Đến nội dung

Hình ảnh

Những Con Số Thú Vị

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 33 trả lời

#1
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Những con số luôn có 1 vẻ đẹp của nó . Chúng ta cùng tìm nó nhé .

Số 26 là con số đặc biết bởi vì nó là con số duy nhất bị kẹp giữa 1 số là bình phương còn số kia là lập phương ( 5^2 <26<3^3 )
( kết luận này của FERMAT )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi longkhanhtt: 25-01-2005 - 17:17

Mãi mãi một tình yêu

#2
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Số 6174 có điều gì kì diệu?

Con số 6174 là con số có nhiều điều thú vị. Mọi người thử khám phá xem.
Nhà toán học Mỹ Matin- Jadney đã mô tả sự kì diệu của con số 6174 trong sách "Ma trận bác học" .Nhà toán học liên xô Kasimov trong sách cảm nhận toán học cũng viết là số 6174 là câu đố về chữ số. Còn chúng ta thử xem nào!

Một cây làm chẳng nên non

#3
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
longkhanhtt chỉ biết có 1 điều kỳ diệu của con số 6174 thôi ( Đã nói ở diễn đàn cũ khi chưa mất dữ liệu , nây post lại vậy )


Ta lấy 1 số có bốn chữ số bất kỳ . Sắp xếp theo thứ tự tăng dần ( số đó gọi la 1 ) , lại sắp xếp theo thứ tự giảm dần ( gọi là số 2 ) . Sau đó lấy 2-1 . Được 1 số có 4 chữ số khác , ta lại làm tương tự . Cuối cùng ta sẽ có con số 6174 .


-------------------
Nếu số có 5 chữ số thì ta không tìm được số như số 6174 mà tạo thành nhiều " lỗ đen " toán học.


----------------------
Mãi mãi một tình yêu

#4
blue_angel_lx

blue_angel_lx

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
[SIZE=7][I][I]Các bạn có biết về số hoàn chỉnh không? Số 6 là một số hoàn chỉnh vi nó bằng tổng các ước số thực của nó
6=1+2+3 vớí {1;2;3;} là các ước chung của 6

#5
blue_angel_lx

blue_angel_lx

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Các số 28; 496; 8128 cũng là số hoàn chỉnh

#6
vuhung

vuhung

    Spectrum IT

  • Thành viên
  • 266 Bài viết
505
515
5,5
9.5
9.25!
Hình đã gửi

#7
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
có 1 số rất đẹp: 854 hãy bình phương nó lên, bạn sẽ thấy đủ các chữ số còn lại.okie?
còn 1 số như thế này nữa: ai có thể tìm ra đầu tiên đây?

#8
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3915 Bài viết
Còn nữa đây
Bản hòa tấu cho gia đình các con số
$e^{i\pi}+1 = 0$
(e mũ i pi cộng 1 bằng 0)
số 1: là số nguyên dương đầu tiên con người tìm được
1400 năm TCN số 0 được người Ai Cập chấp nhận
số π (pi) (tỉ lệ giữa chu vi và đường kính đường tròn) được tìm ra là 3.141592653589793....
Khi giải tích phát triển số e (e=2.718281828459...) lần đầu tiên được Leibniz đưa vào các bài toán của mình
Thời đại của số phức chỉ phát triển được khi người ta công nhận một nghịch lý đó là
số -1 có căn bậc 2 đó chính là ±i, (i²=-1). Thực chất i là một khái niệm trừu tượng, nhưng người ta vẫn công nhận nó và xếp nó vào họ hàng các số phức có dạng a+bi (với a,b là các số thực). Việc làm này đã làm cho nhành Toán học nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung phát triển vượt bậc
--------------
Các bạn thấy không? Trải qua ngần ấy lịch sử vậy mà Eurler nhà Toán học thiên tài đã tìm ra được sự gắn kết tất cả những gì được gọi là đặc trưng nhất của các con số vào một công thức trên. Thật là một bản hòa tấu vô cùng đặc sắc
:)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 15-12-2010 - 15:56


#9
Tat Ngoc

Tat Ngoc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
và điều cũng thật đăc biệt đó là tổng nghịch đảo của các ước của số hoàn chỉnh(nếu kể cả nó )thì luôn bằng 2
Vd số 6: 1+1/2+1/3+1/6=2
Số 28: 1+1/2+1/4+1/7+1/14+1/28=2

#10
Tat Ngoc

Tat Ngoc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
2 số thế nào được gọi là 2 số thân mật ?các bạn thử trả lời xem

#11
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Hình như 2 số (a,b) thỏa mãn " tổng các ước của a bằng b và ngược lại " thì a,b được gọi là hai số bạn bè thì phải .Đũng không nhỉ ?
Mãi mãi một tình yêu

#12
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

The^´ co´ bie^t´ so^´ 666 dep nhu the^´ nao` ko^ ha' cac´ ban. ( number of beast )

khi nói đến 666 là em nghĩ ngay đến C6H6Cl6 (công thức của thuốc sâu 666 uống vào thì ...toi ) thôi bác Thi à.(đùa chút thôi, đừng giận nha )
mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#13
luong_ngoc

luong_ngoc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Em chỉ thấy số 1 là hay ho
Vì 1*1=1
11*11=121
111*111=12321
1111*1111=1234321
vân vân...

#14
koreagerman

koreagerman

    WriteLine("Hello World!");

  • Hiệp sỹ
  • 288 Bài viết
Trong topic này, KG sẽ trích một số chuyện lý thú (có chỉnh sửa đôi chỗ) trong cuốn sách "Con số trong đời sống quanh ta" của tác giả Trương Quang Đệ (NXB Giáo dục 2004).

LOÀI VẬT CÓ KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN HAY KHÔNG?.

Những con vật biết đếm chỉ được truyền tụng trong các câu chuyện hoang đường dai dẳng từ đời này qua đời khác.

