Đến nội dung

narutosasukevjppro nội dung

Có 129 mục bởi narutosasukevjppro (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#734837 Một bài đa thức hay

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 07-09-2022 - 05:15 trong Đa thức

Một số bài đa thức hay ạ.

 

Bài 1. Tìm tất cả các số nguyên dương $\displaystyle d\geqslant 1$ sao cho tồn tại đa thức $\displaystyle P( x) \in \mathbb{Z}[ x]$ bậc $\displaystyle d$ và các số nguyên phân biệt $\displaystyle x_{1} ,x_{2} ,...,x_{d+1}$ thỏa mãn $\displaystyle |P( x_{i}) |=1$ với $\displaystyle i=\overline{1,d+1}$.

Bài 2. Cho đa thức $\displaystyle P( x) =4x^{2} +12x-3015$ và dãy đa thức $\displaystyle P_{n}( x)$ được định nghĩa như sau 

 
$P_{1}( x) =\frac{P( x)}{2016} ,P_{n+1}( x) =\frac{P( P_{n}( x))}{2016} ,\forall n\geqslant 1$
 
a) Chứng minh rằng tồn tại số thực $\displaystyle r$ sao cho $\displaystyle P_{n}( r) < 0$ với mọi số nguyên $\displaystyle n$
 
b) Có bao nhiêu số nguyên $\displaystyle m$ để tồn tại vô hạn $\displaystyle n$ thỏa $\displaystyle P_{n}( m) < 0$



#734815 $\max\limits_{0\le i\le n+1}\left| {a}^{i}-P...

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 05-09-2022 - 21:37 trong Đa thức

Mình nghĩ là quy nạp, khá gọn và đẹp như sau : cụ thể với $\displaystyle n=0$ thì $\displaystyle P( x) \equiv c$ và ta có thể kiểm tra trực tiếp. Giả sử kết luận bài toán đa xcho đúng đến $\displaystyle n-1$. Xét đa thức $\displaystyle P( x)$ tùy ý bậc $\displaystyle n$ với hệ số thực. Khi đó đặt $\displaystyle Q( x) =\frac{P( x+1) -P( x)}{a-1}$

 
Theo giả thiết quy nạp thì tồn tại số $\displaystyle k$ nguyên sao cho $\displaystyle |a^{k} -Q( k) |\geqslant \left(\frac{a-1}{2}\right)^{n-1}$ sau đó thì thay $\displaystyle Q( k)$ như trên vào rồi biến đổi tương đương.



#734591 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-08-2022 - 15:33 trong Hình học

Bài 36. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi I, Ia lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Gọi AA1 là đường kính của đường tròn (O). IaA1 cắt lại đường tròn (O) tại T, AI cắt BC tại E và đường thẳng qua I vuông góc với AE cắt AC tại P. Chứng minh rằng AT, EP và BI đồng quy




#734582 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-08-2022 - 05:40 trong Hình học

Bài 35. Cho hình bình hành $ABCD$ có $P$ là điểm bất kỳ trên $AB$. $DP,CP$ lần lượt cắt $CB$ và $AD$ tại $E,F$. $G$ là tâm vị tự trong của đường tròn nội tiếp hai tam giác $PAE$ và $PBF$. Chứng minh $PG$ đi qua điểm Nagel của tam giác $PCD$. 

d650ec45c07b7e8235d8e7cd3fe09201765acb31




#734570 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-08-2022 - 17:42 trong Hình học

góp vui

Bài toán 6. Trên cạnh $\displaystyle AB$ của ngũ giác $\displaystyle ABCDE$ lấy điểm $\displaystyle F$ sao cho $\displaystyle \Delta ADE\sim \Delta ECF\sim \Delta DBC$. Chứng minh rằng $\displaystyle \frac{AF}{BF} =\frac{EF^{2}}{CF^{2}}$.

Còn bài này ai xử nốt đi :))




#734569 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-08-2022 - 17:41 trong Hình học

Bài 33. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ và điểm $P$ bất kỳ trên $(O)$. $J,K$ là tâm đường tròn $(BOP)$ và $(COP)$. $Y,Z$ là hình chiếu của $J,K$ lên $AC,AB$. Chứng minh $YZ$ đi qua 1 điểm cố định khi $P$ di chuyển trên $(O)$




#734525 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 20-08-2022 - 10:22 trong Hình học

để topic tiếp tục hoạt động :) ( vì bài trên có vẻ hơi quá tầm với mn....)  mình xin post bài mới

Bài 31. Cho tam giác $ABC$ và điểm $M$ bất kỳ nằm trên trung trực $BC$. $X,Y$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABM$ và $ACM$. Chứng minh $(AXY)$ luôn đi qua 1 điểm cố định




#734432 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 16-08-2022 - 10:42 trong Hình học

Bài 29. Cho đường tròn $(O)$ và hai điểm $B,C$ cố định nằm trên đường tròn. $A$ di động trên đường tròn ấy và một đường thẳng $d$ bất kỳ không cắt $(O)$ và cố định. $AB,AC$ cắt $d$ tại $D,E$. Chứng minh đường tròn đường kính $DE$ tiếp xúc với 2 đường tròn cố định khác.




#734398 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 15-08-2022 - 16:18 trong Phương trình hàm

Bài 17.  Cho $\displaystyle f,g,h\in \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f( xy+g( x)) =xf( y) +h( x) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$. Chứng minh $\displaystyle f$ là hàm tuyến tính. 

Một bổ đề hay để giải các bài PTH trên R 




#734378 [TOPIC] TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH HÀM

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 14-08-2022 - 22:04 trong Phương trình hàm

$\textbf{Bài toán 1 (Nguyễn Tài Chung).}$ Tìm tất cả các hàm số $f$: $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $$f\left ( \frac{xf(y)}{2} \right )+f\left ( \frac{yf(x)}{2} \right )=4xy, \forall x,y \in \mathbb{R}$$ 

$\textbf{Lời giải.}$

Giả sử tồn tại hàm $f$ thoả mãn $$f\left ( \frac{xf(y)}{2} \right )+f\left ( \frac{yf(x)}{2} \right )=4xy, \forall x,y \in \mathbb{R} (1)$$ 

Trước tiên, ta sẽ chứng minh $f$ đơn ánh. 

Thật vậy, thay $x=y=c$ vào $(1)$, ta được: $$f\left ( \frac{cf(c)}{2} \right )=2c^2,\forall c \in \mathbb{R}(2)$$

Giả sử tồn tại $x,y \in \mathbb{R}$ để $f(x)=f(y)$ thì ta có: $\left\{\begin{matrix}\frac{xf(x)}{2}=\frac{xf(y)}{2} & \\ \frac{yf(y)}{2}=\frac{yf(x)}{2} & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 4xy=f\left ( \frac{xf(y)}{2} \right )+f\left ( \frac{yf(x)}{2} \right )=f\left ( \frac{xf(x)}{2} \right )+f\left ( \frac{yf(y)}{2} \right )=2x^2+2y^2\Rightarrow x=y$

Vậy $f$ đơn ánh trên $\mathbb{R}$

Từ $(2)$ và $f$ đơn ánh suy ra $f$ là hàm lẻ

Thay $c=1$ vào $(2)$, ta được: $\frac{1}{2}f\left ( \frac{f(1)}{2} \right )=1\Rightarrow \frac{1}{2}\frac{f(1)}{2}f\left ( \frac{f(1)}{2} \right )=\frac{f(1)}{2}\Rightarrow f\left ( \frac{1}{2}\frac{f(1)}{2}f\left ( \frac{f(1)}{2} \right ) \right )=f\left ( \frac{f(1)}{2} \right )\Rightarrow 2.\frac{f(1)^2}{4}=2\Rightarrow f(1)^2=4$

$\textbf{Trường hợp 1:}$ $f(1)=2$ thì ta thay $y=1$ vào $(1)$, ta được: $$f(x)+f(\frac{f(x)}{2})=4x$$

Đặt $z=2x-f(x)$ thì $f\left ( \frac{f(x)}{2} \right )=2x+z$

Ta có: $z=2x-f(x)\Rightarrow f(x-\frac{z}{2})=f\left ( \frac{f(x)}{2} \right )=2x+z$

$\Rightarrow f\left ( x+\frac{z}{2} \right )=f\left ( \frac{f\left ( x-\frac{z}{2} \right )}{2} \right )=2(x-\frac{z}{2})+z=2x$

$\Rightarrow f(x)=f\left ( \frac{f\left ( x+\frac{z}{2} \right )}{2} \right )=2(x+\frac{z}{2})+z=2(x+z)$

Như vậy ta sẽ được $f(x)=2x,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại ta thấy thỏa mãn.

$\textbf{Trường hợp 2:}$ $f(-1)=2$ thì thay $y=-1$ vào $(1)$, ta được: $$f(-x)+f\left ( \frac{f(x)}{2} \right )=4x$$

$\Rightarrow f\left ( \frac{f(x)}{2} \right )=4x+f(x)$

Đặt $2x+f(x)=t$ thì $f(\frac{t}{2}-x)=f\left ( \frac{f(x)}{2} \right )=2x+t\Rightarrow f(x-\frac{t}{2})=-2x-t$

$\Rightarrow f(-x-\frac{t}{2})=f\left ( \frac{f(x-\frac{t}{2})}{2} \right )=2(x-\frac{t}{2})+t=2x$

$\Rightarrow f(x)=f\left ( \frac{f(-x-\frac{t}{2})}{2} \right )=2(-x-\frac{t}{2})+t=-2x$. Thử lại ta thấy thỏa mãn.

Vậy có hai hàm thỏa mãn bài toán là $\boxed{f(x)=2x,f(x)=-2x,\forall x \in \mathbb{R}}$

Đặt $\displaystyle g( x) =\frac{f( x)}{2}$ thì phương trình ban đầu trở thành $\displaystyle g( xg( y)) +g( yg( x)) =2xy$. Thay $\displaystyle x=y$ thì ta có
 
$\displaystyle g( xg( x)) =x^{2}$(1)
 
Tiếp theo ta sẽ chứng minh $\displaystyle g$ là đơn ánh. Thật vậy, xét hai số $\displaystyle x_{1} ,x_{2}$ sao cho $\displaystyle g( x_{1}) =g( x_{2})$. Khi đó $\displaystyle x_{1} g( x_{1}) =x_{1} g( x_{2})$ và tương tự $\displaystyle x_{2} g( x_{1}) =x_{2} g( x_{2})$ cho nên sử dụng (1) và giả thiết ban đầu ta được $\displaystyle g( x_{1} g( x_{2})) +g( x_{2} g( x_{1})) =g( x_{1} g( x_{1})) +g( x_{2} g( x_{2})) =x_{1}^{2} +x_{2}^{2} =2x_{1} x_{2}$ và từ đây có $\displaystyle x_{1} =x_{2}$
 
Ta thay $\displaystyle x\rightarrow 1$ vào thì được $\displaystyle g( g( 1)) =1$ do đó $\displaystyle g( g( 1) g( g( 1)) =g( g( 1)) =[ g( 1)]^{2} =1$ cho nên $\displaystyle g( 1) =1$ hoặc $\displaystyle g( 1) =-1$.Từ phương trình ban đầu : $\displaystyle g( xg( y)) +g( yg( x)) =2xy$ ta thay $\displaystyle y\rightarrow \frac{y}{g( x)}$ thì được 
 
$\displaystyle g\left( xg\left(\frac{y}{g( x)}\right)\right) +g( 1) =\frac{2xy}{g( x)}$
 
$\displaystyle \Longrightarrow g\left( xg\left(\frac{1}{g( x)}\right)\right) =\frac{2x}{g( x)} -1$ và thay $\displaystyle x\rightarrow g( x)$ ta có 
 
$\displaystyle \Longrightarrow g\left( g( x) g\left(\frac{1}{g( g( x))}\right)\right) =1$
 
Tiếp theo ta có $\displaystyle x\rightarrow \frac{1}{x}$ còn $\displaystyle y\rightarrow xg( x)$ thì được $\displaystyle g( x) +g\left( xg( x) g\left(\frac{1}{x}\right)\right) =2g( x)$ suy ra $\displaystyle g( x) g\left(\frac{1}{x}\right) =1$ tư tính đơn ánh ta có được kết quả trên. Suy ra từ $\displaystyle g\left( g( x) g\left(\frac{1}{g( g( x))}\right)\right) =1$ và $\displaystyle g( x) g\left(\frac{1}{x}\right) =1$ ta rút ra được $\displaystyle g( g( x)) =x$ và thay lại (1) thì có $\displaystyle g( g( x) x) =( g( x))^{2} =x^{2} \Longrightarrow g( x) =x$ hoặc $\displaystyle g( x) =-x$. Đến đây ta có thể kiểm tra bằng cách xét tồn tại $\displaystyle x_{1} ,x_{2}$ sao cho $\displaystyle g( x_{1}) =x_{1} ,g( x_{2}) =-x_{2}$ ( để tránh tồn tại trường hợp "hàm nhánh") rồi chỉ ra vô lí và chỉ có hàm $\displaystyle f( x) =2x$ hoặc $\displaystyle f( x) =-2x$ thỏa. 
 
p/s một hướng xử lí khác =)



#734372 TOPIC [MỘT SỐ BÀI TOÁN SỐ HỌC]

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 14-08-2022 - 10:26 trong Số học

a góp mấy bài được k e  :like  :D




#734365 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 13-08-2022 - 22:03 trong Hình học

nghịch đảo chắc cách ngắn nhất rồi

298725535_1088145828474938_4297863529410




#734364 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 13-08-2022 - 22:01 trong Hình học

Bài 28. Cho tam giác $ABC$ nhọn và điểm $D$ bất kỳ di động trên $BC$ sao cho $AD$ không vuông góc $BC$. Giả sử tồn tại hai điểm $E,F$ trên $AC,AB$ sao cho $\angle ADB = \angle BEC = \angle CFA$. $AD,BE,CF$ cắt nhau tạo thành tam giác $XYZ$. Chứng minh trực tâm tam giác $XYZ$ di động trên 1 đường tròn cố định khi $D$ di động




#734361 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 13-08-2022 - 15:06 trong Hình học

Bài 27. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$ có $P$ là điểm chính giữa cung $BC$ nhỏ. $(I)$ tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. và $(AEF)$ cắt $(O)$ tại $Z$ khác $A$. $ZP$ cắt $(I)$ tại $Q$ và $AQ$ cắt $(I)$ tại $T$. $K$ là giao điểm của đường cao $AH$ và đường thẳng Simson của $P$ đối với tam giác $ABC$. Chứng minh $(ATK)$ tiếp xúc $(I)$




#734351 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 13-08-2022 - 08:47 trong Hình học

Bài toán 24. Cho tam giác $ABC$ và điểm $P$ bất kỳ trên $(O)$. Lấy $Q$ sao cho $PQ$ vuông góc $BC$ và $A(BC,QP)=-1$. Kẻ hình bình hành $AEQF$ với $E,F$ lần lượt nằm trên $AC,AB$. $K$ là trực tâm $AEF$. Chứng minh $KP$ đi qua trực tâm $H$ của $ABC$.




#734281 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 09-08-2022 - 17:08 trong Phương trình hàm

mới thấy b3 chiều nay trên aops có người mới giải... https://artofproblem...tional_equation




#734251 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 07-08-2022 - 04:47 trong Phương trình hàm

Bài 14. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f\left( y+x^{2} -f( y)\right) =f( x)^{2} +f( y) -y,\forall x,y\in \mathbb{R}$




#734230 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 05-08-2022 - 21:34 trong Phương trình hàm

Bài 13. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f\left( xf( x) +y^{2}\right) +2xf( y) =f( x+y)^{2} ,\forall x,y\in \mathbb{R}$.




#734162 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 01-08-2022 - 22:43 trong Phương trình hàm

Bài 3. Tìm tất cả các hàm $f:\;\mathbb{R}\rightarrow\mathbb{R}$ thỏa mãn

$$\forall_{\left ( x, y \right )\in\mathbb{R}^{2}}\;f\left ( 2f\left ( xy \right )+ xf\left ( y \right )+ f\left ( x \right ) \right )= 3yf\left ( x \right )+ x$

Bài này căng quá ạ, anh có lời giải hay nguồn sưu tập có thể gửi cho tụi e tham khảo được k ạ :>




#734096 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-07-2022 - 04:32 trong Phương trình hàm

Bài 7. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle xf( xy) +xyf( x) \geqslant f\left( x^{2}\right) f( y) +x^{2} y,\forall x,y\in \mathbb{R}$.




#734086 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 24-07-2022 - 05:28 trong Phương trình hàm

Bài 5. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f\left( x^{2}\right) +2f( xy) =xf( x+y) +yf( x) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$

Bài 6. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn} $f( xf( x) +f( x) f( y) +y-1) =f( xf( x) +xy) +y-1,\forall x,y\in \mathbb{R}$




#734072 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-07-2022 - 15:15 trong Phương trình hàm

Bài 4. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R} \backslash \{0\}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f( y) -f( x) =f( y) f\left(\frac{x}{x-y}\right) ,\forall x,y\in \mathbb{R} ,x\neq y$.




#734070 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-07-2022 - 15:09 trong Phương trình hàm

Một topic để mọi người tổng hợp các bài toán phương trình hàm trên tập số thực

Bài 1. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f( xy+f( y)) =yf( x) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$

Rõ ràng hàm $\displaystyle f\equiv 0$ thỏa mãn. Xét $\displaystyle f$ không là hàm hằng. Thay $\displaystyle y=0$ vào ta được $\displaystyle f( f( 0)) =0$. Đặt $\displaystyle f( 0) =c$. 
 
Tiếp theo ta thay $\displaystyle P( 0,c)$ thì được $\displaystyle f( 0) =cf( 0) =f( 0)^{2}$ cho nên có 2 trường hợp có thể xảy ra 
 
Trường hợp 1. $\displaystyle f( 0) =0$. Khi đó thay $\displaystyle x=0$ ta có $\displaystyle f( f( y)) =0$ tức $\displaystyle f$ là hằng số, điều này vô lí với giả sử 
 
Trường hợp 2. $\displaystyle f( 0) =1$. Thay $\displaystyle x=0$ suy ra $\displaystyle f( f( y)) =y$ tức $\displaystyle f$ là song ánh. Thay $\displaystyle P\left(\frac{f( y)}{1-y} ,y\right)$ vào giả thiết ta được $\displaystyle f\left(\frac{f( y)}{1-y}\right) =yf\left(\frac{f( y)}{1-y}\right)$. Ta có $\displaystyle f( f( 0)) =f( 1) =0$. Do $\displaystyle f$ là song ánh nên $\displaystyle 1$ là không điểm duy nhất của $\displaystyle f$. Ta có với mọi $\displaystyle y\neq 1$ thì $\displaystyle f\nequiv 0$ và ta có được $\displaystyle f\left(\frac{f( y)}{1-y}\right) =yf\left(\frac{f( y)}{1-y}\right)$. Suy ra $\displaystyle f\left(\frac{f( y)}{1-y}\right) =0$ dẫn tới $\displaystyle f( y) \equiv 1-y,\forall y\in \mathbb{R}$.



#734069 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-07-2022 - 15:00 trong Phương trình hàm

Bài 2: Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb R\to\mathbb R$ thoả mãn $$f(x - f(y)) = 4f(x) + 3x + f(y),\forall x,y\in\mathbb R$$

Tóm tắt ý tưởng :

$\displaystyle f( x-f( y)) =4f( x) +3x+f( y) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$

 
Ta thay $\displaystyle y=0$ vào giả thiết thì được $\displaystyle f( x-f( 0)) -4f( x) =3x+f( 0)$. Để ý rằng vế phải toàn ánh cho nên ta suy ra được rằng mọi số thực $\displaystyle u$ đều có thể được viết dưới dạng $\displaystyle f( t) -4f( v)$ với $\displaystyle t,v$ là các số thực được chọn phụ thuộc vào $\displaystyle u$. Thay $\displaystyle x=f( y)$ vào giả thiết ta được $\displaystyle 4f( f( y)) +4f( y) =f( 0)$
 
Do đó $\displaystyle f( f( y)) =-f( y) +\frac{f( 0)}{4}$. Ta muốn tính $\displaystyle f( f( x) -4f( y)) =f(( f( x) -3f( y)) -f( y)) =4f( f( x) -3f( y)) +3( f( x) -3f( y)) +f( y)$. Cho nên ý tưởng nảy sinh là đi tính $\displaystyle f( x) -3f( y)$ trước. Ta có 
 
$\displaystyle f( f( x) -f( y)) =4f( f( x)) +3( f( x)) +f( y)$
 
$\displaystyle =-4f( x) +f( 0) +3f( x) +f( y) =( f( y) -f( x)) +f( 0)$. 
 
Lặp lại tương tự ta có được $\displaystyle f( f( u) -4f( v)) =64f( 0) -( f( u) -4f( v)) \Longrightarrow f( x) =-x+c$, thử lại có $\displaystyle c=0$. 



#734060 [TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 21-07-2022 - 21:40 trong Phương trình hàm

Một topic để mọi người tổng hợp các bài toán phương trình hàm trên tập số thực

Bài 1. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f( xy+f( y)) =yf( x) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$