Đến nội dung

Hình ảnh

Giới hạn và vi phân

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Tiếp theo bài "Vi phân (đạo hàm)", để hiểu rõ hơn về ngành này, trước tiên chúng ta phải hiểu về giới hạn
 
I. Giới hạn:
 
Trong việc nghiên cứu về ngành vi tích phân, chung ta sẽ cảm thấy thú vị về điều gì sẽ xảy ra với một hàm số khi các giá trị khác nhau thay vào hàm thì hàm đó đến gần để một giá trị cụ thể. Chúng ta đã bắt gặp điều này trong bài "Vi phân (đạo hàm)" khi phóng to đường cong để tìm giá trị xấp xỉ của độ dốc đường cong.
 
II. Giới hạn khi $x$ tiến đến một con số cụ thể:
 
Thỉnh thoảng việc tìm giá trị giới hạn của một biểu thức chỉ đơn giản là thế số.
 
Ví dụ 1: Tìm giới hạn khi $t$ tiến đến $10$ của biểu thức $P=3t+10$

 

Trả lời

 

Spoiler

 
Ví dụ 2: Trong biểu thức sau thì hiển nhiên $x$ không thể bằng $3$ (do mẫu số phải khác $0$), hãy tìm giới hạn biểu thức khi $x$ tiến đến $3$
$$f(x)=\frac{x^{2}-2x-3}{x-3}$$

Trả lời

 

Spoiler

 
Đây là ví dụ cơ bản nhằm giới thiệu việc nghiên cứu giới hạn. Nó có vẻ khá ngớ ngẩn vì những gì ta làm chả khác gì bài toán cấp 2, nhưng lại rất quan trọng vì nó thể hiện rằng hàm không tồn tại giá trị thực nào khi $x=3$, nhưng khi ta cho $x$ ngày càng dần tới $3$ thì giá trị hàm càng đi về 1 giá trị thực (như trong ví dụ trên là $4$).
 
III. Giới hạn khi $x$ tiến đến $0$:
 
Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không thể chia cho số $0$ (xem thêm vì sao mẫu số phải khác $0$?).
 

Nhưng có 1 vài điều rất thú vị và quan trọng, đó là giới hạn khi $x$ tiến đến $0$ và nơi mà giá trị giới hạn xuất hiện khi ta có mẫu số bằng $0$.
 
Ví dụ 3: Tìm giới hạn khi $x$ tiến đến $0$ của $\frac{\sin x}{x}$

 

Trả lời

 
 

Spoiler

 
IV. Giới hạn khi $x$ tiến đến vô cực:

 

Ví dụ 4: Cho biểu thức $\frac{5}{x}$, chuyện gì sẽ xảy ra với biểu thức khi $x$ tiến ra vô cực ?

 

Trả lời

 

Spoiler

 

V. Giới hạn khi giá trị biến thiên ở mẫu:

 

Một cách tổng quát:

 

$$\lim_{x\rightarrow \pm \infty }(\frac{1}{x})=0$$ 

 

Tương tự:

 

$$\lim_{x\rightarrow \pm \infty }(\frac{1}{x^{2}})=0$$

 

Ta dùng những giá trị giới hạn này khi cần ước lượng giới hạn của các hàm số và đặc biệt hữu ích khi ta vẽ đồ thị đường cong

 

Ví dụ 5: Tìm giới hạn:

 

$$\lim_{x\rightarrow \infty }(\frac{5-3x}{6x+1})$$

 

Trả lời

 

Spoiler

 

 

Ví dụ 6: Tìm giới hạn:

 

$$\lim_{x\rightarrow \infty }(\frac{1-x^{2}}{8x^{2}+5})$$

 

Trả lời

 

Spoiler

 

VI. Tính liên tục và vi phân:

 

Trong phần này ta sẽ lấy vi phân của đa thức, sau đó ta sẽ giải quyết nhiều hàm khó hơn, có khi ta không thể lấy vi phân được. Ta cần phải hiểu điều kiện nào để một hàm có thể lấy vi phân.
Một hàm số như $f(x)=x^{3}-6x^{2}-x+30$ là hàm liên tục với mọi giá trị của $x$ nên có thể lấy vi phân với mọi giá trị của $x$
                                                      x3.gif

 

Tuy nhiên, hàm số như $f(x)=\frac{2}{x^{2}-x}$ không xác định tại $x=0$ và $x=1$

 

Hàm không liên tục tại 2 điểm đó, vì vậy ta không thể lấy vi phân với những giá trị như vậy.

 

                                                      Image494.png
 

VII. Hàm số nhiều phương trình và vi phân:

 

Hàm số nhiều phương trình lấy được vi phân với mọi $x$ nếu hàm số ấy liên tục với mọi $x$

 

Ví dụ 7: 

 

$$f(x)=\left\{\begin{matrix}2x+3;x<1\\ -x^{2}+2;x\geq1\end{matrix}\right.$$
                                            split-function1.gif.pagespeed.ce.6TRIpU7

 

Hàm số này không liên tục tại $x=1$, nhưng vẫn tồn tại giá trị tại $x=1$ (cụ thể $f(1)=1$). Hàm số này có vi phân với mọi $x$ trừ giá trị $x=1$ vì hàm không liên tục tại điểm trên.

 

Xem thêm: Tổng quan về ngành vi tích phân 

 

Bài trước: Vi phân (đạo hàm)

 

Bài tiếp: Độ dốc của tiếp tuyến với đường cong (số gần đúng)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 21-08-2013 - 23:16

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh