Đến nội dung

AnnieSally nội dung

Có 614 mục bởi AnnieSally (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#451719 Các hằng đẳng thức đáng nhớ và cần nhớ

Đã gửi bởi AnnieSally on 19-09-2013 - 20:19 trong Đại số

tam giác pascal là gì vậy?

Bạn có thể search google hoặc tham khảo tại đây




#416911 Các hằng đẳng thức đáng nhớ và cần nhớ

Đã gửi bởi AnnieSally on 06-05-2013 - 19:23 trong Đại số

$\left ( x+a \right )^{^{n}}=\sum_{k=0}^{n}\left \begin{pmatrix} & n & \\ & k & \end{pmatrix}x^{(n-k)}a^{k}$

Với$\left \begin{pmatrix} & n & \\ & k & \end{pmatrix}=\frac{n!}{(n-k)!k!}$

Gọi là số tổ hợp chập k của n phần tử.




#416913 Các hằng đẳng thức đáng nhớ và cần nhớ

Đã gửi bởi AnnieSally on 06-05-2013 - 19:32 trong Đại số

$(x+y)^{4}=x^{4}+4x^{^{3}}y+6x^{2}y^{2}+4xy^{3}+y^{4}$

$(x+y)^{5}=x^{5}+5x^{^{4}}y+10x^{3}y^{2}+10x^{2}y^{3}+5xy^{4}+y^{6}$$(x+y)^{6}=x^{6}+6x^{^{5}}y+15x^{4}y^{2}+20x^{3}y^{3}+15x^{2}y^{4}+6xy^{5}+y^{6}$




#451555 Các hằng đẳng thức đáng nhớ và cần nhớ

Đã gửi bởi AnnieSally on 18-09-2013 - 21:08 trong Đại số

không bít mấy cái này có nên học thuộc không nữa

Nên sử dụng tam giác Pascal cho việc học thuộc mấy hằng đẳng thức :)




#417327 Một số bài toán chưa có lời giải

Đã gửi bởi AnnieSally on 08-05-2013 - 20:30 trong Hình học

Bài 201

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. M chuyển động trên BC, ME vuông góc AB, MF vuông góc AC,

Chứng MInh đường thẳng qua M vuông góc với EF luôn đi qua điểm cố định




#464552 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi AnnieSally on 15-11-2013 - 21:03 trong Góc giao lưu

attachicon.gifHOMC.jpg Trái Đinh Minh Hà, Phải Nguyễn Đức Thuận

attachicon.gif931203_106910729517654_1592764211_n.jpg

Hà đương nhiên là handsome hơn Thuận rùi (Cảm thấy đang thiên vị :lol: )




#457556 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi AnnieSally on 13-10-2013 - 23:41 trong Góc giao lưu

Phải gọi = anh

:botay




#453766 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-09-2013 - 23:11 trong Đại số

21/ 

21 /Ta có :

$6+2\sqrt{9-4x^2}=(3-2x)+2\sqrt{(3-2x)(3+2x)}+(3+2x)=(\sqrt{3-2x}+\sqrt{3+2x})^2$

=> A=$\frac{\sqrt{3-2x}+\sqrt{3+2x}}{x}=\frac{(3+2x)-(3-2x)}{x(\sqrt{3-2x}-\sqrt{3+2x})}=\frac{4x}{xa}=\frac{4}{a}$




#453764 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-09-2013 - 23:07 trong Đại số

23/ Cho A=$(\frac{\sqrt{a^3}+\sqrt{b^3}}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}-\sqrt{ab}):\frac{a^{-2}-b^{-2}}{a^{-1}-b^{-1}}$

23/ Ta có :

$\frac{\sqrt{a^3}+\sqrt{b^3}}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}-\sqrt{ab}=a-\sqrt{ab}+b-\sqrt{ab}=(\sqrt{a}-\sqrt{b})^2$

$\frac{a^{-2}-b^{-2}}{a^{-1}-b^{-1}}=\frac{\frac{1}{a^2}-\frac{1}{b^2}}{\frac{1}{a}-\frac{1}{b}}=\frac{b^2-a^2}{ab(b-a)}=\frac{a+b}{ab}$

=> $A=\frac{ab(\sqrt{a}-\sqrt{b})^2}{a+b}$




#456369 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi AnnieSally on 09-10-2013 - 16:22 trong Đại số

$\boxed{30}$ Cho $a+b+c=0$ ;$a,b,c$ khác $0$. CMR: $\sqrt{\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}}=|\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}|$

Ta có: $\sqrt{\frac{1}{a^2} + \frac{1}{b^2} + \frac{1}{c^2}} = |\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}|$

           $(\sqrt{\frac{1}{a^2} + \frac{1}{b^2} + \frac{1}{c^2}})^2 = |\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}|^2$

           $\frac{1}{a^2} + \frac{1}{b^2} + \frac{1}{c^2} = \frac{1}{a^2} + \frac{1}{b^2} + \frac{1}{c^2} + \frac{2}{ab} + \frac{2}{bc} + \frac{2}{ca}$

           $0 = \frac{2}{ab} + \frac{2}{bc} + \frac{2}{ca}$

           $0 = \frac{2c}{abc} + \frac{2a}{bca} + \frac{2b}{cab}$

           $0 = \frac{2(c + a + b)}{abc}$

           $0=0$

       $\Rightarrow$ đpcm




#443345 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 16-08-2013 - 14:52 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

CÁCH HỌC NGỮ PHÁP HIỆU QUẢ

Ngữ pháp là một khía cạnh ngôn ngữ nhận được những ý kiến khác nhau từ người học. Một số người học rất hứng thú với việc tìm ra những qui luật ngữ pháp và làm nhiều bài tập ngữ pháp. Người khác thì ghét học ngữ pháp và nghĩ đó là thứ tẻ nhạt nhất trong ngôn ngữ. Cho dù bạn có ý kiến gì đi nữa thì ngữ pháp vẫn là một phần không thể thiếu trong từng câu bạn nói, nghe, đọc và viết. Ngữ pháp đơn giản là qui luật từ vựng mà người sử dụng ngôn ngữ tuân theo. Chúng ta đều cần những qui tắc này giống như là luật chơi của 1 trò chơi

Nếu không có luật chơi, mỗi người sẽ chơi một kiểu và trò chơi sẽ sớm kết thúc. Ngôn ngữ cũng tương tự như thế. Không có qui tắc, mọi người sẽ không thể giao tiếp được với người khác. Dưới đây là một vài bước đơn giản bạn có thể áp dụng:

Bước 1

Lên kế hoạch. Có cái nhìn tổng quát về ngữ pháp tiếng Anh (từ sách giáo khoa hoặc trên mạng). Ghi chú những đặc điểm ngữ pháp quan trong và lên kế hoạch học từng phần trong vài ngày

Bước 2

Nhận dạng những lỗi thường gặp. Những người nói cùng 1 ngôn ngữ thường mắc những lỗi giống nhau. Ví dụ: người Nga thường gặp rắc rối khi sử dụng “a” và “the”. Hãy tìm ra những phần ngữ pháp mà mọi người thường gặp khó khăn. Và chú ý hơn tới những phần ngữ pháp này

Bước 3

Tìm bài tập ngữ pháp. Để học tốt ngữ pháp, bạn cần luyện tập cho tới khi có thể sử dụng dễ dàng. Kiếm một cuốn sách bài tập ngữ pháp có cả phần đáp án. Các hoạt động trực tuyến và đố vui cũng có thể trợ giúp được. Mỗi lần chỉ tập trung vào 1 phần ngữ pháp nhất định

Bước 4

Chú ý tới ngữ pháp khi đọc tiếng Anh. Khi học ngữ pháp, sẽ là chưa đủ nếu chỉ hiểu được ý chính về những gì bạn đọc được. Bạn cần phải hiểu chính xác tại sao câu lại được viết như vậy. Khi đọc 1 câu văn, hãy tự hỏi liệu bạn có thể viết câu tương tự như vậy không. Nếu không thể hoặc không chắc chắn, hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp và luyện tập.

Bước 5

Dịch từ ngôn ngữ của bạn sang tiếng Anh. Rất dễ tránh những phần ngữ pháp phức tạp khi viết hoặc nói lên suy nghĩ của mình. Khi dịch, bạn sẽ phải làm việc với tất cả những gì xuất hiện trên trang giấy, kể cả những phần ngữ pháp khó. Bắt đầu dịch những thứ đơn giản như quảng cáo,sau đó chuyển sang dịch báo hoặc tạp chí. Dịch đoạn hội thoại trong các vở kịch cũng là một cách luyện tập hay

Bước 6

Tìm sự giúp đỡ của người bản ngữ. Nếu bạn quen biết người bản ngữ nào, hãy nhờ họ kiểm tra bài viết của mình. Nếu không, bạn cũng có thể tìm kiếm các diễn đàn học tiếng Anh trên mạng hoặc những trang web trao đổi ngôn ngữ. Hãy nhớ rằng nếu người bản ngữ không phải giáo viên thì có thể họ sẽ không lý giải thích được các qui tắc ngữ pháp.

 

Nguồn: http://english07.com/




#444952 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 23-08-2013 - 20:01 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Một cách học Tiếng Anh đầy sáng tạo và thú vị, giúp bạn nhớ từ vựng Tiếng Anh lâu thật là lâu.

Để giỏi tiếng Anh, bạn phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì.   

Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí… ngồi ngâm đến thuộc. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng không phải là rẻ. Vậy có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không?   

Bài viết dưới đây sẽ  hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “kỹ thuật tách ghép từ”. 

Hãy đến với ví dụ bên dưới đây

Ví dick: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn

Ví dụ bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn gặp phải nó một lần, làm thế nào để ghi nhớ nó trong một thời gian dài, khi mà cơ hội bạn sẽ gặp lại nó trong cuộc sống là rất thấp. Bí quyết là gì?

Hãy xem “kỹ thuật tách ghép từ” giải quyết vấn đề trên thế nào.

Từ BRUSQUE có  thể tách là BRUS-QUE

Tiếp đó, từ BRUS được biến đổi thành BRUSH (bút vẽ) và từ QUE biến đổi thành từ QUEEN (nữ hoàng).

Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.

Bây giờ, với từ BRUSQUE ban đầu nghĩa là “cộc cằn thô lỗ”, bạn hãy liên tưởng nó đến BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ  hoàng). Hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn. 

----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE

Hãy để có trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.

Giờ hãy dành thời gian xem lại một lần nữa ví dụ ở trên. Bạn đã thuộc từ tiếng Anh này chưa? Nếu rồi, chúc mừng bạn, bạn đang nắm trong tay một phương pháp học từ vô cùng hiệu quả.

Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Có một kịch bản mà rất nhiều người học tiếng Anh gặp phải là: “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?”   

Rõ ràng nhiều học sinh có ý thức họ đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Đây là một phương pháp rất hay dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là được. 

Dưới đây, để giúp các bạn hiểu hơn, bài viết xin cung cấp thêm vài ví dụ:

+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8)

Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AGUST (tháng 8)

+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột)

Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột)

Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn. Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu. Tuy có một số hạn chế, như không phải từ nào cũng có thể tách ra được, hoặc không phải ai cũng có sức sáng tạo mà ngồi tách ra được từng từ, nhưng quả thật đây là một cách học từ rất hay và hiệu quả. Hầu hết những ai đã thử qua phương pháp này đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ mình đã học.

Những ví dụ trong bài được lấy từ cách tách từ của một bạn học sinh lớp 12 tại Hà Nội. Hiện bạn này đang viết một ebook về kỹ thuật tách từ này, đưa ra 500 từ phổ biến trong văn bản học thuật cấp cao tiếng Anh. Việc sử dụng ví dụ hoàn toàn được sự cho phép của bạn.
 

 



#443340 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 16-08-2013 - 14:40 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

MƯỜI BÍ QUYẾT HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Tại sao từ vựng tiếng Anh lại quan trọng?
Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của ban. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn. Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng.
Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Là một sinh viên, bạn phải thường xuyên học và làm bài tập từ vựng. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng nhanh nhất.
Mười bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
1. Đọc, đọc và đọc
Chúng ta học từ vựng phần lớn thông qua đọc các văn bản. Bạn càng đọc nhiều thì vốn từ vựng của bạn càng phong phú. Trong khi đọc, hãy chú ý nhiều hơn tới những từ mà bạn không biết. Trước tiên, cố gắng dựa vào văn bản để đoán nghĩa, sau đó thì mới tra từ điển. Đọc và nghe những tài liệu phức tạp là một cách giúp bạn biết thêm được nhiều từ mới.
2. Củng cố kỹ năng đọc văn bản
Một nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các từ được học trong văn cảnh cụ thể. Để củng cố kỹ năng hiểu từ trong văn bản thì bạn nên đặc biệt chú ý đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng. 
3. Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn. 
4. Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt 
Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ví dụ từ significant (quan trọng, đáng kể) có một nghĩa giống với từ important, momentous, sustantial,…Ngoài ra có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ SIGNIFICANT. Và cuối cùng bạn hãy vẽ một bức tranh để lại ấn tượng mạnh mẽ mô phỏng ý nghĩa của từ. 
5. Dùng các mẹo ghi nhớ
Một ví dụ thú vị với từ EGREGIOUS (rất tồi tệ). Nghĩ đến câu trứng ném vào chúng tôi (EGG REACH US)- hãy tưởng tượng chúng ta vừa phạm sai lầm tệ đến mức bị ném trứng và một quả trứng thối bay vào người chúng tôi (rotten EGG REACHes US). Bức tranh thú vị bằng ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của từ nhanh và lâu hơn. Người học cũng cảm thấy thú vị. Tương tự, bạn hãy tìm cho mình phương thức học phù hợp nhất. Mỗi người học theo cách khác nhau.
6. Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không biết
Nếu bạn có sẵn chương trình tra từ trên máy tính thì hãy mở sẵn ra. Chúng ta có rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ tra từ trên internet như http://vndic.net hoặc http://vdict.co . Bạn nên tìm và sửa dụng chúng để tra những từ mà bạn không chắc chắn về nghĩa. Sử dụng từ điển đồng nghĩa khi bạn muốn tìm từ phù hợp nhất.
7. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles). Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
8. Sử dụng danh sách từ vựng 
Đối với những sinh viên chú trọng nhiều tới từ vựng thì có rất nhiều tài liệu đáp ứng được nhu cầu này như SAT và GRE. Trên Internet cũng có nhiều trang học từ vựng hấp dẫn, thậm chí một số trang còn hỗ trợ tính năng gửi từ vựng cho bạn qua email mỗi ngày.
9. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 7 để kiểm tra kiến thức của bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
10. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là “bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn. Ở các nước nói tiếng Anh, nắm vững từ vựng giúp chúng ta vượt qua xuất sắc các bài kiểm tra trình độ như SAT và GRE. Đây là những chương trình học có tính chất quyết định việc chúng ta có được vào Đại học không và nếu đỗ thì sẽ đủ điểm học trường nào. Nhìn chung kiểm tra ngôn ngữ cũng là một cách đánh giá chất lượng giao tiếp. Xây dựng vốn từ vựng là công cuộc cả đời của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng “Mọi thứ bắt đầu từ ngôn ngữ”. 

Nguồn: http://english07.com/




#443117 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 15-08-2013 - 19:26 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Ai muốn nghe tốt thì xem ở đây




#438790 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-07-2013 - 09:58 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

THỦ THUẬT GHI NHỚ TRỌNG ÂM TIẾNG ANH
1. Trọng âm rơi vào gốc từ
Trong tiếng Anh, khá nhiều từ được tạo thành bằng cách ghép một gốc từ với hậu tố hoặc tiền tố. Trong những trường hợp đó, trọng âm thường rơi vào gốc từ. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta thêm hậu tố hoặc tiền tố vào một từ, trọng âm của từ đó sẽ không thay đổi.
Ví dụ: ‘comfortable - un’comfortable em'ploy - em'ployment ‘popular - un’popular Ngoại lệ: ‘undergrowth - ‘underground
 
2. Trọng âm rơi vào trước những từ tận cùng bằng:
‘tion’: pre’vention, ‘nation
‘sion’: in’vasion, dis’cussion
‘ic’: po’etic, eco’nomic
‘ical’: ‘logical, eco’nomical
‘ance’: im’portance, ‘distance
‘ious’: in’dustrious, vic’torious
 
Đồng thời, những từ tận cùng bằng ‘ive’, ‘ous’, ‘cial’, ‘ory’,… thì trọng âm cũng rơi vào trước nó.
Trường hợp ngoại lệ: ‘politic, ‘lunatic, a’rithmetic
 
3. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ nó ngược lên với những từ tận cùng bằng:
‘ate’: ‘decorate, con’solidate
‘ary’: ‘dictionary, i’maginary
 
4. Những danh từ và tính từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
Nound: ‘record , ‘flower, ‘valley, ‘children
Adjective: ‘current, ‘instant, ‘happy
Trường hợp ngoại lệ: ca’nal, de’sire, ‘ma’chine, i’dea, po’lice
 
5. Những động từ có hai âm tiết, trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ hai:
Ví dụ: de’cide, re’fer, per’ceive, de’ny, ad’mit …
Ngoại lệ: ‘suffer, ‘enter
 
6. Những từ được tạo thành bởi hai gốc từ, trọng âm thường rơi vào gốc đầu:
Ví dụ: ‘homework, ‘schoolboy, ‘raincoat, ‘childhood, ‘blackboard, ‘homesick...a



#437479 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 23-07-2013 - 16:28 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

https://www.facebook...174446175978225




#433003 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 05-07-2013 - 10:40 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Các bạn có thể học tiếng anh thông qua trang web: http://www.tienganh123.com




#443056 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 15-08-2013 - 15:45 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Bí kíp tự học tiếng Anh thành tài - không cần đi học thêm 

 

Mình xem HBO, Discovery Channel hiểu hết, đọc báo or sách cũng như đọc sách Việt. Tất cả là nhờ tự học không mất đồng nào và mình khuyến khích các bạn tự học thì hơn. Mặc dù làm giáo viên và là chủ 1 trung tâm tiếng Anh đấy. Học sinh của trung tâm cũng toàn được học cách để tự học :)))) Sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn hành trình tự học của mình. Cuộc đời có rất nhiều thứ cần phải làm, nên học tiếng Anh là phải thật nhanh để còn làm việc khác. Học khôn ngoan chứ không học chăm chỉ nhé. Nếu tự học mà lười thì đi học trung tâm cho lành. Tiếng Anh là cái BẮT BUỘC PHẢI GIỎI bằng mọi giá. 

1. Mục tiêu của việc học:

Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng Eng cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy IELTS hoặc TOEIC. Ngôn ngữ là phải dùng được, ngôn ngữ chỉ để thi là ngôn ngữ chết.

2. Phương pháp tiếp cận:

Cái gì mình phải yêu thì mới giỏi được, ghét thì không đời nào . Vì thế nên đừg cắm đầu vào học quyển Grammar xanh xanh của Raymond Murfy nữa. Phải bắt đầu từ những thứ mình thấy thích như nhạc, phim, truyện...

3. Học cái đầu tiên: Phát âm. Phát âm. Phát âm. Phát âm.

Nghe thì đơn giản và dường như chỉ dành cho gà thôi nhưng cái này cực quan trọng và ở những mà chỉ 5% những người học trường "top" như Ngoại Thương và Ngoại Ngữ or Hà Nội là nói hay. Đúng ngữ điệu, nói không sai âm và không bị thiếu từ, nghe tự nhiên... . (true story). Học bằng phần mềm Tell Me More và Pronunciation Workshop. Khi học phải ghi âm và sửa 1 cách kiên nhẫn cẩn thận. Không được vội với bước này. Nhưng học phát âm mà tự học giỏi được cũng phải khá là có năng khiếu. Còn không thì đi học thêm gv VN nào nói thật hay ấy, đừng học GV NN người ta không sửa cho mình kĩ được đâu.