Thời xa xưa, có một câu chuyện được truyền tụng từ lãnh địa này đến lãnh địa khác rằng có một vị lãnh chúa tìm cách tống cổ con quạ làm tổ trên tháp chuông tòa lâu đài của mình. Nhiều lần ông rình bất ngờ tóm cổ con quạ nhưng không bao giờ thành công. Hễ ông cứ đến gần là quạ liền bay sang đậu ở ngọn cây gần đó, trong tầm nhìn đến tháp chuông và tổ quạ. Khi ông bỏ đi thì quạ lại bay trở về tổ. Vị chủ nhà lâu đài nổi cáu, vò đầu và nghĩ ra một cách. Ông cho gọi một tá điền đến cùng ông trèo lên tháp chuông. Một lát sau ông đi xuống một mình, để lại người tá điền ngồi rình bên tổ quạ, tay lăm lăm cây gậy chờ sẵn. Vậy mà con quạ không nhúc nhích gì. Nó chỉ trở về tổ khi người tá điền đã bỏ cuộc. Ông chủ lâu đài liền cho gọi 2 rồi tiếp đến 3 tá điền đến giúp sức. Cứ theo cách như trước mà làm, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Con quạ chỉ trở về tổ khi bọn người kia, khi thì 3, khi thì 4, tất cả đã ra đi. Lần cuối cùng có 5 người vào tháp, sau đó 4 người trở ra. Và lần con quạ bay trở về tổ này cũng là ... lần cuối, nó đã bị tóm gọn! Các bạn có biết vì sao không?
Ý nghĩa của câu chuyện dân gian này là: loài quạ chỉ biết đếm đến 4! Nhưng thật sự thì loài vật có khả năng đếm như con người hay không?
Phải đến năm 1904 mới có những nhà khoa học xem xét một cách nghiêm túc vấn đề khả năng cảm nhận số của một số loài vật qua chuyện con ngựa Hans ở Đức rất nổi tiếng vì có tài tính toán trời phú. Khi người huấn luyện hỏi nó 5 + 2 là bao nhiêu, nó dùng vó gõ 7 lần trên mặt đất. (trò này cũng thường gặp ở các tiết mục xiếc với chó và các con vật khác.) Gã Einstein 4 chân này đã chinh phục lòng tin của tất thảy các bác học trên thế giới. Họ đều cho rằng đây là hiện tượng đột biến khiến cho con ngựa ấy có tài năng đặc biệt.
Bốn năm sau, nhà tâm lý học Oskar Pfungst bắt tay nghiên cứu lại trường hợp con ngựa biết đếm. Ông khám phá ra ngay trò bịp. Việc chú ngựa Hans làm phép cộng chỉ đơn giản là nhìn chăm chăm vào chủ của mình. Hans cứ dùng vó gõ xuống đất cho đến khi ông chủ khẽ gật đầu ra hiệu dừng lại đúng lúc cho kết quả chính xác. Thực tình Hans là một con ngựa có tài ... nhìn chủ còn chủ của nó thì giờ ta không biết nên gọi là một tên bịp bợm hay là người huấn luyện thú giỏi.
Vậy là đi đời chuyện con ngựa giỏi đếm. Nhưng vấn đề đặt ra vẫn nguyên vẹn: làm sao để kiểm nghiệm được loài vật có biết đếm hay không? Trước hết phải xem "đếm" nghĩa là gì đã. Định nghĩa việc đếm tùy thuộc vào từng nhà nghiên cứu. Theo Jacques Vauclair, chuyên gia về trí khôn loài vật ở Phòng thí nghiệm khoa thần kinh nhận thức thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Marseille, đếm tức là liên kết hai khái niệm: khái niệm về số bản và khái niệm về số thứ tự. Số bản có ý nghĩa số lượng và giá trị. Bảy viên bi có số lượng lớn hơn 5 viên bi bởi vì bản số cao hơn. Tính thứ bậc tương ứng với số thứ tự, với khái niệm dãy: 1 đi trước 2, 2 đi trước 3, ... Chính khái niệm về giá trị và thứ bậc cho phép ta tính toán.
Sự cần thiết phải tính toán với những số lượng lớn chắc chắn đã thúc đẩy con người suy nghĩ nhiều về các chữ số. Trong việc này ngành thiên văn học có vai trò to lớn. Để điều khiển được các con số "thiên văn", những nhà thông thái Lưỡng Hà, Ấn Độ, May-a làm cho toán học phát triển nhanh. Còn loài vật thì đương nhiên không quan tâm đến việc sao Thổ quay nhanh hay chậm ra sao. Jacques Vauclair nói: "Ngược lại, nhiều loài vật phải xoay sở trong không gian và môi trường của mình. Chúng cần có khả năng nào đó về số nhưng chắc chắn không phải là cách đếm như chúng ta".
Nhà nghiên cứu người Mỹ Irène Pepperberg dạy cho chú vẹt xám Alex học nói, học cách trả lời cho câu hỏi: "Có bao nhiêu chìa khóa đặt trước mặt ?" Con chim ọ oẹ trả lời đúng hết. Hoan hô! Nhưng tài năng của nó không có gì là ghê gớm cả. Alex chỉ đơn giản dùng một thủ thuật mà ta gọi là "đánh giá bằng mắt nhìn" Để đếm cho đến 4 hay 5 vật đặt trước mắt mình, con người cũng như con vật kông cần đếm. Người hay vật chỉ liếc nhìn qua số lượng. (Học thuộc lòng và trả lời theo phản xạ.) Chỉ khi nào số lượng vượt quá 5 thì bắt buộc người ta đếm (chú ý rằng điều này phù hợp với câu chuyện con quạ kể trên kia). Người ta nhẩm đặt vào vật thứ nhất nhãn số 1, vật thứ hai nhãn đánh số 2, ... Tên của nhãn cuối cùng chính là số các vật.
Khả năng đếm kiểu này cũng khó mà có được. Trẻ em phải đến tuổi 6, 7 mới có khả năng này. Một vài loài vật xem ra cũng đạt tới trình độ ấy. Chẳng hạn những con chuột của Hank David, nhà nghiên cứu người Canada. Những con chuột này phải tìm đúng cái hộp đựng thức ăn dành cho chúng đặt trong một dãy hộp không đựng gì. Nhà nghiên cứu đã khử mùi các hộp để chuột không thể theo mùi mà tìm ra hộp cần tìm. Rồi người ta xê dịch hộp ra xa nhau, ban đầu cách nhau 50cm, sau đó cách nhau 1m, để chuột không nhận ra vị trí của chúng nữa, hộp thứ hai đựng thức ăn nay chiếm vị trí thứ 3. Nhưng bao giờ chuột cũng tìm thấy hộp đựng thức ăn! Vậy là chúng có ý thức về số thứ tự các hộp, cho dù hộp đặt ở chỗ nào, tức là nhận ra vị trí tương đối của các hộp, và đối với chúng trên mỗi hộp dường như có nhãn chỉ số hiệu.
Nhận định được vị trí của vật trong dãy; chuyện có thể tin được. Nhưng còn khả năng tính toán thì sao? Để suy xét chuyện này ta tìm ứng viên trong số những con vật gần giống với người nhất, đó là LOÀI KHỈ.
Nhà nghiên cứu người Mỹ Marc Hauser trong năm 1996 đã làm trắc nghiệm khả năng tính toán của những con khỉ Rhésus trên một hòn đảo ngoài khơi Porto Rico. Ông dùng cà, thứ hoa quả mà bọn khỉ rất thích, để nhử chúng vào việc tính toán. Marc Hauser đặt hai quả cà vào một chiếc hộp và chìa hộp ra trước mặt một con khỉ cho nó thấy, sau đó ông đậy hộp lại và bí mật rút một quả cà ra khỏi hộp. Khi ông mở hộp ra, con khỉ có vẻ ngẩn ngơ. Nó cứ đưa mắt nhìn lui nhìn tới dường như rất ngạc nhiên khi chỉ thấy một quả cà thôi ở chỗ đáng ra phải có hai quả cà. Marc Hauser suy luận rằng con khỉ đã làm phép tính 1 + 1 = 2 và nó ngơ ngẩn khi chỉ thấy một quả cà mà thôi.
Không nên dạy đếm cho... một con khỉ già!
Năm 1989, Sally Boysen dạy cho một con tinh tinh cái có tên là Sheba học làm tính. Cô tinh tinh phải chạy qua ba đoạn đường, trên mỗi đoạn đường có đặt một số đồ vật (tổng số đồ vật không quá 5). Đến đoạn cuối nó phải chỉ vào cái bảng ghi đúng số vòng tròn tương ứng với tổng số đồ vật mà nó đã gặp trên đường đi. Cô bạn của Tarzan này tìm được câu trả lời chính xác cho 80% trường hợp. Sally Boysen thậm chí còn thành công trong thí nghiệm với tinh tinh khi thay đồ vật bằng những con số ghi trên các tấm bìa! Kết quả tốt đẹp thực, có điều phải dành nhiều tháng cho việc luyện tập.
Jacques Vauclair muốn đi xa hơn. Ông nhận xét: "Trong các thí nghiệm được thực hiện trên đây, vật quan sát thường là thức ăn, chắc chắn điều ấy tác động đến mắt nhìn của con vật. Hơn nữa, những số lượng đồ vật trong thí nghiệm thường rất nhỏ. Con Sheba chẳng hạn biết gần như thuộc lòng những tổ hợp đồ vật thí nghiệm!"
Jacques Vauclair khởi sự một loạt thí nghiệm mới. Ông giải thích: "Chúng tôi cho bọn khỉ đầu chó làm việc trên màn hình máy vi tính. Những đồ vật không còn là thức ăn nữa. Bọn khỉ làm việc trên những con số lớn đến 10, chúng tôi ra những phép cộng và phép trừ. Chúng tôi còn đo thời gian các con vật cần để trả lời. Trước đó khái niệm thời gian không được ai chú ý, trong khi thực sự đó là dấu hiệu tuyệt vời để xét lao động trí óc". Quả vậy, bài toán càng khó thì thời gian động não càng nhiều. Khi số lượng vật lớn hơn 5, thời gian dùng để đếm tỉ lệ với số các vật. Khi đo thời gian, nhà nghiên cứu hy vọng chứng minh được rằng bọn khỉ thực sự đếm đồ vật. Những thí nghiệm trên đã đính chính lại niềm tin của Plalon rằng cùng với cái cười và lời nói, chỉ có con người mới biết tính toán mà thôi.

