Đến nội dung

quochuy50618 nội dung

Có 21 mục bởi quochuy50618 (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#733372 Chứng minh rằng p là ước chung của x,y,z,t

Đã gửi bởi quochuy50618 on 04-05-2022 - 00:36 trong Số học

Cho số nguyên tố $p\equiv 3(mod 4)$. Giả sử tồn tại các số nguyên x, y, z, t sao cho: 

$x^{2p}+y^{2p}+z^{2p}=t^{2p}$

Chứng minh rằng p là ước chung của x,y,z,t.




#732953 Cho x,y,z là các số thực không âm thỏa mãn : x+y+z=1

Đã gửi bởi quochuy50618 on 15-03-2022 - 22:36 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Đề: Cho x,y,z là các số thực không âm thỏa mãn : x+y+z=1

CMR: $x(y-z)^{4}+y(z-x)^{4}+z(x-y)^{4}\leq \frac{1}{12}$




#732710 $f(x^3+f(y))=[f(x)]^3+y$

Đã gửi bởi quochuy50618 on 19-02-2022 - 22:01 trong Phương trình hàm

 Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn:

$f(x^{3}+f(y))=(f(x))^{3}+y$



#732568 Tìm a,b để maxf(x) tại x thuộc [-1;1] đạt giá trị nhỏ nhất

Đã gửi bởi quochuy50618 on 28-01-2022 - 17:21 trong Đa thức

Cho hàm số $f(x)=ax^{2}+bx+c$. Tìm a,b để $max f(x)$ tại $x\in [-1;1]$ đạt giá trị nhỏ nhất




#732485 chứng minh rằng

Đã gửi bởi quochuy50618 on 18-01-2022 - 20:39 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho các số thực dương a,b,c.CMR:

$(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1})\geq \frac{9}{abc+1}$




#731981 CMR P, Q, E thẳng hàng

Đã gửi bởi quochuy50618 on 11-12-2021 - 19:09 trong Hình học

Đề bài: Cho tam giác nhọn ABC có trực tâm H. AH cắt BC tại D. Điểm E thuộc đoạn AD sao cho $\measuredangle BEC=90^{o}$.Gọi M là trung điểm EH. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của đường tròn đường kính AM với đường tròn Ơle. CMR P, Q, E thẳng hàng




#731980 Chứng minh rằng đường thẳng TJ luôn đi qua một điểm cố định.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 11-12-2021 - 19:05 trong Hình học

Đường tròn tiếp xúc với BC tại đâu vậy nhỉ :mellow:  :mellow:

Đề chỉ có thế thôi bạn ạ




#731970 Chứng minh rằng đường thẳng TJ luôn đi qua một điểm cố định.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 10-12-2021 - 22:45 trong Hình học

Đề bài:Cho tam giác nhọn ABC có đường cao AH. Điểm D thay đổi trên đoạn AH. Đường tròn đường kính AD cắt lại (O), AB, AC tại G, F, E. Gọi K là giao điểm của BE và CF. AK cắt lại (O) tại T. Đường tròn (J) tiếp xúc với BC và tiếp xúc với (O) tại G. Chứng minh rằng đường thẳng TJ luôn đi qua một điểm cố định.




#731677 Chứng minh rằng O,I,P thẳng hàng.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 17-11-2021 - 16:08 trong Hình học

Đề: Cho tứ giác ABCD vừa nội tiếp đường tròn (O) vừa ngoại tiếp đường tròn (I). AC giao BD tại P. Chứng minh rằng O,I,P thẳng hàng. 




#731606 Chứng minh rằng TA tiếp xúc với (O).

Đã gửi bởi quochuy50618 on 12-11-2021 - 23:17 trong Hình học

 Bài 1: Cho tam giác ABC, đường cao BD,CE giao nhau tại trực tâm H. Gọi S,R là trung điểm BH,CH. SC giao BR tại Q, ES giao DR tại G. Chứng minh rằng A,Q,G thẳng hàng. 

 Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. M là trung điểm BC. Tia MH cắt (O) tại E. Đường thẳng qua qua A song song với BC cắt (O) tại D. DE giao OH tại T. Chứng minh rằng TA tiếp xúc với (O). 




#731345 Tìm số nguyên dương h bé nhất sao cho : $U_{n+h}-U_{n} \vdots 1998...

Đã gửi bởi quochuy50618 on 27-10-2021 - 16:16 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(U_{n})$ : $U_{0}=20, U_{1}=100,U_{n+1}= 4U_{n}+5U_{n-1}+20$ với mọi số tự nhiên n lớn hơn 2.

Tìm số nguyên dương h bé nhất sao cho : $U_{n+h}-U_{n} \vdots 1998$ với mọi số nguyên dương n




#731244 CMR P là tâm đẳng phương của 3 đường tròn nói trên.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 21-10-2021 - 16:07 trong Hình học

Cho tam giác nhọn ABC với đường tròn nội tiếp (I). Gọi ($O_{a}$) là đường tròn có tâm nằm trên đường cao kẻ từ A, đi qua A và tiếp xúc trong với đường tròn (I) tại $A_{1}$, các điểm $B_{1}$, $C_{1}$ được xác định tương tự.

a) CMR AA1, BB1, CC1 đồng quy tại P.

b) Gọi ($J_{a}$), ($J_{b}$), ($J_{c}$) lần lượt là đường tròn đối xứng với đường tròn bàng tiếp góc A, B, C của tam giác ABC qua trung điểm BC, CA, AB. CMR P là tâm đẳng phương của 3 đường tròn nói trên. 




#731243 Trực tâm tam giác DEF thuộc OP

Đã gửi bởi quochuy50618 on 21-10-2021 - 15:59 trong Hình học

 Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F. Gọi ($O_{1}$), ($O_{2}$), ($O_{3}$) lần lượt là đường tròn tiếp xúc với (O) và (I) tại D,K; tại E, M; tại F, N.

CMR:

a) DK, EM, FN đồng quy tại P.

b) Trực tâm tam giác DEF thuộc OP. 




#731242 CMR đường thẳng Ole của tam giác ADE đi qua trung điểm ON.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 21-10-2021 - 15:50 trong Hình học phẳng

 Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có trực tâm H. Gọi N là trung điểm OH. Gọi D, E là hình chiếu của N lên AC, AB. CMR đường thẳng Ole của tam giác ADE đi qua trung điểm ON. 




#731241 CMR OF chia đôi đoạn nối trực tâm của hai tam giác ABC và XYZ.

Đã gửi bởi quochuy50618 on 21-10-2021 - 15:47 trong Hình học phẳng

 Tam giác nhọn ABC nội tiếp (O). Gọi F là điểm Toricelli của tam giác. FA, FB, FC cắt lại (O) tại X, Y, Z. CMR OF chia đôi đoạn nối trực tâm của hai tam giác ABC và XYZ. 




#731137 CMR: MN chia đôi FG

Đã gửi bởi quochuy50618 on 13-10-2021 - 23:09 trong Hình học

Đề : Đường tròn tâm O bàng tiếp góc A của tam giác ABC tiếp xúc BC tại M. Lấy các điểm D,E trên AB,AC sao cho DE // BC. Đường tròn (K) nội tiếp tam giác ADE tiếp xúc DE tại N, OD cắt BK tại F, OE cắt CK tại G. CMR: MN chia đôi FG.




#731111 Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, n ≥ 2, có thể sắp xếp lịch thi đấu...

Đã gửi bởi quochuy50618 on 11-10-2021 - 22:46 trong Tổ hợp và rời rạc

 ĐỀ: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, n ≥ 2, có thể sắp xếp lịch thi đấu một vòng tròn một lượt cho n đội bóng trong:

1) n−1 vòng nếu n chẵn;

2) n vòng nếu n lẻ.

Biết rằng một vòng là tập hợp các trận đấu mà mỗi đội đấu với nhau đúng một trận nếu n chẵn, và có đúng một đội không thi đấu nếu n lẻ. Hai vòng đấu khác nhau khi không có bất kì hai trận đấu nào của mỗi vòng có cùng hai đội chơi. Lịch thi đấu vòng tròn một lượt là lịch thi đấu mà hai đội bất kì đấu với nhau đúng một trận. 




#731110 Chứng minh rằng có thể tìm được n+1 người và sắp xếp thành một hàng dọc sao c...

Đã gửi bởi quochuy50618 on 11-10-2021 - 22:43 trong Tổ hợp và rời rạc

Trong một giải đấu tennis, có $2^{n}$ người chơi tham gia (n là số nguyên dương). Hai người bất kì thi đấu với nhau đúng một trận. Chứng minh rằng có thể tìm được n+1 người và sắp xếp thành một hàng dọc sao cho mỗi người trong hàng đều thắng tất cả những người đứng sau. 




#730678 CMR MN chia đôi FG

Đã gửi bởi quochuy50618 on 24-09-2021 - 15:43 trong Hình học phẳng

 Đường tròn tâm O bàng tiếp góc A của tam giác ABC tiếp xúc với BC tại M. Hai điểm D, E lần lượt thuộc cạnh AB, AC sao cho DE//BC. Đường tròn ($O_{1}$) nội tiếp tam giác ADE tiếp xúc với DE tại N. OD cắt B$O_{1}$ tại F, OE cắt C$O_{1}$ tại G. CMR MN chia đôi FG.  




#730677 $PA_4$ luôn đi qua một điểm cố định khi P thay đổi

Đã gửi bởi quochuy50618 on 24-09-2021 - 11:29 trong Hình học phẳng

Đề bài: Điểm $P$ nằm trong tam giác $ABC$. $A_1$ là hình chiếu của $P$ lên $BC$, $A_2$ là trung điểm $AA_1$, $PA_2$ cắt $BC$ tại $A_3$. $A_4$ đối xứng với $A_1$ qua $A_3$. CMR: $PA_4$ luôn đi qua một điểm cố định khi P thay đổi. 




#728408 Cho hình chữ nhật ABCD có AD=2AB

Đã gửi bởi quochuy50618 on 25-06-2021 - 19:25 trong Hình học

Câu 1: Cho hình chữ nhật có AD=2AB và M là trung điểm trên cạnh AD sao cho $\widehat{ABM}$. CMR: MC=BC

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có $\widehat{ABC}$ = 60 độ. Lấy điểm M thuộc cạnh BC sao cho AB+BM=AC+CM.Tính số đo góc CAM

Câu 3:Cho tam giác ABC có góc ABC tù.Đường trung trực của AB cắt AC tại M, đường trung trực của cạnh AC cắt AB tại N( B nằm giữa A và N).Cho MN=BC và MN vuông góc với BC. Tính số đo góc ABC