Đến nội dung

Lekhanhung nội dung

Có 23 mục bởi Lekhanhung (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#729615 Chứng minh rằng I, J, N thẳng hàng

Đã gửi bởi Lekhanhung on 11-08-2021 - 17:46 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn A-Apollonius của tam giác ABC cắt (O) tại M (khác A) và cắt BC tại N. Gọi I, J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB, MAC. Chứng minh rằng I, J, N thẳng hàng.

Hình gửi kèm

  • 4.png



#729491 Chứng minh rằng $\frac{IC}{ID}=\frac{...

Đã gửi bởi Lekhanhung on 08-08-2021 - 10:00 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD nội tiếp. E là giao điểm của ACBD. F là giao điểm của ADBC. I là giao điểm thứ hai của (EAB) và (ECD). Chứng minh rằng $\frac{IC}{ID}=\frac{FC}{FD}$

Hình gửi kèm

  • 1.png



#729468 Chứng minh rằng I, A, E, F đồng viên

Đã gửi bởi Lekhanhung on 07-08-2021 - 17:09 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). I là điểm chính giữa cung BC chứa A. M là trung điểm BC. Đường tròn (I; IM) cắt AB, AC lần lượt tại E, F.

a) Chứng minh rằng I, A, E, F cùng thuộc một đường tròn (tâm J).

b)  Tia phân giác góc BAC cắt (J) tại D. Chứng minh rằng tứ giác OJDM nội tiếp.

Hình gửi kèm

  • 0Untitled.png



#729461 Chứng minh rằng E, M, H', F đồng viên

Đã gửi bởi Lekhanhung on 07-08-2021 - 14:45 trong Hình học

Cho tam giác ABC có đường cao AH, trung tuyến AM, nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến tại BC của (O) cắt nhau ở P. Gọi H' là điểm đối xứng của H qua M và E, F lần lượt là hình chiếu của P lên AB, AC. Chứng minh rằng E, M, H', F đồng viên.

Hình gửi kèm

  • 1Untitled.png



#729458 Chứng minh rằng M, D, A' thẳng hàng

Đã gửi bởi Lekhanhung on 07-08-2021 - 11:33 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến tại B, C của (O) cắt nhau ở P. AP cắt lại (O) ở D. A' là điểm đối xứng với A qua BC. Chứng minh rằng M, D, A' thẳng hàng.

Hình gửi kèm

  • 222.png



#729449 Chứng minh PD đi qua tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC

Đã gửi bởi Lekhanhung on 07-08-2021 - 09:40 trong Hình học

Đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Đường tròn (W) đi qua B, C và tiếp xúc với (I) tại P. Chứng minh rằng PD đi qua tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC.

Hình gửi kèm

  • 333.png



#729429 Chứng minh rằng FH, KE, MI đồng quy

Đã gửi bởi Lekhanhung on 06-08-2021 - 09:53 trong Hình học

 $\frac{MH}{MP}=\frac{MK}{MQ}$.

Sửa thành $\frac{HM}{HP}=\frac{KM}{KQ}$.

 




#729428 Chứng minh rằng FH, KE, MI đồng quy

Đã gửi bởi Lekhanhung on 06-08-2021 - 09:45 trong Hình học

$\frac{AM}{PQ}=\frac{CM}{PD}$ 

Lời giải hay quá! Ở vế phải sửa PD thành PQ




#729400 Chứng minh rằng FH, KE, MI đồng quy

Đã gửi bởi Lekhanhung on 05-08-2021 - 17:14 trong Hình học

Đề ra:

Hình gửi kèm

  • LML.jpg



#729076 $\frac{HB}{HD}=\frac{PB}{PF}$

Đã gửi bởi Lekhanhung on 22-07-2021 - 10:28 trong Hình học

Đề ra:

Hình gửi kèm

  • 22.7Untitled.png



#729052 Chứng minh rằng I là trung điểm của EF

Đã gửi bởi Lekhanhung on 21-07-2021 - 08:43 trong Hình học

https://diendantoanh...minh-rằng-tmtn/
p/s: kiến thức lớp 9 thì bạn nên đăng ở box THCS  :))

Cảm ơn bạn rất nhiều




#729048 Chứng minh rằng I là trung điểm của EF

Đã gửi bởi Lekhanhung on 20-07-2021 - 23:07 trong Hình học

(Lớp 9) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) có I là giao điểm của ADBC. Đường thẳng d đi qua I và vuông góc với OI cắt AB, CD lần lượt tại E, F. Chứng minh rằng I là trung điểm của EF.

Hình gửi kèm

  • 20.7Untitled.png



#728915 Chứng minh B, H, L thẳng hàng

Đã gửi bởi Lekhanhung on 15-07-2021 - 22:06 trong Hình học

Đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. AI cắt DE, BC lần lượt tại L, T. AD cắt FT tại H. Chứng minh rằng B, H, L thẳng hàng.

 

 

Hình gửi kèm

  • 10h04Untitled.png



#728914 Chứng minh H, J, F thẳng hàng

Đã gửi bởi Lekhanhung on 15-07-2021 - 22:00 trong Hình học

Lời giải hay quá!




#728900 Chứng minh H, J, F thẳng hàng

Đã gửi bởi Lekhanhung on 15-07-2021 - 16:08 trong Hình học

Cho tam giác ABC có trực tâm H.  Đường tròn (T) đi qua B, C cắt AB, AC lần lượt tại D, E. Gọi F là trực tâm tam giác ADE; BR, CP là các đường cao của tam giác ABC; J là giao điểm của DREP. Chứng minh rằng H, J, F  thẳng hàng.

 

Hình gửi kèm

  • 1572021Untitled.png



#728616 Đường thẳng Euler tạo với hai cạnh thành tam giác đều

Đã gửi bởi Lekhanhung on 05-07-2021 - 10:50 trong Hình học

Cho tam giác ABC có góc A bằng 600. Đường thẳng Euler của tam giác ABC cắt cạnh AB, AC lần lượt tại D, E. Chứng minh rằng tam giác ADE đều.

Hình gửi kèm

  • 4Untitled.png



#728543 Chứng minh HK vuông góc với đường trung tuyến kẻ từ A của tam giác ABC

Đã gửi bởi Lekhanhung on 01-07-2021 - 16:42 trong Hình học

Lời giải hay quá! Cảm ơn bạn nhiều!




#728536 Chứng minh HK vuông góc với đường trung tuyến kẻ từ A của tam giác ABC

Đã gửi bởi Lekhanhung on 01-07-2021 - 08:26 trong Hình học

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến MB, MC và cát tuyến MXA (B, C là các tiếp điểm, MX<MA). MA cắt BC tại D, I là điểm đối xứng với A qua D. Kẻ IE song song với AC (E thuộc AB), kẻ IF song song với AB (F thuộc AC). Gọi H, K lần lượt là trực tâm của các tam giác ABC, AEF. Chứng minh rằng HK vuông góc với đường trung tuyến kẻ từ A của tam giác ABC.

 

Hình gửi kèm

  • 12Untitled.png



#728529 Chứng minh Y thuộc trung tuyến AM

Đã gửi bởi Lekhanhung on 30-06-2021 - 21:14 trong Hình học

 

 

Lời giải hay quá! Cảm ơn bạn!




#728511 Chứng minh Y thuộc trung tuyến AM

Đã gửi bởi Lekhanhung on 29-06-2021 - 22:19 trong Hình học

Cho tam giác ABC có đường cao AH, trung tuyến AM, nội tiếp đường tròn (O). Đường đối trung góc A cắt (O) tại điểm thứ hai là X. Gọi Y là điểm đối xứng với X qua BC. Chứng minh rằng Y thuộc AM và hai góc HAX, OXM bằng nhau.

Hình gửi kèm

  • 111Untitled.png



#728463 Chứng minh K thuộc một đường tròn cố định

Đã gửi bởi Lekhanhung on 27-06-2021 - 17:12 trong Hình học

Gọi $X$ là điểm giữa cung $AB$ không chứa $(I),(J)$; $I_{0},J_{0},I',J'$ lần lượt là tiếp điểm của $(I),(J)$ và $AB,(O)$. Ta có kết quả quen thuộc là $X\in I_{0}',J_{0}J'$. Mặt khác $\overline{XI_{0}}\cdot \overline{XI'}=\overline{XJ_{0}}\cdot \overline{XJ'}=XA^{2}=XB^{2}$ nên $X$ thuộc tiếp tuyến chung tại $K$ của $(I),(J)$. Suy ra $K$ thuộc $(X,XA)$ cố định. $\square$

PS: Đây cũng là cách dựng hai đường tròn $(I),(J)$

 

Lời giải hay quá! Cảm ơn bạn nhiều!




#728274 Chứng minh K thuộc một đường tròn cố định

Đã gửi bởi Lekhanhung on 19-06-2021 - 21:39 trong Hình học

Cho đường tròn (O) và điểm A, B thuộc đường tròn sao cho A, O, B không thẳng hàng. (I), (J) lần lượt tiếp xúc với AB tại M, N tiếp xúc với cung nhỏ AB tại P, Q và tiếp xúc ngoài nhau tại K. Chứng minh rằng K thuộc một đường tròn cố định.

Hình gửi kèm

  • k.jpg



#695978 $MN,PQ,IJ$ đồng quy

Đã gửi bởi Lekhanhung on 02-11-2017 - 21:08 trong Hình học

Cho hai đường tròn $(I)$ và $(J)$ ngoài nhau. $MN,PQ$ lần lượt là tiếp tuyến chung ngoài và chung trong của hai đường tròn đó ( $M,P$ thuộc $(I)$ và $N,Q$ thuộc $(J)$ ). Chứng minh rằng $MP, NQ, IJ$ đồng quy.