Đến nội dung

royal1534 nội dung

Có 759 mục bởi royal1534 (Tìm giới hạn từ 14-10-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#586916 Xác định vị trí của D sao cho: a) Tam giác OAB có S nhỏ nhất.

Đã gửi bởi royal1534 on 02-09-2015 - 22:40 trong Hình học

Cho góc vuông $\widehat{xOy}$, một điểm M cố định nằm trong tam giác đó, D là 1 đường thẳng quay quanh cắt cạnh Ox, Oy theo thứ tự từ A và B ( khác O). Xác định vị trí của D sao cho:

a) Tam giác OAB có S nhỏ nhất.

b) OA + OB nhỏ nhất.

Cho góc vuông $\widehat{xOy}$ điểm M nằm cố định trọng tam giác

1,Tam giác đó là tam giác nào?

2.D là đường thẳng hay điểm (bạn nên viết d là đường thẳng để dễ xác định.Nhiều người đọc đề cứ nghĩ xác định vị trí điểm D :mellow:)

Sửa lại đề cho rõ lại nhé  




#575937 Xin tài liệu chuyên đề hàm số và đồ thị(HK1 lớp 9)

Đã gửi bởi royal1534 on 27-07-2015 - 19:49 trong Tài liệu - Đề thi

Ai có tài liệu chuyên đề hàm số và đồ thị (HKI) lớp 9 cho em xin 




#598838 x>0 tìm GTNN $\frac{x^{4}+3}{x^{3...

Đã gửi bởi royal1534 on 17-11-2015 - 20:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

nếu x<0 thì sao?


Điều kiện là $x>0$ mà bạn



#597139 x + y + z = 3

Đã gửi bởi royal1534 on 06-11-2015 - 21:41 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Thường những bài dạng này nhìn vào là biết ngay bđt :D

Áp dụng bđt AM-GM và Nesbit ta có:

$\sum \frac{x}{\sqrt{y+z-4}} =\sum \frac{2x}{2\sqrt{y+z-4}} \geq \sum \frac{2x}{\frac{y+z}{2}}=\sum \frac{4x}{y+z} \geq 4.\frac{3}{2}=6$

Dấu '=' xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} y+z-4=4   \\z+x-4=4 &\\ x+y-4=4 \end{matrix}\right.$ $\leftrightarrow$ $x=y=z=4$




#597156 x + y + z = 3

Đã gửi bởi royal1534 on 06-11-2015 - 22:07 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ta có:

$VT= \sum \frac{4x}{2\sqrt{(y+z-4)4}}\geq \sum \frac{4x}{y+z}\geq 4.\frac{3}{2}= 6$

Dấu = xảy ra khi x=y=z=2(Bạn chứng minh bất đẳng thức ở trên nha. vì nó là bất đẳng thức quen thuộc)

$x=y=z=4$ chứ :P




#699763 Với mỗi số nguyên dương $m,$ kí hiệu $p(m)$ là ước nguyên...

Đã gửi bởi royal1534 on 05-01-2018 - 16:33 trong Số học

Với mỗi số nguyên dương $m,$ kí hiệu $p(m)$ là ước nguyên tố lớn nhất của $m^{2}+1.$ Cho trước số thực dương $\alpha,$ chứng minh rằng tồn tại vô số số nguyên dương $n$ sao cho: $\frac{p(n)}{n}< \alpha .$ 

Có lẽ đề bài này sai. Chọn $\alpha=1$ thì. Với số tự nhiên $n$ bất kì thì tồn tại một ước $p$ của $n^2+1$ mà $p> \sqrt{n^2+1} >n$. Khi đó $\frac{p(n)}{n}>1$




#591120 Với các số thực a, b, c thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^...

Đã gửi bởi royal1534 on 27-09-2015 - 14:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Em sẽ giải theo hiểu biết của em và có tham khảo 1 số nguồn :D

Đặt $A=a+b+c-abc$
Ta có $A^{2}=[b(1-ac)+a+c]^{2} \leq [b^{2}+(a+c)^{2}][(1-ac)^{2}+1]=[b^{2}+a^{2}+c^{2}+2ac][a^{2}c^{2}-2ac+2]=(3+2ac)(a^{2}c^{2}-2ac+2)=(3+2t)(t^{2}-2t+2)$ (Với t=ac)
Không mất tính tổng quát giả sử $\left | b \right | \geq \left | a \right | \geq \left | c \right |$
$                                \rightarrow b^{2}\geq a^{2} \geq c^{2}$
$\rightarrow 3b^{2} \geq a^{2}+b^{2}+c^{2}=3 $
$\rightarrow b^{2}\geq 1$
Ta có $\left |t \right |=\left |ac \right | \ \leq \frac{a^{2}+c^{2}}{2}=\frac{3-b^{2}}{2}\leq \frac{3-1}{2}=1$
$\rightarrow -1 \leq t \leq 1 $
$\rightarrow$ Xét hàm số $f(t)=(2t+3)(t^{2}-2t+2)$ với t thuộc đoạn $[-1,1]$,ta dự đoán được $f(t)max=6 \leftrightarrow t=0$ (Cái này em lập bảng (table) trên casio)
Ta đi chứng minh $(3+2t)(t^{2}+2-2t) \leq 6$ (Với $-1 \leq t \leq 1$) 
    $\leftrightarrow t(2t^{2}-t-2) \leq 0$ (Với $-1 \leq t\leq 1$ )
Đến đây ta chia làm 3 miền 
T/h1: $-1\leq t <\frac{1-\sqrt{17}}{4}<0$
$t <\frac{1-\sqrt{17}}{4} \rightarrow 2t^{2}-t-2>0$
Kết hợp với đk $t<0$ ta được $t(2t^{2}-t-2)<0$
T/h2: $\frac{1-\sqrt{17}}{4} \leq t \leq 0$ 
T/h3:  $0<t\leq1$
Đánh giá 2 trường hợp còn lại ta đều được $t(2t^{2}-t-2) \leq 0$
Vậy ta luôn có $t(2t^{2}-t-2) \leq 0 $
$\Leftrightarrow (3+2t)(t^{2}+2-2t) \leq 6$
$\Rightarrow A^{2} \leq(3+2t)(t^{2}+2-2t) \leq 6$
$\Leftrightarrow A\leq \sqrt{6}$
Dấu '=' xảy ra  khi $t=0$ hoặc $t=\frac{1-\sqrt{17}}{4}$
Khi đó ta có hai hệ :$\left\{\begin{matrix} bc=0  &\\a+b+c=\sqrt{6} \end{matrix}\right.$
 và $\left\{\begin{matrix}  bc= \frac{1-\sqrt{17}}{4}  &\\a+b+c=\sqrt{6}  \end{matrix}\right.$
Ở hệ (1) ta giả sử b=0 thì tính được $a=c=\frac{\sqrt{6}}{2}$
Hệ còn lại giải tương tự (thấy phức tạp quá nên lười :))
Vậy $Min(a+b+c-abc)=\sqrt{6}$,Dấu '=' xảy ra khi $b=0,a=c=\frac{\sqrt{6}}{2}$



#592956 Với $x>0$, tìm giá trị nhỏ nhất của $A=x^2+3x+\frac...

Đã gửi bởi royal1534 on 09-10-2015 - 22:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình nghĩ nói ở đây không tiện,bạn nên lên mạng tìm hiểu :(.Mà trong forum cũng có vài Topic có cái này mà.Bạn lên đáy mà tham khảo 

 




#592948 Với $x>0$, tìm giá trị nhỏ nhất của $A=x^2+3x+\frac...

Đã gửi bởi royal1534 on 09-10-2015 - 22:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho mình hỏi làm sao bạn biết tách như thế kia thế

Đây là kĩ thuật điểm rơi trong bđt Cauchy.Phải lựa các hệ số sao cho dấu đẳng thức xảy ra  :icon6:




#600865 Tuyển tập Bộ 3 câu phân loại trong các đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn toán

Đã gửi bởi royal1534 on 30-11-2015 - 16:29 trong Thi TS ĐH

Thầy ơi ở trang 216 bài 3 (Bài bất đẳng thức) bị lỗi dấu kìa thầy




#649869 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Đã gửi bởi royal1534 on 16-08-2016 - 13:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Hai bài: Bài 17Bài 18 mọi người đã giải quá chuẩn rồi, nên mình đề xuất hai bài tiếp theo như sau:

Bài 19:Cho $x,y,z>0$. Chứng minh rằng:

$\frac{1}{\sqrt{x^2+y^2+z^2+1}}-\sqrt[3]{\frac{3}{x+y+z}(\frac{x^3}{xy+2yz}+\frac{y^3}{yz+2xz}+\frac{z^3}{xz+2xy})}-\frac{2}{(1+x)(1+y)(1+z)}\le \frac{-3}{4}$.

