Đến nội dung

Sangnguyen3 nội dung

Có 222 mục bởi Sangnguyen3 (Tìm giới hạn từ 20-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#743754 Một trong các số $k_1.2^{n}+1, k_2.2^{n}+1,...k_{2023}.2^{n}+1$ là...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 21-02-2024 - 11:59 trong Số học

Có tồn tại hay không các số nguyên dương phân biệt $k_1,k_2,..k_{2023}$ thỏa mãn với mọi $n> 2022$, thì tồn tại một số trong các số $k_1.2^{n}+1, k_2.2^{n}+1,...k_{2023}.2^{n}+1$ là số nguyên tố.




#743304 Tính $lim(x_n.y_n)$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 31-01-2024 - 19:56 trong Dãy số - Giới hạn

Cho hai dãy số $(x_n)$ và $(y_n)$ thỏa mãn $x_1=3$, $x_{n+1}=(x_{n}^{2}-2)^{2}-2$ và $y_{n}=\left ( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right )^{4^{n-1}}, n\geq 1$. Tính $lim(x_n.y_n)$




#742949 Hỏi có tồn tại hay không số nguyên dương $n$ sao cho $n,n+1,n+...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 09-01-2024 - 23:08 trong Số học

Gọi $a,b,c$ là các số nguyên dương $\geq 2$, đôi một nguyên tố cùng nhau 

Khi đó : $\left ( 2^{a}-1;2^{b}-1 \right )=\left ( 2^{b}-1;2^{c}-1 \right )=\left ( 2^{c}-1;2^{a}-1 \right )=1$

Theo định lí thặng dư Trung Hoa, tồn tại số nguyên dương $n$ sao cho : $\begin{cases} n \equiv 0(\mod 2^{a}-1)\\ n \equiv -1(\mod 2^{b}-1)\\ n \equiv -2 (\mod 2^{c}-1) \end{cases}$

Vậy tồn tại số nguyên dương $n$ thỏa mãn yêu cầu bài toán




#742900 Hỏi có tồn tại hay không số nguyên dương $n$ sao cho $n,n+1,n+...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 05-01-2024 - 01:12 trong Số học

Cho tập $S$ là tập các số nguyên dương dương có ít nhất 1 ước dạng $2^{k}-1$ với $k\geq 2$. Hỏi có tồn tại hay không số nguyên dương $n$ sao cho $n,n+1,n+2$ cùng thuộc $S$




#742857 ​$f(xy+f(y)).f(x)=x^{2}.f(y)+f(xy)$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 31-12-2023 - 23:17 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả hàm số $f: \mathbb R\rightarrow \mathbb R$ thỏa mãn : 
$f(xy+f(y)).f(x)=x^{2}.f(y)+f(xy)$




#742538 Một số tự nhiên được gọi là số “đẹp” nếu nó có thể phân tích được thành tích...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 16-12-2023 - 22:51 trong Số học

Một số tự nhiên được gọi là số “đẹp” nếu nó có thể phân tích được thành tích của một số các số nguyên dương mà tổng của chúng bằng 2020. Hãy tìm số “đẹp” lớn nhất.




#742537 Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn hai tập hợp con khác nhau của X sao cho gia...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 16-12-2023 - 22:30 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho tập hợp X có 2023 phần tử. Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn hai tập hợp con khác nhau của X sao cho giao của hai tập hợp này là một tập hợp có đúng một phần tử ?




#742484 Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DIJ luôn đi qua một điểm cố đị...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 12-12-2023 - 23:42 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) và D là một điểm di động trên cung nhỏ BC (D khác B và C). Gọi I,J lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp ứng với đỉnh A của các tam giác ABD và ACD.

a) Gọi T là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DIJ . Chứng minh rằng OT có độ dài không đổi khi D thay đổi trên cung nhỏ BC.

b) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DIJ luôn đi qua một điểm cố định khi D thay đổi trên cung nhỏ BC.




#742272 Tìm tất cả các số nguyên dương $(m;n)$ sao cho: $m\mid 2^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 27-11-2023 - 22:28 trong Số học

3/Tìm tất cả số nguyên dương $n$ để tồn tại duy nhất số nguyên dương $a$ sao cho : $n! \mid a^{n}-1$

4/ Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$, tồn tại số nguyên dương m sao cho : $n \mid 2^{m}+m$

5/ Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên dương $n$ thỏa mãn : $\varphi(n)<\varphi(n+1)<\varphi(n+2)$

6/ Giải phương trình nghiệm nguyên dương $(a;n;p)$ trong đó $p$ là số nguyên tố thỏa mãn : 

$a^{2}(a^{2}+1)=5^{n}(5^{n+1}-p^{3})$




#742271 Tìm tất cả các số nguyên dương $(m;n)$ sao cho: $m\mid 2^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 27-11-2023 - 22:22 trong Số học

Cho số nguyên dương $a$. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương $b>a$ sao cho : 

$1+2^{a}+3^{a}\mid 1+2^{b}+3^{b}$




#742189 Tìm tất cả các số nguyên dương $(m;n)$ sao cho: $m\mid 2^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 22-11-2023 - 18:41 trong Số học

Dễ thấy $m,n$ lẻ

Với $m=1 \Rightarrow n\in \left \{ 1;3 \right \}$. Ta có $3$ cặp $(1;1),(1;3),(3;1)$ thỏa mãn 
Xét $m,n\geq 3$, ta đặt: 

$m=\prod_{k=1}^{N}p_k^{a_k},n=\prod_{k=1}^{M}q_k^{b_k}$

Với $1\leq i\leq N,1\leq j\leq M$, ta có : 

$v_2(p_i-1)=\underset{1\leq k\leq N}{min} v_2(p_k-1)$

$v_2(q_j-1)=\underset{1\leq k\leq M}{min} v_2(q_k-1)$

Ta có : $m|2^{\varphi(n)}+1 \Rightarrow 2^{\varphi(n)}\equiv -1(\mod p_i^{a_i}) \Rightarrow 2^{2\varphi(n)}\equiv 1 (\mod p_i^{a_i})$

Đặt: $d_i=ord_{p_i^{a_i}}(2)$ thì ta được $d_i \nmid \varphi(n)$ và $d_i \mid 2\varphi(n)$

$\Rightarrow v_2(d_i)=v_2\left ( \varphi(n) \right )+1$

Lại có theo định lí Euler, ta thu được : $2^{\varphi(p_i^{a_i})}\equiv 1 (\mod p_i^{a_i})$

$\Rightarrow d_i \mid \varphi(p_i^{a_i})\Rightarrow d_i \mid p_i^{a_i -1}(p_i-1)$

$\Rightarrow v_2(d_i)\leq v_2(p_i -1)$

$\Rightarrow v_2(p_i -1)\geq 1+ v_2(\varphi(n))\geq 1+ v_2(q_j -1)$
Tương tự đối với $q_j^{b_j}$ ta có được $v_2(q_j -1)\geq 1+ v_2(p_i -1)$

Từ hai điều trên, ta suy ra điều mâu thuẫn. Như vậy, không tồn tại các giá trị $m,n\geq 3$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.




#742183 CMR TK,MN và XY đồng quy.

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 22-11-2023 - 01:05 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có ba đường cao AD,BE,CF đồng quy tại H. Gọi M,N lần lượt là trung điểm BC và AH. NO cắt (BOC) tại K khác O, (BOC) cắt (DEF) tại X và Y. Tia MH cắt (O) tại T. CMR TK,MN và XY đồng quy.




#742138 Tìm tất cả các số nguyên dương $(m;n)$ sao cho: $m\mid 2^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 15-11-2023 - 19:52 trong Số học

1/Tìm tất cả các số nguyên dương $(m;n)$ sao cho: $m\mid 2^{\varphi (n)}+1$ và $n\mid 2^{\varphi (m)}+1$




#742137 Chứng minh rằng $\frac{\left ( 2k \right )!...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 15-11-2023 - 19:48 trong Số học

a) Giả sử $\exists$ $\varphi (x)=2p$

Ta cần đi chứng minh $a+b=2p+1$ hoặc $a+b=2(2p+1)$

Ta có : $a+b> 2$ và $a+b\mid a^{2n-1}+b^{2n-1}$
Xét $x=2^{k}.q \ [k\geq 2; (2;q)=1]$

$\varphi (x)=\varphi (2^{k}).\varphi \left ( q \right )=2^{k-1}.\varphi \left ( q \right )\vdots 4$ ( vô lí vì $2p\equiv 2 (\mod4)$

$\Rightarrow k\in \left \{ 0;1 \right \}$

Vì $\varphi (2q)=\varphi (q)$ nên ta chỉ cần xét $x=u$ (với $u$ lẻ ) 

Trường hợp 1 : $u=p_1.p_2...p_k$ với $p_1,p_2,..,p_k$ là các số nguyên tố lẻ phân biệt 
$\varphi (u)=\varphi (p_1).\varphi (p_2)...\varphi (p_k) \vdots 4$ ( vô lí )

Trường hợp 2 : $u=r^{t}$ với $t\geq 2$ và $r$ là số nguyên tố lẻ 

$\varphi (u)=r^{t-1}(r-1)=2p$ $\Rightarrow r=3,p=3$ (vô lí vì $p> 3$)

$\Rightarrow u=q$ với $q$ là 1 số nguyên tố lẻ 
Vậy $x=q$ hoặc $x=2q$ với $q$ là số nguyên tố lẻ.

$\Rightarrow \varphi (x)=\varphi (q)=\varphi (2q)=q-1=2p$ 

$\Rightarrow x=2p+1$ hoặc $x=2(2p+1)$

$(a+b)\mid (a^{2n-1}+b^{2n-1})$ $\Rightarrow (a+b)k=a^{2n-1}+b^{2n-1}=q$ hoặc $(a+b)k=a^{2n-1}+b^{2n-1}=2q$

Nếu $(a+b)k=a^{2n-1}+b^{2n-1}=q$, kết hợp $a+b> 2$ $\Rightarrow a+b=q=2p+1$

Nếu $(a+b)k=a^{2n-1}+b^{2n-1}=2q$, kết hợp $a+b> 2 \Rightarrow a+b=q=2p+1$ hoặc $a+b=2q=2(2p+1)$

Ta có điều phải chứng minh 

b) Với một số $k$ nguyên dương thỏa mãn $a^{n}+b^{n}\mid a^{k}-b^{k}$ thì $k$ nhỏ nhất thỏa mãn là $2n$ và nếu $a^{n}+b^{n}\mid a^{l}-b^{l}$ thì $2n\mid l$

Vì $(a;a^{n}+b^{n})=(b;a^{n}+b^{n})=1$ nên theo định lí $Euler$, ta có : 
$a^{\varphi \left ( a^{n}+b^{n} \right )}\equiv 1 (\mod a^{n}+b^{n})$ và $b^{\varphi \left ( a^{n}+b^{n} \right )}\equiv 1 (\mod a^{n}+b^{n})$

$a^{n}+b^{n}\mid a^{\varphi \left ( a^{n}+b^{n} \right )}-b^{\varphi \left ( a^{n}+b^{n} \right )} \Rightarrow 2n\mid \varphi \left ( a^{n}+b^{n} \right )$

$2(2n-1)\mid \varphi (a^{2n-1}+b^{2n-1})$

$2^{k}.1.3.5...(2k-1)\mid \Rightarrow \prod_{i=1}^{k}u_i$

$\Rightarrow \frac{(2k)!}{(k)!}\mid \prod_{i=1}^{k}u_i$




#741984 Chứng minh rằng $\frac{\left ( 2k \right )!...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 02-11-2023 - 23:22 trong Số học

Với các số nguyên $a,b$ nguyên tố cùng nhau, $a> b> 1$, ta xét dãy số sau: 

$u_n=\varphi (a^{2n-1}+b^{2n-1})$ với $n=1,2,3,...$ 

1. Chứng minh rằng nếu $p> 3$ là số nguyên tố lẻ và có số hạng nào đó của dãy trên bằng $2p$ thì $a+b=2p+1$ hoặc $a+b=2(2p+1)$

2. Chứng minh rằng $\frac{\left ( 2k \right )!}{k!}\mid \prod_{i=1}^{k}u_i$




#741852 $\sqrt{\frac{2a}{b+c}} + \s...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 26-10-2023 - 23:18 trong Bất đẳng thức - Cực trị

chỉnh đề lại thành $\sum \sqrt{\frac{2a}{a+b}}\leq 3$ mới đúng nhé bạn




#741848 $a|b^{2},b^{3}|a^{4}, a^{5}|b^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 26-10-2023 - 21:34 trong Số học

$1/$ Cho $a,b$ là các số nguyên dương thỏa mãn các điều kiện : 

$a|b^{2},b^{3}|a^{4}, a^{5}|b^{6}, b^{7}|a^{8},...$.Chứng minh rằng$:a=b$

$2/$ Tồn tại hay không bộ ba số nguyên tố $(p;q;r)$ sao cho $\left ( p^{2}-7 \right )\left ( q^{2}-7 \right )\left ( r^{2} -7\right )$ là 1 số chính phương




#741778 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 18-10-2023 - 10:51 trong Hình học

Bài toán 45 : 
Cho $\Delta ABC$ nhọn có trực tâm $H$, đường tròn tâm $I$ qua $B,C$ và cắt $HB,HC$ lần lượt tại $E,F$. Các đường tròn $(HBF),(HCE)$ cắt nhau tại $D$ . $(J)$ là đường tròn qua $E,F$ và trung điểm $BC$ cắt $HB,HC,FB,EC$ lần lượt tại $M,N,P,Q$. Gọi $U,V$ là tâm các đường tròn $(DMP),(DNQ)$.

CMR $ID//UV$




#741773 Tìm a,b nguyên dương thỏa mãn $a^{4}+10a^{2}+2^...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 17-10-2023 - 21:37 trong Số học

Bài ni 1 thằng bạn hỏi a mà a lúc đó a chưa làm đc nên đăng lên đây để thảo luận thôi




#741665 $u_1=1; u_{n+1}=u_n+\frac{1}{2u_n} ,...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 08-10-2023 - 21:44 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số thực $(u_n)$, $n\in N^{*}$ xác định bởi $u_1=1; u_{n+1}=u_n+\frac{1}{2u_n} , n\in N^{*}$. Tính $lim \frac{u_n}{\sqrt{n}}$ và tìm $[u_{2023}]$ 




#741664 $\sum_{i=1}^{n}\leqslant x_{n+1}...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 08-10-2023 - 21:34 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số thực dương $(x_n),n\geqslant 1$ thỏa mãn : $\sum_{i=1}^{n+1}x_i < 4x_n$ với mọi $n$ nguyên dương. Chứng minh rằng $\sum_{i=1}^{n}x_i \leqslant x_{n+1}$ với mọi n nguyên dương 




#741663 $x_{n+1}=x_n +\frac{1}{y_n}; y_{...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 08-10-2023 - 21:30 trong Dãy số - Giới hạn

Cho hai dãy số $(x_n),(y_n)$ xác định bởi $x_1=0, y_1=1$ và $x_{n+1}=x_n +\frac{1}{y_n}; y_{n+1}=\frac{1}{\sqrt{x_{n+1}^{2}+1}}, n\geq 1$. Đặt $u_n=x_n.y_n, n\geqslant 1$. Tính $lim\sqrt[n]{\sum_{i=1}^{n}u_i^{n}}$

 




#741537 Cho tập $X=\{1;2;3;\ldots ;3000\}$. Có tồn...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 27-09-2023 - 11:47 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho tập $X=\{1;2;3;\ldots ;3000\}$. Có tồn tại hay không 1 tập $A$ có 2000 phần tử và với mỗi $x\in A \Rightarrow 2x\notin A$ ?




#741518 Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I, (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F.,...Chứng...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 25-09-2023 - 18:43 trong Hình học

Where is M?

M là trđ BC, mình sửa lại r




#741517 Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F,...Chứng...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 25-09-2023 - 18:42 trong Hình học

Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp (I). (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. EF cắt (ABC) tại P,Q. DQ cắt (ABC) tại H. Chứng minh AH vuông IP