Đến nội dung

mathbg nội dung

Có 29 mục bởi mathbg (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#549650 Chứng minh $V \leq \dfrac{a^3}{8}$

Đã gửi bởi mathbg on 26-03-2015 - 22:04 trong Hình học

Cho tứ diện $ABCD$ có một cạnh lớn hơn $a$, các cạnh còn lại đều không lớn hơn $a$. Gọi $V$ là thể tích tứ diện $ABCD$. Chứng minh rằng $V\leq\dfrac{a^3}{8}$.




#549578 Tính thể tích khối chóp

Đã gửi bởi mathbg on 26-03-2015 - 17:32 trong Hình học không gian

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang vuông tại $A$ và $B$, với $BC$ là đáy nhỏ. Biết rằng tam giác $SAB$ là tam giác đều có cạnh bằng $2a$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy, $SC=a\sqrt5$ và khoảng cách từ $D$ đến mặt phẳng $(SCH)$ bằng $a\sqrt2$ (ở đây $H$ là trung điểm của $AB$). Hãy tính thể tích khối chóp $S.ABCD$ theo $a$.




#548982 Đề học sinh giỏi Bắc Giang lớp 12, 2015

Đã gửi bởi mathbg on 23-03-2015 - 19:38 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN LỚP 12  (20/3/2015)

 

TỈNH BẮC GIANG

 

 

Câu 1. Cho hàm số $y=\dfrac{x+2}{2x-1}$ có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết rằng tiếp tuyến đó tạo với đường thẳng $d: 2x+3y-1=0$ một góc $45^0$.

 

Câu 2. Tìm các giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $y=mx^3-3mx^2+(2m+1)x+3-m$ có hai điểm cực trị $A$ và $B$ sao cho khoảng cách từ điểm $I\left(\dfrac{1}{2};\dfrac{15}{4}\right)$ đến đường thẳng $AB$ đạt giá trị lớn nhất.

 

Câu 3. Cho đa giác đều $(H)$ có $n$ đỉnh ($n\in\Bbb{N}, n>4$). Tìm $n$, biết rằng số các tam giác có ba đỉnh là đỉnh của $(H)$ và không có cạnh nào là cạnh của $(H)$ gấp 5 lần số tam giác có ba đỉnh là đỉnh của $(H)$ và có đúng một cạnh là cạnh của $(H)$.

 

Câu 4. Tính tích phân $I=\int\limits_1^2\dfrac{\ln x-1}{x^2-\ln^2x}\;\mathrm{d}x$.

 

Câu 5. Giải phương trình $(1+x)(2+4^x)=3.4^x$

 

Câu 6. Cho hình lăng trụ tam giác $ABC.A'B'C'$ có đáy $ABC$ là tam giác đều tâm $O$. Hình chiếu vuông góc của $C'$ lên mặt phẳng $(ABC)$ trùng với $O$. Biết khoảng cách từ $O$ đến $CC'$ bằng $a$, góc giữa hai mặt phẳng $(ACC'A')$ và $(BCC'B')$ bằng $60^0$. Tính theo $a$ thể tích khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$ và khoảng cách giữa hai đường thẳng $CC'$ và $AB'$.

 

Câu 7. Trong không gian với hệ toạ độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P):x-y-2z-5=0$ và đường thẳng $d: \dfrac{x-2}{4}=\dfrac{y-3}{2}=\dfrac{z+3}{1}$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ nằm trong $(P)$, song song với $d$ và cách $d$ một khoảng bằng $\sqrt{14}$.

 

Câu 8. Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ có đỉnh $A(3;3)$, đường phân giác trong của góc $A$ có phương trình $x-y=0$. Điểm $I(2;1)$ là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác $ABC$. Tìm toạ độ các đỉnh $B$ và $C$ biết rằng $BC=\dfrac{8}{\sqrt5}$ và góc $\widehat{BAC}$ nhọn.

 

Câu 9. Giải hệ phương trình $\begin{cases} \dfrac{x^3+y^3}{xy}-\sqrt{xy}=\sqrt{\dfrac{x^2+y^2}{2}}\\ 2015^{3x-y-1}+x-3y+1=\sqrt{4x^2-4y+2}\end{cases}$

 

Câu 10. Cho các số thực dương $a,b,c$ thoả mãn $a^2+b^2+c^2+ab=2(a+b)c$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\dfrac{c^2}{(a+b-c)^2}+\dfrac{c^2}{a^2+b^2}+\dfrac{\sqrt{ab}}{a+b}$.




#540563 $c)\left\{\begin{matrix} x^{3}y+...

Đã gửi bởi mathbg on 12-01-2015 - 19:15 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

c) Áp dụng bđt cô-si ta có:

$3 = y(x^3+2) = y(x^3+1+1) \ge 3xy \leftrightarrow 1 \ge xy$

$3xy^3 = 2y^3+1 = y^3+y^3+1 \ge 3y^2 \leftrightarrow  xy \ge 1$

Dấu "=" xảy ra khi $x = y = 1$

Đề có cho $x,y$ không âm đâu mà áp dụng AM - GM bạn ơi.




#540153 $$\sqrt{a^2+8bc}+\sqrt{b^2+8ca}+\sqrt{c^2+8ab}\...

Đã gửi bởi mathbg on 09-01-2015 - 20:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c\ge 0$. Chứng minh bất đẳng thức

$$\sqrt{a^2+8bc}+\sqrt{b^2+8ca}+\sqrt{c^2+8ab}\le 3(a+b+c).$$




#539831 $a^3>b^3+c^3$

Đã gửi bởi mathbg on 06-01-2015 - 12:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Chứng minh bất đẳng thức sau : 

 $\frac{a+b}{ab+c^2}+\frac{b+c}{bc+a^2}+\frac{c+a}{ca+b^2}\leq \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}$

2. Cho $a;b;c$ là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác vuông với $a$ là cạnh huyền . Chứng minh 

                                                               $a^3>b^3+c^3$

3. Cho 3 số không âm $a;b;c$. Chứng minh rằng

                                                  $a^4+b^4+c^4\geq abc(a+b+c)$

Chém hai câu dễ trước

Câu 2: $a^3=a\big( b^2+c^2\big)=ab^2+ac^2>b^3+c^3$.

 

Câu 3: $a^4+b^4+c^4\ge \dfrac{1}{3}\big( a^2+b^2+c^2\big)^2\ge \dfrac{1}{3}\big(a^2+b^2+c^2\big).\dfrac{1}{3}(a+b+c)^2\ge abc(a+b+c)$.

Vì $a^2+b^2+c^2\ge 3\sqrt[3]{a^2b^2c^2}, a+b+c\ge 3\sqrt[3]{abc}$.




#539807 $\begin{cases} \sqrt{x-y-1} = 1 \...

Đã gửi bởi mathbg on 05-01-2015 - 23:57 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Giải hệ phương trình:

$\begin{cases} \sqrt{x-y-1} = 1 \\ y^2+x+2y\sqrt{x} = xy^2 \end{cases}$

 

Điều kiện $x\ge y+1, x\ge 0$. Đặt $z=\sqrt{x}$. Hệ trở thành $\begin{cases} \sqrt{z^2-y-1}=1\\ y^2+z^2+2yz=y^2z^2\end{cases}$

Tương đương với $\begin{cases} y=z^2-2\\ y+z=yz\end{cases}$ $\quad$ hoặc$\quad$ $\begin{cases}y=z^2-2\\ y+z=-yz\end{cases}$

Cả hai hệ này, chỉ cần thay $y=z^2-2$ vào phương trình dưới, được phương trình bậc ba và giải tiếp.




#537569 min $\left( {x - y} \right)\left( {y - z...

Đã gửi bởi mathbg on 12-12-2014 - 22:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $x, y, z$ thỏa mãn ${x^2} + {y^2} + {z^2} - xy - yz - zx = 1$

Tìm GTNN của $\left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {z - x} \right)$

Đặt $a=x-y, b=y-z, c=z-x$. Bài toán trở thành:

Cho $a,b,c$ là các số thoả mãn $a+b+c=0, a^2+b^2+c^2=2$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $abc$.

Giả sử $c=\max\{a,b,c\}$, suy ra $0\le c\le \sqrt2$.

Từ đk1, $a+b=-c$. suy ra $a^2+b^2+2ab=c^2$. Do đó $ab=c^2-1$.

Ta được $abc=(c^2-1)c=c^3-c=f ( c )$.

$f'( c )=3c^2-1=0$ khi và chỉ khi $c=\dfrac{1}{\sqrt3}$ (vì $0\le c\le \sqrt2$ ).

$\min f( c )=f(\frac{1}{\sqrt3})=-\dfrac{2}{3\sqrt 3}$, đạt được tại $c=b=\dfrac{1}{\sqrt 3}, a=-\dfrac{2\sqrt 3}{3}$ và các hoán vị.




#537491 Cho a,b,c>0 và a+b+c=1 Chứng minh rằng $ab^2c^3\leq \frac...

Đã gửi bởi mathbg on 12-12-2014 - 20:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn viết rõ hơn một chút được không? Mình vẫn chưa hiểu lắm. Tại sao từ dòng đầu lại suy ra được đpcm vậy??? 

VT $= a+b+c=1$. Luỹ thừa 6 hai vế, chuyển số sang một bên sẽ được đpcm.




#537405 Cho a,b,c>0 và a+b+c=1 Chứng minh rằng $ab^2c^3\leq \frac...

Đã gửi bởi mathbg on 12-12-2014 - 11:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c>0 và a+b+c=1 Chứng minh rằng $ab^2c^3\leq \frac{1}{432}$

$a+\dfrac{b}{2}+\dfrac{b}{2}+\dfrac{c}{3}+\dfrac{c}{3}+\dfrac{c}{3}\ge 6\sqrt[6]{a.\dfrac{b}{2}.\dfrac{b}{2}.\dfrac{c}{3}.\dfrac{c}{3}.\dfrac{c}{3}}$.

Suy ra $ab^2c^3\leq \dfrac{1}{432}$




#529662 chứng minh bất đẳng thức

Đã gửi bởi mathbg on 20-10-2014 - 12:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a^2+b^2+c^2=3$. Chứng minh rằng:

$$\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+a}\ge \dfrac{4}{a^2+7}+\dfrac{4}{b^2+7}+\dfrac{4}{c^2+7}$$




#510270 Chứng minh vuông góc

Đã gửi bởi mathbg on 02-07-2014 - 08:05 trong Hình học

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường cao $BM, CN$. Chứng minh $AO$ vuông góc với $MN$.




#497787 Chứng minh $\dfrac{ab}{c+1}+\dfrac{bc...

Đã gửi bởi mathbg on 08-05-2014 - 09:32 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho ba số thực không âm $a,b,c$ thoả mãn $a+b+c=1$. Chứng minh rằng

$$\dfrac{ab}{c+1}+\dfrac{bc}{a+1}+\dfrac{ca}{b+1}\le\dfrac{1}{4}$$




#493671 Chứng minh quỹ tích là Ellipse

Đã gửi bởi mathbg on 18-04-2014 - 10:07 trong Hình học phẳng

Cho hình thang $ABCD$, đáy lớn $AB$ cố định, đáy nhỏ $CD=b$ (không đổi). $C,D$ di chuyển sao cho $AD+BC=k$ (không đổi). Chứng minh giao điểm $I$ của hai đường chéo $AC$ và $BD$ luôn nằm trên một Ellipse cố định khi $C,D$ thay đổi.




#467266 $\begin{cases}\sqrt[3]{y^3-1}+\sqrt...

Đã gửi bởi mathbg on 28-11-2013 - 09:40 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình

 

$$\begin{cases}\sqrt[3]{y^3-1}+\sqrt{x}=3\\ x^2+y^2=82\end{cases}$$




#436059 Giải phương trình lượng giác

Đã gửi bởi mathbg on 18-07-2013 - 18:50 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$2(\tan x-\sin x)+3(\cot x-\cos x)+5=0$




#420726 Chứng minh rằng trong tập hợp $X$ luôn tìm được hai số $a,b...

Đã gửi bởi mathbg on 24-05-2013 - 18:05 trong Số học

Cho $X$ là tập hợp gồm 700 số nguyên dương khác nhau đôi một, mỗi số không lớn hơn 2006. Chứng minh rằng trong tập hợp $X$ luôn tìm được hai số $a,b$ sao cho $a-b$ thuộc tập hợp $E=\{3,6,9\}$.




