Đến nội dung

quanghung86 nội dung

Có 489 mục bởi quanghung86 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#667272 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi quanghung86 on 06-01-2017 - 14:12 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Figure4239.png

 

Chi tiết hơn nhé. $\angle EGF=\angle BGE+\angle CGF-\angle EGF=360^\circ-2\angle BAC-(180^\circ-2\angle BAC)=180^\circ$ nên $E,G,F$ thẳng hàng. Từ đó $\angle ABK+\angle ACK=\angle AGE+\angle AGF=180^\circ$ nên $K$ thuộc $(O)$. Dễ thấy $G$ là điểm Miquel nên hai tam giác $GBA$ và $GKC$ đồng dạng, lại có $GO$ là phân giác $\angle BGC$ nên $GO$ là phân giác $\angle AGK$. Từ đó kết hợp $OA=OK$ thì $AOKG$ nội tiếp. Sử dụng trục đẳng phương dễ thấy $AK,OG,BC$ đồng quy.




#667279 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi quanghung86 on 06-01-2017 - 14:44 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Có thể xem thêm lời giải và bình luận hai đề hình ở đây

 

http://analgeomatica...i-hinh-thi.html




#667079 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi quanghung86 on 05-01-2017 - 13:43 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Hy vọng bài viết này giúp ích giải câu b)

 

http://analgeomatica...-dien-aops.html




#667266 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi quanghung86 on 06-01-2017 - 13:12 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Đề hình này có lẽ hay ở ý b). Ý b) chỉ cần $(O),(I)$ là hai đường tròn cố định qua $B,C$ cố định là được. $D$ cố định và $G$ di chuyển. Ta làm như sau

 

Untitled.png

 

Áp dụng Pascal dễ chỉ ra $M,N$ đi qua giao tiếp tuyến tại $B,C$ là $J$ của $(I)$ cố định. Gọi $JD$ cắt $(I)$ tại $X$ thì $X$ cố định và tứ giác $BCDX$ điều hòa nên $G(BC,DX)=-1$. Gọi $MN$ cắt $BC$ tại $T$ thì $G(BC,DT)=-1$ từ đó $GX$ đi qua $T$. Nên TX.TG=TB.TC=TP.TQ suy ra $(GPQ)$ đi qua $X$ cố định. Gọi $(GPQ)$ cắt $DX$ tại $Y$ thì $JX.JY=JP.JQ$ bằng phương tích của $J$ đối với $(O)$ nên $Y$ cố định. Suy ra $(GPQ)$ đi qua $X,Y$ cố định.




#668649 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 17-01-2017 - 12:10 trong Hình học

Cảm ơn Quân và Bảo với các lời giải rất hay. Gốc của bài toán 126 là ở đây http://www.artofprob...munity/c6h85003, bài toán 126 có hướng phát triển theo kiểu chiếu song song nhưng khá rắc rối. Bài toán 127 cũng là bài toán hay và lạ trên hình vuông,  vietdohoangtk7nqd có thể dẫn nguồn gốc không ? Mình xin đề nghị bài tiếp

 

Bài toán 128. Cho tam giác $ABC$ và đường tròn $(K)$ đi qua $B,C$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. $BE$ cắt $CF$ tại $G$. $AG$ cắt $BC$ tại $H$. $L$ là hình chiếu của $H$ lên $EF$. $M$ là trung điểm $BC$. $MK$ cắt $(KEF)$ tại $N$. Chứng minh rằng $\angle LAB=\angle NAC$.




#668349 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 15-01-2017 - 02:30 trong Hình học

Cám ơn Khánh và Quân, bài toán 123 là một bài không đơn giản, đáp án của thầy cũng tương tự của Khánh, lời giải của Quân khác của thầy, sau đây là đáp án bài toán 122.

 

Bai5.png

 

Đáp án bài toán 122. ta có $A(BC,OD)=-1$. Gọi $X$ là giao điểm $GH,BC$, $N$ là giao điểm $ST,BC$. Do $A(BC,OD)=-1$ và ta có $HC\perp AB, HB\perp AC, HN\perp OA, HM\perp AD$ suy ra $H(CB,NM)=-1$ suy ra $H(BC,XN)=-1$. Suy ra $BC,XN)=-1$ suy ra $AX,BS,CT$ đồng qui. Gọi điểm đồng qui của $AX,BS,CT$ là $Q$. Ta có $(GM,EF)=A(GM,EF)=A(OD,BC)=-1$ suy ra $B(TJ,LV)+(FE,GM)=-1$ và $C(SI,KU)=(EF,GM)=-1$. Mặt khác do $J,L,V$ thẳng hàng suy ra $T(BJ,VL)=B(TJ,VL)=-1$. Chứng minh tương tự suy ra $S(CI,UK)=1$ suy ra $T(BJ,VL)=S(CI,UK)=-1$ mà $TB,SC$ cắt nhau tại $A$, $TJ,SI$ cắt nhau tại $Q$ suy ra $AQ,TV,SU$ đồng qui. Cũng có $A(BJ,VL)=S(IC,UK)=-1$ mà $TB,SI$ cắt nhau tại $B$, $TJ,SC$ cắt nhau tại $C$, suy ra $SU,TV,BC$ đồng qui. Vậy $SU,TV,BC,AQ$ đồng qui. Mặt khác theo chứng minh trên thì $AQ,BC,GH$ đồng qui. Vậy $SU,TV,GH,BC$ đồng qui.

 

Thầy đề nghị bài mới cho topic tiếp tục

 

Bài toán 124. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc $CA,AB$ tại $E,F$. Đường tròn $(K)$ tiếp xúc $CA,AB$ và tiếp xúc trong $(O)$ tại $D$. $AI$ cắt $(O)$ tại $P$ khác $A$. $PD$ cắt $(K)$ tại $Q$ khác $D$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $T$, $OT$ cắt trung trực $AQ$ tại $S$. Lấy điểm $Y$ nằm trên đường nối trung điểm $AE,AF$ sao cho $AY\perp AS$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(ADQ)$ cắt $BC$ tại $Z$. $AT$ cắt $YZ$ tại $X$. Chứng minh rằng $X$ là tâm $(ADI)$.

 

Figure4260.png




#668330 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 14-01-2017 - 22:32 trong Hình học

Cám ơn khánh, thầy sẽ xem lại đề kỹ hơn, để topic tiếp tục, thầy đề nghị bài mới

Bài toán 123. Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. $AB$ giao $CD$ tại $E$. $AD$ giao $BC$ tại $F$. Tiếp tuyến tại $A,C$ của $(O)$ cắt nhau tại $S$. Tiếp tuyến tại $B,D$ của $(O)$ cắt nhau tại $T$. Gọi $K,L$ là tâm ngoại tiếp tam giác $SBD$ và $TAC$. $M$ là trung điểm $EF$. Chứng minh rằng $OM\parallel KL$.



#667987 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 11-01-2017 - 17:55 trong Hình học

Cảm ơn Khánh về lời giải thú vị khác đáp án, đây là hình vẽ cho lời giải của em. Đáp án gốc thầy sẽ gõ và post vào hôm sau.

 

Figure4248.png




#669916 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 25-01-2017 - 21:32 trong Hình học

Qua hai ngày mình xin post đáp án bài toán 142.

 

Figure4284.png

 

Giải bài toán 142. Gọi $H$ là hình chiếu của $P$ lên $CD$. Cho $H(0,0),C(c,0),D(d,0),P(0,p)$ thì $A(d,p),B(c,p),Q(-d,p),R(-c,p),M(c,\frac{c^2+p^2}{2p}),N(d,\frac{d^2+p^2}{2p})$. Ta tính được tọa độ $X(-\frac{cd+p^2}{c+d},\frac{p^4+p^2(c^2+d^2+4cd)+c^2d^2}{2p(c+d)^2}).$

 

Từ đó $d(X,CD)=\frac{p^4+p^2(c^2+d^2+4cd)+c^2d^2}{2p(c+d)^2}$ và như vậy

 

$$XP^2=(\frac{p^2+cd}{c+d})^2+(\frac{p^4+p^2(c^2+d^2+4cd)+c^2d^2}{2p(c+d)^2}-p)^2=(\frac{p^4+p^2(c^2+d^2+4cd)+c^2d^2}{2p(c+d)^2})^2=d(X,CD)^2.$$

 

Bài này dùng tọa độ theo mình là tối ưu, bạn nào có lời giải thuần túy hình hãy đóng góp tiếp




#670121 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 27-01-2017 - 10:50 trong Hình học

Cám ơn em đã đăng lời giải, bài toán 150 có thể tham khảo lời giải dùng tỷ số kép ở đây.

 

Bài toán 151. Cho tam giác $ABC$ với đường cao $AD$. $E,F$ là hình chiếu của $D$ lên $CA,AB$. $EF$ cắt $BC$ tại $T$. $BE$ cắt $CF$ tại $S$. $K$ là tâm ngoại tiếp tam giác $SEF$. Một đường thẳng bất kỳ đi qua $T$ cắt $(ABC)$ tại $M,N$. Chứng minh rằng đường tròn có tâm trên $AK$ và đi qua $M,N$ thì tiếp xúc $(K)$.




#670730 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 08-02-2017 - 18:40 trong Hình học

Lời giải bài toán 165. Giả sử $\frac{AP}{AQ}=\frac{BP}{BQ}$. Gọi phân giác $\angle BAC$ cắt $PQ$ tại $I$ do thì $\frac{IP}{IQ}=\frac{AP}{AQ}=\frac{BP}{BQ}$ nên $BI$ là phân giác $\angle ABC$. Từ đó $I$ là tâm nội tiếp và $CI$ là phân giác $\angle ACB$ đồng thời cũng là phân giác $\angle PCQ$ nên $\frac{CP}{CQ}=\frac{IP}{IQ}=\frac{AP}{AQ}=\frac{BP}{BQ}$, ta hoàn thành chứng minh.

 

Mình có đôi lời. Vì sắp tới công việc của mình có nhiều biến chuyển nên mình chưa thể tập trung duy trì topic này liên tục đươc. Vậy mong những bạn yêu hình học có tâm huyết hãy đề nghị các bài toán hay có chất lượng để topic vẫn là sân chơi cho những bạn yêu thích hình học.




#670526 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 31-01-2017 - 02:34 trong Hình học

Figure4315.png

 

Lời giải bài toán 164. Gọi $AD$ là đường kính của $(O)$ ngoại tiếp $ABC$ thì $D,H$ đối xứng qua $K$. Từ đó gọi $P,Q$ là hình chiếu của $I$ lên $CA,AB$ và $R,S$ là hình chiếu của $H$ lên $CA,AB$ thì $AR=AB=c,AS=AC=b,AP=AQ=p-a,AF=p-b, AE=p-c$. Từ đó sử dụng tích vô hướng 2 vector.

 

$$\vec{IH}.\vec{EF}=\vec{IH}(\vec{AF}-\vec{AE})=QS.AF-PR.AE=(p-b)(c-(p-a))-(p-c)(b-(p-a))=0.$$

 

Nhận xét. Bài này có lẽ thu được từ bài quen thuộc từ việc lấy đối xứng trục.

 

Bài toán 165 (Crux). Cho tam giác $ABC$ có $P,Q$ là hai điểm đẳng giác. Giả sử hai trong ba tỷ số $\frac{AP}{AQ},\frac{BP}{BQ},\frac{CP}{CQ}$ bằng nhau. Chứng minh rằng cả ba tỷ số bằng nhau.




#670156 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 27-01-2017 - 17:16 trong Hình học

Bài toán 151 này là mở rộng của mình cho một bài toán của bạn Trịnh Huy Vũ, được post tại đây, xem #11, vẫn còn bài toán 146 chưa có lời giải, nếu tới mai không có ai giải mình sẽ post đáp án. Dark Repulsor em hãy đề nghị một bài toán tiếp.




#667974 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 11-01-2017 - 11:01 trong Hình học

Mình đưa ra tổng quát bài toán 109 và lời giải của mình, nguồn gốc bài 109 là bài số 6 chọn đội Iran 2014 chứ không phải 2015

 

https://www.artofpro...h590555p3497371

 

Bài toán 109'. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ với tâm nội tiếp $I$ và tâm bàng tiếp góc $A$ là $J$. $P$ là trung điểm cung $BC$ chứa $A$ của $(O)$. $X$ thuộc $JP$. $E,F$ là hình chiếu của $X$ lên $IB,IC$. Chứng minh rằng $OP$ chia đôi $EF$.

 

Figure4302.png

 

Lời giải. Gọi $K,L$ là tâm bàng tiếp góc $B,C$ của $ABC$ thì $P$ là trung điểm $KL$. Gọi $XF,XE$ cắt $JC,JB$ tại $QR$. Dễ thấy do $XF\parallel JB$ và $XE\parallel JC$ nên $QR\parallel BC$. Từ đó $\frac{FB}{FK}=\frac{QJ}{QK}=\frac{RJ}{RL}=\frac{EC}{EL}$ nên theo bổ đề E.R.I.Q thì trung điểm của $KL,EF,BC$ thẳng hàng. Ta hoàn thành chứng minh.




#636113 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 27-05-2016 - 23:10 trong Hình học

Bài toán 10' tương đương với việc cần chứng minh $\lim_{n\to\infty}OG_n=0$ với $G_n$ là trọng tâm tam giác $A_nB_nC_n$ và $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $A_0B_0C_0$.
 
Bài toán này lần đầu tiên xuất hiện ở đây https://cms.math.ca/...x_v9n05_May.pdf bài toán 844 trang 143
 
Lời giải có ở đây https://cms.math.ca/..._v10n08_Oct.pdf trang 264
 
Chú ý bài toán cho không gian được giải bởi thầy Nguyễn Minh Hà với kỹ thuật đó cũng giải được cho phẳng, bài báo của thầy Hà ở đây https://cms.math.ca/crux/v36/n8/
 
Bài toán chúng ta đóng góp ở đây không nhất thiết mới, đưa lên để thảo luận, tìm lời giải mới. Nếu nguồn gốc ở đâu thì ghi rõ ở đó, còn nếu không nhớ hoàn toàn có thể ghi "sưu tầm", ai nhớ nguồn gốc thì dẫn lại là chuyện bình thường, không có vấn đề gì cả.
 
$\boxed{\text{Bài toán 11.}}$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ và $P$ di chuyển trên cung $BC$ không chứa $A$. Đối xứng của $PA$ qua $PB,PC$ lần lượt cắt $AB,AC$ tại $F,E$. Một đường thẳng vuông góc với $PA$ tại một điểm chia $PA$ tỷ số cố định cắt tiếp tuyến tại $A$ của $(AEF)$ tại $Q$. Chứng minh rằng $Q$ luôn thuộc đường thẳng cố định khi $P$ thay đổi.

Nguồn gốc: Sáng tác.



#644494 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 11-07-2016 - 12:20 trong Hình học

Đúng rồi cám ơn Dương, Bảo, điểm $K$ bị lặp, bài này là combine bài Turkey 2016CHKMO 2014 :)!

 

Ý chứng minh của Dương chính là bài CHKMO 2014 ở link. Mấu chốt là dựng ra tâm bàng tiếp $J$ vào sau đó chứng minh $H$ nằm trên $(JBC)$.

 

Nhân bài cũ của Bảo

 

Đễ xuất bài toán tiếp theo.

$\boxed{\text{Bài toán 77}}$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Giả sử $\triangle XYZ$ là tam giác tạo bởi các tiếp tuyến tại $A,B,C.AD,BE,CF$ lần lượt là đường kính của đường tròn $(O).P,Q,R$ theo thứ tự là trung điểm $AX,BY,CZ$. Chứng minh rằng $DP,EQ,FR$ đồng quy.

Nguồn
 yahoo_78.gif

 

Thầy đề nghị thêm 1 ý là

 

b) Cmr đẳng giác của điểm đồng quy trong tam giác $DEF$ nằm trên đường thẳng Euler của tam giác $ABC$.




#644175 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 08-07-2016 - 22:08 trong Hình học

Đáp án gốc bài toán 71.

Figure3217.png

Gọi $ABC$ là tam giác nội tiếp đường tròn $(O)$ và điểm $P$ thuộc $(O)$. Để tiện cho theo dõi chúng ta giả sử $P$ thuộc cung $BC$ không chứa $A$. Gọi $E,F$ là hình chiếu của $P$ lên $CA,AB$ thì đường thẳng $EF$ là đường thẳng Simson của $P$ ứng với tam giác $ABC$. Gọi $M,N$ là hình chiếu của $C,B$ lên $EF$. Đường thẳng qua $M,N$ lần lượt vuông góc với $AB,AC$ cắt nhau tại $L$ thì $L$ chính là cực trực giao của $EF$ ứng với tam giác $ABC$. Ta sẽ chứng minh rằng $EF$ chia đôi $PL$, thật vậy. Gọi đường cao $CS,BT$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$ và đường cao $EU,FV$ của tam giác $AMN$ cắt nhau tại $L$. Theo kết quả quen thuộc về đường thẳng Steiner thì $EF$ chia đôi $PH$, mặt khác dễ thấy $PEKF$ là hình bình hành nên $EF$ chia đôi $PK$ vậy ta sẽ chứng minh $H,K,L$ thẳng hàng thì $EF$ sẽ chia đôi $PL$. Ta xét các đường tròn đường kính $BE$ và $CF$. Ta dễ thấy $HB.HT=HC.HS$ và $KF.KV=KE.KU$ nên $H,K$ thuộc trục đẳng phương của hai đường tròn này. Gọi $UV$ cắt đường tròn đường kính $BE,CF$ tại $J,I$ khác $U,V$. Ta có $\angle UJN=\angle UEN=\angle EUF=\angle UVF$. Từ đó $NJ\parallel FV\perp AC$ nên $NJ$ đi qua cực trực giao $L$. Tương tự $MI$ đi qua $L$. Lại có $\angle IJN=\angle UVF=\angle UEF=\angle IMN$, suy ra tứ giác $MNIJ$ nội tiếp. Vậy $LI.LM=LJ.LN$ hay $L$ cũng thuộc trục đẳng phương của đường tròn đường kính $BE,CF$. Từ đó ta suy ra $H,K,L$ thẳng hàng hay $EF$ chia đôi $PL$.

 

Bài này chính xác là mình đã gửi đăng THTT, lời giải trên đó của Dương, vậy Dương có thể giới thiệu lời giải của mình lên đây được không ?

 

Topic đã qua một chặng đường lớn, mình rất vui vì topic ngày càng lớn mạnh và được nhiều bạn tận tụy tham gia đóng góp sức mình, mong rằng số bài sẽ nhanh cán mốc $100$.




#644138 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 08-07-2016 - 18:50 trong Hình học

Dương đồng ý, mình xin đề nghị một bài khác

 

$\boxed{\text{Bài toán 73.}}$ Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. $AD$ cắt $BC$ tại $E$. $AC$ cắt $BD$ tại $G$. $H$ là hình chiếu của $O$ lên $EG$. Trung trực $EH$ cắt $BC,AD$ tại $M,N$. Đường tròn $(HMB)$ và $(HNA)$ cắt nhau tại $K$ khác $H$. Chứng minh rằng $\triangle KBE\sim\triangle KEA$.

 

Figure3937.png

Cám ơn Quân(halloffame) đã nhắc mình chỉnh lại đề. Tiện thể mình thêm hình vẽ.




#644082 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 08-07-2016 - 10:17 trong Hình học

$\boxed{\text{Bài toán 71.}}$ Chứng minh rằng đường thẳng Simson của một điểm nằm trên đường tròn ngoại tiếp một tam giác chia đôi đoạn thẳng nối điểm đó và cực trực giao của đường thẳng Simson này với tam giác đã cho.




#649811 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 15-08-2016 - 21:59 trong Hình học

Chuẩn rồi Bảo, cái điểm đồng quy của AX,BY,CZ đó gọi là điểm Prasolov đó. Điểm Prasolov nằm trên đường nối tâm Euler và điểm Lemoine :)!




#666953 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 04-01-2017 - 20:31 trong Hình học

Lời giải sau do bạn Nguyễn Lê Phước gửi tới tác giả.

 

Figure4051.png

 

Lời giải bài toán 101. Gọi $NI$ cắt $HK$ tại $S$, $MI$ cắt $HL$ tại $T$ thì $S,T$ là tâm bàng tiếp tam giác $ANH,AMH$. Từ đó $\angle ASE=45^\circ=\angle AHL$ và $\angle AES=90^\circ+\angle ANE=\angle ALH$. Từ đó hai tam giác $ASE$ và $ALH$ đồng dạng g.g. Lại có $\angle ATH=90^\circ-\frac{\angle AMN}{2}=180^\circ-\angle AIN=\angle AIS$. Từ đó hai tam giác $ATH$ và $AIS$ đồng dạng g.g. Vậy $\frac{ES}{EI}=\frac{LH}{LT}$. Tương tự $\frac{FT}{FI}=\frac{KH}{KS}$. Từ đó $\frac{FI}{FT}.\frac{LT}{LH}=\frac{EI}{ES}.\frac{KS}{KH}$. Dùng định lý Menelaus dễ thấy $FL,ES$ cùng đi qua một điểm trên $IH$.

 

Lời giải khác của bạn Nguyễn Đức Bảo có thể xem tại http://artofproblems...1308940p7009306, bài toán này nằm trong chuỗi bài mở rộng bài toán IMO 2009 của tác giả http://analgeomatica...-2009-ngay.html

 

Bài toán 102 (Tập huấn đội IMO 2016)Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ cố định. $B$, $C$ cố định, $A$ di chuyển trên $(O)$. $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$. $K$, $L$ theo thứ tự là trực tâm các tam giác $IAB$, $IAC$. $P$ đối xứng với $O$ qua trung điểm $KL$. Chứng minh rằng $AP$ đi qua một điểm cố định khi $A$ thay đổi.




#640216 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 14-06-2016 - 09:58 trong Hình học

Cám ơn Bảo, lời giải của thầy
 

Figure2329.png

 

Gọi đường tròn ngoại tiếp tam giác $DEF$ cắt $(O)$ tại $S$ khác $D$. $EF$ cắt $BC$ tại $T$. Các tam giác $\triangle SFB\sim\triangle SEC$ do đó $\frac{SF}{SE}=\frac{BF}{CE}=\frac{GF}{GE}=\frac{TF}{TE}$ đẳng thức cuối có do định lý Menelaus cho tam giác $DEF$ với $T,B,C$ thẳng hàng. Từ đó ta có hàng $(EF,GT)=-1$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$, $CF,CG$ cắt $DM$ tại $P,Q$. Chiếu xuyên tâm $C$ suy ra hàng $(DQ,PM)=C(DQ,PM)=(EF,PM)=-1$ hay $(MP,DQ)=-1$ suy ra $(MD,PQ)=1-(MP,DQ)=2$ vậy $\frac{PM}{PD}=2\frac{QM}{QD}\quad (1)$. 
 
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác $DBM$ với $C,Q,F$ thẳng hàng suy ra $\frac{FB}{FD}.\frac{QD}{QM}.\frac{CM}{CB}=1$ suy ra $2\frac{QM}{QD}=\frac{FB}{FD}\quad (2)$.
 
Từ (1),(2) suy ra $\frac{PM}{PD}=\frac{FB}{FD}$, vậy $PF\parallel BC$. Gọi $CP$ giao cắt $(O)$ tại $H$ khác $C$. Suy ra $\angle FPH=\angle BCH=\angle BDH$ suy ra từ giác $HFPD$ nội tiếp. Suy ra $\angle PHF=\angle PDF=\angle ADB=\angle CHA$ vậy $A,H,F$ thẳng hàng. Ta có điều phải chứng minh.



#636016 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 27-05-2016 - 20:20 trong Hình học

Nguồn gốc bài 9 http://www.artofprob...unity/c6h486466

Nguồn gốc bài 10 http://www.artofprob...unity/c6h470341




#642709 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 29-06-2016 - 07:37 trong Hình học

Bài này phải dùng nhiều kỹ thuật, mặt khác vì nó là bài của mình tạo ra mình cũng không muốn đưa vào topic, vậy ta tạm gác lại, mình đề xuất một bài toán khác thay thế. 

 

$\boxed{\text{Bài toán 49.}}$ Cho tam giác $ABC$ và $P$ là điểm bất kỳ trong tam giác. Đường tròn $(K),(L)$ lần lượt ngoại tiếp các tam giác $PAC,PAB$ lần lượt cắt $BC$ tại $F,E$ khác $C,B$. $M$ là tâm ngoại tiếp tam giác $AEF$. $PA$ cắt $BC$ tại $D$. Trung trực $AD$ cắt đường thẳng qua $D$ vuông góc $BC$ tại $N$. $MN$ cắt $KL$ tại $Q$. Chứng minh rằng $Q$ nằm trên trung trực $BC$.

 

Mình nghĩ rằng nên có thêm một quy tắc, là những ai đề xuất bài vào topic này cần có đáp án, nếu bài không có đáp án chỉ nên thảo luận bên ngoài thôi.




#643395 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi quanghung86 on 03-07-2016 - 07:56 trong Hình học

Bài của Bảo là mở rộng định lý 1 trong bài viết này http://forumgeom.fau...e4/FG200411.pdf

 

Đây là mở rộng hay, mình biết 1 vài mở rộng nữa trên AoPS, tuy nhiên chúng ta vẫn hãy tập trung giải bài Bảo đề nghị!