Đến nội dung

NMD202 nội dung

Có 34 mục bởi NMD202 (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#713743 $AG$ đi qua điểm cố định

Đã gửi bởi NMD202 on 03-08-2018 - 08:54 trong Hình học

Cho hai đường tròn $(O1)$ và $(O2)$ tiếp xúc ngoài nhau tại $M.m$ là tiếp tuyến chung $(O_1),(O_2)$ tại $M.$ Từ điểm $A$ bất kỳ thuộc $(O_2)$ vẽ tiếp tuyến tại $A$ cắt $(O_1)$ tại $B,C.$ Các tiếp tuyến tại $B,C$ của $(O_1)$ cắt $m$ tại $I,J.$ Tiếp tuyến tại $I,J$ của $(O_2)$ cắt nhau tại $G.$

Chứng minh $AG$ đi qua một điểm cố định.

Hình gửi kèm

  • geogebra-export (2).png



#706620 Povital Isogonal Cubic - Bổ đề về 3 điểm thẳng hàng trên đường nối 2 điểm đẳn...

Đã gửi bởi NMD202 on 21-04-2018 - 22:52 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$, điềm $P$ bất kỳ nằm trên đường trung trực của đoạn $BC$.Gọi $Q$ là điểm liên hợp đẳng giác của $P$. Giao của $(BPC)$ với $AB,AC$ lần lượt là $E,F$. Giao của $CE$ và $BF$ là H Chứng minh:  $P,H,Q$ thẳng hàng

 

Hình gửi kèm

  • geogebra-export (1).png



#705213 Bài hình CĐT Lê Quý Đôn Bình Định: Cấu hình nội tiếp, Chứng minh $MN,PQ,...

Đã gửi bởi NMD202 on 08-04-2018 - 09:23 trong Hình học

Đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$. $AD$ cắt $EF$ tại $J$. Một đường thẳng $d$ thay đổi qua $J$ cắt $(I)$ tại $M,N$($M$ và $C$ cùng phía so với $AD$), $DM$ cắt $AC,AB$ lần lượt tại $P,R$. $DN$ cắt $AB,AC$ lần lượt tại $Q,S$.
Chứng minh: $MN,PQ,RS$ đồng quy tại một điểm $T$ và khi $d$ thay đổi quanh $J$ thì $T$ luôn thuộc một đường thẳng cố định.

 

Hình gửi kèm

  • geogebra-export.png



#703036 CM: $2sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}...

Đã gửi bởi NMD202 on 07-03-2018 - 23:23 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Ta có công thức góc chia đôi: $\frac{1-\cos\alpha}{2}=\sin^{2}\frac{\alpha}{2}$ suy ra $2\sin\frac{\alpha}{2}=\pm\sqrt{2-2\cos\alpha}$
(Trong đó dấu + hoặc - sẽ được chọn sao cho phù hợp với quy luật về dấu của hàm sin)
Ta chứng minh công thức
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=\pm\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}} (1)$

Nhận thấy:
+ Với $a_{1}=1$ thì:
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$ 

$=90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}$
+ Với $a_{1}=-1$ thì:

$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$ 

$=-[90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}]$

Lại có:
$\cos\pm[90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}]$
$=-\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}$

Áp dụng công thức góc chia đôi , ta chứng minh được công thức (1).

Để ý rằng các góc đang xét trên, nếu lấy giá trị tuyệt đối, thì chúng luôn nhỏ hơn $90^{\circ}$:
$(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$\leq (1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^n}).45^{\circ}=90^{\circ}-\frac{90^{\circ}}{2^{n+1}}<90^{\circ}$
Nên căn bậc hai trong công thức trên sẽ có dấu + hoặc - phụ thuộc vào dấu của $a_{1}$, nên ta có thể viết lại thành:
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=a_{1}\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}}$

Vì các $a_{i}$ chỉ nhận giá trị là $1$ và $-1$ nên ta dễ thấy $2sina_{i}.45^{\circ}=a_{i}\sqrt{2}$
từ đó áp dụng liên tiếp công thức (1) , ta suy ra được hệ thức sau :
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=a_{1}\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}}$

$=a_1\sqrt{2+a_2\sqrt{2+2\sin(a_{3}+\frac{a_{3}a_{4}}{2}+\frac{a_{3}a_{4}a_{5}}{2^2}+...+\frac{a_{3}a_{4}...a_{n}}{2^{n-3}}).45^{\circ}}}$

$=....=a_{1}\sqrt{2+a_{2}\sqrt{2+a_{3}\sqrt{2+....+a_{n}\sqrt{2}}}}$ (đpcm)




#702957 $\left\{\begin{matrix} x_{1}=...

Đã gửi bởi NMD202 on 06-03-2018 - 22:15 trong Dãy số - Giới hạn

Câu 1: Tìm tất cả các giá trị m thực để dãy: $\left\{\begin{matrix} x_{1}=\sqrt{2018}\\ x_{2}=\frac{m}{x_{n}^2+1} \end{matrix}\right.$ có giới hạn hữu hạn
Câu 2: Chứng minh dãy $\left\{\begin{matrix} x_{1}=1\\x_{n+1}=1+\frac{2018}{x_{n}+1} \end{matrix}\right.$ có giới hạn hữu hạn. Tìm giới hạn đó




#702655 Một bổ để của thầy Trần Quang Hùng: Tam giác ABC tâm nội tiếp I, tâm ngoại ti...

Đã gửi bởi NMD202 on 02-03-2018 - 23:34 trong Hình học phẳng

attachicon.gifScreen Shot 2017-12-16 at 12.09.52 PM.png

a) $L,P$ là trung điểm $AB,AC.$ Theo định lí bốn điểm,

$(MO^2-NO^2)-(MI^2-NI^2)=(MP^2+PO^2-NL^2-LO^2)-(BI^2-CI^2)= \frac{(MC-MA)^2-(NB-NA)^2+BA^2-CA^2}{4}-(BD^2-CD^2)$

$= \frac{(2BC-AC)^2-(2BC-AB)^2+BA^2-CA^2}{4}-(BD^2-CD^2)= \frac{(2BC-2AC)2BC-(2BC-2AB)2BC}{4}-BC(BD-CD)$

$=(BC-AC)BC-(BC-AB)BC-BC(BD-CD)=BC(BC-AC-BC+AB-BD+CD)=0 \Rightarrow$ đpcm.

b) $H=(AMN) \cap (ABC), H \neq A.$

$\widehat{HNB}=180^0- \widehat{HNA}=180^0- \widehat{HMA}= \widehat{HMC}, \widehat{HBN}= \widehat{HCN}$

$\Rightarrow \Delta HNB \sim \Delta HNC.$ Mà $NB=BC=CM \Rightarrow \Delta HNB= \Delta HMC$

$\Rightarrow HB=HC,HM=HN \Rightarrow HX \perp MN,HO \perp BC.$

Theo định lí bốn điểm, $BX^2-CX^2=(BX^2-R_X^2)-(CX^2-R_X^2)=BN.BA-CM.CA=BC(BA-AC)=BC(BD-DC)=BD^2-CD^2$

$\Rightarrow XD \perp BC \Rightarrow HX \parallel OI,HO \parallel IX \Rightarrow OI=HX=R_X.$ (đpcm)

c) $HB=HC \Rightarrow HA \perp AI \Rightarrow AI \parallel XO.$ 

Ta có $AX=OI$ nên $AXOI$ là hình bình hành hoặc hình thang cân.

Nếu $AXOI$ là hình bình hành thì $A \equiv H \Rightarrow AB=AC$ vô lí, nên $AXOI$ là hình thang cân $\Rightarrow A,X,O,I$ đồng viên. (đpcm)

Bài này đã có lời giải ở đây https://diendantoanh...tâm-nội-tiếp-i/




#702084 Một bổ để của thầy Trần Quang Hùng: Tam giác ABC tâm nội tiếp I, tâm ngoại ti...

Đã gửi bởi NMD202 on 22-02-2018 - 20:31 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ có tâm nội tiếp $I$, tâm ngoại tiếp $O$. $M,N$ lần lượt là hai điểm đối xứng của $B,C$ tương ứng qua $IB,IC$. Gọi $X$ là tâm ngoại tiếp tam giác $AMN$. Khi đó:

a) $MN \perp OI$

b) Bán kính đường trong ngoại tiếp tam giác $AMN$ bằng $OI$

c) $A,X,I,O$ đồng viên

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#701947 $\sum a.MB.MC \geq abc$

Đã gửi bởi NMD202 on 20-02-2018 - 19:52 trong Hình học phẳng

Cách 2: Trên trục tọa độ gọi vị trí $A(a),B(b),C(c),M(x)$ 
BDT viết lại thành 
$\left | \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)} \right |+\left | \frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)} \right |+\left | \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)} \right | \geq 1$
Ta có:
$ VT \geq \left | \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)}+\frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}+ \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)} \right |$
Mà để ý thấy $f(x)-1= \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)}+\frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}+ \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)}-1$ có bậc cao nhất là bậc $2$
Nhưng lại có 3 nghiệm phân biệt $f(a)-1=f(b)-1=f(c)-1=0$ suy ra $f(x)\equiv 1$ suy ra $đpcm$




#701944 $\sum a.MB.MC \geq abc$

Đã gửi bởi NMD202 on 20-02-2018 - 19:33 trong Hình học phẳng

Gọi $I$ là tâm tỉ cự của ba điểm $(A,B,C)$ bộ số $(x,y,z)$ , áp dụng công thức Jacobi ta được:

$xMA^2+yMB^2+zMC^2=(x+y+z)MI^2+\frac{xy.c^2+yz.a^2+zx.b^2}{x+y+z} \geq \frac{xy.c^2+yz.a^2+zx.b^2}{x+y+z}$

Chọn $x=\frac{a}{MA},y=\frac{b}{MB},x=\frac{c}{MC}$ suy ra 
$aMA+bMB+cMC \geq \frac{abc(aMA+bMB+cMC)}{a.MB.MC+b.MC.MA+c.MA.MB}$ suy ra $đpcm$




#701770 $P=3\sqrt[3]{\frac{c^2-3a^2}{6}}...

Đã gửi bởi NMD202 on 18-02-2018 - 01:24 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho ba số thực $a,b,c$ thay đổi . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
$P=3\sqrt[3]{\frac{c^2-3a^2}{6}}-2\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca}{3}}$




#701366 Chứng minh $\sqrt{ab}, \sqrt{bc}, \sq...

Đã gửi bởi NMD202 on 08-02-2018 - 17:21 trong Hình học

Cho tam giác ABC có a=BC, b=CA, c=AB, $min{A,B,C} \geq 15^{\circ}$. Chứng minh $\sqrt{ab}, \sqrt{bc}, \sqrt{ca}$ cũng là độ dài ba cạnh của một tam giác.




#700842 Chọn ra 1000 số nguyên trong 2018 số nguyên dương đầu tiên

Đã gửi bởi NMD202 on 26-01-2018 - 21:38 trong Tổ hợp và rời rạc

Vậy bài này thì mình gán bít 0 và 1 ntn ạ?




#700827 $\frac{4}{3} \leq \frac{SB'...

Đã gửi bởi NMD202 on 26-01-2018 - 16:58 trong Hình học

(Bạn tự vẽ hình nhé)
Gọi $I=AM \cap B'D'$. Dễ thấy $S,O,I$ thẳng hàng( nằm trên giao tuyến của $(SAC)$ và $(SBD)$) và I là trọng tâm mặt $(SAC)$

Đặt $x=\frac{SB}{SB'},y=\frac{SC}{SC'}$.
Dễ chứng minh $x+y=2\frac{SO}{SI}=3$ (chứng minh bằng cách kẻ đường song song qua B cắt SO tại K và dùng định lý Thales suy ra tỷ số)
Từ đó ta cũng suy ra $x,y\in[1;2]$
Ta có $\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{4}{x+y} \geq \frac{4}{3}$
$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{x+y}{xy}=\frac{3}{xy}\leq\frac{3}{2}$
 




#700826 Chọn ra 1000 số nguyên trong 2018 số nguyên dương đầu tiên

Đã gửi bởi NMD202 on 26-01-2018 - 16:31 trong Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu cách chọn từ 2018 số nguyên dương đầu tiên ra 1000 số nguyên đôi một khác nhau sao cho không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp?




#700825 $2(x^{3}-x)=y^{3}-y$

Đã gửi bởi NMD202 on 26-01-2018 - 16:28 trong Số học

Tìm cặp số nguyên dương (x,y)với x,y nguyên tố cùng nhau và thỏa mãn phương trình $2(x^{3}-x)=y^{3}-y$




#700722 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Đã gửi bởi NMD202 on 23-01-2018 - 18:41 trong Chuyên đề toán THPT

Topic hơi vắng Tổ hợp nhỉ: :) 
Bài 37:  (Mathematical Excaibur Vol.7, No.5): Hai mươi người cùng ngồi xung quanh một cái bàn và chơi một trò chơi với $n$ quân bài . Ban đầu một người giữ tất cả quân bài. Đến lượt mỗi người, nếu có ít nhất một người giữ ít nhất 2 quân bài, một trong số họ sẽ phải chuyển một quân bài cho mỗi người ngồi bên cạnh mình. Trò chơi kết thúc khi và chỉ khi mỗi người giữ nhiều nhất một quân bài.
a. chứng minh rằng nếu $n\geq 20$ thì trò chơi không thể kết thúc.
b. chứng minh rằng nếu $n<20$ thì trò chơi sẽ phải kết thúc.




#700718 Tìm số hạng tổng quát của dãy số

Đã gửi bởi NMD202 on 23-01-2018 - 18:23 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm số hạng tổng quát của dãy số $\left\{\begin{matrix} y_{1}=7\\y_{n+1}=y_{n}^{4}-8y_{n}^{2}+1 ,\forall n=1,2 \end{matrix}\right.$




#700408 Tìm giá trị lớn nhất của a để bất phương trình sau có nghiệm

Đã gửi bởi NMD202 on 17-01-2018 - 16:04 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Tìm giá trị lớn nhất của a để bất phương trình sau có nghiệm

$a\sqrt{a}(x-2)^{2}+\frac{\sqrt{a}}{(x-2)^{2}}\leq \sqrt[4]{a}\left | cos\frac{x\pi}{2} \right |$




#698119 MỘT KHO SÁCH TOÁN HAY - KHÁ ĐẦY ĐỦ

Đã gửi bởi NMD202 on 12-12-2017 - 14:44 trong Tài nguyên Olympic toán

 

Sau đây mình xin gửi đến các tài liệu mà mình có. Các tài liệu này mình đã chọn riêng ra và nhìn chung phù hợp với đa số các bạn. 
Hi vọng các bạn đóng góp thêm các tài liệu hay để chúng ta có thể học tập hiệu quả. :D
 
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT http://www.mediafire...sb87c32uibp6ct9
 
Một số tài liệu khác:

 

Anh/chị zipienie gì đó cho em xin lại link với! Link die hết rồi ạ. 




#697850 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Đã gửi bởi NMD202 on 06-12-2017 - 00:22 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 28: Ta có $f(d)-d=f_{2018}(d)-f_{2017}(d)=f(f_{2017}(d))-f(f_{2016}(d)) \vdots f_{2017}(d)-f_{2016}(d),$
$f_{2017}(d)-f_{2016}(d) = f(f_{2016}(d))-f(f_{2015}(d)) \vdots f_{2016}(d)-f_{2015}(d),$
Thực hiện tương tự, ta được :
$f_{2}(d)-f_{1}(d) = f(f(d))-f(d) \vdots f(d)-d.$

Từ đó, $\left | f(d)-d \right |=\left | f_{2}(d)-f(d) \right |=...=\left | f_{2017}(d)-f_{2016}(d) \right |$

Vì $0=f_{2017}(d)-d=\left\{\begin{matrix} k \\ 2017k \end{matrix}\right.$ nên k=0 suy ra $f(d)=d$

 

Bài 29:

Với $k \leq 2016$ giả sử tồn tại hai dãy $(a_{i})$ và $(b_{i})$ thỏa mãn đề bài. 
Khi đó do $a_{1} \neq b_{1}$ nên KMTTQ có thể giả sử $a_{1} < b_{1}$.
Từ điều kiện (a), tồn tại các số nguyên $0 \leq m < n$ sao cho: $a_{1}=2016^m,  b_{1}=2016^n$

Do  $b_{i} \geq  b_{1}$ với mọi $i$ nên tổng $\sum _{i=1}^{k}b_{i} \vdots 2016^n$
Gọi $l$ là số các chỉ số i sao cho $a_{i} =  a_{1} = 2016^m$, khi đó 
$\sum _{i=1}^{k}a_{i} \vdots 2016^n \equiv l.2016^m \equiv 0 (mod2016^n)$ 
Vì $n \geq m+1$ nên $l \vdots 2016$, suy ra $k \geq l \geq 2016$
Vậy ta phải có $k=l=2016$. Từ đó suy ra 

$\sum _{i=1}^{k}a_{i} = \sum _{i=1}^{2016}a_{i}  = 2016^{m+1}= \sum _{i=1}^{2016}b_{i} > 2016.b_{1}=2016^{n+1} > 2016^{m+1}$ (vô lý)

Suy ra dpcm




#697739 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Đã gửi bởi NMD202 on 04-12-2017 - 01:23 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 28[sáng tác] Cho $a,b,c,d$ là các số nguyên a khác 0. Giả sử đa thức$f(x)=ax^2+bx+c$ thỏa mãn $f_{2017}(d)=d$. Chứng minh $f(d)=d$

Bài 29[phỏng theo Korea 1997] Chứng minh rằng với $k \geq 2017, k \in Z$, luôn tồn tại hai dãy số $(a_{i})_{i=1}^{k}$ và $(b_{i})_{i=1}^{k}$ thỏa mãn 
(a) $a_{i}, b_{i}$ $\in$ ${1,2016,2016^2,...,}$ với $i=1,2,..,k$

(b) $a_{i} \neq b_{i}$ với $i=1,2,..,k$

(c) $a_{i} \leq a_{i+1}$ và  $b_{i} \leq b_{i+1}$ với $i=1,2,..,k-1$

(d) $\Sigma_{i=1}^{k}a_{i}=\Sigma_{i=1}^{k}b_{i}$

 




#696627 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Đã gửi bởi NMD202 on 15-11-2017 - 15:19 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 18 [Sưu tầm]: Cho $0<a<b<c$ thỏa mãn $a+b+c=6$ và $ab+bc+ca=9$. Chứng minh rằng: $0<a<1<b<3<c<4$

Bài 19 [Sưu tầm]: Tồn tại hay không một hàm $f$ : $N$  $N$ sao cho $f(f(n-1))=f(n-1)-f(n)$ ,∀ $n$ ≥ $2$?




#696173 $a^2+b^2+c^2$ không chia hết cho $3(ab+ac+bc)$

Đã gửi bởi NMD202 on 06-11-2017 - 23:15 trong Số học

Cho $a,b,c$ là 3 số nguyên dương. Chứng minh rằng $a^2+b^2+c^2$ không chia hết cho $3(ab+ac+bc).$




#695900 $sinA+sinB+sinC=1+cosA+cosB+cosC$

Đã gửi bởi NMD202 on 31-10-2017 - 21:08 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$sinA+sinB+sinC=1+cosA+cosB+cosC$

$\Leftrightarrow$ $2sin\frac{A+B}{2}cos\frac{A-B}{2}+2sin\frac{C}{2}cos\frac{C}{2}=2cos\frac{A+B}{2}cos\frac{A-B}{2}+2cos^2\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow$ $cos\frac{C}{2}cos\frac{A-B}{2}+sin\frac{C}{2}cos\frac{C}{2}=sin\frac{C}{2}cos\frac{A-B}{2}+cos^2\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow$ $cos\frac{A-B}{2}(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})-cos\frac{C}{2}(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})=0$

$\Leftrightarrow$ $(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})(cos\frac{A-B}{2}-cos\frac{C}{2})=0$

$\Leftrightarrow$ $sin\frac{A-B+C}{4}sin\frac{A-B-C}{4}cos(\frac{C}{2}+\frac{\pi }{4})=0$

Đến đây bạn dễ dàng suy ra được rồi bạn. =))




#695659 $f(k)=f(2016).f(2017)$

Đã gửi bởi NMD202 on 27-10-2017 - 18:51 trong Đa thức

I.2 

Ta có: $f(x).f(x+1)=f(x)[(x+1)^2+p(x+1)+q]$
$=f(x)[(x^2+px+q)+2x+1+p]$ 

$=f(x)[f(x)+2x+1+p]$
$=f^2(x)+2.f(x).x+f(x)+p.f(x)$

$=f^2(x)+2.f(x).x+x^2+px+q+p.f(x)$

$=[f(x)+x]^2+p[f(x)+x]+q=f(f(x)+x)$

Với $x=20167$, ta chọn $k=f(2016)+2016$ thì được đpcm.