Đến nội dung

longmy nội dung

Có 32 mục bởi longmy (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#558094 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 06-05-2015 - 20:28 trong Kinh nghiệm học toán

Với tích $\left ( x-2 \right )\left ( x-10 \right )$ thì ta nhận ra lỗi trong cách mà bạn nthoangcute đã đưa ra bởi vì khi thay x=10 ta có giá trị là 0, vì thế ta cần thay x vào là một giá trị lớn hơn: 100. Thay vào ta được tích bằng 8820, chia các khoảng là $\left | 88 \right |20|$. Theo cách của bạn nthoangcute thì ta có hệ số tự do là 20, hệ số bậc 1 là 88 (vì vị trí đầu khoảng thứ 2 từ phải qua là 8 không phải 9, không có số 9). Do đó không tồn tại hệ số bậc 2 (?). Vì thế, sai sót là ở phần bạn xét số ở vị trí đầu tiên! Xin hãy tìm phương pháp hoàn thiện hơn!

Thủ thuật CALC 100 chỉ áp dụng cho đa thức có hệ số nguyên trong đoạn $[-50; +50]$ mà thôi. Bởi vì đề thi đại học thường ra như vậy nên chúng ta mới tập trung vào mảng đó. CALC 100 không phải cách phân tích tổng quát nên không áp dụng vào mọi trường hợp được




#565917 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 15-06-2015 - 14:29 trong Kinh nghiệm học toán

Mình mới tìm hiểu sâu hơn chút về chức năng solve. Mọi người cho mình hỏi đoạn này làm sao có? Mình bấm toàn ra nghiệm thập phân và mình  cũng không biết làm sao để tính ra được 2 nghiệm. Mình tìm hiểu trên internet cách tìm nghiệm thứ 2 thi vào đây.

Có thể hiểu nôm na là khi solve phương trình $x^2+1-(x+1)\sqrt{x^2-2x+3}=0$ thì máy hiện nghiệm 2,414213562 (ta gán vào A), và -0,4142135624 (ta gán vào B). Tiếp tục bấm máy A+B và AB ta lại có A+B=2 và AB= -1 nên theo Viet ta được hai nghiệm là $1\pm \sqrt{2}$.




#502981 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 31-05-2014 - 15:47 trong Kinh nghiệm học toán

Gán x=100 thì kết quả là −4179813, tách thành −4|17|98|13| ta được hệ số bậc 3 là −4, hệ số bậc 2 là −18, hệ số bậc nhất là 2, hệ số tự do là −1
__________________
Giải thích giúp mình đoạn này với, không cộng thêm 1 à bạn?

Làm từ phải sang trái chứ không phải từ trái sang phải bạn ạ.

...tách thành −4|17|98|13|

Suy ra

$$-[13 +(98-100)x +(17+1)x^2+4x^3]=-(13-2x+18x^2+4x^3)=-4x^3-18x^2+2x-13$$




#539038 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 24-12-2014 - 19:02 trong Kinh nghiệm học toán

Một số thủ thuật khác tuy không được hay nhưng khá ảo ...
VD: Tính tích phân, nguyên hàm : $$\int \dfrac{17x^3+12x+14}{(x-1)^3(x+1)^2(x^2+1)^2} dx$$
[klq nhưng hôm nay ngày 17/12/2014]
Lời giải vô cùng ngắn gọn :
$$\dfrac{17x^3+12x+14}{(x-1)^3(x+1)^2(x^2+1)^2}
=\dfrac{43}{16(x-1)^3}-\dfrac{33}{8(x-1)^2}+\dfrac{265}{64(x-1)}+\dfrac{15}{32(x+1)^2}-\dfrac{21}{64(x+1)}+\dfrac{19x^2-9x}{8(x^2+1)^2}-\dfrac{51+61x}{16(x^2+1)}$$
Vì đề thi ĐH chẳng bao giờ cho khó thế này nên mình cũng chẳng dại gì up lên ...
Nhưng khá hay đó ! Thủ thuật này có thể không cần nháp một tẹo nào cũng có thể viết được trực tiếp đáp án lên giấy biểu thức kia ...

 

Sử dụng phương pháp thặng dư hay Repeated Real Roots (ở trang http://lpsa.swarthmo...alFraction.html) thì chỉ tìm được tử thức ở các phân số có mẫu bậc 1, bậc 2 thôi. Đằng này bạn có thể nhanh chóng tìm được ở cả bậc 3 và nghiệm phức. Hay thật! Nhưng mà cụ thể làm theo thuật toán nào?




#540183 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 09-01-2015 - 21:57 trong Kinh nghiệm học toán

...
Một số thủ thuật khác tuy không được hay nhưng khá ảo ...
VD: Tính tích phân, nguyên hàm : $$\int \dfrac{17x^3+12x+14}{(x-1)^3(x+1)^2(x^2+1)^2} dx$$
[klq nhưng hôm nay ngày 17/12/2014]
Lời giải vô cùng ngắn gọn :
$$\dfrac{17x^3+12x+14}{(x-1)^3(x+1)^2(x^2+1)^2}
=\dfrac{43}{16(x-1)^3}-\dfrac{33}{8(x-1)^2}+\dfrac{265}{64(x-1)}+\dfrac{15}{32(x+1)^2}-\dfrac{21}{64(x+1)}+\dfrac{19x^2-9x}{8(x^2+1)^2}-\dfrac{51+61x}{16(x^2+1)}$$
Vì đề thi ĐH chẳng bao giờ cho khó thế này nên mình cũng chẳng dại gì up lên ...
Nhưng khá hay đó ! Thủ thuật này có thể không cần nháp một tẹo nào cũng có thể viết được trực tiếp đáp án lên giấy biểu thức kia ...

Mình nghĩ kết quả đúng phải là

$$\dfrac{17x^3+12x+14}{(x-1)^3(x+1)^2(x^2+1)^2} =\dfrac{43}{16(x-1)^3}-\dfrac{33}{8(x-1)^2}+\dfrac{265}{64(x-1)}
+\dfrac{15}{32(x+1)^2}-\dfrac{21}{64(x+1)}+\dfrac{19x-9}{8(x^2+1)^2}-\dfrac{51+61x}{16(x^2+1)}$$
 

 

Muahahahaha =))) 
Hỏi thừa rồi anh , với nthoangcute thì còn gì là không thể nữa . Đến cách giải pt bậc 4 nghiệm căn trong căn mà anh Việt vẫn có cách nhanh hơn của em thì không còn gì để nói nữa rồi ...  

P/s : Sau này học đến tích phân em nhất định sẽ tìm ra thủ thuật đấy , ráng chờ nhé anh Mẫn Tiệp   :biggrin:  !

Anh nhờ bạn anh nghiên cứu rồi, nhưng mà tạm thời chưa nghĩ ra, mới chỉ tìm được phương pháp giải trường hợp đơn giản hơn thôi, em xem email bạn Hảo gửi cho anh như sau

 

CALC 1000 và Đồng nhất thức

Mai Hoàn Hảo, SP Toán, K36, CTU

 

 

$$\frac{x-1}{(x-2)(x^2+4)^2}
=\frac{A}{x-2}+\frac{B_2x+C_2}{(x^2+4)^2}+\frac{B_1x+C_1}{x^2+4}$$

Ta có $A$ là giá trị của $\frac{x-1}{(x^2+4)^2}$ tại $x=2$, suy ra $A=\frac{1}{64}$

Đặt $B_2x+C_2=T_2$ và $B_1x+C_1=T_1$, khi đó
$$ \frac{x-1}{(x-2)(x^2+4)^2}
=\frac{1/64}{x-2}+\frac{T_2}{(x^2+4)^2}+\frac{T_1}{x^2+4}$$
suy ra
$$ \frac{64(x-1)-(x^2+4)^2}{x-2}=64T_2+64T_1(x^2+4) (*)$$
Cho $x=1000$ ta được $(*)$ trở thành
$$ 64T_2+64T_1. 1000004=-1002011960 $$
hay
$$ 64T_1+\frac{64T_2}{1000004}=\frac{-1002011960}{1000004}=-1002-\frac{7952}{1000004} $$
suy ra
$$ 64T_1=-1002=-1/002=-(2+x)=-x-2 $$

$$ 64T_2=-7952=-7/952=-(-48+8x)=-8x+48 $$
Vậy
$$ T_1=-\frac{1}{64}x-\frac{1}{32} $$

$$ T_2=-\frac{1}{8}x+\frac{3}{4} $$
 




#542251 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 29-01-2015 - 15:57 trong Kinh nghiệm học toán

 

Muahahahaha =))) 
Hỏi thừa rồi anh , với nthoangcute thì còn gì là không thể nữa . Đến cách giải pt bậc 4 nghiệm căn trong căn mà anh Việt vẫn có cách nhanh hơn của em thì không còn gì để nói nữa rồi ...  
P/s : Sau này học đến tích phân em nhất định sẽ tìm ra thủ thuật đấy , ráng chờ nhé anh Mẫn Tiệp   :biggrin:  !

 

nthoangcute đã up cách đồng nhất thức nhanh bằng casio lên youtube rồi:



#541092 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 17-01-2015 - 14:39 trong Kinh nghiệm học toán

 

Từ bậc 7 bạn nhóm kiểu gì mà đẹp vậy @@

 

Bấm MTCT casio bạn ơi + chia "mò" đa thức + calc 100 :D



#540701 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 13-01-2015 - 19:41 trong Kinh nghiệm học toán

 

Phân tích đa thức thành nhân tử bằng máy tính Casio!

$4x^6  + 4x^5 + 8x^4 + 4x^3 + 5x^2 - 5x - 5 -\frac{(4x^4+4x^3+4x^2+5)^{2}}{4(x+1)^2}=0$
Mọi người giúp dùm em ạ!

 

$$4x^6  + 4x^5 + 8x^4 + 4x^3 + 5x^2 - 5x - 5 -\frac{(4x^4+4x^3+4x^2+5)^{2}}{4(x+1)^2}$$

 

$$=\frac{16 x^7+32 x^6+64 x^5+28 x^4-4 x^3-80 x^2-60 x-45}{4 (x+1)^2}$$

 

$$=\frac{(2 x^2+2 x+3)^2 (4 x^3-5)}{4 (x+1)^2}$$




#598556 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 15-11-2015 - 22:22 trong Kinh nghiệm học toán

tại sao lại chọn 10 100 mà 0 chọn số khác vậy anh . mấy số đó là do mình tự chọn à hay là có quy luật gì đó

Chọn như vậy vì chúng ta làm theo định lí cơ sở của phương pháp. Vấn đề là chưa có ai nêu cách chứng minh định lí này. Nó có liên quan đến hệ đếm thập phân và sự biểu diễn các đa thức.




#465383 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 19-11-2013 - 22:09 trong Kinh nghiệm học toán

Mọi người ơi, cho em hỏi là phương trình  : $ x^4 + 6x^3 + 16x^2 + 22x + 15 =0 $ thì phân tích thành nhân tử như thế nào ạ? Nhờ mọi người nói rõ hướng làm. Em xin cám ơn.

Cho pt
$x^4+6x^3+16x^2+22x+15=0$
 
Tìm nhân tử $(x^2+ax+b)$
 
$b$ là uớc dương của hệ số tự do $a_0=15$, tức $b \in \{1, 15, 3, 5\}$
 
Bấm: MODE 7
 
Lần dò thứ nhất: chọn $b=1$
 
Nhập vào màn hình:
$\frac{100^4+6\times100^3+16\times100^2+22\times100+15}{100^2+100X+1}$
 
Bấm ``='' máy hỏi Start?, nhập $-10$, bấm ``='', máy hỏi End?, nhập $10$, bấm ``='', máy hỏi Step?, nhập $1$, bấm ``=''
 
Trong bảng kết quả, số nào cũng còn lẻ thập phân, suy ra $b=1$ loại
 
Lần dò thứ hai: chọn $b=15$
 
Làm tương tự, 
$$\left(\frac{100^4+6\times100^3+16\times100^2+22\times100+15}{100^2+100X+15}\right)$$
trong bảng kết quả, số nào cũng còn lẻ thập phân, suy ra $b=15$ loại
 
Lần dò thứ ba: chọn $b=3$
 
Làm tương tự, 
$$\left(\frac{100^4+6\times100^3+16\times100^2+22\times100+15}{100^2+100X+3}\right)$$
trong bảng kết quả có $X=2$ thì $F(X)=10405$ không có phần lẻ thập phân, suy ra $b=3$ nhận và $a=2$
 
Vậy pt đã cho có nhân tử $(x^2+2x+3)$



#464436 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 15-11-2013 - 10:03 trong Kinh nghiệm học toán

Mọi người ơi, cho em hỏi là phương trình  : $ x^4 + 6x^3 + 16x^2 + 22x + 15 =0 $ thì phân tích thành nhân tử như thế nào ạ? Nhờ mọi người nói rõ hướng làm. Em xin cám ơn.

Chào bạn, phương trình bậc 4 vô nghiệm thực, toàn là nghiệm phức thì mình chưa biết cách nào để dùng casio cả, bởi vì solve nghiệm phức không được.

 

Cách 1: dùng đồng nhất thức

$x^4+ax^3+bx^2+cx+d=x^4+(p+r)x^3+(q+s+pr)x^2+(ps+qr)x+ps$

Cách 2: phân tích bình thường, tách ra rồi đặt nhân tử chung

Kết quả:

$$(x^2+2x+3) (x^2+4x+5)$$

 

P/S: Thật ra chỉ cần biết 1 nghiệm phức là phân tích đuợc ngay, đành chờ chủ topic xem có cách nào mới để xử lí vấn đề này không?

 

toàn là những pp cũ thui mà.ns chung là mọi người tự nghiên cữu pp mới đi. mà bây giờ giới hs dung fx570ms nhiều hơn là é đấy.

 

Bi giờ đã có Casio 570VN Plus, Vinacal Plus II toàn là những nâng cấp của ES đấy bạn ạ, không nhiều người dùng MS nữa đâu




#598557 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 15-11-2015 - 22:24 trong Kinh nghiệm học toán

anh ơi em co xem video hướng dẫn cua anh va thấy nó ko có phần chia da thức mà no có dư. Nếu gặp trường hợp mà ko chia hết thì phải làm sao ạ

Không chia hết thì quy về phân thức và tiếp tục CALC 100 cho tử thức là ra kết quả. :D




#558091 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 06-05-2015 - 20:26 trong Kinh nghiệm học toán

Anh ơi cho em hỏi áp dụng thủ thuật 8 ấy, em đã làm thử với một số bài thì OK, nhưng tại sao với bài này : 12x^4-10x+6y^2+y-18xy-12 thì tới phần phân tích thành nhân tử thì nó lại không ra? Anh có thể trình bày giúp em cách giải được không? Cảm ơn anh nhiều :)

Thủ thuật 8 chỉ áp dụng khi chắc chắn đa thức có thể phân tích thành nhân tử. Mình dùng wolframalpha vẫn không phân tích $12x^4-10x+6y^2+y-18xy-12$ thành nhân tử được




#464662 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 16-11-2013 - 19:36 trong Kinh nghiệm học toán

Thanks bạn nhé! Ý tớ là kĩ thuật dùng casio để phân tích phương trình trên thành nhân tử. Hy vọng các cao thủ sẽ ra tay để giúp em. Còn cái cách hệ số bất định là kinh điển rồi. Hi !

Còn cách 2 bạn bảo phân tích bình thường nhưng không đơn giản đâu, quan trọng là mình phải biết 1 nhân tử chung của nó..

+ Không hẳn là không có, nhưng mà... haizz

Nếu biết 1 nghiệm phức $z=\alpha+i\beta$ thì phân tích được, bởi vì

$a=-2 \alpha$

$b= \alpha^2+\beta^2$

có liên hệ với nhau,

bạn tính $f(i)f(-i)$ sẽ thấy

 

+ Cái hạn chế ở đây: 

$b$ là nghiệm của 1 phương trình bậc 6 rất khó nhớ, nên mặc dù solve 1 nghiệm là ra $b$ nhưng cách này xem ra không hiệu quả lắm.




#464862 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 17-11-2013 - 16:06 trong Kinh nghiệm học toán



Mình thử rôi ra 256 ( với phương trình của mình ), nhưng mình chưa thấy có liên hệ gì giữa $a$ với $b$ cả.

Cái phương trình bậc 6 là sao, bạn có thể nói rõ ra hơn được không?

Hi, xin lỗi mình nói nhầm, ý mình là $a$ và $b$ trong nhân tử $(x^2+ax+b)$ mà pt bậc 4 chia hết (đã sửa lại ở post trên)

Khi đó, liên hệ giữa $\alpha$ và $\beta$ của nghiệm phức $z=\alpha+i\beta$ là: $a=-2\alpha$ và $b=\alpha^2+\beta^2$

 

Mà thực ra ta chỉ cần tìm ra $a,b$ trong nhân tử $(x^2+ax+b)$ thôi, không cần ra luôn nghiệm phức

Cách tìm như thế này

 

$$x^4+a_3x^3+a_2x^2+a_1x+a_0=(x^2+ax+b)(x^2+cx+d)$$
Khi đó
+ $b$ là nghiệm của pt bậc 6 như sau
$$X^6-a_2X^5+(a_3a_1-a_0)X^4-(a_1^2-2a_0a_2+a_0a_3^2)X^3+a_0(a_3a_1-a_0)X^2-a_0^2a_2X+a_0^3=0$$
+ $a$ và $b$ liên hệ nhau bởi
$$\left[a^2+(b-1)^2\right]\left[(a_3-a)^2+\left(\frac{a_0}{b}-1\right)^2\right]=f(i)f(-i)$$
hay
$$a(a_3-a)-(b-1)\left(\frac{a_0}{b}-1\right)=-\frac{f(i)+f(-i)}{2}$$
hoặc
$$\left[a^2-(b+1)^2\right]\left[(a_3-a)^2-\left(\frac{a_0}{b}+1\right)^2\right]=f(1)f(-1)$$
 
Bạn thử áp dụng cho bài của bạn xem, chỉ cần có $(x^2+ax+b)$ là chia đa thức được rồi



#458996 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 21-10-2013 - 00:08 trong Kinh nghiệm học toán

Mẫn Tiệp (Hậu Giang) đây nè, anh thấy các em không nên tranh cãi nữa, cố gắng phát triển CALC 100, CALC 1000 là tốt rồi.