(trích chương 2: Chuyện hoang đường về loài vật biết đếm)
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

#15
aothuat

aothuat

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
lại thêm một con số hay nữa nha .đó là số 142857 bạn thấy nó kì lạ nếu bạn nhân số đó làn lượt với 2, 3, 4, 5, 6các bạn sẽ thấy điều đó

#16
koreagerman

koreagerman

    WriteLine("Hello World!");

  • Hiệp sỹ
  • 288 Bài viết
Hôm nay, KG giới thiệu tiếp một vài bài toán thú vị và bổ ích. Mời các bạn thử giải chúng (trước khi tìm mua cuốn sách này để xem gợi ý nhé ;-).
Bài toán 1. Những con số phượng hoàng.
Việc gì sẽ xảy ra nếu ta đem số 052631578947368421 (chà khiếp quá!!!) nhân với một số bất kỳ trong khoảng từ 2 đến 18? Người ta gọi đó là số phượng hoàng (phoenix number), bạn có biết vì sao không?
Bài toán 2. Tuổi của viên đại úy.
Bạn có biết bài toán về cái mâu không? Những bài này được dùng trong các trò chơi tìm dấu vết, câu đố và các cuộc thi tài khác. Mâu là một thứ vũ khí được dùng vào các thế kỷ XV và XVI. Bài toán như sau:
Vào một ngày cuối cùng của một tháng "đáng nhớ" trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, một viên đạn đại bác nổ tung làm lộ ra bộ hài cốt của một viên đại úy. Người ta nhân tuổi của viên đại úy khi chết trận với 1/4 số năm kể từ ngày viên đại úy chết cho đến khi viên đạn nổ, rồi nhân với chiều dài của cái mâu tính bằng bộ (1 bộ khoảng 30cm) được tìm thấy bên cạnh bộ xương, cuối cùng nhân với ngày viên đại bác nổ, kết quả là 471569. Bây giờ mời bạn phân số trên thành thừa số nguyên tố và trả lời câu hỏi: Viên đại úy kia là ai vậy?
Gợi ý: Bạn có thể tưởng tượng cái mâu như ngọn giáo của các kị sỹ, và để ý đến ngày cuối tháng đáng nhớ. Nếu chưa tìm được tên của viên đại úy (có lẽ cần tra trong lịch sử!), thì bạn hãy tìm ra năm mà viên đại úy đó đã hy sinh.


Mời các bạn thử sức, và nếu các bạn thấy thú vị thì KG sẽ đưa dần các bài toán lên đây. Chúc các bạn thành công và có mùa hè vui vẻ và bổ ích.
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

#17
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Cái này em đọc được trong sách, post lên cho mọi người tham khảo
Này nhé, chúng ta lấy một số có ba chữ số, đảo ngược nó lại rối lấy số lớn trừ số bé. Sau đó lấy hiệu đảo ngựơc lại và cộng hai số với nhau. Tổng sẽ là 1089. Dù chúng ta có làm thế bao nhiêu lấn thì tổng vẫn là 1089. Lưu ý là chữ số hàng trăm và chữ số hàng đơn vị ko được trùng nhau
VD: 521 đảo lại là 125
521 - 125 = 396
396 đảo lại là 693
396 + 693 = 1089
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#18
stupid_mathematician

stupid_mathematician

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết
Tình cờ lướt web mình có biết đc 1 điều khá thú vị, 1 tổng quan về các con số, cac bạn xem thử:
đây nè
Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại

Ích kỷ + Ki bo = Thò lò lỗ mũi




Hehe!

#19
kevin

kevin

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
uh`. Bài này tui cũng thấy qua rùi nhưng kg nhớ là đã đọc ở đâu nữa .Hình như la trong cuốn những điều lý thú về số học thì phải?.

#20
Lee Sr

Lee Sr

    SO HOT

  • Hiệp sỹ
  • 356 Bài viết
HE HE!mot tinh chat nua cua so 1089 nay,ney lay so 1089 nhan voi x(x la cac so tu 1 den 9) thi so nguoc lai se la 1089 nhan (10-x) ,hinh nhu toi nho khong nham day goi la so bap benh thi fai.Neu ban chay Pascal thi se tim ra vo khoi so co tinh chat nhu the nay
Hình đã gửi




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh