = \angle CAB = \angle CAK\Rightarrow$ ACKI là tứ giác nội tiếp.

 

$\Rightarrow \angle IAK=\angle ICK$

 

5 điểm M, A, O, I, B cùng nằm trên đường tròn đường kính MO $\Rightarrow \angle IMB = \angle IAB=\angle IAK$

 

Vậy $\angle ICK = \angle IMB \Rightarrow CK // MB$

 

Vậy CK vuông góc với OB tại G hay $\angle OGC = 90^0\Rightarrow$ OCGI là tứ giác nội tiếp và OC là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác CIG. Do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác CGI = R/2




#676511 Chứng minh I nằm trên AO

Đã gửi bởi quantv2006 on 07-04-2017 - 09:39 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), đường trung tuyến AK, đường đối trung AM. Chứng minh rằng tâm I của d đường tròn ngoại tiếp tam giác AMK nằm trên đường thẳng AO.

Xét trường hợp tam giác ABC không cân, giả sử AB < AC.

 

Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với AO cắt BC tại S. Do AB < AC, S nằm trên tia đối của tia BC.

 

AM cắt (O) tại điểm thứ 2 là N.

 

Tam giác ABN và AKC đồng dạng $\Rightarrow \angle AKB=\angle ACN$.

 

Tứ giác ASKO là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \angle AKB=\angle AOB$

 

Lại có $\angle AON = 2\angle ACN \Rightarrow OS$ là phân giác góc AON.

 

Vậy SN là tiếp tuyến của (O). Do đó 5 điểm S, A, O, K, N cùng nằm trên một đường tròn.

 

Vậy $\angle SAM=\angle SAN=\angle AKM$ hay SA cũng là tiếp tuyến của (AMK). SA cũng là tiếp tuyến của (O) nên tâm I của đường tròn (AMK) nằm trên OA.




#676510 Khi N di chuyển trên cung lớn BC thì I di chuyển trên đường nào?

Đã gửi bởi quantv2006 on 07-04-2017 - 08:56 trong Hình học

Cho (O;R), A không thuộc đường tròn (O). AB, AC là tiếp tuyến (O). Trên cung lớn BC lấy N. Kẻ đường thẳng d qua A // BN. d cắt NC tại I.

1) CM: góc AOC = góc BNC.

2) CM: tứ giác AOIC nội tiếp.

3) Kéo dài BO cắt (O) tại B'. Kẻ đường thẳng vuông góc với BB' tại O, cắt B'C tại E. AE cắt OC tại K. Cho OA = 2R. CM: tam giác AOK đều.

4) Khi N di chuyển trên cung lớn BC thì I di chuyển trên đường nào?

 

Các bạn giúp mình câu 4) nhé! Cảm ơn mọi người.

 

Câu 2 AOIC là tứ giác nội tiếp thì I nằm trên (AOC) hay I nằm trên đường tròn (OA) ở câu 4




#676358 Chứng minh $HM,KN$ cắt nhau tại 1 điểm nằm trên đường tròn $(O...

Đã gửi bởi quantv2006 on 06-04-2017 - 07:06 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. $AH$ là đường cao kẻ từ $A$, $D$ là trung điểm của $AC$, $OB$ cắt $HD$ tại $L$. $OD$ cắt $BC$ tại $K$. $AL$ cắt $(O)$ tại $M$ và $OA$ cắt $(O)$ tại $N$. Chứng minh $HM,KN$ cắt nhau tại 1 điểm nằm trên đường tròn $(O)$.

 

Do $\angle DHA=\angle DAH=\angle OAB=\angle OBA\Rightarrow$ tứ giác ABHL là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \angle ALB=\angle AHB=90^0$.

 

Vậy OL vuông góc với dây AM tại L hay L là trung điểm của AM.

 

Xét hai tam giác AOK và ALH có $\angle AKO=\angle AKD=\angle AHD=\angle AHL$. $\angle AOK=\angle ALH$ (cùng bù với góc AOD). Vậy tam giác AOK và ALH đồng dạng.