4. Nghe Nói trước, Đọc viết sau.
Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe

-Chăm nghe là chắc chắc giỏi tiếng Anh. Và nghe là cách học ngôn ngữ tốt nhất. Nghe ngày nghe đêm không cần hiểu. Bắt đầu nghe bằng cái thật chậm trước đã. Nghe cái Learn Via Listening hoặc là Dialogues for beginners.

Sau 2-3 tuần nghe liên tục thế có thể bắt đầu nghe nhạc và phim. Qua Step Up 18 ngách 23 ngõ 82 Chùa Láng mua nhé. Giá photo. Bao nhiêu công các anh chị trung tâm của a làm và dịch đấy.

-Học nghe qua bộ Effortless English cũng được, đợi Biển Sách ra đĩa có 30k thôi mà được full 4bộ. (đừng trách a quảng cáo gì vì các em search trên mạng cũng phải 90k rồi) .

-Download bộ audio trên của a về. Rồi cắm vào đt nghe suốt ngày nhé.

https://bitly.com/a/...n-tap-bai-hat-1

https://bitly.com/a/...n-tap-bai-hat-2

150 bài nghe VOA 

https://bitly.com/a/...50-bai-nghe-VOA

5. Từ mới là chìa khoá: 

-PHải có 1 quyển sổ siêu đẹp siêu cute (cả con trai cũng nên mua sổ cute =))) ) để cho mìh thật thích viết vào đó, nên viết bút đỏ. Chuyên ghi lại những gì mình học được trong ngày, những "tín hiệu" tiếng Anh mà mình gặp được và học được trong ngày. 1 ngày 10 từ trong 6 tháng chắc chắn là nghe hiểu được khá khá rồi. Dùng cả giấy dán loạn xị trong nhà nữa nhé, viết to đẹp và trang trí lên nữa. Ngày xưa a học 1 ngày được 50-100 từ . Do áp dụg kĩ thuật âm thanh tương tự trong quyển Tôi Tài Giỏi ấy. Nhưng ko phải ai cũng học dc theo cách này,cần sáng tạo 1 tí. Học từ mới qua phim và nhạc, thấy cái văn cảnh nào mình thích thì ghi lại, nhớ là chỉ thấy cái nào mình thích và cho mình nhiều cảm xúc thôi. Học qua quyển Vocabulary in Use trình độ elementary cũng hay. (hỏi chị Nguyệt quyển "từ vựng" nốt)

-Sẽ có những thứ các em biết thừa các từ lẻ nhưng đọc chẳgn hiểu (vd as long as hay là work out...) thì đó là idioms. Trong cái link a gửi cũng có. Mang ra ngoài hàng mà in nhé.

Từ điển bằng hình hơn 1000 từ tiếng ANh cơ bản rất hay. 

http://bit.ly/8in1-English-dictionary

6. Nói: Grammar kills your speaking. Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều.

Để nói có ngữ điệu hay thì không gì bằng nhại phim, người ta nói gì mình nhại theo đó là tự dưng sau 1 tháng sẽ có ngữ điệu tự nhiên. Khi người ta không nói thì mình ngồi bình luận phim hoặc diễn tả hành động diễn viên bằng lời. Cách nữa học nói là luyện nghĩ bằng tiếng Anh. Dịch toàn bộ câu mà mình nghe dc từ người nói chuyện với mình sang tiếng Anh. Dịch keyword thôi nhé, ko thì lại ko kịp.

Đi các clb speaking như Seamap cũng hay. Không thì ngồi nhà lẩm bẩm 1 mình hoặc nói chuyện với đứa cùng phòg cũng dc.

7. Đọc và viết: 

-Đọc truyện đê. Manga là thứ rất lôi cuốn và dễ vào đầu. http://kissmanga.com/ và search Doraemon hay là Dragon balls, Naruto... (cái này cực kì cực kì hay :D)
-Đọc Harry Potter bằng Eng cũng hay,miễn là cái gì mìhn thích đọc là được. Hoặc truyện cười .
-Đọc sách kinh doanh bằng tiếng Anh. Phải chấp nhận là 3 quyển đầu đọc chỉ để học. Quyển thứ 4 đọc là sẽ hiểu hiểu.

Đọc nhiều là viết sẽ lên .

8. Không bao giờ được bỏ cuộc

Thuốc có thể hợp với người này không hợp với người nọ, bạn không học có hứng chỉ là do chưa tìm được đúng thứ mình thích và chưa nỗ lực đủ thôi. Không được trách hay đổ lỗi vì 1 cái gì đó mà 10 năm học rồi vẫn không giỏi tiếng Anh. Tất cả là do mình. Đừng đợi đến khi ra trường rồi mới học vì chắc chắn chẳng còn thời gian đâu. Việc hnay là của hnay. Nhớ là không ngừng tìm cho mình chỗ học mới, phương pháp mới và tài liệu mới nhé. Mình ngày xưa mất công down và mua tới gần 200GB tài liệu cơ đấy. Tiếng Việt đã là ngôn ngữ khó nhất nhì thế giới rồi đấy. Tiếng Anh là còn dễ chán. CHẮC CHẮN bạn có thể giỏi Eng mà.

Trong 1000 sinh viên chắc chỉ có khoảng dưới 100 sinh viên là giỏi tiếng Anh, 80 trong số giỏi ấy là từ khối D và có sẵn năng khiếu nào đó về ngôn ngữ rồi. Và 20 là từ khối A, và trong 20 ấy chắc chỉ có vài ba người là tự học thành tài hiếm như lá mùa thu. Những gì bạn được đọc là thuộc vào hàng rất hiếm đó .

Chúc các em sẽ thành công. Nhớ rằng chỉ cần 1 ngày 1 giờ, sau 9 tháng là sẽ dùng tiếng Anh ổn ổn đấy, từ trình độ super gà như anh ngày xưa. Nhớ là phải share cái note này vì sẽ có rất rất nhiều người sẽ bế tắc với tiếng Anh đấy.

Nguồn: https://www.facebook...aily?ref=stream




#438792 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-07-2013 - 10:02 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

5 bí quyết nói tiếng Anh lưu loát

Làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát? Đó là câu hỏi mà bất kỳ ai học tiếng Anh cũng thắc mắc. Tuy nhiên, để nói được tiếng Anh một cách lưu loát cần phải có một quá trình đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên. Sau đây là một số kinh nghiệm dưới đây để giúp bạn đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình rèn luyện của mình.

1_1(1).jpg
1. Always study and review phrases, not individual words
Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ bạn nhé! Bất cứ khi nào bạn thấy một từ mới, hãy tìm một nhóm từ hoặc thành ngữ có chứa từ mới đó, viết chúng ra và ghi nhớ nhóm từ hoặc thành ngữ đó, chứ không nhớ từng từ riêng lẻ. Điều này giúp bạn nhớ lâu nhờ vào ngữ cảnh trong nhóm từ và thành ngữ đó, đồng thời có thể áp dụng một cách linh hoạt  vào những ngữ cảnh khác khi nói. Bạn sẽ thấy khả năng nói và văn phạm của mình được cải thiện nhanh gấp 4-5 lần đấy!
 
2. Do not study grammar.
Đừng học văn phạm nữa!
Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là một bí quyết rất hữu ích, vì văn phạm làm cho bạn mất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi nói, điều này làm giảm đáng kể độ lưu loát khi nói.
 
Bạn đang muốn nói tiếng Anh một cách tự nhiên chứ không phải gượng gạo, gò theo những cấu trúc văn phạm phức tạp, đúng không nào? Vậy thì ngay lập tức, hãy tránh xa những quyển sách văn phạm. Những cú pháp rất đơn giản như Simple Present, Simple Past & Present Perfect đã khá đủ để bạn áp dụng vào văn nói rồi đấy!

1.jpg

 

3. Listen first.
Vâng, muốn nói lưu loát, trước bạn phải nghe lưu loát. Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn thụ động khi nghe nhé! Hãy nghe mỗi ngày, bạn sẽ thấy rằng khi nghe nhiều, một lúc nào đó bạn sẽ tự động nói được những điều mình đã được nghe một cách hết sức tự nhiên mà không cần bạn phải tập luyện nhiều. Những điều này bao gồm cả ngữ điệu, cách phát âm, cách dùng câu từ,…
 
4. React within 3 seconds.
Đừng mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ lời đáp khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh. Nếu quá 3 giây, hãy nói ra bất kỳ từ tiếng Anh nào bạn nghĩ được trong đầu, ngay cả khi chúng không được sắp xếp theo thứ tự. Tuy nhiên, sau khi nói ra bạn đã có thể hình dung được câu mình muốn nói và hoàn toàn có thể điều chỉnh chúng lại. Tin tôi đi! Lần thứ hai bạn chỉ mất 2 giây để nói ra câu đó một cách hoàn chỉnh.

2.jpg

5. Speak whenever you can speak.
Hãy nhớ rằng bạn đang muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình, vì thế hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào bạn thấy có thể, thậm chí ngay cả khi bạn một mình.



#438795 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-07-2013 - 10:04 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Ghi nhớ – 1 kĩ năng rất quan trọng trong học tiếng Anh

Ghi nhớ – 1 kĩ năng rất quan trọng, giúp cho sinh viên có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào.


8.jpg

 

Ghi nhớ – 1 kĩ năng rất quan trọng, giúp cho sinh viên có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác.
Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào.
 
Người học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là anh đã học được rất nhiều từ.
 
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì.Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như chúng tôi đã nói – học như vẹt. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, nó được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học tập của mình.
 
Phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Người học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
 
Khi đọc một bài báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau.
 
Hay khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just pulled your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần nhớ ở đây là “pull sb’s legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng.
 
Ví dụ: “Don’t worry, I am just pulling their legs” (Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà).
 
Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh:
- Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
- Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
- Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày.
- Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
- Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng
- Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
- Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và hợp lý.Có thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách. Chúc bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh hoạt và đa dạng!



#438793 Cuộc thi giải tiếng anh qua mang-IOE.