 

Còn có 1 người nữa cũng đã phát triển thủ thuật này, đó là linhhonbatdiet bên diễn đàn Cùng nhau vượt đại dương, hay onluyentoan.vn

 

Kĩ thuật sử dụng máy tính Casio 570es để phân tích đa thức có hệ số nguyên về dạng chính tắc

(trong video có sử dụng kĩ thuật CALC 1000)

 

Video xuất bản vào 02-09-2012

Tuy nhiên, hiện nay anh không truy cập vào onluyentoan.vn được nữa nên không biết tác giả có post thủ thuật đó trước 2 em hay không? Tất nhiên ngày up video chưa chắc là ngày hoàn thành bài viết

 

linhhonbatdiet là người đầu tiên (theo anh biết) có được giả lập Casio 570es bản chính thức của Casio

và hai năm nay linhhonbatdiet cũng không up thêm video nào

 

Thui, mong các em phát triển thêm nhiều kĩ thuật mới. Chúc các em học tốt và đậu đại học. ^^




#464438 Cách giải phương trình bậc 4 bằng máy tính

Đã gửi bởi longmy on 15-11-2013 - 10:21 trong Kinh nghiệm học toán

Bạn ơi cho mình hỏi cái này với. Nếu trong bảng mà có giá trị của x từ -10 -> 10 nhưng không có giá trị nào làm cho f(x)=0 thì sao

Không nên dùng mode 7 mà nên calc giá trị X để tìm khoảng chứa nghiệm, sau đó dùng solve để ra nghiệm




#461386 Phương pháp phân tích thành nhân tử với 2 biến bằng CASIO

Đã gửi bởi longmy on 01-11-2013 - 21:08 trong Chuyên đề toán THPT

THÊM 2 VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG THỦ THUẬT CỦA BẠN BÙI THẾ VIỆT ĐỂ PHÂN TÍCH ĐA THỨC 3 BIẾN THÀNH NHÂN TỬ

 

* Cơ sở lí luận: đồng nhất thức đúng với mọi số thực $x, y, z$ thì sẽ đúng với $x, y=10, z=100$

 

*VD1: Phân tích đa thức thành nhân tử

$$f(x;y;z)=x^3(y-z)+y^3(z-x)+z^3(x-y)$$

 

+Giải:

Cho $y=10, z=100$, khi đó

$$f(x;10;100)=-90x^3+1000(100-x)+1000000(x-10)$$

$$=-90x^3+100000-1000x+1000000x-10000000$$

$$=-90x^3+999000x-9900000$$

 

Bấm máy chế độ EQN giải phương trình bậc ba: $-90x^3+999000x-9900000=0$ ta được 3 nghiệm

  • $x=-110=-100-10=-z-y=x_1$
  • $x=100=z=x_2$
  • $x=10=y=x_3$

Hơn nữa, hệ số $-90=10-100=y-z=a$

 

Do đó, 

$$f(x;10;100)=-90x^3+999000x-9900000=a(x-x_1)(x-x_2)(x-x_3)$$

$$=(y-z)(x+y+z)(x-z)(x-y)=-(x-y)(y-z)(z-x)(x+y+z)=f(x;y;z)$$

 

Đáp số: $f(x;y;z)=-(x-y)(y-z)(z-x)(x+y+z)$

 

*VD2: Phân tích đa thức thành nhân tử

$$g(x;y;z)=x^3+y^3-z^3+3xyz$$

 

+Giải:

Cho $y=10, z=100$, khi đó

$$g(x;10;100)=x^3+1000-1000000+3000x=x^3+3000x-999000$$

 

Bấm máy 570ES+, chế độ EQN giải phương trình bậc ba: $x^3+3000x-999000=0$ ta được 3 nghiệm

  • $x=90=100-10=z-y=x_1$
  • $x=-45-55\sqrt{3}i=x_2$
  • $x=-45+55\sqrt{3}i=y=x_3$

Dễ thấy:

$$x_2+x_3=-90=S=10-100=y-z$$

$$x_2x_3=11100=P=10000+1000+100=100^2+10.100+10^2=z^2+yz+y^2$$

Vậy $x^3+3000x-999000=0$ có nhân tử $x^2-Sx+P=x^2-(y-z)x+y^2+yz+z^2=x^2+y^2+z^2-xy+yz+zx$

 

Do đó, 

$$g(x;10;100)=-90x^3+999000x-9900000=(x-x_1)(x^2-Sx+P)=(x+y-z)(x^2+y^2+z^2-xy+yz+zx)=g(x;y;z)$$

 

Đáp số: $g(x;y;z)=(x+y-z)(x^2+y^2+z^2-xy+yz+zx)$

 

P/S: Lần đầu post bài, nếu có gì sai sót xin các bạn thông cảm!