 

Do O là trung điểm của AN, L là trung điểm của AM nên tam giác ANK và tam giác AMH đồng dạng $\Rightarrow \angle ANK=\angle AMH$

 

Gọi T là giao điểm của KN và MH. Do $\angle ANK=\angle AMH\Rightarrow$ tứ giác AMTN nội tiếp hay T nằm trên (O) (ĐPCM).




#676289 Chứng minh hai đường thẳng song song

Đã gửi bởi quantv2006 on 05-04-2017 - 15:21 trong Hình học

Bài toán(Aops): Cho tam giác $ABC$ $M$ trung điểm $BC$, phân giác ngoài $\angle A$ cắt $BC$$D$. Gọi $(ADM)\cap AB,AC=E,F\neq A$. $N$ trung điểm $EF$. Chứng minh rằng: $MN\| AD$.

 

 

Vẽ đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi P là điểm chính giữa cung BC không chứa A, PA vuông góc với DA tại A. Q là điểm chính giữa cung BC chứa A. Ta có D, A, Q thẳng hàng, P, M, O, Q thẳng hàng.

 

Dễ thấy (ADM) đi qua P và DP là đường kính của đường tròn (ADM). Tam giác PEF cân tại P từ đó có DP là trung trực của EF nên DP đi qua N và DP vuông góc với EF tại N.

 

Tam giác PED và PCQ đồng dạng, EN và CM là đường cao nên $\Rightarrow \frac{PN}{PD}=\frac{PM}{PQ}\Rightarrow MN//DQ\Rightarrow MN//AD$ (đpcm).




#676284 Cho tam giác nhọn ABC có đường cao AH, trực tâm K

Đã gửi bởi quantv2006 on 05-04-2017 - 13:07 trong Hình học

a) $\angle AHG=\angle AFG=\angle AGK\Rightarrow AG^2=AK.AH$

 

Tương tự có $AE^2=AK.AH$

 

Vậy AE=AG=AF=AD $\Rightarrow$ tứ giác DFEG nội tiếp và A là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

 

Do A là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác DFEG $\Rightarrow \angle DGE=\frac{1}{2}\angle DAE=\angle DAC$

 

$\angle DAC=\angle DHB=\angle DFP \Rightarrow \angle DEG=\angle DFP \Rightarrow$ E, F, P thẳng hàng.

 

Chứng minh tương tự có G, D, P thẳng hàng.

 

Ta có: $\angle PEG=\angle FEG=\frac{1}{2}\angle FAG=\angle BAG=\angle BHG\Rightarrow$ GHPE là tứ giác nội tiếp.

 

b) Gọi I là giao điểm của KP và DF.

 

Nếu tam giác ABC cân tại A thì KBC cân tại K, khi đó P trùng H dễ thấy BF, CD, KP đồng quy.

 

Nếu tam giác ABC không cân tại A, giả sử AB<AC.

 

Xét 3 đường tròn (DHPF), (GHPE), (GDFE) đôi một cắt nhau tại 3 trục đẳng phương HP, DF, GE nên HP, DE, GE đồng quy, gọi điểm đồng quy là S.

 

Ta có: $(PS,PK,PG,PE)=-1\Rightarrow (S,I,D,F)=-1\Rightarrow (KS,KI,KD,KF)=-1\Rightarrow (KS,KP,KB,KC)=-1\Rightarrow (S,P,B,C)=-1\Rightarrow \frac{SB}{SC}=\frac{PB}{PC}$

 

Do S, D, F thẳng hàng nên  BF, CD, KP đồng quy.




#676270 Cho tam giác nhọn ABC có đường cao AH, trực tâm K

Đã gửi bởi quantv2006 on 05-04-2017 - 09:57 trong Hình học

Câu b và bài này giống nhau:

 

https://diendantoanh...uộc-cm-sao-cho/




#676158 CMR:AQ đi qua điểm cố định.

Đã gửi bởi quantv2006 on 04-04-2017 - 09:39 trong Hình học

AQ đi qua trung điểm của DE nên AQ là đường đối trung của tam giác ABC nên AQ đi qua điểm cố định là giao 2 tiếp tuyến tại B và C của (O).