Đến nội dung

Oai huong nội dung

Có 18 mục bởi Oai huong (Tìm giới hạn từ 29-03-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#719016 Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm AB. Đường thẳng CM:y-3=...

Đã gửi bởi Oai huong on 03-01-2019 - 12:11 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm AB. Đường thẳng CM:y-3=0 và K(-3;7/3) là trọng tâm ACM. ĐgT AB đi qua điểm D(1;4). Tìm tọa độ các đỉnh ABC, biết điểm M có hoành độ dương và tâm đt ngoại tiếp tam giác ABC thuộc đt: 2x-y+4=0




#719015 Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm AB. Đường thẳng CM:y-3=...

Đã gửi bởi Oai huong on 03-01-2019 - 12:05 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm AB. Đường thẳng CM:y-3=0 và K(-3;7/3) là trọng tâm ACM. ĐgT AB đi qua điểm D(1;4). Tìm tọa độ các đỉnh ABC, biết điểm M có hoành độ dương và tâm đt ngoại tiếp tam giác ABC thuộc đt: 2x-y+4=0




#718736 Tính xác suất để B mở được cửa phòng học đó biết rằng nếu bấm sai 3 lần liên...

Đã gửi bởi Oai huong on 27-12-2018 - 19:57 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Học sinh A thiết kế bảng điều khiển điện tử mở cửa phòng học lớp mình. Bảng gồm 10 nút, mỗi nút được ghi số từ 0 đến 9 và không có hai nút nào được ghi cùng một số. Để mở cửa cần nhấn 3 nút liên tiếp khác nhau sao cho 3 số trên 3 nút theo thứ tự đã nhấn tạo thành một dãy số tăng dần và có tổng là 10. Học sinh B chỉ nhớ được là dãy tăng. Tính xác suất để B mở được cửa phòng học đó biết rằng nếu bấm sai 3 lần liên tiếp cửa sẽ tự động khóa lại (không cho mở nữa) 

 n($\Omega$) = $C_{10}^{3} = 120$

 A: ''3 nút tăng dần, có tổng bằng 10''

-Ta thấy: 10=0+1+9=0+2+8=0+3+7=0+4+6

                   =1+2+7=1+3+6=1+4+5

                   =2+3+5

-Do đó có 8 cách chọn ra 3 nút theo thứ tự tăng dần có tổng bằng 10 => n(A)=8

-Xác suất để bấm đúng: P(A)= $\frac{n(A)}{n(\Omega)}$ = $\frac{8}{120}$

                                =>  P($\overline{A}$) = 1-  $\frac{8}{120}$= $\frac{14}{15}$

*TH1: Lần 1 bấm đúng luôn   

 => P1=  $\frac{8}{120}$

*TH2 Lần 1 bấm sai, lần hai bấm đúng:

=> P2= $\frac{14}{15}$.$\frac{8}{119}$

*TH3: Lần 1, lần 2 đều bấm sai, lần 3 bấm đúng

=> P3= $\frac{14}{15}$.$(1-\frac{8}{119}).\frac{8}{118}$

         =$\frac{14}{15}$.$\frac{111}{119}.\frac{8}{118}$

Vậy P(B)= P1+P2+P3= $\frac{189}{1003}$




#718732 Từ các chữ số thuộc tập hợp $S={1,2,3,...,8,9}$ có thể lậ...

Đã gửi bởi Oai huong on 27-12-2018 - 19:27 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các chữ số thuộc tập hợp $S={1,2,3,...,8,9}$ có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có $9$ chữ số khác nhau sao cho chữ số $1$ đứng trước chữ số $2$, chữ số $3$ đứng trước chữ số $4$, chữ số $5$ đứng trước chữ số $6$.

Ra rồi nhé:

-Chọn 2 vị trí trong 9 vị trí để xếp hai số 1 và 2 có 9C2 cách

-Chọn 2 vị trí trong 7 vị trí để xếp hai số 3 và 4 có 7C2 cách

-Chọn 2 vị trí trong 5 vị trí để xếp hai số 5 và 6 có 5C2 cách

- Ba số 7,8,9 được xếp vào 3 vị trí còn lại có 3! cách

Vậy có: 9C2.7C2.5C2.3!= 45360 số




#718724 Từ các chữ số thuộc tập hợp $S={1,2,3,...,8,9}$ có thể lậ...

Đã gửi bởi Oai huong on 27-12-2018 - 12:45 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Vậy hả thể để mk xem lại

1 chỉ cần trước 2 là được không cần cạnh nhau.

Bạn làm sai rồi.




#718716 Từ các chữ số thuộc tập hợp $S={1,2,3,...,8,9}$ có thể lậ...

Đã gửi bởi Oai huong on 26-12-2018 - 21:25 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các chữ số thuộc tập hợp $S={1,2,3,...,8,9}$ có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có $9$ chữ số khác nhau sao cho chữ số $1$ đứng trước chữ số $2$, chữ số $3$ đứng trước chữ số $4$, chữ số $5$ đứng trước chữ số $6$.

Coi 12 là một số cố định; 34 là một số cố định và 56 là một số cố định

Như vậy đề bài sẽ được hiểu thành: Từ 6 chữ số: 12; 34; 56; 7; 8; 9 lập số có 6 chữ số khác nhau

Vậy sẽ có 6!=720 số 




#718672 Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A và nội tiếp đường tròn tâm I bán kính R=...

Đã gửi bởi Oai huong on 24-12-2018 - 22:44 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho tam giác ABC cân tại A và nội tiếp đường tròn tâm I bán kính R=5/2. M là trung điểm của AB và CM có phương trình: 2x+3y-4=0; tâm I thuộc đường thẳng  x+2y-3=0. Trọng tâm tam giác  ACM là G(1/3;2). Xác định tọa độ các đỉnh của tam giác ABC biết C có hoành độ dương, A tung độ nguyên




#718670 Trong Oxy cho tam giác ABC có AB=AC, điểm H(2;0) là chân đường cao hạ từ đỉnh...

Đã gửi bởi Oai huong on 24-12-2018 - 22:15 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho tam giác ABC có AB=AC, điểm H(2;0) là chân đường cao hạ từ đỉnh A xuống cạnh BC. Gọi D là hình chiếu của điểm H lên AB. Biết đường trung tuyến AM của tam giác AHD có PT: x+y-1=0. Đường thẳng CD đi qua E(1;1), Hãy xác định tọa độ các đỉnh của tam giác ABC




#718668 Trong Oxy cho tam giác ABC vuông tại B có AB=2BC. Gọi D là trung điểm của AB...

Đã gửi bởi Oai huong on 24-12-2018 - 22:11 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho tam giác ABC vuông tại B có AB=2BC. Gọi D là trung điểm của AB và E thỏa mãn: \overrightarrow{EA}= -2\overrightarrow{EC} . Đường thẳng CD có phương trình x-3y+3=0 và điểm E(19/3;2). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC




#717599 Trong Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại B. Lấy E trên cạnh BC sao cho BC=2B...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 22:39 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

 

Lười quá nên mình cho gợi ý nha:

-Chứng minh IF vuông góc IB. Tìm được phương trình IB (vuông góc với IF tại I)

-(IB) cắt x+y+2=0 tại B, tìm được B.

-Tìm tọa độ điểm F (do $\Delta$ IBF vuông cân tại I)

-Đặt $M(x_{M};y_{M})$ là trung điểm AB suy ra tọa độ điểm A theo $y_{M}$.

-I là trung điểm AE, suy ra tọa độ điểm E theo $y_{M}$. Từ đó suy ra tọa độ điểm C theo $y_{M}$. 

-Viết(EF) theo $y_{M}$. Viết (AC) theo $y_{M}$. Chứng minh được EF vuông góc AC tại F, tìm ra $y_{M}$. 

(Chú ý: Khi viết pt(AC) sẽ xuất hiện $y_{M}^2$, dùng điều kiện $x_{A}$>5 để tìm điều kiện của $y_{M}$ và loại bỏ 1 nghiệm $y_{M}$ không thỏa mãn)

 

Theo mk thì ko cần tìm tọa độ F vì khi đó sẽ ra 2 nghiệm và chưa loại đc nghiệm nào

Sau khi tìm đc tọa độ B thì tọa độ hóa điểm M => tọa độ hóa điểm A rồi từ IA=IB sẽ tìm đc tọa độ A=> tìm tọa độ E( vì I là trung điểm AE) => tìm tọa độ C từ vecsto BC=3. vecto BE 

Làm vậy thì cx ko cần CM: EF vuông góc AC 




#717593 Trong Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại B. Lấy E trên cạnh BC sao cho BC=2B...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 20:43 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Lười quá nên mình cho gợi ý nha:

-Chứng minh IF vuông góc IB. Tìm được phương trình IB (vuông góc với IF tại I)

-(IB) cắt x+y+2=0 tại B, tìm được B.

-Tìm tọa độ điểm F (do $\Delta$ IBF vuông cân tại I)

-Đặt $M(x_{M};y_{M})$ là trung điểm AB suy ra tọa độ điểm A theo $y_{M}$.

-I là trung điểm AE, suy ra tọa độ điểm E theo $y_{M}$. Từ đó suy ra tọa độ điểm C theo $y_{M}$. 

-Viết(EF) theo $y_{M}$. Viết (AC) theo $y_{M}$. Chứng minh được EF vuông góc AC tại F, tìm ra $y_{M}$. 

(Chú ý: Khi viết pt(AC) sẽ xuất hiện $y_{M}^2$, dùng điều kiện $x_{A}$>5 để tìm điều kiện của $y_{M}$ và loại bỏ 1 nghiệm $y_{M}$ không thỏa mãn)




#717591 Trong Oxy, cho HCN ABCD có M(7;10) là trung điểm của BC. Hình chiếu vuông góc...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 20:28 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy, cho HCN ABCD có M(7;10) là trung điểm của BC. Hình chiếu vuông góc của A lên BD là H(5;3). Đường trung tuyến AK của $\Delta$ AHD có PT: x+4y-13=0. Viết PT cạnh BC




#717579 Trong Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại B. Lấy E trên cạnh BC sao cho BC=2B...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 14:00 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy, cho tam giác ABC vuông cân tại B. Lấy E trên cạnh BC sao cho BC=2BE. I(7;3) là trung điểm của AE. Điểm F thuộc cạnh AC sao cho IF=IA. Tìm đỉnh C biết A có hoành độ lớn hơn 5, trung điểm AB $\epsilon$ $\Delta$: x+3y-12=0, đỉnh B thuộc x+y+2=0 và IF có PT: x+2y-13=0




#717578 Trong Oxy cho HCN ABCD có các cạnh ko song song với các trục tọa độ. Điểm G(-...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 13:55 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy cho HCN ABCD có các cạnh ko song song với các trục tọa độ. Điểm G(-9;5) là trọng tâm tam giác ABD. Đường thẳng AB đi qua M(1;0), đường thẳng BC đi qua N(11;-5). Viết PT cạnh AB biết diện tích HCN đã cho =450




#717577 Trong Oxy, cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AB=AD=2/3DC. Điểm M(-22/5;4/...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 13:52 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong Oxy, cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AB=AD=2/3DC. Điểm M(-22/5;4/5) thuộc BC sao cho 3BM=2MC, điểm N(-2;4) thuộc đoạn CD sao cho ND=2NC. Tìm tọa độ các đỉnh của hình vuông biết A có hoành độ dương




#717576 Trong Oxy, cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AB=AD=2/3DC. Điểm M(-22/5;4/...

Đã gửi bởi Oai huong on 18-11-2018 - 13:50 trong Hình học

Trong Oxy, cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AB=AD=2/3DC. Điểm M(-22/5;4/5) thuộc BC sao cho 3BM=2MC, điểm N(-2;4) thuộc đoạn CD sao cho ND=2NC. Tìm tọa độ các đỉnh của hình vuông biết A có hoành độ dương




#717522 ∀ n≥2 CMR: $\frac{C_{n}^{2}}{(n-...

Đã gửi bởi Oai huong on 16-11-2018 - 00:04 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

$\frac{C_{n}^{2}}{(n-1)^{2}}+ 2\frac{C_{n}^{3}}{(n-1)^{3}}+3\frac{C_{n}^{4}}{(n-1)^{4}}...+\frac{n-1}{(n-1)^{n}}C_{n}^{1}=1$

Hình gửi kèm

  • 46287190_285256872331407_65074995121881088_n.jpg



#717521 Trong Oxy, cho hình vuông ABCD có M là trung điểm AB, đỉnh C(6:-4). Tìm tọa đ...

Đã gửi bởi Oai huong on 15-11-2018 - 23:44 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD có M là trung điểm của AB, đỉnh C(6:-4). Tìm tọa độ đỉnh D biết rằng DM: 2x-y+4=0