 

Chém nốt :P.

-------

Áp dụng bất đẳng thức Holder ta có:

 

$\sum \frac{x^3}{xy+2yz} \geq \frac{(x+y+z)^3}{3\sum (xy+2yz)}=\frac{(x+y+z)^3}{9(xy+yz+zx)}$

 

$\Rightarrow \frac{3}{x+y+z}.\sum \frac{x^3}{xy+2yz} \geq \frac{(x+y+z)^2}{3(xy+yz+zx)} \geq 1$

 

Suy ra: $-\sqrt[3]{\frac{3}{x+y+z}.\sum \frac{x^3}{xy+2yz}} \leq -1 $

 

Công việc còn lại ta chỉ cần chứng minh: 

 

$\frac{1}{\sqrt{x^2+y^2+z^2+1}}-\frac{2}{(1+x)(1+y)(1+z)} \leq \frac{1}{4}$

 

Áp dụng bđt Cauchy-Schwarz ta có: 

 

$\frac{1}{\sqrt{x^2+y^2+z^2+1}} \leq \frac{2}{x+y+z+1}$

 

Vậy ta cần chứng minh: $\frac{2}{x+y+z+1}-\frac{2}{(1+x)(1+y)(1+z)} \leq \frac{1}{4}$

 

Đặt $x+1=a, y+1=b, z+1=c$  Vì $x,y,z>0$ suy ra $abc >1$

 

Viết lại bđt cần chứng minh thành:

 

$\frac{2}{a+b+c-2}-\frac{2}{abc} \leq \frac{1}{4}$

 

$\leftrightarrow \frac{1}{a+b+c-2}-\frac{1}{abc} \leq \frac{1}{8}$

 

Quy đồng và biến đổi tương đương. BĐT trên tương đương với:

 

$10abc-8(a+b+c)-abc(a+b+c)+16 \leq 0 $

 

Đổi biến $(abc,a+b+c)=(r,p)$ $(r>1)$

 

Ta cần chứng minh $10r-8p-pr+16 \leq 0 \leftrightarrow 8p+pr-10r-16 \geq 0$

 

Chú ý theo bất đẳng thức AM-GM thì $p \geq 3\sqrt[3]{r}$

 

Tiếp tục đặt $\sqrt[3]{r}=t$ $(t>1)$

 

Thì ta cần chứng minh $24t+3t^4-10t^3-16 \geq 0$

 

$\leftrightarrow (t-2)^2(3t^2+2t-4) \geq 0$: Đúng vì $t > 1$

 

Chứng minh hoàn tất. Dấu '=' xảy ra khi $x=y=z=1$




#657581 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Đã gửi bởi royal1534 on 12-10-2016 - 01:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tiếp theo: 

Bài 89: Cho $x,y,z$ là ba số thực dương có tổng bằng 3. Tìm GTNN của biểu thức:

$P=3(x^2+y^2+z^2)-2xyz$.Lâu rồi không vào topic của anh :D 

Lâu rồi không vào topic ủng hộ anh :D

-------

Áp dụng bđt AM-GM ta có: $VT \geq (x+y+z)^2-\frac{2(x+y+z)^3}{27}=7$

Vậy $MinP=7$. Dấu '=' xảy ra khi $x=y=z=1$

 

P/s: Sai đề chăng :D. Nếu đổi thành $+2xyz$ thì hay hơn  :icon6: 




#651306 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Đã gửi bởi royal1534 on 25-08-2016 - 23:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 38: Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn: $a+b+c=1$. Chứng minh rằng:

$\frac{ab+bc+ca}{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2}\ge 8(a^2+b^2+c^2)$.

Hình như đề phải là $a,b,c \geq 0$ anh nhỉ ...

Đổi biến $(a+b+c,abc,ab+bc+ca)=(p,r,q)$

Ta có đánh giá: $q^2 \geq 3pr=3r>2r \rightarrow q^2-2r>0$

Với $p=1$. BĐT cần chứng minh tương đương với:

$\frac{q}{q^2-2r} \geq 8(1-2q)$

$\Leftrightarrow 16r+\frac{q(4q-1)^2}{1-2q} \geq 0$ (Đúng vì $q \leq \frac{p^2}{3}=\frac{1}{3}<\frac{1}{2}$)

Ta có đpcm. Dấu '=' xảy ra khi $a=b=\frac{1}{2},c=0$




#649770 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Đã gửi bởi royal1534 on 15-08-2016 - 17:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải bài 15bài 16 giống hoàn toàn lời giải bài bạn nguyenhongsonk612tpdtthltvp nên mình đề xuất hai bài tiếp theo như sau:

Bài 17: Cho các số thực $x,y,z$ thay đổi thỏa mãn: $x^2+y^2+z^2=1$. Tìm GTNN của biểu thức:

$P=(xy+yz+2zx)^2-\frac{8}{(x+y+z)^2-xy-yz+2}$

Bài 18: Cho $x,y,z$ là ba số thực thỏa mãn: $2x+3y+z=40$. Tìm GTNN của biểu thức:

$S=2\sqrt{x^2+1}+3\sqrt{y^2+16}+\sqrt{z^2+36}$ 

Thấy mọi người giải nhanh quá nên không kịp giải :D

--------

Bài 17:

Sử dụng giả thiết $x^2+y^2+z^2=1$. Ta viết lại $P=(xy+yz+2zx)^2-\frac{8}{(x+y+z)^2-xy-yz+2}=(xy+yz+2zx)^2-\frac{8}{3+xy+yz+2zx}$

Bây giờ ta chỉ cần tìm Min của $xy+yz+2zx$ là bài toán được giải quyết

Hiển nhiên ta có:

-$(x+y+z)^2 \geq 0$

-$2zx \geq -(x^2+z^2)=-(1-y^2)=y^2-1$

$\Rightarrow 2xy+2yz+4zx+1 \geq y^2-1$

$\Leftrightarrow 2xy+2yz+4zx \geq y^2-2 \geq -2$

$\Leftrightarrow xy+yz+2zx \geq -1$

------

Dự đoán $MinP=(-3)$ ta đi chứng minh 

 $P=(xy+yz+2zx)^2-\frac{8}{3+xy+yz+2zx} \geq -3$

$\Leftrightarrow t^2-\frac{8}{3+t} \geq -3$ (Với $t =xy+yz+2zx \geq -1$)

$\Leftrightarrow (t+1)^3 \geq 0$: Đúng vì $t \geq -1$

Dấu '=' xảy ra khi bộ $(x,y,z)$ thõa: $x=-z,y=0,x^2+y^2+z^2=1$




#598254 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi royal1534 on 14-11-2015 - 11:33 trong Tài liệu - Đề thi

Có ai có chuyên đề hình học của phẳng hay ôn thi vào lớp 10 (Có nêu chút ít phương pháp) cho em xin ạ :v




#609769 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 18-01-2016 - 23:50 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mọi người cùng tiếp tục xây dựng topic nhé  :D

Bài 59: $\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{x}-\dfrac{1}{2y}=2(y^2-x^2) & & \\ \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{2y}=(3x^2+y^2)(x^2+3y^2) & & \end{matrix}\right.$

 

Hình như đề sai à anh.Phải là $2(y^{4}-x^{4})$ chứ nhỉ

 

Lời giải:

Lần lượt cộng và trừ 2 PT cho nhau ta có:

$\left\{\begin{matrix}\frac{2}{x}=2y^{4}-2x^{4}+3y^{4}+3x^{4}+10x^{2}y^{2}  &\\ \frac{1}{y}=3x^{4}+3y^{4}+10x^{2}y^{2}-2y^{4}+2x^{4} \end{matrix}\right.$
$\leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2=5y^{4}x+x^{5}+10x^{3}y^{2} &\\ 1=5x^{4}y+y^{5}+10x^{2}y^{3} \end{matrix}\right.$
Tiếp tục cộng và trừ 2 hai PT cho nhau ta có
$\left\{\begin{matrix} (x+y)^{5}=3 & \\ (x-y)^{5}=1 \end{matrix}\right.$
Đến đây chắc giải tiếp được :D



#614775 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 13-02-2016 - 21:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài 210: $(x+2)\left (\sqrt{2x^{2}+4x+6}+\sqrt{-2x-1} \right )=2x^{2}+6x+7$

ĐK:$x \leq \frac{1}{2}$

Sử dụng phương pháp nhân liên hợp ta có:

$PT \leftrightarrow (x+2)\frac{2x^2+6x+7}{\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1}}=2x^2+6x+7$

     $\leftrightarrow x+2+\sqrt{-2x-1}=\sqrt{2(x^2+2x+3)}$

Đặt $x+2=a,\sqrt{-2x-1}=b$ 

$PT \leftrightarrow a+b=\sqrt{2(a^2+b^2)}  $

     $\leftrightarrow a=b$

Ok !.................

P/s:Happy lunar new year :)




#614813 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 13-02-2016 - 23:56 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mình thấy thi đại học đa phần những bài phương trình hệ phương trình sẽ rất lằng nhằng, đánh đố và hầu như chỉ có một, hai phương pháp giải quyết

Đóng góp một bài trong số đó

ĐK:$x \geq 1$

Hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix}  (x+2)(x-y^2+1)+\sqrt{(x+1)(y^2+1)}=2y^2+3 & \\ 5y^2+22=3\sqrt{x^2+8y^2}+\frac{18x}{x+\sqrt{x^2-1}}\end{matrix}\right.$
Đặt $\sqrt{x+1}=a,\sqrt{y^2+1}=b$
PT(1) $\Leftrightarrow (a^2+1)(a^2+1-b^2)+ab=2b^2+1$
      $\Leftrightarrow a^4+2a^2-b^2a^2-3b^2+ab=0$
      $\Leftrightarrow (a-b)(a^3+a^2b+2a+3b)=0$
$\Leftrightarrow a=b$ (Vì $a>0$ và $b>0$ nên vế sau dương)
$\Leftrightarrow x+1=y^2+1$
$\Leftrightarrow x=y^2$
Thay vào phương trình 2 ta có
$5x+22=3\sqrt{x^2+8x}+18x^2-18x\sqrt{x^2-1}$
$\Leftrightarrow 10x+44=2\sqrt{9x(x+8)}+36x^2-36x\sqrt{x^2-1}$
$\Leftrightarrow (10x+8-2\sqrt{9x(x+8)})=36(x^2-x\sqrt{x^2-1}-1)$
$\Leftrightarrow (3\sqrt{x}-\sqrt{x+8})^2=36(x^2-x\sqrt{x^2-1}-1) $
$\Rightarrow x^2-x\sqrt{x^2-1}-1 \geq 0$ (1)
Lưu ý vì điều kiện là $x \geq 1$ nên: 
$x^2-1-x\sqrt{x^2-1} \leq x^2-1-x^2+1=0$ (2)
$(1)(2) \Rightarrow 3\sqrt{x}-\sqrt{x+8}=0$ và $x^2-x\sqrt{x^2-1}-1=0$
Đến đây thì ngon lành rồi :)..................................



#612549 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 02-02-2016 - 21:36 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 171: Giải phương trình (bài khá hay :)) )
$\frac{1001x^4+x^4\sqrt{2x^2+2002}+4x^2}{999}=2002$

 

PT đã cho $\leftrightarrow x^4(1001+\sqrt{2x^2+2002})+4x^2=2002.999$

                 $\leftrightarrow x^4(1001+\sqrt{2x^2+2002})+2(2x^2+2002)=2002.1001$

                 $\leftrightarrow x^4(1001+\sqrt{2x^2+2002})=2[1001^2-(2x^2+2002)]$

                 $\leftrightarrow x^4(1001+\sqrt{2x^2+2002})=2(1001-\sqrt{2x^2+2002})(1001+\sqrt{2x^2+2002})$

                 $\leftrightarrow x^4=2.(1001-\sqrt{2x^2+2002})$

                 $\leftrightarrow x^4+2x^2+1=2002+2x^2-2\sqrt{2x^2+2002}+1$

                 $\leftrightarrow (x^2+1)^2=(\sqrt{2002+2x^2}-1)^2$

Đến đây là ok rồi :)




#652554 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 03-09-2016 - 10:52 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Vài bài liên tiếp cứ theo tư duy

$$\begin{cases} & u+v= f(u,v),\\ & u^2+v^2=g(u,v,x,y), \end{cases}$$

trong đó $[f(u,v,x,y)]^2=g(u,vx,y)+2uv$ có các nhân tử.

Vài đặc điểm của $f, g$: $f$ thường chứa các số hạng bậc nhất của $u, v$, và $g$ chứa các số hạng bậc hai theo hai biến $ u, v$ (có thể không tường minh theo $u, v$).

 

Cách chọn $u (, v)$: nhìn vào 2 phương trình, trong một phương trình này số hạng $u (,v)$ được xuất hiện, trong phương trình còn lại chứa $u^2 (, v^2)$.

 

 

 

Quào. Những tư duy, kinh nghiệm như thế này được anh tích lũy trong lúc làm bài hả ?. Có tài liệu nào viết về những kiểu như này không ạ.
------ Nếu có thì anh có thể share cho em được không :D




#612353 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 01-02-2016 - 21:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài 173: Tìm $x\in \left [ 0;3 \right ]$ thỏa mãn:

 

$x\sqrt{5-x}+\left ( 3-x \right )\sqrt{2+x}=3\sqrt{2}$

 

P/S: bài chế @~

Không biết có giải bằng phương pháp đánh giá được không.Nếu được thì xin chỉ giáo :)

Lời giải:
Bình phương 2 vế:

PT $\leftrightarrow x^{2}-3x+2x(3-x)\sqrt{(5-x)(2+x)}=0$

      $\leftrightarrow 2(3x-x^{2})\sqrt{10+3x-x^{2}}=3x-x^{2}$

Đặt $3x-x^{2}=a$

PT $\leftrightarrow 2a\sqrt{10+a}=a$

      $\leftrightarrow 40a^{2}+4a^{3}=a^{2}$

      $\leftrightarrow 4a^{3}-39a^{2}=0$

      $\leftrightarrow a=0$ hoặc $4a-39=0$ 

Đến đây coi như xong.

PT có 2 nghiệm $x=3$ và $x=0$ 




#612530 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 02-02-2016 - 21:07 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Chủ topic tổng hợp những bài chưa có lời giải để giải quyết cho xong đi  :icon6:




#652558 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 03-09-2016 - 11:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Rút ra/học từ các bài của NTA1907  đó em! Anh không biết tài liệu như vậy!

Vậy chắc phải tự ghi chép lại cho cẩn thận rồi :D 




#612095 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 01-02-2016 - 12:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 163: $\sqrt[3]{x} + \sqrt[3]{2x + 3} = \sqrt[3]{12(x-1)}$

 

Lập phương 2 vế ta có:

$3x+3+3\sqrt[3]{x(2x+3)}(\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{2x+3})=12x-12$

$\leftrightarrow 3\sqrt[3]{12x(2x+3)(x-1)}=9x-15$ (Vì $\sqrt[3]{x} + \sqrt[3]{2x + 3} = \sqrt[3]{12(x-1)}$)

$\leftrightarrow \sqrt[3]{12x(2x+3)(x-1)}=3x-5$

Đến đây tiếp tục lập phương 2 vế giải phương trình bậc 3 ẩn $x$

P/s:Nghiệm lẻ quá.Chắc phải dùng cả công thức Cardano @@




#612185 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi royal1534 on 01-02-2016 - 15:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 168:Giải hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix} \sqrt{2x+3}+\sqrt{2y+3}+\sqrt{2z+3}=9 & & \\ \sqrt{x-2}+\sqrt{y-2}+\sqrt{z-2}=3& & \end{matrix}\right.$
P/s:Một bài khá hay :)