Đến nội dung

Serine nội dung

Có 98 mục bởi Serine (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#740562 $\lim_{n \rightarrow \infty} \sqrt[n]...

Đã gửi bởi Serine on 14-07-2023 - 21:44 trong Dãy số - Giới hạn

1. Chứng minh rằng nếu $\lim_{n \rightarrow \infty} a_n=a$ thì $\lim_{n \rightarrow \infty} \frac{a_1+a_2+...+a_n}{n}=a$

 

2. Chứng minh rằng nếu $\lim_{n \rightarrow \infty} a_n=a, a_n>0 \forall n$ thì $\lim_{n \rightarrow \infty} \sqrt[n]{a_1a_2...a_n} =a$




#740552 Tiềm năng của ngành toán ứng dụng, toán kinh tế

Đã gửi bởi Serine on 13-07-2023 - 12:43 trong Góc giao lưu

Cũng gần đến ngày có điểm thi thptqg và thời gian điền nguyện vọng rồi, như các bạn đồng trang lứa (mặc dù hơi trễ) em vẫn đang nghĩ ngành nào là thích hợp với mình nhất.

Em vẫn muốn học toán, em muốn biết cách ứng dụng toán để nghiên cứu các mô hình kinh tế và các chỉ báo nên có lẽ em sẽ chọn ngành toán ứng dụng hoặc toán kinh tế.

Nhưng mà, có người lớn bảo em rằng người học các ngành toán sau này đi làm sẽ mất nhiều thời gian để lên được các chức cao hơn và đồng nghĩa với việc em sẽ mất vài năm (có khi là rất nhiều năm) thì mới có thể áp dụng những thứ mà em sẽ học vào công việc ( :icon13: ). Trên mạng thì vẫn có nhiều các bài viết về tiềm năng hay cơ hội việc làm của ngành toán ứng dụng, toán kinh tế nhưng em muốn biết thêm về góc nhìn của các anh chị trong diễn đàn này. Mọi người cho em xin hỏi là mọi người có thấy những ngành ấy là thứ mà xã hội chúng ta cần không? Tiềm năng của người học ngành toán kinh tế so với các ngành kinh doanh, kinh tế khác sẽ hơn kém nhau ở giai đoạn nào không?  Em cám ơn ạ. 

:oto:     :oto:      :oto:




#737316 Tính xác suất để nhận được $1$ tứ giác có đúng $1$ cạnh l...

Đã gửi bởi Serine on 18-02-2023 - 11:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Nói vậy nhưng mk nghĩ cách trên là sai

 

KGM(Ko được sai ngu) : $|\Omega| = C_{2020}^4$

 

Chọn 1 cạnh của đa giác có $2020$ cách

 

Tránh $4$ đỉnh tạo thành các cạnh của đa giác còn lại $2016$ đỉnh

 

Cần chọn $3$ cạnh còn lại của tứ giác hay đây chính là chia $2016$ cái kẹo cho $3$ bạn mà cả $3$ bạn đều có kẹo

 

Áp dụng bài toán chia kẹo Euler ta có số cách là $C_{m+n}^{m-1} = C_{2019}^2$ cách

 

Gọi $A$ là ...

 

Xác suất cần tìm : $P(A) = \dfrac{|A|}{|\Omega|} = \dfrac{2020.C_{2019}^2}{C_{2020}^4} = \dfrac{12}{2017}$

 

Ý tưởng hay quá nhưng công thức chia kẹo hơi kì nha :)))




#737300 Tính xác suất để nhận được $1$ tứ giác có đúng $1$ cạnh l...

Đã gửi bởi Serine on 17-02-2023 - 20:05 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xét một cạnh AB bất kì, có $2020-4=2016$ đỉnh để chọn sao cho nối A, B với đỉnh đó không tạo thành cạnh đa giác (4 = 2 điểm của cạnh đang xét + 2 điểm kề cạnh ấy)

$2016$ đỉnh kia có thể tạo thành $2016-1=2015$ cạnh của đa giác

Đáp số: $2020*(2016C2-2015)$




#737296 từ các chữ số 1;2;3 lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số có mặt đủ 3 chữ số trên

Đã gửi bởi Serine on 17-02-2023 - 17:05 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Dùng nguyên lý bù trừ :
$3^5-3.2^5$$+3$$=\boldsymbol {150}$
Hoặc là :
Hàm sinh cho mỗi chữ số là $e^x-1$ nên ta có hàm sinh :
$f(x)=(e^x-1)^3
\Longrightarrow 5![x^5]f(x)=\boldsymbol {150}$

sao lại phải -3 ở nguyên lý bù trừ thế ạ




#737292 Có hay không khoảng cách

Đã gửi bởi Serine on 17-02-2023 - 12:01 trong Hình học

Khoảng cách từ M đến đường thẳng $0=ax+by+c$ là $d=\frac{|{ax_M+by_M+c}|}{\sqrt{a^2+b^2}}$

Nếu $M$ thuộc $f(x)$ thì $ax_M+by_M+c=0$ nên $d=0$

 

Chắc cũng có lý do để bạn kia cho rằng không có khoảng cách giữa điểm với khoảng cách phải không? Kể tớ đi




#732432 Có bao nhiêu cách...

Đã gửi bởi Serine on 13-01-2022 - 20:15 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Warm up:
1/ Một hộp viết có 3 cây viết loại A, 3 cây loại B, và 4 cây loại C. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 8 cây viết biết rằng mỗi lần chỉ lấy 1 cây và các cây viết cùng loại thì giống nhau.

Số cách lấy ra 8 cây viết mà mỗi lần chỉ lấy 1 cây bằng số cách xếp 8 cây viết trong hộp bút thành một hàng ngang có thứ tự

 

TH1: trong hộp còn 2 cây A: $8C1*7C3*4C4$ cách

TH2: trong hộp còn 2 cây B: $8C1*7C3*4C4$ cách

TH3: trong hộp còn 1A, 1B: $8C2*6C2*4C4$

TH4: trong hộp còn 1A, 1C: $8C2*6C3*3C3$

TH5: trong hộp còn 1B, 1C: $8C2*6C3*3C3$

 

Đáp số: $2*(8C1*7C3*4C4) + 8C2*6C2*4C4 + 2*(8C2*6C3*3C3)$

 

Tổng quát lên thì em chịu lun  :botay




#732164 Chứng minh $(DMN)$ tiếp xúc $(DJK)$

Đã gửi bởi Serine on 20-12-2021 - 23:56 trong Hình học

Đúng phong cách của Hoang72, tỉ số từa lưa hột dưa :v

Giờ có hỏi sao Hoàng nhìn ra mấy tỉ số đó chắc chỉ có làm riết quen thôi nhỉ




#732147 Chứng minh công thức thể tích của hình chóp

Đã gửi bởi Serine on 19-12-2021 - 22:45 trong Hình học không gian

Em không hiểu khúc :blink: :blink:

Ta xem giữa 2 lớp cắt liên tiếp tạo thành  hình lăng trụ có chiều cao $\frac{h}{n}$ thì thể tích lăng trụ lớp thứ k là $\frac{h}{n}.\left ( \frac{k}{n} \right )^{2}.S$

 Anh giải thích giúp em với  




#732127 vmo QUẢNG BÌNH 2021-2022

Đã gửi bởi Serine on 18-12-2021 - 19:56 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 2 vòng 1 không biết như này đúng không, mình chưa gặp trường hợp không có hàm nào thỏa

 

Thay x bởi $\frac{x}{f(y)}$ và y bởi $\frac{y}{2022}$:

 

$\frac{xf(x)}{f(y)}=\frac{y}{2022}+\frac{xf(x)y}{f(y)2022}$

 

$\implies xf(x)\bigg(\frac{1}{f(y)}-\frac{y}{f(y)2022}\bigg)=\frac{y}{2022}$

 

Vì cả $xf(x)$ và $\frac{y}{2022}$ lớn hơn $0$ nên

 

$\bigg(\frac{1}{f(y)}-\frac{y}{f(y)2022}\bigg)  > 0$ 

 

$\implies y<2022\quad \forall y \in (0;\infty)$ (sai)

 

Vậy không có hàm nào thảo đề




#732052 Chứng minh OP song song IQ

Đã gửi bởi Serine on 16-12-2021 - 01:08 trong Hình học

ý a: bài quen nhưng tớ lười nhớ lại :x

ý b: $EI \cap OB = X, IF\cap OC=Y$. Có $XIYO$ nội tiếp $(OI)$ biến đổi tương đương hai góc so le chút là ra kêt quả




#731774 Chứng minh công thức thể tích của hình chóp

Đã gửi bởi Serine on 26-11-2021 - 10:25 trong Hình học không gian

Làm thế nào để chứng minh công thức cho thể tích của một hình chóp




#731408 Chứng minh $\angle GAC= \angle GED$

Đã gửi bởi Serine on 31-10-2021 - 21:39 trong Hình học

Ngược lại: Tam giác $AGC$ vuông tại $G$. Lấy điểm $E$ trong tam giác sao cho $\angle AEG=180-\angle GAC$, $D$ đối xứng $A$ qua $E$. $B=EG\cap CD$

Chứng minh $AD$ là phân giác $BAC$

Hình gửi kèm

  • figure.png



#731389 Chứng minh $\angle GAC= \angle GED$

Đã gửi bởi Serine on 30-10-2021 - 23:50 trong Hình học

Gọi $I,J,M$ lần lượt là tâm nội tiếp, tâm bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC$ và điểm giữa cung $BC$ không chứa $A$ của tam giác $ABC$.

Gọi $K$ là trung điểm $AC$, $(BIC)$ cắt $BE$ tại $G'$.

Ta có $(AD,IJ)=-1$ nên theo Hệ thức Newton, $EA^{2}=ED^{2}=\overline{EI}\cdot\overline{EJ}=\overline{EG'}\cdot\overline{EB}$.

Ta có biến đổi góc $\angle AG'C=\angle AG'E+\angle EG'C=\angle BAE+90^{\circ}-\frac{\angle BAC}{2}=90^{\circ}$.

Do đó $G'$ trùng $G$.

**

Từ đây dễ thấy $KM\parallel AG$.

Lại có $\triangle ABD\sim \triangle AMC$ nên $\triangle BED\sim \triangle MKC$.

Do đó $\angle GAC=\angle MKC=\angle BED=\angle GED$.

Bài toán kết thúc. $\square$

 

PS: Bạn thông cảm tôi không biết cách chèn ảnh vào post. Nếu được bạn có thể chỉ tôi để tôi thêm vào. Cảm ơn.

Em làm tiếp khúc ** như này ngắn hơn, a xem thử

Có $\angle GAE+\angle AGE=\angle GAE+\angle EAC$

$\implies \angle BED= \angle GAC$




#731388 Chứng minh $\angle GAC= \angle GED$

Đã gửi bởi Serine on 30-10-2021 - 23:19 trong Hình học

PS: Bạn thông cảm tôi không biết cách chèn ảnh vào post. Nếu được bạn có thể chỉ tôi để tôi thêm vào. Cảm ơn.

 

Cám ơn anh

Em thì:

Sử dụng bộ soạn thảo đầy đủ -> chọn tệp -> đính kèm file này -> trả lời




#731381 Chứng minh $\angle GAC= \angle GED$

Đã gửi bởi Serine on 30-10-2021 - 12:05 trong Hình học

Tam giác $ABC$, phân giác $AD$ có trung điểm là $E$, $G=(AC) \cap BE$. Chứng minh $\angle GAC= \angle GED$.

Hình gửi kèm

  • 1timeuse.PNG



#730958 Mọi phân số đều viết được dưới dạng tổng các phân số Ai Cập

Đã gửi bởi Serine on 04-10-2021 - 22:55 trong Toán học lý thú

Muội thấy đã có lời giải mà huynh  ~O)

Hình gửi kèm

  • aaa.PNG



#730630 LÂM ĐỒNG 2022

Đã gửi bởi Serine on 22-09-2021 - 20:38 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Khỏi cần nhắc, ai cũng đoán được  :wacko:

biet ngu mah

 

Điều kiện (ii) của bài 6 là sao nhỉ? "Di chuyển đường bay" tức là xóa đi hay đổi đích hay sao?

 

Dạ đề gốc là:

Trong một quốc gia có $n\ge 2$ thành phố. Giữa hai thành phố bất kỳ có đường bay trực tiếp theo hai chiều. Người ta muốn cấp phép khai thác cho các đường bay trên cho một số hãng hàng không với các điều kiện sau đây:
i) Mỗi đường bay chỉ được cấp phép cho một hãng duy nhất.
ii) Di chuyển bằng đường bay của 1 hãng hàng không tùy ý, người ta có thể đi từ 1 thành phố bất kỳ tới các thành phố còn lại.
Hỏi có thể cấp phép tối đa cho bao nhiêu hãng hàng không? (VNTST 2019)
 
Mấy ổng ghi vô đề thiếu vài chỗ làm em cũng ko hiểu đề. Copy gan y chang, buon  :( .



#730616 LÂM ĐỒNG 2022

Đã gửi bởi Serine on 22-09-2021 - 13:03 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

KỲ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỀN BỒI DƯỠNG THI HSG QG NĂM 2022
 
Câu 1. (3.0 điểm) Giải phương trình sau trên tập số thực:
$$2x^3-x^2+\sqrt[3]{2x^3-3x+1}=3x+1+\sqrt[3]{x^2+2}$$
 
Câu 2. (4.0 điểm) Đặt $f(n)=(n^2+n+1)^2+1$. Cho $a_n=\frac{f(1).f(3)...f(2n-1)}{f(2).f(4)...f(2n)}$ với $n$ là số nguyên dương. Chứng minh rằng $\lim n\sqrt{a_n}=\frac{1}{\sqrt{2}}$
 
Câu 3. (3.0 điểm) Cho $a, b, c$ là các số thực dương thỏa mãn $2abc=2a+4b+7c$
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P =a+b+c$.
 
Câu 4. (4.0 điểm)
a) Cho lục giác $ABCDEF$ nội tiếp đường tròn $(O;R)$ sao cho $AB = CD = EF = R$. Gọi $M, N, P$ lần lượt là trung điểm $BC, DE, FA$. Chứng minh rằng tam giác MNP đều.
b) Cho tam giác $ABC$ có phân giác trong $AD$ ($D$ thuộc $BC$) và thỏa mãn các điều kiện $AC+ AD = BC$ và $AB + AD = CD$. Hãy tỉnh các góc của tam giác $ABC$.
 
Câu 5. (3.0 điểm) Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\to \mathbb{Z}$ thỏa mãn điều kiện:
$$3f(x) – 2f(f(x)) = x,\quad \forall x \in \mathbb{Z}$$.
 
Câu 6. (3.0 điểm) Trong một quốc gia có $n > 2$ thành phố. Giữa hai thành phố bất kỳcó đường bay trực tiếp theo hai chiều. Người ta muốn cấp phép khai thác cho cácđường bay cho một hãng hàng không với các điều kiện sau đây:
(i) Mỗi đường bay chỉ được cấp phép cho một hãng hàng không duy nhất.
(ii) Di chuyển bằng đường bay của một hãng hàng không tùy ý, người ta có thể đi từ thành phố bất kỳ tới các thành phố còn lại.
Hỏi có thể cấp phép cho tối đa bao nhiêu hãng hàng không?
 
khỏi hỏi, em 90% rớt



#730467 $f(y^2)=f(x+y)f(y-x)+x^2$

Đã gửi bởi Serine on 16-09-2021 - 21:54 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả hàm số $f:\mathbb R \to \mathbb R \quad f(y^2)=f(x+y)f(y-x)+x^2\quad \forall x, y \in \mathbb{R}$




#730455 $f(f(x)+y)=2x+f(f(y)-x)$

Đã gửi bởi Serine on 16-09-2021 - 12:00 trong Phương trình hàm

Em thấy đến khúc đơn ánh hợp lý rồi á, sau đó thể tiếp như sau (chưa có $f(0)=0$):

 

$x=0: f(f(0)+y)=f(f(y))$

$\implies f(y)=y+f(0)=y+a$

Thay vào đề thỏa, vậy $f(x)=x+a \quad \forall x \in \mathbb{R}$




#730454 $f(f(x)+y)=2x+f(f(y)-x)$

Đã gửi bởi Serine on 16-09-2021 - 11:41 trong Phương trình hàm

Vẫn bài trên, nhưng đổi để hàm thỏa dễ nhìn hơn và bỏ hàm lẻ để không cho người làm được lụm $f(0)=0$ ngay từ đầu 

Trích và sửa từ bài Đồng Tháp

Thay $x=0$ ta được $f(y)=f(f(y))$ (1)

Thay $y$ bởi $-f(x)$ ta được $f(x-f(-f(x)))=-2x+f(0)$ suy ra $f$ toàn ánh 

Do đó tồn tại $t\in\Bbb R$ sao cho $f(t)=0$

Thay $x=t$ ta được $f(f(y)-t)=f(y)-2t$ suy ra $f$ đơn ánh.

Do đó (1) suy ra $f(y)=y, \forall y\in\mathbb R$

Vậy $f(x)=x, \forall y\in\mathbb R$

Thử lại thấy thỏa mãn.

$f(0)$ chưa bằng 0 mà a




#730450 Chứng minh $D$ là trung điểm $AF$

Đã gửi bởi Serine on 16-09-2021 - 11:10 trong Hình học

Tam giác $ABC$, phân giác của $\angle BAC$ cắt $(ABC)$ tại $D$. Đt vuông góc với $AD$ tại $A$ cắt đt vuông góc với $AC$ tại $C$ ở $E$, đt vuông góc với $BE$ ở $B$ cắt $AD$ tại $F$. Chứng minh $D$ là trung điểm $AF$.




#730438 $f(f(x)+y)=2x+f(f(y)-x)$

Đã gửi bởi Serine on 15-09-2021 - 23:44 trong Phương trình hàm

Ặc giải trên đề Đồng Tháp rồi mà :< 

 

Đề Chọn đội tuyển Đồng Tháp 2021 ( do @pco2 giải) 

Một cái $f(f(x)+y)=2x+$$f(f(y)-x)$

Một cái $f(f(x)+y)=2x+$$f(x-f(y))$ màa




#730403 $f(f(x)+y)=2x+f(f(y)-x)$

Đã gửi bởi Serine on 15-09-2021 - 07:41 trong Phương trình hàm

Đề Chọn đội tuyển Đồng Tháp 2021 ( do @pco2 giải) 

IMOSL 2002 á anh hehe, quăng em cái link xíu.