#417278 Đề thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Du Đak Lak

Đã gửi bởi mathbg on 08-05-2013 - 16:19 trong Tài liệu - Đề thi

bạn ui, đề ko cho x khác 0 hay là x > 0 , vậy.... $\Rightarrow \frac{2x}{x^2+1}\leq \frac{2x}{2x}=1$ --> chưa chắc (!)

Ví dụ trường hợp $1\geq 0$

vậy khi suy ra $\frac{0}{1}\leq \frac{0}{0}=1$ .... có đc ko nhỉ ???

______

 

bạn ui, đề ko cho x khác 0 hay là x > 0 , vậy.... $\Rightarrow \frac{2x}{x^2+1}\leq \frac{2x}{2x}=1$ --> chưa chắc (!)

Ví dụ trường hợp $1\geq 0$

vậy khi suy ra $\frac{0}{1}\leq \frac{0}{0}=1$ .... có đc ko nhỉ ???

______

VP>0 nên suy ra $x>0$.




#417277 Đề thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Du Đak Lak

Đã gửi bởi mathbg on 08-05-2013 - 16:17 trong Tài liệu - Đề thi

Chém câu dễ nhất 1.2)
$VT=1.2...3.[(1+\frac{1}{2002})+(\frac{1}{2}+\frac{1}{2001})+...]$
$=1.2.3...2002.2003(\frac{1}{2002}+\frac{1}{2.2001}+...)\vdots 2003$
Suy ra đpcm.

Lời giải rất gọn và đẹp, nhưng tui nghĩ là cần thêm lí do 2003 là số nguyên tố nữa, fai ko ta?




#417063 Chứng minh ba điểm thẳng hàng

Đã gửi bởi mathbg on 07-05-2013 - 15:06 trong Hình học

6b3e48a9f079cbbdcdc89707a9a4eb6e_5538162

bạn vẽ hình bằng phần mềm gì vậy?




#417011 Chứng minh $O$ là trực tâm $\Delta DEF$

Đã gửi bởi mathbg on 07-05-2013 - 08:05 trong Hình học

điểm D ở đâu vậy bạn

$D$ là một điểm bất kì trên đoạn $BC$.

mình quên mất, sory nhé.




#416846 Chứng minh ba điểm thẳng hàng

Đã gửi bởi mathbg on 06-05-2013 - 13:07 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $O$. $E\in CD, \widehat{BAE}=90^0$; $F\in BC, \widehat{DAF}=90^0$. Chứng minh ba điểm $E,O,F$ thẳng hàng.




#416844 Chứng minh $O$ là trực tâm $\Delta DEF$

Đã gửi bởi mathbg on 06-05-2013 - 13:03 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $O$, đường tròn ngoại tiếp tam giác $OCD$ cắt $CA$ tại $E$ khác $C$, đường tròn ngoại tiếp tam giác $OBD$ cắt $AB$ tại $F$ khác $B$. Chứng minh $O$ là trực tâm tam giác $DEF$.




#413464 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 trường THPT chuyên KHTN đợt 2 - Môn Toán chung

Đã gửi bởi mathbg on 18-04-2013 - 21:08 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn xem post 13: 

http://diendantoanho...ng/#entry412747

 

Đề thi thử lần này nhiều chỗ sai quá, kể cả phần $a$ hình, nếu không có điều kiện gì thêm thì có thể có trường hợp $CD \equiv EF$

@mathbg Bạn thử giải với điều kiện đó xem nào
PS: Mình không HIỂU SAI đầu bài mà nghĩ đầu bài sai thôi

Vậy là mình HIỂU SAI ý của ilovelife. sory nhé!




#413337 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 trường THPT chuyên KHTN đợt 2 - Môn Toán chung

Đã gửi bởi mathbg on 18-04-2013 - 06:35 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn xem post 13: 

http://diendantoanho...ng/#entry412747

 

Đề thi thử lần này nhiều chỗ sai quá, kể cả phần $a$ hình, nếu không có điều kiện gì thêm thì có thể có trường hợp $CD \equiv EF$

@mathbg Bạn thử giải với điều kiện đó xem nào
PS: Mình không HIỂU SAI đầu bài mà nghĩ đầu bài sai thôi

Vậy là mình HIỂU SAI ý của @ilovelife rồi. sory nhé!