Đã gửi bởi AnnieSally on 28-07-2013 - 10:03 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

Những yếu tố cần thiết để học giỏi tiếng anh

Học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động. Bạn có thể biết tất cả các bí quyết để học tiếng Anh thật tốt, nhưng nếu không bắt tay vào thực hiện những bí quyết đó thì bạn sẽ chẳng đạt được gì cả. Sự thật là, nếu bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải thay đổi cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số ví dụ về những việc bạn sẽ phải làm.

4(2).jpg

Học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động. Bạn có thể biết tất cả các bí quyết để học tiếng Anh thật tốt, nhưng nếu không bắt tay vào thực hiện những bí quyết đó thì bạn sẽ chẳng đạt được gì cả. Sự thật là, nếu bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải thay đổi cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số ví dụ về những việc bạn sẽ phải làm.

+ Đọc một quyển sách tiếng Anh mỗi ngày một tiếng, phân tích ngữ pháp trong câu và tra từ trong từ điển tiếng Anh.
+ Nghe băng bán kèm các sách luyện nghe hay bất cứ băng đĩa tiếng Anh nào khác, thường xuyên cho dừng đoạn băng để cố hiểu đoạn đó nói gì và cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói.
+ Dành cả buổi chiều tập phát âm cho được âm “r” trong tiếng Anh.
+ Cẩn thận viết một bức thư điện tử bằng tiếng Anh, cứ 20 giây lại sử dụng từ điển hoặc một công cụ tìm kiếm trên Web để đảm bảo từng từ bạn dùng đều đúng, và dành 5 phút để viết một câu.
+ Nghĩ về một câu tiếng Anh bạn đã đọc, tự hỏi liệu có thể dùng “a” thay cho “the” trong câu đó không, và cố tìm các câu tương tự trên Web để có được giải đáp.
+ Ra phố và tự đặt các câu tiếng Anh đơn giản trong đầu (nói chuyện một mình bằng tiếng Anh về những gì bạn nhìn thấy xung quanh).
 
Có thể bạn sẽ thắc mắc dạng người nào lại làm những việc kỳ quặc trên đây? Xin thưa, chỉ có một dạng thôi. Dạng người thích làm những việc đó. Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh thì bạn cũng sắp trở thành dạng người này rồi đấy. Bạn không thể ghét làm những việc này được. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai thành công bằng cách làm những việc anh ta ghét chưa?
 
Vấn đề đối với việc học và dạy tiếng Anh là tất cả người học đều muốn nói tiếng Anh thật giỏi; tuy nhiên, hầu hết lại không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh. (Đó có thể là lý do tại sao họ đăng ký học các lớp tiếng Anh với hy vọng giáo viên có thể “nhồi nhét” kiến thức vào đầu họ.)
Sự thiếu động lực này nghĩa là người học nói chung không chịu bỏ thời gian riêng của mình ra để học tiếng Anh, và nếu có thì cũng không đều đặn.
 
Ví dụ: người học có thể học các cụm động từ suốt 12 tiếng đồng hồ trước một kỳ thi tiếng Anh, nhưng lại không chịu đọc một quyển sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày. Anh ta không cảm nhận được là học tiếng Anh cũng có cái thú vị riêng của nó, do đó anh ta chỉ học khi nào bị bắt buộc. Vấn đề là những nỗ lực đáng kể một lần chẳng mang lại cho bạn cái gì cả, trong khi đó, những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày lại rất hiệu quả.
 
Nếu bạn là một trong những người học giống như trên và không cảm thấy thích luyện phát âm âm “r” hay nghĩ về các câu tiếng Anh hàng ngày, thì chúng tôi có tin tức cho bạn đây: Bạn sắp sửa phải “ép” mình thích làm những việc đó. Nói cách khác, bạn sẽ phải làm gì đó để tác động vào động cơ thúc đẩy việc học của bạn.
 

 

 




#447194 CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐA THỨC

Đã gửi bởi AnnieSally on 02-09-2013 - 11:22 trong Chuyên đề toán THPT

147654000669718.png

CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐA THỨC 

Trần Nam Dũng

 

 

PHẦN I: ĐA THỨC

 

Đa thức là một trong những khái niệm trung tâm của toán học. Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã làm quen với khái niệm đa thức từ bậc trung học cơ sở, từ những phép cộng, trừ, nhân đa thức đến phân tích đa thức ra thừa số, dùng sơ đồ Horner để chia đa thức, giải các phương trình đại số.  
 
Bài giảng này sẽ hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản nhất về đa thức 1 biến, các dạng toán thường gặp về đa thức. Ở cuối bài sẽ đề cập 1 cách sơ lược nhất về đa thức nhiều biến.
 

 

1. Đa thức và các phép toán trên đa thức  

 
1.1. Định nghĩa. Đa thức trên trường số thực là biểu thức có dạng
 

$P(x)=a_{n}x^{n}+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_{1}x+a_{0},$ trong đó $a_{i}\in \mathbb{R}$ và $a_{n}\neq 0.$

$a_{1}$ được gọi là các hệ số của đa thức, trong đó $a_{n}$ được gọi là hệ số cao nhất và $a_{0}$ được gọi là hệ số tự do.

$n$ được gọi là bậc của đa thức và kí hiệu là $n=deg(P).$ Ta quy ước bậc của đa thức hằng $P(x)=a_{0}$ với mọi $x$ là bằng $0$ nếu $a_{0}\neq 0$ và bằng nếu $a_{0}=0.$

 

Để tiện lợi cho việc viết các công thức, ta quy ước với đa thức $P(x)$ bậc $n$ thì vẫn có các hệ số $a_{k}$ với $k>n,$ nhưng chúng đều bằng $0.$

 

Tập hợp các đa thức $1$ biến trên trường các số thực được kí hiệu là $R[x].$ Nếu các hệ số được lấy trên tập hợp các số hữu tỷ, các số nguyên thì ta có khái niệm đa thức với hệ số hữu tỷ, đa thức với hệ số nguyên và tương ứng là các tập hợp $Q[x],Z[x].$

 

1.2. Đa thức bằng nhau

 

Hai đa thức $P(x)=\sum_{k=0}^{m}a_{k}x^{k},Q(x)=\sum_{k=0}^{n}b_{k}x^{k}$ bằng nhau khi và chỉ khi 

$m=n$ và $a_{k}=b_{k}\forall k=0,1,2,...,m.$

 

1.3. Phép cộng trừ đa thức.

 

Cho hai đa thức $P(x)=\sum_{k=0}^{m}a_{k}x^{k},Q(x)=\sum_{k=0}^{n}b_{k}x^{k}$. Khi đó phép cộng và trừ hai đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ được thực hiện theo từng hệ số của $x_{k},$ tức là

$P(x)\pm Q(x)=\sum_{k=0}^{max\begin{Bmatrix} m,n \end{Bmatrix}}(a_{k}\pm b_{k})x^{k}$ 

Ví dụ: $(x^{3}+3x^{2}-x+2)+(x^{2}+x-1)=x^{3}+4x^{2}+1$

 

1.4. Phép nhân đa thức

 

Cho hai đa thức $P(x)=\sum_{k=0}^{m}a_{k}x^{k},Q(x)=\sum_{k=0}^{n}b_{k}x^{k}$. Khi đó $P(x).Q(x)$ là một đa thức có bậc $m+n$ và có các hệ số xác định bởi 

$c_{k}=\sum_{i=0}^{k}a_{i}b_{k-i}$

Ví dụ: $(x^{3}+x^{2}+3x+2)(x^{2}+3x+1)=(1.1)x^{5}+(1.3+1.1)x^{4}+(1.1+1.3+3.1)x^{3}+(1.1+3.3+2.1)x^{2}+(3.1+2.3)x+(2.1)=x^{5}+4x^{4}+7x^{3}+12x^{2}+9x+1$

 

1.5. Bậc của tổng, hiệu và tích của các đa thức

 

Từ các định nghĩa trên đây, dễ dàng suy ra các tính chất sau đây 

 

Đinh lý 1. Cho $P(x),Q(x)$ là các đa thức bậc $m,n$ tương ứng. Khi đó

a) $deg(P\pm Q)\leq max\begin{Bmatrix} m,n \end{Bmatrix}$ trong đó nếu $deg(P)\neq deg(Q)$ thì dấu bằng xảy ra. Trong trường hợp $m=n$ thì $deg(P\pm Q)$ có thể nhận bất cứ giá trị nào $\leq m$.

b) $deg(P.Q)=m+n$

 

1.6. Phép chia có dư

 

Định lý  2. Với hai đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ bất kỳ, trong đó $deg(Q)\geq 1,$ tồn tại duy nhất các đa thức $S(x)$ và $R(x)$ thoả mãn đồng thời các điều kiện:

$i)$ $P(x)=Q(x).S(x)+R(x)$

$ii)$ $deg(R)<deg(Q)$

Chứng minh. Tồn tại. Ta có thể chứng minh bằng quy nạp theo $m=deg(P).$ Nếu $deg(P)<deg(Q)$ thì ta có thể chọn $S(x)\equiv 0)$ và $R(x)=P(x)$ thoả mãn đồng thời các điều kiện $i)$ và $ii)$. Giả sử $m\geq n$ và định lý đã được chứng minh với đa thức có bậc nhỏ hơn $m.$ Ta chứng minh định lý đúng với các đa thức bậc $m.$ Giả sử 

$P(x)=\sum_{k=0}^{m}a_{k}x^{k},Q(x)=\sum_{k=0}^{n}b_{k}x^{k}$

Xét đa thức 

$H(x)=P(x)-\dfrac{a_{m}}{b_{n}}x^{m-n}Q(x)$

$=(a_{m}x^{m}+a_{m-1}x^{m-1}+...+a_{1}x+a_{0})-\dfrac{a_{m}}{b_{n}}x^{m-n}(b_{n}x^{n}+...+b_{0})$

$=\begin{pmatrix} a_{m-1}-\dfrac{a_{m}b_{n-1}}{b_{n}} \end{pmatrix}x^{m-1}+...$

Do hệ số của $x^{m}$ ở hai đa thức bị triệt tiêu nên bậc của $H(x)$ không vượt quá $m-1$.

Theo giả thiết quy nạp, tồn tại các đa thức $S*(x)$ và $R*(x)$ sao cho 

$H(x)=S*(x).Q(x)+R*(x)$

Nhưng khi đó 

$P(x)=H(x)+\frac{a_{m}}{b_{n}}x^{m-n}Q(x)=(\frac{a_{m}}{b_{n}}x^{m-n}+S*(x))+R*(x)$

Vậy đặt $S(x)=\frac{a_{m}}{b_{n}}x^{m-n}+S*(x)$ và $R(x)=R*(x)$ ta được biểu diễn cần tìm cho $P(x)$ 

Duy nhất. Giả sử ta có hai biểu diễn $P(x)=S(x).Q(x)+R(x)$ và $P(x)=S*(x).Q(x)+R*(x)$ thoả mãn điều kiện ii). Khi đó 

$Q(x).(S(x)-S*(x))=R*(x)-R(x).$ 

Ta có, theo điều kiện $ii)$ và định lý $1$ thì $deg(R*(x)-R(x))<deg(Q).$ Mặt khác, nếu $S(x)-S*(x)$ không đồng nhất bằng $0$ thì 

$deg(Q(x).(S(x)-S*(x)))=deg(Q(x))+deg(S(x)-S*(x))\geq deg(Q).$

Mâu thuẫn vì hai vế bằng nhau.

 

Theo ký hiệu của định lý thì $S(x)$ được gọi là thương số và $R(x)$ được gọi là dư số trong phép chia $P(x)$ cho $Q(x).$ 

 

Phép chứng minh nói trên cũng cho chúng ta thuật toán tìm thương số và dư số của phép chia hai đa thức, gọi là phép chia dài (long division) hay sơ đồ Horner

 

Ví dụ: Thực hiện phép chia $3x^{3}-2x^{2}+4x+7$ cho $x^{2}+2x$ được $3x-8$, dư $20x+7.$

 

1,7. Sự chia hết. Ước và bội.

 

Trong phép chia $P(x)$ cho $Q(x),$ nếu dư số $R(x)$ đồng nhất bằng $0$ thì ta nói rằng đa thức $P(x)$ chia hết cho đa thức $Q(x).$ Như vậy, $P(x)$ chia hết cho $Q(x)$ nếu tồn tại đa thức $S(x)$ sao cho $P(x) = Q(x).S(x).$ Trong trường hợp này ta cũng nói $Q(x)$ chia hết $P(x),$ $Q(x)$ là ước của $P(x)$ hoặc $P(x)$ là bội của $Q(x).$ Ký hiệu tương ứng là $Q(x) | P(x)$ và $P(x)\vdots Q(x).$

 

Cho $P(x)$ và $Q(x)$ là các đa thức khác $0.$ Ước chung lớn nhất của $P(x)$ và $Q(x)$ là đa thức $D(x)$ thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
$i)$ $D(x)$ là đa thức đơn khởi, tức là có hệ số cao nhất bằng $1$  
$ii)$ $D(x)$ là ước chung của $P(x)$ và $Q(x),$ tức là $D(x) | P(x)$ và $D(x) | Q(x)$  
$iii)$ Nếu $D’(x)$ cũng là ước chung của $P(x)$ và $Q(x)$ thì $D(x)$ cũng là ước của $D’(x).$
 
Tương tự, ta có khái niệm bội chung nhỏ nhất của hai đa thức.
Cho $P(x)$ và $Q(x)$ là các đa thức khác $0.$ Bội chung lớn nhất của $P(x)$ và $Q(x)$ là đa thức $M(x)$ thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:  
$iv)$ $M(x)$ là đa thức đơn khởi, tức là có hệ số cao nhất bằng $1$  
$v)$ $M(x)$ là bội chung của $P(x)$ và $Q(x),$ tức là $P(x) | M(x)$ và $Q(x) | M(x)$  
$vi)$ Nếu $M’(x)$ cũng là bội chung của $P(x)$ và $Q(x)$ thì $M’(x)$ cũng là bội của $M(x).$
 
Ký  hiệu $UCLN$ và $BCNN$ của hai đa thức $P(x)$, $Q(x)$ là $GCD(P(x),Q(x)),$ $LCM(P(x), Q(x))$ hay đơn giản hơn là $(P(x),$ $Q(x)),$ $[P(x), Q(x)].$  
Hai đa thức $P(x),$ $Q(x)$ được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu $(P(x), Q(x))= 1.$
 
1.8. Thuật toán Euclide
 
Để tìm ước chung lớn nhất của hai đa thức $P(x),$ $Q(x),$ ta sử dụng thuật toán Euclide sau đây: 
 
Định lý 3. Giả sử có hai đa thức $P(x),$ $Q(x),$ trong đó $deg(P)\geq deg(Q).$ Thực hiện phép chia $P(x)$ cho $Q(x)$ được thương số là $S(x)$ và dư số là $R(x).$ Khi đó 
Nếu $R(x)=0$ thì $(P(x),Q(x))=q{*-1}Q(x),$ trong đó $q^*$ là hệ số cao nhất của đa thức $Q(x)$
Nếu $R(x)\neq 0$ thì $(P(x),Q(x))=(Q(x),R(x))$
 
Chứng minh: Nếu $R(x)=0$ thì $P(x)=Q(x).S(x).$ Khi đó đa thức $q^{*-1}Q(x)$ rõ ràng thoả mãn tất cả các điều kiện của $UCLN.$
 
Nếu $R(x)\neq 0,$ đặt $D(x)=(P(x),Q(x)),$ $D'(x)=(Q(x),R(x)).$ Ta có $D(x)|P(x)-Q(x).S(x)=R(x),$ suy ra là ước chung của $Q(x),$ $R(x),$ theo định nghĩa của $D'(x),$ ta có $D'(x)$ là ước của $D(x).$ Mặt khác $D’(x)|Q(x)S(x)+R(x)= P(x),$ suy ra $D’(x)$ là ước chung của $P(x),$ $Q(x),$ theo định nghĩa của $D(x),$ ta có $D(x)$ là ước của $D’(x).$ Từ đây, do $D$ và $D’$ đều là các đa thức đơn khởi, ta suy ra $D=D’.$
 
Định lý trên giải thích cho thuật toán Euclide để tìm $UCLN$ của hai đa thức theo như ví dụ dưới đây:
 

Ví dụ: Tìm ước chung lớn nhất của hai đa thức $x^5-5x+4$ và $x^3-3x^2+2$

 

Ta lần lượt thực hiện các phép chia
 
$x^5-5x+4$ cho $x^3-3x^2+2$ được $x^2+3x+9$ dư $25x^2-11x-14$
$x^3 – 3x^2 + 2$ cho $25x^2 –11x – 14$ được $\frac{25x – 64}{625}, dư \frac{354}{625}(x-­1)
 $25x^2 – 11x – 14$ cho $x-­1$ được $25x + 14$ dư $0$
Vậy $(x^5 – 5x + 4, x^3 – 3x^2 + 2) = x – 1.$ 
 
Lưu ý, trong quá trình thực hiện, ta có thể nhân các đa thức với các hằng số khác $0.$ Ví dụ trong phép chia cuối cùng, thay vì chia $25x^2 – 11x – 14$ cho $\frac{354}{625}(x­-1)$ ta đã chia cho $x – 1.$ 
 
1.9. Tính chất của phép chia hết 
 
Nhắc lại, hai đa thức $P(x),$ $Q(x)$ được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu $(P(x), Q(x))= 1.$ Ta có định lý thú vị và có nhiều ứng dụng sau về các đa thức nguyên tố cùng nhau: 
 
Định lý 4. (Bezout) Hai đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi  tồn tại các đa thức $U(x),$ $V(x)$ sao cho $P(x).U(x)+Q(x).V(x)=1.$ 
 
Chứng minh. Giả sử tồn tại các đa thức $U(x)$ và $V(x)$ thoả mãn điều kiện $P(x).U(x)+Q(x).V(x)=1.$
Đặt $D(x)=(P(x),Q(x))$ thì $D(x)|P(x),D(x)|Q(x)$ suy ra $D(x)|1=P(x).U(x) + Q(x).V(x).$ Suy ra $D(x)=1.$ 
Ngược lại, giả sử $(P(x),Q(x)) =1.$ Ta chứng minh tồn tại các đa thức $U(x)$ và $V(x)$ sao cho
$P(x).U(x)+Q(x).V(x)=1.$ Ta  chứng  minh  bằng  quy  nạp  theo $m=min\begin{Bmatrix} deg(P),deg(Q)\end{Bmatrix}$
Nếu $m = 0$ thì điều cần chứng minh là hiển nhiên. Chẳng hạn nếu $deg(Q)=0$ thì $Q=q$ là hằng số và ta chỉ cần chọn $U(x)=0,$ $V(x)=q^{-­1}$  thì ta được $P(x).U(x)+ Q(x).V(x)=1.$ 
 
Giả sử ta đã chứng minh định lý đúng đến $m.$ Xét hai đa thức $P(x),$  $Q(x)$ có $min\begin{Bmatrix} deg(P),deg(Q) \end{Bmatrix}=m+1$
Không mất tính tổng quát, giả sử $m+1=deg(Q).$ Thực hiện phép chia $P(x)$ cho $Q(x)$ được thương là $S(x)$ và dư là $R(x).$ Không thể xảy ra trường hợp $R(x)=0$ vì khi đó $1=(P(x),Q(x))=q^{*-­1}Q(x).$ Vì vậy, ta có $1=(P(x),Q(x))=(Q(x),R(x))$
 
Lúc này, do $min(deg(Q),deg(R))=deg(R)<m +1$ nên theo giả thiết quy nạp, tồn  tại các đa thức $U*(x),$ $V*(x)$ sao cho $Q(x)V*(x) + R(x)U*(x) = 1.$ Thay $R(x)= P(x)–Q(x).S(x),$ ta được
$Q(x)V*(x) + (P(x) – Q(x)S(x))U*(x) =1$
Hay
$P(x)U*(x) + Q(x)(V*(x) – S(x)U*(x)) =1$
Đặt $U(x) = U*(x),$ $V(x) = V*(x) – S(x)U*(x)$ ta được đpcm.
 
Tính chất của phép chia hết 
 
$i)$ $Q| P, Q|R$ suy ra $Q|P+R$ hay tổng quát hơn $Q|P.U+R.V$ với $U,$ $V$ là các đa thức bất kỳ.
$ii)$ $Q|P,P|R$ suy ra $Q|R $(tính bắc cầu)  
$iii)$ $Q|P, P|Q$ suy ra tồn tại số thực khác $0$ a sao cho $Q=aP$ (ta gọi $P$ và $Q$ là các đa thức đồng dạng)
$iv)$ Nếu $Q_1|P_1$$ và $Q_2|P_2$ thì $Q_{1}.Q_{2}|P_{1}.P_{2}$.  
$v)$ Nếu $Q|P.R$ và $(P, Q)=1$ thì $Q|R.$  
$vi)$ Nếu $Q|P,R |P$ và $(Q, R)=1$ thì $Q.R|P$ 
 
Chứng minh. Các tính chất $i-­iv)$ là hiển nhiên xuất phát từ định nghĩa $Q|P$ tồn tại $S$ sao cho $P=Q.S.$ 
 
Để chứng minh các tính chất $v)$ và $vi),$ ta sẽ áp dụng định lý Bezout. 
$v)$ Từ giả thiết $Q|P.R$ và $(P,Q) =1$ suy ra tồn tại $S$ sao cho $P.R = Q.S$ và $U,$ $V$ sao cho $P.U+Q.V=1$
Khi đó $R=(P.U+Q.V).R=(P.R)U+Q.V.R=Q.S.U+Q.V.R=Q.(SU+VR)$ suy ra $Q|R.$
$vii)$ Từ giả thiết $Q|P, R|P$ và $(Q, R)=1$ suy ra $P=Q.S.$ Vì $P=Q.S$ chia hết cho $R,$ mà $(Q, R)=1$ nên theo $v)$ suy ra $S$ chia hết cho $R,$ tức là $S=R.S1.$ Vậy $P=Q.S =(Q.R).S1$ suy ra $P$ chia hết cho $Q.R.$
 
1.10. Các ví dụ có lời giải 
 
Bài toán 1. Tìm tất cả các cặp số $a,$ $b$ sao cho $x^4+4x^3+ax^2+bx+1$ là bình phương của một đa thức.
 
Giải: Nếu $x^4+4x^3+ax^2+bx+1$ là bình phương của một đa thức thì đa thức đó phải có bậc $2.$ Giả sử  
$x^4+4x^3+ax^2+bx+1=(Ax^2+Bx+C)^2$
    $\Leftrightarrow$$x^4+4x^3+ax^2+bx+1=A^2x^4+2ABx^3+(2AC+B^2)x^2+2BCx+C^2$
Đồng nhất hệ số hai vế, ta được
$A^2= 1,2AB=4,2AC+B^2=a,2BC=b,C^2 =1.$  
Không mất tính tổng quát, có thể giả sử $A=1,$ suy ra $B=2.$ C có thể bằng $1$ hoặc $-­1.$ Nếu $C = 1$ thì $a=6,$ $b=4.$ Nếu $C = -1$ thì $a=2,$ $b=-­4.$ 
Vậy có hai cặp số $(a, b)$ thoả mãn yêu cầu bài toán là $(6,4)$ và $(2,-­4).$
 
Bài toán 2. Cho đa thức $P(x)$ và hai số $a, b$ phân biệt. Biết rằng $P(x)$ chia cho $x­-a$ dư $A,$ $P(x)$ chia cho $x-b$ dư $B.$ Hãy tìm dư của phép chia $P(x)$ cho $(x­a)(x­b).$ 
 
Giải: Giả sử $P(x) = (x­a)(x­b)Q(x) + Cx + D.$ Lần lượt thay $x = a,$ $b,$ ta được
$A = Ca + D, B = Cb + D$  
Từ đó suy ra  $C = \frac{A­B}{a-­b}, D = A – A­B\frac{a}{a­-b} = \frac{aB – bA}{a­-b}.$  

Bài toán 3. Tìm dư trong phép chia $x^{100}$ cho $\left ( x-1 \right )^2$.

Giải: Giả sử $x^{100}=\left ( x-1 \right )^2Q\left ( x \right )+Ax+B$. Thay $x=1$, ta được

            $1 = A + B$.

Lấy đạo hàm hai vế rồi cho $x = 1$, ta được

            $100 = A$

Từ đó suy ra dư là $100x – 99$.




#447437 CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐA THỨC

Đã gửi bởi AnnieSally on 03-09-2013 - 01:55 trong Chuyên đề toán THPT

$\bigstar$ $\bigstar$ PHẦN II: ĐA THỨC VÀ NGHIỆM $\bigstar$ $\bigstar$

 

Nghiệm của đa thức đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các tính chất của đa thức. Nhiều tính chất của đa thức được thể hiện qua nghiệm của chúng. Ngược lại, việc nghiên cứu tính chất các nghiệm của đa thức cũng cũng là một trong các vấn đề trung tâm của đại số.

 

2.1. Ví dụ mở đầu

            Xét xem số $\alpha=\sqrt[3]{3+\sqrt{3+\sqrt{3}}}$ là hữu tỉ hay vô tỉ

Ta có thể giải bài toán này bằng cách chứng minh lần lượt các mệnh đề sau:

$1)$ Nếu $a$ vô tỷ thì $\alpha$ vô tỷ

$2)$ Nếu $a$ vô tỷ thì $\sqrt[3]{\alpha}$ vô tỷ

$3)$ $\sqrt{3}$ vô tỷ

Nhưng ta cũng có thể có một cách tiếp cận khác như sau:

$1)$ Tìm đa thức với hệ số nguyên nhận $\alpha$ làm nghiệm

$2)$ Chứng minh rằng đa thức này không có nghiệm hữu tỷ

Việc tìm đa thức với hệ số nguyên nhận $\alpha$ làm nghiệm được tiến hành như sau

 
$\alpha=\sqrt[3]{3+\sqrt{3+\sqrt{3}}}\Rightarrow a^3=3+\sqrt{3+\sqrt{3}}\Rightarrow (a^3-3)^2=3+\sqrt{3}$
$\Rightarrow ((a^3-3)^2-3)=3$$a^{12}-12a^9+48x^6-72x^3+33=0$ $(*).$

Vấn đề còn lại là chứng minh $(*)$ không có nghiệm hữu tỷ. Việc này sẽ được thực hiện ở cuối bài.

 

2.2. Nghiệm của đa thức, định lý Bezout.

Định nghĩa. Số thực $a$ (trong một số trường hợp, ta xét cả các số phức) được gọi là nghiệm của đa thức $P(x) = a^nx_n + a^{n-1}x_{n-1} +...+ a_1x + a_0$ nếu $P(a)=0,$ tức là

            $$a^na_n + a^{n-1}a_{n-1} +..+ a_1a + a_0 = 0.$$

 

Ta có định lý đơn giản nhưng rất có nhiều ứng dụng sau đây về nghiệm của đa thức:

 

Định lý 5. $a$ là nghiệm của đa thức $P(x)$ khi và chỉ khi $P(x)$ chia hết cho $x – a.$

 

Định lý này là hệ quả của định lý sau:

 

Định lý 6. Số dư trong phép chia đa thức $P(x)$ cho $x – a$ là $P(a).$

 

Cả định lý $5$ và định lý $6$ đều được gọi là định lý $Bezout.$ Để chứng minh định lý $6,$ ta chỉ cần chứng minh $P(x) – P(a)$ chia hết cho $x – a.$ Nhưng điều này là hiển nhiên vì

$$P(x)–P(a) = a_n(x^n-a^n) + a_{n-1}(x^{n-1}-a^{n-1}) +...+ a_1(x-a)$$

 $$x^k-a^k=(x-a)(x^{k-1}+x^{k-2}a+...+a^{k-1})$$

 

Từ định lý $5,$ ta có thể có một định nghĩa khác cho nghiệm của đa thức như sau: $a$ là nghiệm của đa thức $P(x)$ nếu $P(x)=(x-a)Q(x)$ với $Q(x)$ là một đa thức nào đó. Với định nghĩa này, ta có thể phát triển thành định nghĩa về nghiệm bội.

 

Định nghĩa. $a$ được gọi là nghiệm bội $r$ của đa thức $P(x)$ nếu $P(x)=(x-a)^{r}Q(x)$ với $Q(a)\neq 0$

 

2.3. Định lý Vieta

 

Định lý 7. Xét đa thức $P(x) \in R[x].$ Nếu $x_1,x_2,...,x_k$ là các nghiệm phân biệt của $P(x)$ với các bội $r_1,r_2,...,r_k$ tương ứng thì $P(x)$ chia hết cho $(x-x_1)^{r_1}(x-x_2)^{r_2}...(x-x_k)^{r_k}$.

 

Chứng minh: Điều này là hiển nhiên theo định nghĩa và do các đa thức $(x-x_i)^{r_i}$ đôi một nguyên tố cùng nhau.

 

Hệ quả:

a) Một đa thức bậc $n$ với hệ số thực có không quá $n$ nghiệm thực.

b) Nếu hai đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ có bậc nhỏ hơn hay bằng $n$ bằng nhau tại $n+1$ điểm thì hai đa thức này bằng nhau.

$$x^k-a^k=(x-a)(x^{k-1}+x^{k-2}a+...+a^{k-1})$$

Định lý 8. Xét đa thức $P(x) \in R[x]$ bậc $n.$ Giả sử $x_1,x_2,...,x_k$ các nghiệm phân biệt của $P(x)$ với các bội $r_1,r_2, …,r_k$ tương ứng. Nếu $r_1+r_2+…+r_k=n$ thì 

$$P(x)=a_n(x-x_1)^{r_1}(x-x_2)^{r_2}...(x-x_k)^{r_{k}}$$

Chứng minh: Dùng định lý 9, ta suy ra $P(x)$ chia hết cho $(x-x_1)^{r_1}(x-x_2)^{r_2}…(x-x_k)^{r_k}$, suy ra$P(x)=(x-x_1)^{r_1}(x-x_2)^{r_2}…(x-x_k)^{r_k}Q(x)$. So sánh bậc và hệ số cao nhất, ta suy ra $Q(x)=a_n$.

 

Định lý 9. (Định lý $Vieta$) Giả sử đa thức $P(x)=a_nx^{n}+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0$ có $n$ nghiệm (trong đó có thể có các nghiệm bội)  là $x_1,x_2,..,x_n$ thì $P(x)=a_n(x-x_1)(x-x_2)...(x-x_n)$

và như hệ quả ta có:

$$x_1+x_2+...+x_n=\frac{-a_{n-1}}{a_n};$$

$$x_1x_2+x_1x_3+...+x_1x_n+x_2x_3+...+x_2x_n+...+x_{n-1}x_n=\frac{a_{n-2}}{a_n};$$

$$...$$

$$x_1x_2...x_n=(-1)\frac{na_0}{a_n}.$$

 

Định lý 10. (Định lý $Vieta$ đảo) 

a) Nếu $x+y=S$, $x.y=P$ thì $x,y$ là 2 nghiệm của phương trình 

$$X^2-SX+P=0$$

b) Nếu $x+y+z=S$, $xy + yz + zx = T, xyz = P$ thì x, y, z là 2 nghiệm của phương trình

$$x^3-Sx^2+Tx-P=0$$
Từ định lý 8 ta suy ra hai hệ quả đơn giản nhưng rất hiệu quả trong giải toán sau:
 

Hệ quả 1. Một đa thức bậc n có không quá n nghiệm.

Hệ quả 2. Nếu $P(x)$ và $Q(x)$ là các đa thức bậc không quá n, trùng nhau tại n+1
điểm phân biệt thì hai đa thức này trùng nhau.
 
2.4.Bài tập có lời giải
 
Bài 1. Cho a, b, c là ba nghiệm của phương trình $x^3-3x+1$= 0. Lập phương trình
bậc ba có nghiệm là

a/ $a^2,b^2,c^2$

b/ $\frac{1-a}{1+a},\frac{1-b}{1+b},\frac{1-c}{1+c}$

 

Lời giải:

 

Theo định lý $Vieta,$ ta có
$a+b+c=0$, $ab+bc+ca=-3$, $abc=-1$.
Từ đó ta tính được
$a^2 + b^2 + c^2=(a+b+c)^2-2(ab+bc+ca)= 0^2 -2(-3) = 6.$
$a^2b^2 +b^2c^2 +c^2a^2=(ab+bc+ca)-2abc(a+b+c)=(-3)^2-2.-1.0=9$
$a^2b^2c^2 = (abc)^2 = 1$
Áp dụng định lý $Vieta$ đảo, suy ra $a^2, b^2, c^2$ là ba nghiệm của phương trình
$$x^3-6x^2+9x-1=0$$
Tương tự ta tính được:
$\frac{1-a}{1+a},\frac{1-b}{1+b},\frac{1-c}{1+c}$=$\frac{(1-a)(1+b)(1+c)+(1+a)(1-b)(1+c)+(1+a)(1+b)(1-c)}{(1+a)(1+b)(1+c)}$=$\frac{3+a+b+c-(ab+bc+ca)-3abc}{1+a+b+c+ab+bc+ca+abc}=\frac{-9}{3}=-3$

$\frac{1-a}{1+a}.\frac{1-b}{1+b}+\frac{1-b}{1+b}.\frac{1-c}{1+c}+\frac{1-c}{1+c}.\frac{1-a}{1+a}=\frac{(1-a)(1-b)(1+c)+(1 +a)(1-b)(1-c)+(1-a)(1+b)(1+c)}{1+a+b+c+ab+bc+ca+abc}=\frac{3-(a+b+c)-(ab+bc+ca)+3abc}{1+a+b+c+ab+bc+ca+abc}=\frac{3}{-3}=-1$

$\frac{1-a}{1+a}.\frac{1-b}{1+b}.\frac{1-c}{1+c}=\frac{1-(a+b+c)+(ab+bc+ca)-abc}{1+a+b+c+(ab+bc+ca)+abc}=\frac{1}{3}$

từ đó suy ra $\frac{1-a}{1+a},\frac{1-b}{1+b},\frac{1-c}{1+c}$ là $3$ nghiệm của phương trình;

$x^3+3x^2-x-\frac{1}{3}=0$

Bài 2. Rút gọn biểu thức

$A=\frac{a^2}{(a-b)(a-c)}+\frac{b^2}{(b-c)(b-a)}+\frac{c^2}{(c-a)(c-b)}$

Xét đa thức :

$F(x)=$$A=\frac{a^2(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}+\frac{b^2(x-c)(x-a)}{(b-c)(b-a)}+\frac{c^2(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)}$

Ta có :

$F(a)=F(b)=F(c)=0$. Nhưng $F(x)$ là đa thức bậc nhỏ hơn hay bằng $2$. Do đó $F(x)$ phải đồng nhất $0$.

Từ đó suy ra hệ số của $x^2$ của $F(x)$ bằng $0$. . Hệ số này bằng 

$\frac{a^2}{(a-b)(a-c)}+\frac{b^2}{(b-c)(b-a)}+\frac{c^2}{(c-a)(c-b)}-1$

nên $A=1$

 

Bài 3. Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ thoả mãn đồng nhất thức $xP(x-1)=(x-26)P(x)$.
Lời giải.
Thay $x = 0$ vào đồng nhất thức, ta suy ra $P(0)=0$. Suy ra $P(x)$ chia hết cho $x$, tức là $P(x)=x.P_{1}(x)$. Thay vào đồng nhất thức, ta được
$x(x-1)P_{1}(x-1)=(x-26)xP_{1}(x)$
suy ra
$(x-1)P_{1}(x-1)=(x-26)P_{1}(x)$ $(*)$
Lại thay $x=1$, ta được $P_{1}$ $(1)=0$, suy ra $P_{1}(x)$ chia hết cho $x-1$, tức là $P_{1}(x)=(x-1)P_{2}(x)$, thay vào $(*)$, ta được
$(x-1)(x-2)P_{2}(x-1)=(x-26)P_{2}(x-1)(x)$
Suy ra
$(x-2)P_{2}(x-1)=(x-26)P_{2}(x)…$
Cứ tiếp tục lý luận như thế, ta đi đến
$P(x) = x(x-1)…(x-25)Q(x)$
Và $Q(x-1)=Q(x)$.
Đặt $Q(0)=a$ thì ta có $Q(x)=a$ với $x=1,2,3, …$ suy ra $Q(x) = a$ với mọi $x$.
Vậy $P(x)=ax(x-1)…(x-25)$ là tất cả các nghiệm của bài toán.
 
Bài 4. Xét phương trình $x^2–a^{n-1}x^{n-1}–a^{n-1}x^{n-2}-…-a_{1}x–a_{0}=0$ với $a_{i}$ là các số
thực dương. Chứng minh rằng phương trình này có không quá $1$ nghiệm dương.
 
Lời giải. Viết phương trình đã cho dưới dạng

$1=\frac{a_{n-1}}{x}+\frac{a_{n-2}}{x^2}+...+\frac{a_{0}}{x^n}$

Vế trái là một hàm số giảm trên (0, $+\infty$ ) nên phương trình trên có không quá 1
nghiệm dương.
 
Bài 5. Với giá trị nào của $A$ và $B$ thì đa thức $P(x)=Ax^{n+1}+Bx^{n+1}$ có $x=1$ là nghiệm bội ít nhất là bậc $2$?
 
Lời giải. Trước hết ta phải có $P(1)=0$, tức là $A+B+1=0$, suy ra $B=–A–1$.
Khi đó $P(x)=Ax^{n-1}–x^{n-1}=(x-1)(Ax^{n}–x^{n-1}–x^{n-2}-… - 1)=(x-1)Q(x)$. Để $1$ là nghiệm bội ít nhất là bậc $2$ thì $Q(x)$ chia hết cho $x-1$, tức là $Q(1)=0$, suy ra $A= n$. Vậy $a=n$, $b=-(n+1)$.
 

2.5. Bài tập tự giải

 

Bài 1. Biết rằng các nghiệm của phương trình$x^2+ax+b=0$ và $x^2+cx+d=0$
đều thuộc $(-1, 1)$. Chứng minh rằng các nghiệm của phương trình$2x^2+(a+c)x+(b+d)=0$ cũng thuộc $(-1, 1)$.
 
Bài 2. Chứng minh rằng đa thức $P(x)=1+x+x^2/2!+...+x^n/n!$ không có nghiệm bội
 
Bài 3. Tìm mối liên hệ giữa các hệ số của phương trình $ax^3+bx^2+cx+d=0$ biết rằng tích của hai nghiệm của phương trình này bằng tổng của chúng.



#434784 20 nhà toán học vĩ đại đã làm thay đổi thế giới

Đã gửi bởi AnnieSally on 12-07-2013 - 16:41 trong Các nhà Toán học

                       d6b08a81-3b1d-4339-9463-7105d5baef7f6348        

 

Họ chính là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Khi ta sinh ra ta khóc còn mọi người cười, hãy sống làm sao để khi ta chết đi mọi người khóc còn ta thì cười”.

 

Pythagoras
Pythagoras (Pi-ta-go) là nhà toán học người Hy Lạp, và là một trong những nhà toán học vĩ đại đầu tiên của nhân loại, sống trong khoảng từ năm 570 đến năm 495 trước công nguyên. Ông là người đã tạo ra giáo phái Pythagore, được Aristotle (nhà khoa học, triết gia nổi tiếng người Hy Lạp) công nhận là một trong những nhóm người đầu tiên chủ động nghiên cứu và phát triển ngành toán học.

0403301101math.jpg

 
Ông nổi tiếng với định lý Pythagore trong lượng giác. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ liệu ông có phải là người đã đưa ra các chứng minh hay không vì họ cho rằng người đã đưa ra các chứng mình là học trò của ông có tên là Baudhayana, sống tại Ấn Độ khoảng 300 năm về trước.
Thực sự, Định lý Pythagore là một phát minh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hình học, mở ra những nghiên cứu sâu và có ý nghĩa to lớn. Chính vì vậy Pythagore được công nhận là cha đẻ của Toán học hiện đại. 
 
Andrew Wiles
0403301102math.jpg
Andrew Wiles, nhà toán học duy nhất còn sống trong danh sách này, là một người nổi tiếng với chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat: “Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không a, b, và c thoả a^n + b^n = c^n trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.”
Sau gần 8 năm nghiên cứu. Mặc dù những đóng góp của Andrew Wiles chưa thể sánh với những cái tên trong danh sách ở đây, nhưng ông là người đã “phát minh” ra phần lớn toán học mới để chứng minh các định lý.
Ngoài ra, ông cũng là một trong những người có cống hiến đáng ngưỡng mộ, như đã tự giam mình trong 7 năm để nghiên cứu giải pháp toán học. Khi nhận thấy lỗi trong các giải pháp, ông lại một mình tìm ra giải pháp hoàn chỉnh trong một năm trước khi chúng được thế giới chấp nhận.
 

Isaac Newton và Wilhelm Leibniz

0403301103math.jpg

 

Đây là hai nhà khoa học được vinh dự trở thành người sáng tạo ra toán học vi phân. Leibniz đã phát minh ra vi phân độc lập Isaaw Newton, với những kí hiệu được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó Leibiniz đã khám phá ra hệ thống số nhị phân, tạo nền tảng phát triển máy tính hiện đại. 
Trong khi đó, nhà thiên tài Isaac Newton, cũng để lại cho nhân loại một gia tài tri thức vĩ đại. Cùng với Leibiniz, Newton đã phát triển phép tính vi phân và tích phân.
 
Leonardo Pisano Blgollo
0403301104math.jpg
 

Blgollo (1170-1250), còn được biết đến với tên gọi là Leonardo Fibonacci, được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời trung cổ. Người ta vẫn ca ngợi ông là một nhà toán học Ấn Độ lừng lẫy từ khoảng 200 năm trước Công nguyên, và còn đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của hệ thống đánh số Ả Rập. Với những đóng góp của mình ông đã được công nhận là ngươi có vai trò quan trọng trong sự phát triển toán học hiện đại.

 

Alan Turing
Nhà giải mã và khoa học máy tính Alan Turning là một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ XX. Trong suốt thời gian thế chiến thứ II, ông đã làm việc tại văn phòng mật mã Chính phủ, và có khám phá quan trọng tạo ra phương pháp phá mật mã bí ẩn của người Đức. Chắc chắn, điều đó có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến tranh, hoặc ít nhất là ảnh hưởng đến thời gian chiến tranh.
0403301105math.jpg

 

Sau khi kết thúc chiến tranh, ông dành thời gian của mình để nghiên cứu máy tính, và trở thành nhà khoa học máy tính thực sự đầu tiên của thế giới. Ông có rất nhiều tài liệu quan trọng vẫn còn áp dụng trong thời đại mới.
Ông đã đưa ra công thức cho khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing (một mô hình về thiết bị xử lý các ký tự, đơn giản, nhưng có thể thực hiện được tất cả các thuật toán máy tính), đồng thời đưa ra phiên bản của “Turing” được sử dụng cho tới ngày nay.
 

Họ đã thắp sáng con đường để đưa con người thoát khỏi một thời kỳ mông muội! 

 
 
René Descartes
 
Nhà triết học, vật lý học và toán học người Pháp, René Descartes (1596-1650), nổi tiếng với triết lý “Cogito Ergo Sum” (tiếng Latinh), có nghĩa là “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”.
René Descartes đã có những đóng góp đột phá đối với Toán học. Cùng với Newton và Leibniz, René Descartes đã cùng sáng tạo ra nền tảng cho phép tính hiện đại, mang rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người ngày nay.
Đóng góp quan trọng nhất của René Descartes đối với lĩnh vực Toán học có lẽ là những đóng góp trong lĩnh vực hình học giải tích. Tên của ông được đặt cho hệ trục tọa độ vuông góc (Trục tọa độ Đề-các vuông góc). Bên cạnh đó ông còn góp phần vào sự phát triển của các kí hiệu toán học hiện đại.

 

Euclid

 
Euclid sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, được biết đến là cha đẻ của hình học và sở hữu “kiệt tác vĩ đại”: Bộ sách “Cơ sở của Toán học”. Bộ sách cơ sở là một công trình nghiên cứu lớn nhất trong lịch sử nhân loại được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục tới tận thế kỷ thứ 20.
Thật không may, chẳng mấy ai biết đến sự tồn tại của ông cũng như sự nghiệp của ông cho tới sau khi ông qua đời. Với những ai chưa từng biết đến ông, thì đây là cơ hội để nói lời cám ơn đối với sự cống hiến khai phá kiến thức nhân loại tuyệt vời của Euclid.
 
G. F. Bernhard Riemann
 
G. F. Bernhard Riemann, sinh ra trong một gia đình nghèo vào năm 1826, và được nuôi dưỡng trở thành một trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới của thế kỷ 19. Tên của ông nằm trong danh sách những người có những đóng góp to lớn cho Hình học, phải kể đến là Hình học Riemann, mặt Riemann và tích phân Riemann. Nhưng có lẽ điều làm cho ông trở nên nổi tiếng nhất (hoặc là “tai tiếng”) đó là Giả thuyết Riemann – nói về vấn đề phân bố của các số nguyên tố – làm đau đầu nhân loại suốt hơn 150 năm qua. Ông đã giới thiệu hàm số Riemann zeta và áp dụng để hiểu được sự phân bố của số nguyên tố.
 
Carl Friedrich Gauss
 
Thần đồng Gauss được người đời gọi là “Hoàng tử Toán học” đã có những khám phá đầu tiên khi mới chỉ là một cậu thiếu niên. Nhiều người đã thực sự ngỡ ngàng trước cậu bé Gauss tuổi với khả năng tính tổng 100 số chỉ trong… vài giây.
Gauss có nhiều đóng góp rất quan trọng cho toán học đại số và lý thuyết số. Ngoài ra ông còn đưa ra hằng số Gauss, nghiên cứu về hiện tượng từ tính, và tên của ông đã được đặt cho đơn vị từ trường. Tất cả những điều này được thực hiện trước sinh nhật lần thứ 24 của ông. Và cho đến cuối đời, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và cống hiến cho nhân loại. Ông qua đời ở tuổi 77.
 
Leonhard Euler
 
Nếu Gauss được gọi là “Hoàng tử” thì Euler xứng đáng được gọi là “Vị vua của toán học”. Euler sinh năm 1707 và mất năm 1783, được công nhận là nhà toán học vĩ đại nhất hành tinh.
Người ta kể rằng tất cả các công thức toán học được đặt theo tên của những người còn đứng sau cả Euler. Trong thời đại của mình, Euler đã có những đóng góp đột phá và được sánh ngang bằng với nhà bác học đại tài Einstein về trí tuệ.
Ông đã giới thiệu hệ thống các kí hiệu toán học kèm với các định nghĩa của công thức (chẳng hạn như f(x)), chữ viết tắt hàm lượng giác, chữ “e” là cơ sở của logarit tự nhiên (Hằng số Euler), chữ cái Hy Lạp Sigma biểu thị “Tổng kết”, biểu tượng Pi thể hiện tỉ lệ của chu vi hình tròn đối với đường kính của nó… Tất cả còn được áp dụng cho tới ngày nay.
Ông là người đã giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán “Bảy chiếc cầu ở Koenigsberg” nổi tiếng, tạo nền tảng liên kết số đỉnh, cạnh và bề mặt của đối tượng. Ông cũng là người đã chứng minh rất nhiều lý thuyết nổi tiếng của thế giới.
Hơn thế nữa, ông còn phát triển toán phép tính, cấu trúc liên kết, lý thuyết số, thuyết đồ thị và phân tích… mở đường cho toán học hiện đại và những bước tiến sau này của nó. Giờ thì chúng ta biết rằng, không phải ngẫu nhiên mà công nghiệp và công nghệ đương thời lại phát triển nhanh như vũ bão.

 

 

 

 

 
 



#432879 Topic về các bài toán lớp 6

Đã gửi bởi AnnieSally on 04-07-2013 - 20:06 trong Đại số

Bài 2: Tập hợp các bội của 10 là tập hợp các số dạng: $x=10.k$, $k\epsilon N\Rightarrow 20<10k\leq 84\Rightarrow 2

Vậy ta lấy: $k=3,4,5,6,7,8$ và có tập hợp các số x là: $={30,40,50,60,70,80}$

Bài 3: Đối với người thứ hai thì điều quan trọng là chữ số cuối cùng mà anh ta viết. Sau khi người thứ nhất viết chữ số cuối cùng, ta được chữ số có 9 chữ số. Đem chia cho 7, ta được số dạng $7k+r$ với $\leq r\leq 7$

Người thứ hai, đến lượt mình cần chọn một chữ số sao cho con số cuối cùng đạt được, chia hết cho 7

Con số với 10 chữ số có dạng $(7k+r).10+a=(7k+7r)+(3r+a)$

Do vậy phải chọn a sao cho $3r+a\vdots 7$

* Với r=0 $\Rightarrow$ chọn a=7

* Với r=1 $\Rightarrow$ chọn a=4

* Với r=2 $\Rightarrow$ chọn a=1 hoặc a=8

* Với r=3 $\Rightarrow$ chọn a=5

* Với r=4 $\Rightarrow$ chọn a=2 hoặc a=9

* Với r=5 $\Rightarrow$ chọn a=6

* Với r=6 $\Rightarrow$ chọn a=3

Bài 4: Vì n là số lẻ, đặt $n=2k+1$

Ta có: $A=n^{2}+4n+5=(2k+1)^{2}+4(2k+1)+5=4k^{2}+4k+1+8k+4+5=4k^{2}+4k+8k+8+2\Rightarrow A=4k(k+1) +8(k+1)+2$

Trong hai số k, k+1 có một số chẵn 

Do vậy $4k(k+1)$$\vdots 8$

Rõ ràng $8(k+1)$$\vdots 8$

Nhưng 2 không chia hết cho 8

Vậy A không chia hết cho 8  :wacko:  :blink: