Đến nội dung

vietfrog nội dung

Có 829 mục bởi vietfrog (Tìm giới hạn từ 20-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#266643 Tìm m để phương trình sau có 3 nghiệm phân biệt

Đã gửi bởi vietfrog on 27-06-2011 - 08:28 trong Hàm số - Đạo hàm

Đặt $ f(x) = x^{3} - 6x^{2} + 3(m+2)x - m - 6 =0 $
$ f^{'}(x) = 3x^2-12x+3(m+2) $
Để phương trình có 3 nghiệm phân biệt thì $ f^{'}(x) $ phải có 2 nghiệm phân biệt $ x_1 ; x_2 $ thỏa:
$ f(x_1).f(x_2) < 0 $
Đến đây giải bình thường , nhưng xem ra hơi mất sức , không biết bạn nào có cách nào hay không nhỉ ?

Đặt $ f(x) = x^{3} - 6x^{2} + 3(m+2)x - m - 6 =0 $
$ f^{'}(x) = 3x^2-12x+3(m+2) $
Để phương trình có 3 nghiệm phân biệt thì $ f^{'}(x) $ phải có 2 nghiệm phân biệt $ x_1 ; x_2 $ thỏa:
$ f(x_1).f(x_2) < 0 $
Đến đây giải bình thường , nhưng xem ra hơi mất sức , không biết bạn nào có cách nào hay không nhỉ ?

Mình thấy cách của Lâm ổn rồi mà. $ f^{'}(x) $ phải có 2 nghiệm phân biệt $ x_1 ; x_2 $ kết hợp với $ f(x_1).f(x_2) < 0 $ là đủ rồi mà.Cái đó tương đương Đồ thị cắt Ox tại 3 điểm pb.
Việc giải như thế không mất sức khi ta dễ tìm được 1 đường thẳng đi (d)qua CĐ,CT ,sẽ giúp việc giải đơn giản hơn.
Để tìm (d) ta lấy f(x) chia f'(x) được số dư là R(x) chính là d
Ta có (d):$y = (2m - 4)x + m - 2$
Đến đây: $f({x_1}) = (2m - 4){x_1} + m - 2$
$f({x_2}) = (2m - 4){x_2} + m - 2$
Việc giải quyết $f({x_1}).f({x_2}) < 0$ đơn giản hơn rồi!
Cách này dùng cho nhiều bài hơn kể cả bài không tách được tham số riêng và hàm số riêng (Cách anh hvuong sẽ gặp khó khăn)



#272346 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi vietfrog on 13-08-2011 - 23:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Hỏi nhiều bài vậy em. Nhiều bài tương tự những bài em vừa hỏi rồi mà.
Em phải học gõ Latex đi nhé, không lần sau anh del bài đó!
Gợi ý:
Bài 1:
Chứng minh:
$\dfrac{a}{{a + b + c + d}} < \dfrac{a}{{b + c + a}} < \dfrac{{a + d}}{{a + b + c + d}}$
Tương tự sau đó công lại thấy $1<A<2$ suy ra A không nguyên!
Bài 2:
Áp dụng BĐT Shwarz có ngay:

$\dfrac{{{a^2}}}{{b + c}} + \dfrac{{{b^2}}}{{a + c}} + \dfrac{{{c^2}}}{{b + a}} \ge \dfrac{{{{(a + b + c)}^2}}}{{2(a + b + c)}} = 1$

Bài 3:
Thế ${a^2} + {b^2} + {c^2} = 1$ vào và biến đổi là được.
Bài 4:
Giả thiết tương đương:
$ab + bc + ac = 0$
Bài 5:
....



#280334 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 26-10-2011 - 23:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

@Ispectorgadget : Bạn nên trình bày cho đẹp hơn chút, để cho nhưng bạn chưa biết có thể dễ dàng đọc được.
Các BĐT phụ được đưa ra đều là những BĐT đơn giản, dễ chứng minh nhưng bạn vẫn nên chứng minh ra nhé.
Mình đã chứng minh BĐT 5 và 7 phía trên cho bạn.
Mong rằng bạn sẽ tiếp tục đóng góp những BĐT phụ hay.
@khánh: Khánh có thể nêu một số dạng đơn giản để dễ áp dụng được không? Nêu ngay dưới bài post của Khánh cũng được.

:tongue: :tongue: :tongue: :tongue: :tongue:



#280263 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 26-10-2011 - 19:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bản thân Cauchy đặt tên bất đẳng thức:

Với các số thực dương $a_i,\;i=\overline{1,n}$

$\dfrac{a_1+a_2+...+a_n}{n}\ge\dfrac{n}{\dfrac{1}{a_1}+\dfrac{1}{a_2}+...+\dfrac{1}{a_n}}$

là BĐT "Trung bình điều hoà" mà

@hxthanh : Thưa thầy, ý bạn Hoàng muốn nói tới BĐT AG-HM dạng đó. Ta sẽ xét những BĐT phụ thường dùng, nhiều ứng dụng, không nhất thiết phải là BĐT tổng quát.

BĐT trên có tên quốc tế là AM-HM "HM" viết tắt của chữ Hamonic means
Với a,b,c dương ta có: $(a + b + c^{} ).(ab + bc + ac) \ge 9abc$
$\dfrac{{ab}}{c} + \dfrac{{bc}}{a} + \dfrac{{ac}}{b} \ge a + b + c$
2 BĐT này chỉ cần sử dụng BĐT AM-GM

@spectorgadget : Bạn nên đánh số thứ tự BĐT nhé. Chứng minh 2 BĐT trên không dài dòng lắm nên bạn có thể chứng minh luôn nhé. Theo mình thì mỗi BĐT và cách chứng minh nó nên để ở 1 post. Cảm ơn bạn đã tham gia!



#280858 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 30-10-2011 - 23:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 15:
Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng: ${a^2} + {b^2} + {c^2} + 2abc + 1 \ge 2(ab + bc + ac)$

Chứng minh
Theo nguyên lý Diricle thì luôn tồn tại 2 trong 3 số :$(a-1);(b-1);(c-1)$cùng dấu.
Giả sử:
\[(a - 1)(b - 1) \ge 0\]\[ \Leftrightarrow ab + 1 \ge a + b\]\[ \Leftrightarrow 2abc + 2ab + 2c \ge 2(ab + bc + ca)\]
Ta chứng minh:\[{a^2} + {b^2} + {c^2} + 1 \ge 2ab + 2c\]
BĐT trên luôn đúng theo BĐT AM-GM.



#284796 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 23-11-2011 - 23:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 21:
Cho $a,b,c,d$ là các số dương.
Chứng minh rằng:\[\sqrt {\left( {a + b} \right)\left( {c + d} \right)} \ge \sqrt {ac} + \sqrt {bd} \]


Chứng minh
BĐT tương đương:\[\begin{array}{l}
\sqrt {\left( {a + b} \right)\left( {c + d} \right)} \ge \sqrt {ac} + \sqrt {bd} \\
\Leftrightarrow \left( {a + b} \right)\left( {c + d} \right) \ge ac + bd + 2\sqrt {abcd} \\
\Leftrightarrow {\left( {\sqrt {ab} - \sqrt {cd} } \right)^2} \ge 0
\end{array}\]




------------------------------
Dạng tổng quát cho bài toán trên chính là BĐT Mincopxki ( kiểu 2)



#286317 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 02-12-2011 - 22:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Vừa lượm được 1 BĐT nữa trên VMF. Cho vào đây chắc cũng phù hợp vì hình thức nó gọn gàng.
Ta dùng BĐT phụ vì hình thức của nó giúp ta dễ liên tưởng và áp dụng. Cách chứng minh có phức tạp chút nhưng cũng không sao. Biết BĐT đó rồi thì ta đỡ mất sức suy nghĩ để tìm ra nó nữa. :icon6:
Đề nghĩ luôn các bạn đọc kĩ các BĐT ở trên để tránh sự trùng lặp.

BĐT 23:


Cho $a\geq 1$, $b\geq 1$, $c\geq 1$. Chứng minh rằng:

$\dfrac{1}{1+a^3}+\dfrac{1}{1+b^3}+\dfrac{1}{1+c^3}\geq \dfrac{3}{1+abc}$



Chứng minh

Trước tiên sử dụng BĐT 2 : $\frac{1}{{1 + {a^2}}} + \frac{1}{{1 + {b^2}}} \ge \frac{2}{{1 + ab}}$
Ta có ngay:
$$\frac{1}{{1 + {a^3}}} + \frac{1}{{1 + {b^3}}} \ge \frac{2}{{1 + \sqrt {{a^3}{b^3}} }},\frac{1}{{1 + {c^3}}} + \frac{1}{{1 + abc}} \ge \frac{2}{{1 + \sqrt {ab{c^4}} }}$$
Đồng thời:$\frac{2}{{1 + \sqrt {{a^3}{b^3}} }} + \frac{2}{{1 + \sqrt {ab{c^4}} }} \ge \frac{4}{{1 + abc}}$
Suy ra: \[\frac{1}{{1 + {a^3}}} + \frac{1}{{1 + {b^3}}} + \frac{1}{{1 + {c^3}}} + \frac{1}{{1 + abc}} \ge \frac{4}{{1 + abc}}\]
Từ đó có được đpcm.




#284797 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 23-11-2011 - 23:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 22: ( Dạng bậc 3 của BĐT Schur )
Cho 3 số thực $a,b,c$. Chứng minh:
\[{a^3} + {b^3} + {c^3} + 3abc \ge {a^2}(b + c) + {b^2}(a + c) + {c^2}(b + a)\]


Chứng minh:
Giả sử: \[a = Min\left\{ {a,b,c} \right\}\]
Xét :\[f(a,b,c) = {a^3} + {b^3} + {c^3} + 3abc - {a^2}(b + c) + {b^2}(a + c) + {c^2}(b + a)\]
Đặt: \[t = \frac{{b + c}}{2}\]
Ta thấy:\[f(a,b,c) - f(a,t,t) = \left( {b + c - \frac{5}{4}a} \right){\left( {b - c} \right)^2} \ge 0\]
Mà \[f(a,t,t) = a{\left( {a - t} \right)^2} \ge 0\]
Suy ra: \[f(a,b,c) \ge 0\]
Ta có được đpcm.



#280121 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 25-10-2011 - 20:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 2:
Với $ab \ge 1$ ta luôn có: \[\dfrac{1}{{1 + {a^2}}} + \dfrac{1}{{1 + {b^2}}} \ge \dfrac{2}{{1 + ab}}\]
Chứng minh
Biến đổi tương đương:

\[\begin{array}{l}
\dfrac{1}{{1 + {a^2}}} + \dfrac{1}{{1 + {b^2}}} \ge \dfrac{2}{{1 + ab}}\\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{1 + {a^2}}} - \dfrac{1}{{1 + ab}} + \dfrac{1}{{1 + {b^2}}} - \dfrac{1}{{1 + ab}} \ge 0\\
\Leftrightarrow \dfrac{{{{(a - b)}^2}(ab - 1)}}{{(1 + {a^2})(1 + {b^2})(1 + ab)}} \ge 0
\end{array}\]
Ta có đpcm.



#282651 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 10-11-2011 - 21:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 20:

Cho $a,b,c>0$. Chứng minh rằng:
\[\dfrac{{{a^2}}}{{{b^2} + {c^2}}} + \dfrac{{{b^2}}}{{{c^2} + {a^2}}} + \dfrac{{{c^2}}}{{{a^2} + {b^2}}} \ge \dfrac{a}{{b + c}} + \dfrac{b}{{c + a}} + \dfrac{c}{{a + b}}\]


Chứng minh:
Xét hiệu $VT-VP$ và một số phép nhóm đơn giản ta thu được bất đẳng thức tương đương sau:
$$\Leftrightarrow ab(a-b)\left[\dfrac{1}{(b+c)(b^2+c^2)}-\dfrac{1}{(c+a)(c^2+a^2)} \right]+bc(b-c)\left[\dfrac{1}{(c+a)(c^2+a^2)}-\dfrac{1}{(a+b)(a^2+b^2)} \right]$$
$$+ca(a-c)\left[\dfrac{1}{(b+c)(b^2+c^2)}-\dfrac{1}{(a+b)(a^2+b^2)} \right] \ge 0$$
Với việc giả sử: $a \ge b \ge c$ thì ta có:
$$\dfrac{1}{(b+c)(b^2+c^2)} \ge \dfrac{1}{(c+a)(c^2+a^2)} \ge \dfrac{1}{(a+b)(a^2+b^2)}$$
Từ đó suy các biểu thức trong bất đẳng thức trên đều không âm. Ta có điều phải chứng minh.
Dấu $''=''$ xảy ra khi:$a=b=c$

P/s: Mong mọi người tham gia nhiệt hơn nữa :ukliam2:



#280182 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 25-10-2011 - 23:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 3:
Cho $a,b \in R;n \in {N^*}$. Chứng minh rằng: \[\dfrac{{{a^n} + {b^n}}}{2} \ge {\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^n}\]

Chứng minh:
Trước tiên ta xét: $$f(x) = {x^n} + {(c - x)^n};c > 0,n \in {N^*}$$.
Ta có: $f'(x) = n{x^{n - 1}} - n{(c - x)^{n - 1}}$;$f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{c}{2}$. Lập BBT.
\[BBT \to f(x) \ge f\left( {\dfrac{c}{2}} \right) \Leftrightarrow {x^n} + {(c - x)^n} \ge 2{\left( {\dfrac{c}{2}} \right)^n}\]
Chọn $x = a;c = a + b$ ta có:\[{a^n} + {b^n} \ge 2{\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^n} \Leftrightarrow \dfrac{{{a^n} + {b^n}}}{2} \ge {\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^n}\]

BĐT trên là BĐT tổng quát giúp ta dễ nhớ.
Từ BĐT trên ta có thể thay n=2,3,4...
Sẽ được một số BĐT phụ khá hữu ích. ( cái mà ta muốn nói đến)
$\dfrac{{{a^3} + {b^3}}}{2} \ge {\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^3}$ ; $\dfrac{{{a^4} + {b^4}}}{2} \ge {\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^4}$ ....



#280119 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 25-10-2011 - 20:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT 1:
Chứng minh rằng: Với $a,b,c>0$ và $abc \le 1$ thì ta luôn có:\[\dfrac{a}{c} + \dfrac{b}{a} + \dfrac{c}{b} \ge a + b + c\]

Chứng minh

Ta có: $abc \le 1 \Rightarrow \dfrac{1}{{bc}} \ge a$
Theo BĐT AM-GM ta có:
\[\dfrac{{2a}}{c} + \dfrac{c}{b} = \dfrac{a}{c} + \dfrac{a}{c} + \dfrac{c}{b} \ge 3\sqrt[3]{{\dfrac{{{a^2}}}{{bc}}}} \ge 3\sqrt[3]{{{a^2}.a}} = 3a{\rm{ }}(1)\]
Tương tự ta cũng có được: \[\dfrac{{2b}}{a} + \dfrac{a}{c} \ge 3b{\rm{ }}(2);\dfrac{{2c}}{b} + \dfrac{b}{a} \ge 3c{\rm{ }}(3)\]
Từ $(1);(2);(3)$ ta có đpcm.



#280115 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi vietfrog on 25-10-2011 - 19:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

BẤT ĐẲNG THỨC PHỤ



Trong nhiều bài toán chứng minh bất đẳng thức ở cấp THPT, ta thường bắt gặp các Bất đẳng thức phụ , các Bổ đề nhỏ.
Có khi các Bất đẳng thức, Bổ đề đó ta có thể dễ dàng nghĩ tới để sử dụng. Nhưng cũng có khi ta băn khoăn không hiểu vì sao lại sử dụng bất đẳng thức phụ đó và đôi khi ta không biết về nó.
Chính vì vậy, mình mở topic này để cùng anh em VMF thảo luận, thu thập, tổng hợp các Bất đẳng thức phụ.
Biết càng nhiều Bất đẳng thức phụ xem như ta có thêm nhiều vũ khí, khi cần có thể đem ra dùng để đối phó với các bài toán Bất đẳng thức.
Rất mong được mọi người ủng hộ.

* Một số yêu cầu nhỏ:
- Các Bất đẳng thức phụ đưa ra phải có hình thức ngắn gọn.
- Cách chứng minh các Bất đẳng thức phụ đó cần rõ ràng, mạch lạc, càng ngắn gọn càng tốt.
- Mọi người đưa BĐT phụ lên nếu có thể thì chứng minh luôn.
- Mọi người có thể post nhiều cách chứng minh bổ đề.
- Topic ứng dụng các BĐT phụ này sẽ được mở sau khi đã có số lượng BĐT phụ phong phú.

Hy vọng mọi người tham gia nhiệt tình để tổng hợp thành một tài liệu hay cho VMF.




#268139 Chuyên đề về phương trình bậc hai

Đã gửi bởi vietfrog on 11-07-2011 - 16:12 trong Đại số

Bài 31:

Cho phương trình $(m-2)x^4-2m.x^2+m+4=0$. Định $m$ để phương trình có 4 nghiệm $x_1<x_2<x_3<x_4$ thỏa mãn $x_2-x_1=x_3-x_2=x_4-x_3$

Bạn Chung lập topic này kì công quá! Không đóng góp được gì, mình xin giải bài 31 (bài 17 thui nhỉ)
Để ý yêu cầu bài toán là dạng PT bậc 4 trùng phương có 4 nghiệm lập thành cấp số cộng.
Đặt :$t = {x^2}$
Ta có PT : $(m - 2){t^2} - 2mt + m + 4 = 0{\rm{ (1)}}$
Đầu tiên: Để PT ban đầu có 4 nghiệm pb thì pt (1) có 2 nghiệm pb dương.(${t_1} > {t_2}$)
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m - 2 \ne 0\\\Delta ' > 0\\{t_1}.{t_2} > 0\\{t_1} + {t_2} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 2\\1 - (m - 2)(m + 4) > 0\\\dfrac{{m + 4}}{{m - 2}} > 0\\\dfrac{{2m}}{{m - 2}} > 0\end{array} \right.$
Bạn giải ra ĐK của m nhé.
Tiếp theo:
PT có 4 nghiệm thỏa mãn.
Giả sử PT đã cho có 4 nghiệm thỏa mãn( dùng ĐK cần và đủ nhé).
Với cách đặt như trên thì 4 nghiệm của PT ban đầu sẽ là:
$ - \sqrt {{t_1}} < - \sqrt {{t_2}} < \sqrt {{t_2}} < \sqrt {{t_1}} $ do ${t_1} > {t_2}$
theo bài :${x_2} - {x_1} = {x_3} - {x_2} \Rightarrow - \sqrt {{t_2}} - - \sqrt {{t_1}} = \sqrt {{t_2}} - - \sqrt {{t_2}} $
$ \Leftrightarrow \sqrt {{t_1}} = 3\sqrt {{t_2}} \Leftrightarrow {t_1} = 9{t_2}$
Ta có hệ:

$\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 9{t_2}\\{t_1}.{t_2} = \dfrac{{m + 4}}{{m - 2}}\\{t_1} + {t_2} = \dfrac{{2m}}{{m - 2}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9{t_2}^2 = \dfrac{{m + 4}}{{m - 2}}\\10{t_2} = \dfrac{{2m}}{{m - 2}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{t_2}^2 = \dfrac{{m + 4}}{{9(m - 2)}}\\{t_2} = \dfrac{m}{{5(m - 2)}}\end{array} \right.$

$ \Rightarrow {(\dfrac{m}{{5(m - 2)}})^2} = \dfrac{{m + 4}}{{9(m - 2)}}$

Được PT bậc 2 rồi bạn giải ra m sau đó đối chiếu ĐK ở trên.
Cuối cùng nhớ bứơc thử lại ( chính là làm ĐK đủ nhé )
Chúc thành công!



#269158 Chuyên đề về phương trình bậc hai

Đã gửi bởi vietfrog on 20-07-2011 - 21:02 trong Đại số

Cho f(x)=a x^2 + bx+c ( a :Rightarrow 0)
a) CMR nếu tồn tại :Rightarrow sao cho af( :Rightarrow ) :Rightarrow 0 thì
f(x)=0 có nghiệm
b) CMR nếu f(x)=x vô nghiệm thì f(f(x))=x vô nghiệm


Topic THCS cho anh xin phép tham gia nhé. Xin phép Chung rồi đó.
Làm câu a nhé :
Ta có:
$\begin{array}{l} a.f(\alpha ) = a.(a.{\alpha ^2} + b\alpha + c) \\ = {a^2}.({\alpha ^2} + \dfrac{b}{a}\alpha + \dfrac{c}{a}) = {a^2}.({\alpha ^2} + 2.\dfrac{b}{{2a}}\alpha + \dfrac{{{b^2}}}{{4{a^2}}}) + ac - \dfrac{{{b^2}}}{4} \\ \end{array}$
Theo bài:
$\begin{array}{l} a.f(\alpha ) \le 0 \Leftrightarrow \dfrac{{{b^2}}}{4} - ac \ge {a^2}.({\alpha ^2} + 2.\dfrac{b}{{2a}}\alpha + \dfrac{{{b^2}}}{{4{a^2}}}) \ge 0 \\ \Leftrightarrow \dfrac{{{b^2} - 4ac}}{4} \ge 0 \Leftrightarrow \Delta \ge 0 \\ \end{array}$
Vậy PT có nghiệm!



#286562 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 04-12-2011 - 19:00 trong Góc giao lưu

Cắm trại hả anh?



#288078 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 13-12-2011 - 21:33 trong Góc giao lưu

Vậy thì anh Thế làm Bang chủ Cái bang rồi :))



#288066 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 13-12-2011 - 21:13 trong Góc giao lưu

Kaka. :icon6: Ca sĩ này là ai?? Ngọc Thế chứ ai :icon6:



#283608 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 15-11-2011 - 21:52 trong Góc giao lưu

Hix, lục lọi lại mới tìm thấy 1 cái trên Zing me @@

Anh vietfrog đẹp trai nhỉ ^^

Chú cứ quá khen. Anh bình thường thôi mà :wub: :wub: :wub: :wub:



#279342 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 17-10-2011 - 21:57 trong Góc giao lưu


Vietfrog có người yêu là dân chuyên Văn cơ à :D. Hơn anh rồi đó nha, anh tủi quá :( :( :( .

Anh Thành post ảnh anh lên cho bọn em chấm điểm đê.
Khó khăn mỗi ảnh của anh với ảnh của cậu dark_templar thui đó.
Anh post ngay nha.
Mà anh tủi gì mà tủi? Chắc người yêu anh chuyên Toán nốt hả :icon6: . Được cả đôi!



#279199 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 16-10-2011 - 15:56 trong Góc giao lưu

@to Khánh:Cậu Khánh sang I-Rắc chơi à >:) >:) .

@to Giang1994: Cậu còn định gạ gẫm mình post ảnh người yêu lên làm gì :tongue: , người yêu mình học chuyên Văn, không phù hợp với VMF ta. :icon6: :icon6: :icon6: :icon6: .

@to Phúc: Bác Phúc post ảnh mau lẹ lên nhé, hội đồng nhiếp ảnh đang rất hồi hộp đấy. :icon6: :icon6:



#279130 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 16-10-2011 - 00:53 trong Góc giao lưu

Ec ec. Nhiều anh em đưa ảnh lên quá. :tongue: .Tự tin phát.
Ảnh của mình đây. Đề nghị ông Phúc (dark_templar ) bắt trước tôi ngay. :ukliam2: :ukliam2:
Hình đã gửi



#279105 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 15-10-2011 - 21:28 trong Góc giao lưu

Cậu Giang với Toàn đẹp zai ghê.
-Mình thực sự bất ngờ về Giang. Trông rất Giang.... giang hồ. :tongue: :tongue: .
-Còn Toàn, lớp 8 gì mà to cao thế kia? :ohmy: .''Ăn gì to béo đẫy đà làm sao'' :tongue: .

Tôi đề nghị anh Dark_templar ( Phúc) đưa ảnh lên ngay, tôi thách anh đấy! :angry: :angry: :angry: :angry:



#280179 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi vietfrog on 25-10-2011 - 23:33 trong Góc giao lưu

Hôm nay up ảnh chụp chung với mấy đứa bạn cho mọi người cùng đánh giá :wub:

Mình ngồi góc ngoài cùng bên phải :closedeyes:


Kaka. Cuối cùng cũng thấy cậu Phúc.
Trông lớn ghê. Gặp ngoài đường chắc mình chào bằng anh mất :icon6:



#292584 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi vietfrog on 06-01-2012 - 22:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Góp vào Topic của Kiên một bài:

Bài 32 :
Cho $a,b,c$ là 3 số thực dương thỏa $a,b,c < 4$.
Chứng minh bất đẳng thức: $$\dfrac{1}{4-a}+\dfrac{1}{4-b}+\dfrac{1}{4-c}\geq \dfrac{3}{4}+\dfrac{a^2+b^2+c^2}{16}$$