 




#536258 Cách giải phương trình bậc 4 có nghiệm căn trong căn bằng máy tính

Đã gửi bởi longmy on 05-12-2014 - 10:32 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bài tập 1
$$ x^4-10x^3+33x^2-30x+9=0. $$

Sử dụng SOLVE suy ra phương trình có 2 nghiệm thực là

$ x_1=-0.234888729 $ gán vào $A$.

$ x_2=2.072611069 $ gán vào $B$.

Nhìn hệ số của $x^3$ suy ra $-10=-2\alpha$, nên $\alpha=5$.

Mà $x_1+x_2=A+B=\alpha-\sqrt{\beta}$ nên $-0.234888729 +2.072611069=5-\sqrt{\beta}$, suy ra $\sqrt{\beta}=3.16227766$, kéo theo $\beta=10$. Tóm lại ta có $\sqrt{\beta}=\sqrt{10}$.

Nhìn hệ số của $x^2$ suy ra $33=\alpha^2-\beta+2\gamma=5^2-10+2\gamma$, nên $\gamma=9$.

Mà $x_1.x_2=A.B=\gamma-\sqrt{\delta}$ nên $(-0.234888729). 2.072611069=9-\sqrt{\delta}$, suy ra $\sqrt{\delta}=9.486832981$, kéo theo $\delta=90$. Tóm lại ta có $\sqrt{\delta}=3\sqrt{10}$.

Vậy, $S=x_1+x_2=\alpha-\sqrt{\beta}=5-\sqrt{10}$ và $P=x_1.x_2=\gamma-\sqrt{\delta}=9-3\sqrt{10}$. Từ đây suy ra $S'=5+\sqrt{10}$ và $P'=9+3\sqrt{10}$.

Kết luận,
$$ x^4-10x^3+33x^2-30x+9=(x^2-Sx+P)(x^2-S'x+P')$$

$$=[x^2-(5-\sqrt{10})x+9-3\sqrt{10}].[x^2-(5+\sqrt{10})x+9+3\sqrt{10}]. $$

-------------------------------------

Bài tập 2
$$ x^4-2x^3+x^2+2x-1=0. $$

Sử dụng SOLVE suy ra phương trình có 2 nghiệm thực là

$ x_1=0.4689899435 $ gán vào $A$.

$ x_2=-0.8832035059 $ gán vào $B$.

Nhìn hệ số của $x^3$ suy ra $-2=-2\alpha$, nên $\alpha=1$.

Mà $x_1+x_2=A+B=\alpha-\sqrt{\beta}$ nên $0.4689899435-0.8832035059=1-\sqrt{\beta}$, suy ra $\sqrt{\beta}=1.414213562$, kéo theo $\beta=2$. Tóm lại ta có $\sqrt{\beta}=\sqrt{2}$.

Nhìn hệ số của $x^2$ suy ra $1=\alpha^2-\beta+2\gamma=1^2-2+2\gamma$, nên $\gamma=1$.

Mà $x_1.x_2=A.B=\gamma-\sqrt{\delta}$ nên $0.4689899435.(-0.8832035059)=1-\sqrt{\delta}$, suy ra $\sqrt{\delta}=1.414213562$, kéo theo $\delta=2$. Tóm lại ta có $\sqrt{\delta}=\sqrt{2}$.

Vậy, $S=x_1+x_2=\alpha-\sqrt{\beta}=1-\sqrt{2}$ và $P=x_1.x_2=\gamma-\sqrt{\delta}=1-\sqrt{2}$. Từ đây suy ra $S'=1+\sqrt{2}$ và $P'=1+\sqrt{2}$.

Kết luận,
$$ x^4-2x^3+x^2+2x-1=(x^2-Sx+P)(x^2-S'x+P')$$

$$=[x^2-(1-\sqrt{2})x+1-\sqrt{2}].[x^2-(1+\sqrt{2})x+1+\sqrt{2}]. $$

-------------------------------------

Bài tập 3
$$ x^4-2x^3+x-1=0. $$

Sử dụng SOLVE suy ra phương trình có 2 nghiệm thực là

$ x_1=1.866760399 $ gán vào $A$.

$ x_2=-0.8667603992 $ gán vào $B$.

Nhìn hệ số của $x^3$ suy ra $-2=-2\alpha$, nên $\alpha=1$.

Mà $x_1+x_2=A+B=\alpha-\sqrt{\beta}$ nên $1.866760399-0.8667603992=1-\sqrt{\beta}$, suy ra $\sqrt{\beta}=0$, kéo theo $\beta=0$. Tóm lại ta có $\sqrt{\beta}=0$.

Nhìn hệ số của $x^2$ suy ra $0=\alpha^2-\beta+2\gamma=1^2-0+2\gamma$, nên $\gamma=-1/2$.

Mà $x_1.x_2=A.B=\gamma-\sqrt{\delta}$ nên $1.866760399.(-0.8667603992)=-1/2-\sqrt{\delta}$, suy ra $\sqrt{\delta}=1.118033989$, kéo theo $\delta=5/4$. Tóm lại ta có $\sqrt{\delta}=\sqrt{5}/2$.

Vậy, $S=x_1+x_2=1$ và $P=x_1.x_2=\gamma-\sqrt{\delta}=-1/2-\sqrt{5}/2$. Từ đây suy ra $S'=1$ và $P'=-1/2+\sqrt{5}/2$.

Kết luận,
$$ x^4-2x^3+x-1=(x^2-Sx+P)(x^2-S'x+P')$$

$$=[x^2-x-1/2-\sqrt{5}/2].[x^2-x-1/2+\sqrt{5}/2]. $$
 




#684604 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi longmy on 15-06-2017 - 10:54 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

DÙNG CALC 100 TÌM SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA TỔNG DÃY SỐ

Mở đầu

Dùng CALC 100 có thể giải được hầu hết các bài toán trên. Các bạn làm thử nhé, sau đây là một ví dụ

Ví dụ

Tìm công thức tổng quát của $ S_n=\sum_{y=1}^{n} \frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}. $

Đặt $ S_n=\sum_{y=1}^{n} \frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}.$
Ta có
 + $ S_{100}=\sum_{y=1}^{100}\frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}=\frac{245075}{530553}; $
 + $ 245075 \times 4=980300; $
 + $ 530553\times 2=1061106. $

Suy ra
$\frac{4}{2} S_{100} =\frac{980300}{1061106}$

 

$\rightarrow 2S_{n} =\frac{98/03/00}{1/06/11/06}$

 

$\rightarrow 2S_{n} =\frac{0/98/03/00}{1/06/11/06}$

 

$\rightarrow 2S_{n} =\frac{(0+1)/(98-100)/3/0}{1/6/11/6}$

 

$\rightarrow 2S_{n} =\frac{1/-2/3/0}{1/6/11/6}$

 

$\rightarrow 2S_{n} =\frac{1n^3-2n^2+3n+0}{n^3+6n^2+11n+6}$

 

$\Rightarrow S_{n} =\frac{n^3-2n^2+3n}{2(n^3+6n^2+11n+6)}$

 

$\Leftrightarrow S_{n} =\frac{n^3-2n^2+3n}{2(n+1)(n+2)(n+3)}.$
 

Hạn chế

Phương pháp này chưa thể hiện rõ cách tìm số thích hợp để nhân lên. Nếu đa thức có mẫu bằng 1 thì theo kinh nghiệm ta có thể nhân thêm cho các ước của (bậc+1)!, tối đa là nhân với (bậc+1)!. Nhưng nếu là phân thức thì... cần có những nghiên cứu tiếp theo.

 

Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng lên https://math.stackex...2323211#2323211




#684629 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi longmy on 15-06-2017 - 15:03 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Vậy là sau gần 2 năm đã có người đoán ra ý tưởng của mình
Mình có lời khen dành cho Mai Hoàn Hảo ... nhưng pp này vẫn có hạn chế , đó là nếu biểu thức bên phải là phân số hoặc hệ số là phân số thì ta cần dùng tới 2 thuật toán nữa để giải quyết
Xin dành phần đó cho bạn đọc tự nghiên cứu

 

Theo mình thì còn 1 vấn đề nữa, nếu như đề bài cho tổng của hàm số mũ ($2^x$, $3^x$, ... , nói chung là đưa hàm siêu việt vào) thì cách này có thể gặp trở ngại.




#527818 Góp ý cho 4rum

Đã gửi bởi longmy on 08-10-2014 - 20:16 trong Góp ý cho diễn đàn

"Giải theo phương pháp đề nghị của Trần Ngọc Ánh Phương -kinhnghiemhoctap.blogspost.com " kèm theo phân vân về cách nhận biêt

những hệ số âm ở đa thức kết quả.

Chào thầy và các bạn ở VMF, mình nghĩ phương pháp dùng giá trị hàm số tại 1000 để đưa đa thức hệ số nguyên về dạng chính tắc là rất hay, phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây (theo mình được biết, nó khởi đầu từ video của linhhonbatdiet trên youtube, bài viết của Trần Ngọc Ánh Phương, Bùi Thế Việt, video bài giảng của GSTT, sách của k2pi và nhiều thành viên nghiên cứu khác nữa). Song, định lý cơ sở của nó, cũng như nghi ngờ (phân vân) của thầy Chấng, vẫn chưa được chứng minh cặn kẽ. Và do đó, nếu chính xác hóa được định lý nền tảng trên, thì phương pháp này (mình gọi là CALC 1000) sẽ còn tiến xa hơn.




#461595 Phương pháp giải toán bằng máy tính

Đã gửi bởi longmy on 02-11-2013 - 21:04 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Mình thấy thầy giáo giảng cũng hay lắm.

 

 

 

ionline 207 - canon 6d promo code

 

Bạn ơi, sao mình không xem được, youtube báo là

 

"Đây là video riêng tư.

Rất tiếc về điều đó."

 

Bạn nào đã down về rồi, xin vui lòng up lại ở kênh khác giùm mình nhé, thanks trước




#501459 DÙNG MTCT RÚT GỌN BIỂU THỨC SỐ PHỨC

Đã gửi bởi longmy on 25-05-2014 - 13:14 trong Kinh nghiệm học toán

còn thủ thuậ nào mới lạ nữa k anh ?

Tạm thời mình chưa nghĩ ra thêm, bạn nào có ý tưởng mới có thể nêu lên để mình tham khảo hướng nghiên cứu ấy. :D




#458734 [Portable] Phần mềm giả lập máy tính Casio FX 570 VN PLus

Đã gửi bởi longmy on 19-10-2013 - 22:51 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi


Phần mềm giả lập máy tính Casio FX 570 VN PLus

 

casio1.jpg

 
Nguồn:
 
DOWNLOAD:
 
VIDEO HƯỚNG DẪN
 
HƯỚNG DẪN
 
Bước 1: Thay đổi địa chỉ card mạng của máy tính, phải kết nối internet, bạn nên dùng cáp và tắt wifi.
 
1) Start\ Run\ cmd
Các bạn gõ lệnh

getmac

rồi nhấn enter. Máy tính sẽ xuất ra thông báo, bạn nhớ thông tin của
Transport Name
\Device\Tcpip_{"từ cấm""từ cấm"XX-"từ cấm"X-"từ cấm"X-"từ cấm"X-"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"}
 
ví dụ:
\Device\Tcpip_{73C975C5-F612-454C-B09E-AC4EB2D724EE}
 
2) Start\ Run\ regedit
Các bạn tìm đến:
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Class\{4D36E972-E325-11CE-BFC1-08002BE10318]
 
+ Dưới dòng này bạn sẽ thấy các dãy số như “0000 “, “0001 ” v.v….
+ Click từng cái và để ý dòng NetCfgInstanceId (gõ "N" trên bàn phím để tìm cho nhanh)
+ Đến khi nào gặp NetCfgInstanceId    REG_SZ     {73C975C5-F612-454C-B09E-AC4EB2D724EE} thì dừng lại
 
+ Trỏ vào một chỗ trống của cửa sổ này, nhấp phải chuột, chọn New -> String Value
+ Sẽ xuất hiện từ khóa New Value #1, các bạn nhấp phải chuột vào đó và chọn Rename thành NetworkAddress
+ Sau đó nhấp phải chuột vào NetworkAddress, chọn Modify, trên ô cửa sổ Modify nhập Value Data là đúng 12 con số sau đây, không có dấu cách
001FD0C7108A
(không không một FD không C bảy một không tám A)
 
3) Start\ Run\ cmd
+ Các bạn gõ lệnh

getmac

rồi nhấn enter.
+ Máy tính sẽ xuất ra thông báo, nếu như Physic Address là
00-1F-D0-C7-10-8A
thì bạn đã thành công
 
Bước 2: Download về, giải nén. Vào thư mục con runapp, chạy file vcredist_x86.exe. Máy tính sẽ cài đặt MS Visual C++ bản cập nhật ngày 20/2/2013
(Máy nào cài rồi thì khỏi cài thêm nữa)
 
Bước 3: Chạy file: RC fx-570VN PLUS.exe
* Chú ý RC fx-570VN PLUS.exe phải để cùng thư mục với: fxESPLUS_P21.dll , SimU8.dll , SimU8engine.dll
 
Xong rồi :D