Đến nội dung

Hình ảnh

GS Phạm Anh Minh : Tài hoa - Bạc mệnh

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
chamngo

chamngo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
GS Phạm Anh Minh là nhà topo học hàng đầu của VN mà cuộc đời gói gọn trong 4 chữ " Tài hoa - Bạc mệnh " .

--------------------------------------------------



Nén hương thắp cho GS Phạm Anh Minh trường ĐH Khoa học Huế


Ba hôm rồi trái tim tôi, người từng được làm thầy em một thời, tràn ngập hình ảnh em. Không phải cái hình ảnh tệ hại em nằm bất động, khuôn mặt xám xịt dưới tờ giấy quyến như còn ngỡ ngàng trước lưỡi hái xé gió của tử thần mà là em lúc sống...

Trong cái thời ngổn ngang giá trị chân -giả, em đại diện cho niềm đam mê nghiệt ngã mà nóng bỏng đến từng tế bào, từng sợi tóc – đam mê toán học. Chân diện em là chân diện một nhà toán học đích thực, không phải ở cái bằng tiến sĩ toán mà chính vì con người em, vì ngọn lửa đam mê toán học luôn cháy bỏng trái tim em.

44 năm. Vẫn ngắn ngủi với một khát vọng, một tình yêu. Yêu người không nhọc bằng yêu toán. Toán khô như ngói. Mà ngói vẫn nở hoa. Ai đã nhìn thấy những đóa hoa diệu kỳ ấy ắt sẽ bị mụ mị bởi mùi hương, sắc màu biến diệu tỏa ra từ những ký hiệu, công thức, định lý... Hình dung em, tôi vẫn hình dung một Phạm Anh Minh giọng nói như reo, mắt ngời sáng, môi đỏ au, đi chân trần, hai tay dâng trái tim bỏng rát tình yêu cho toán học.

Toán ám ảnh em từng bữa ăn giấc ngủ, trong từng câu chuyện với vợ con, bạn bè, thầy trò. Lần nào gặp tôi, em cũng không biết cái ghế mình ngồi như thế nào, người nghe em hiểu hay không, em nói từ đầu đến cuối như bị toán nhập về đề tài em đang theo đuổi, những bài báo toán trong những tạp chí toán quốc tế, những chuyến đi dự hội nghị hay nghiên cứu tại Nhật, Anh, Pháp..., hạnh phúc và cả nỗi cô đơn của đời làm toán.

Sống thế nào ra đi thế ấy. Chiều 23-10 em đi dạy về, ngồi trước máy tính mê mải. Có phải ìngói” lại một lần nữa ra hoa với em trong khoảnh khắc cuối cùng ấy, khi bóng chiều đang ngập dần căn phòng làm việc, chỉ những ký hiệu, công thức, định lý chói lòa trên máy tính... Trái tim bé nhỏ yếu đuối của em đã vỡ vì không chịu nổi thứ ánh sáng ấy. Em đổ vật xuống lúc 6g. Tiếng ngã khiến người vợ yêu chạy lên... Tất cả chỉ trong một ìsát na”. Vâng, một ìsát na” Minh ơi!

Tôi còn nhớ tươi rói như hôm qua cái thời mình còn ở bên nhau, khi em còn là một Phạm Anh Minh ăn bo bo nhưng lớn lên bằng toán. Em là một sinh viên xuất sắc nhất mà tôi được dạy, đi theo giáo sư Huỳnh Mùi lúc ấy bằng tuổi em bây giờ và mới từ Nhật về để chưng tỉa ìhoa thủy tiên trong toán học”.

Nghiên cứu đối đồng điều các p-nhóm, đề tài hai thầy trò theo đuổi quả là việc chưng tỉa hoa thủy tiên trong cái thời cực kỳ khó khăn, bị xâu xé bởi gạo cơm mắm muối đời thường. Người ta tìm đến với toán ứng dụng để mưu cầu giúp đất nước phát triển, giải được bài toán đói nghèo chứ mấy ai buốt óc nhức đầu với loại toán thuần túy mà vẻ đẹp, mùi hương, cốt cách như một giò thủy tiên trang trọng kiêu sa khó tính.

Nhà toán học Richard Brauer thường khuyên các nghiên cứu sinh của mình nên tránh xa việc nghiên cứu đối đồng điều và biểu diễn các p-nhóm vì công việc này quá khó, càng ngày càng khó vì các bài toán tương đối dễ đã giải quyết hết rồi. Nhưng hai thầy trò cứ đi.

Gạo cơm cứ lo, hoa thủy tiên cứ tỉa. Sẽ có lúc người ta nhận ra vẻ đẹp của nó cần cho bất cứ lúc nào, dù đói nghèo hay giàu có. Đi sẽ đến. Mười năm hay bao nhiêu cũng được. Những bài báo toán liên quan đến đối đồng điều các p-nhóm quá đặc biệt khi p lẻ của em được đăng trên những tạp chí toán quốc tế uy tín đã đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực này.

GS David John Benson, Đại học Georgia, đánh giá: ìMinh có hiểu biết về lĩnh vực này hơn bất kỳ ai đang đeo đuổi đề tài này. Ngoài ra Minh còn thực hiện công việc để trở thành một thành viên độc lập trong cộng đồng toán học. Minh cộng tác với những đồng tác giả hàng đầu như Bruno Kahn, Peter Symonnds...

Nếu anh ấy thuộc hệ thống của Hợp chủng quốc, không thể nghi ngờ nếu anh ấy được đề bạt chức danh phó giáo sư tại phần lớn các trường đại học nghiên cứu”. Hội đồng mà Minh bảo vệ học vị Habilitation à diriger des recherches ngành toán học tại Đại học Paris - Nord ngày 26-5-2004 cũng đã trang trọng nhận xét: ìAnh Minh hoàn toàn có sự thành thạo của một nhà toán học chuyên nghiệp và khả năng hướng dẫn các nghiên cứu”.

Đau đớn thay em đã mang khả năng ấy về thế giới bên kia. Bất hạnh cho em và thiệt thòi cho những con người đang tâm huyết với cuộc chấn hưng giáo dục. Cuộc chấn hưng ấy cần những con người như em, cần những tiến sĩ với những công trình thật, cống hiện thật, vắt hết tim óc cho khát vọng. Vâng, em đã vắt cạn óc, kiệt máu tim vì tình yêu và khát vọng ấy - chết trên trang toán! Những gì em để lại, những gì đang dang dở ai làm tiếp Minh ơi!

Người nhà kể rằng khi em mất chiếc bàn gương trong nhà bỗng nhiên rạn nứt. Có phải linh hồn em vẫn đau đáu về những gì bỏ lại - vợ con bơ vơ, công việc dang dở. Tôi biết người thầy từng dìu dắt em trong bước đầu gay go, GS Huỳnh Mùi sẽ vào với em.

Thầy sẽ ìnói chuyện” với em Minh ạ! Chỉ những người cùng chí hướng, khát vọng mới hiểu em muốn nói gì trước khi ra đi! ìTạm biệt” em, nhà toán học dễ thương nhất tôi từng biết, người học trò không phải ai cũng có được trong quãng đời làm thầy. Không ai nói lời vĩnh biệt em khi chúng tôi còn gặp em nhiều lần trên những gì em để lại, khi trái tim chúng tôi tràn ngập kỷ niệm và hình ảnh em.

QUẾ HƯƠNG
(viết thay nhà giáo Ngô Thế Phiệt)

-------------------------------------------

http://www.tuoitre.c...9&ChannelID=120

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chamngo: 22-01-2006 - 18:16

Doraemon + Chamngo =?

#2
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Thật đáng khâm phục, mình có biết 1 cuốn sách nhan đề về Singularity, trong đó trình bày 1 loạt các khái niệm, định lý có tên là Phạm ( chắc là của GS Phạm Anh Minh ), ngoài ra cũng có rất nhiều của Le ( chắc là GS Lê Dũng Tráng ).
Câu chuyện kể trên thật cảm động.

#3
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Mình nghĩ không phải là GS Phạm Anh Minh đâu . Cái đó thuộc hhvp -> chắc là của ông Friedrich Phạm ( chỉ là suy đoán vì ông này cũng có tiếng trong lĩnh vực đó )
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#4
langtucodon

langtucodon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

Mình nghĩ không phải là GS Phạm Anh Minh đâu . Cái đó thuộc hhvp -> chắc là của ông Friedrich Phạm ( chỉ là suy đoán vì ông này cũng có tiếng trong lĩnh vực đó )

I Agree (Frédéric Phạm)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi langtucodon: 15-02-2006 - 16:20

Toán học là niềm đam mê lớn nhất của tôi

What I hear , I Forgot
What I see , I Remember
What I do , I Understand

#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu chuyện của Thầy Phạm Anh Minh


Nén hương thắp cho GS Phạm Anh Minh trường ĐH Khoa học Huế


Ba hôm rồi trái tim tôi, người từng được làm thầy em một thời, tràn ngập hình ảnh em. Không phải cái hình ảnh tệ hại em nằm bất động, khuôn mặt xám xịt dưới tờ giấy quyến như còn ngỡ ngàng trước lưỡi hái xé gió của tử thần mà là em lúc sống...

Trong cái thời ngổn ngang giá trị chân -giả, em đại diện cho niềm đam mê nghiệt ngã mà nóng bỏng đến từng tế bào, từng sợi tóc – đam mê toán học. Chân diện em là chân diện một nhà toán học đích thực, không phải ở cái bằng tiến sĩ toán mà chính vì con người em, vì ngọn lửa đam mê toán học luôn cháy bỏng trái tim em.

44 năm. Vẫn ngắn ngủi với một khát vọng, một tình yêu. Yêu người không nhọc bằng yêu toán. Toán khô như ngói. Mà ngói vẫn nở hoa. Ai đã nhìn thấy những đóa hoa diệu kỳ ấy ắt sẽ bị mụ mị bởi mùi hương, sắc màu biến diệu tỏa ra từ những ký hiệu, công thức, định lý... Hình dung em, tôi vẫn hình dung một Phạm Anh Minh giọng nói như reo, mắt ngời sáng, môi đỏ au, đi chân trần, hai tay dâng trái tim bỏng rát tình yêu cho toán học.

Toán ám ảnh em từng bữa ăn giấc ngủ, trong từng câu chuyện với vợ con, bạn bè, thầy trò. Lần nào gặp tôi, em cũng không biết cái ghế mình ngồi như thế nào, người nghe em hiểu hay không, em nói từ đầu đến cuối như bị toán nhập về đề tài em đang theo đuổi, những bài báo toán trong những tạp chí toán quốc tế, những chuyến đi dự hội nghị hay nghiên cứu tại Nhật, Anh, Pháp..., hạnh phúc và cả nỗi cô đơn của đời làm toán.

Sống thế nào ra đi thế ấy. Chiều 23-10 em đi dạy về, ngồi trước máy tính mê mải. Có phải “ngói” lại một lần nữa ra hoa với em trong khoảnh khắc cuối cùng ấy, khi bóng chiều đang ngập dần căn phòng làm việc, chỉ những ký hiệu, công thức, định lý chói lòa trên máy tính... Trái tim bé nhỏ yếu đuối của em đã vỡ vì không chịu nổi thứ ánh sáng ấy. Em đổ vật xuống lúc 6g. Tiếng ngã khiến người vợ yêu chạy lên... Tất cả chỉ trong một “sát na”. Vâng, một “sát na” Minh ơi!

Tôi còn nhớ tươi rói như hôm qua cái thời mình còn ở bên nhau, khi em còn là một Phạm Anh Minh ăn bo bo nhưng lớn lên bằng toán. Em là một sinh viên xuất sắc nhất mà tôi được dạy, đi theo giáo sư Huỳnh Mùi lúc ấy bằng tuổi em bây giờ và mới từ Nhật về để chưng tỉa “hoa thủy tiên trong toán học”.

Nghiên cứu đối đồng điều các p-nhóm, đề tài hai thầy trò theo đuổi quả là việc chưng tỉa hoa thủy tiên trong cái thời cực kỳ khó khăn, bị xâu xé bởi gạo cơm mắm muối đời thường. Người ta tìm đến với toán ứng dụng để mưu cầu giúp đất nước phát triển, giải được bài toán đói nghèo chứ mấy ai buốt óc nhức đầu với loại toán thuần túy mà vẻ đẹp, mùi hương, cốt cách như một giò thủy tiên trang trọng kiêu sa khó tính.

Nhà toán học Richard Brauer thường khuyên các nghiên cứu sinh của mình nên tránh xa việc nghiên cứu đối đồng điều và biểu diễn các p-nhóm vì công việc này quá khó, càng ngày càng khó vì các bài toán tương đối dễ đã giải quyết hết rồi. Nhưng hai thầy trò cứ đi.

Gạo cơm cứ lo, hoa thủy tiên cứ tỉa. Sẽ có lúc người ta nhận ra vẻ đẹp của nó cần cho bất cứ lúc nào, dù đói nghèo hay giàu có. Đi sẽ đến. Mười năm hay bao nhiêu cũng được. Những bài báo toán liên quan đến đối đồng điều các p-nhóm quá đặc biệt khi p lẻ của em được đăng trên những tạp chí toán quốc tế uy tín đã đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực này.

GS David John Benson, Đại học Georgia, đánh giá: “Minh có hiểu biết về lĩnh vực này hơn bất kỳ ai đang đeo đuổi đề tài này. Ngoài ra Minh còn thực hiện công việc để trở thành một thành viên độc lập trong cộng đồng toán học. Minh cộng tác với những đồng tác giả hàng đầu như Bruno Kahn, Peter Symonnds...

Nếu anh ấy thuộc hệ thống của Hợp chủng quốc, không thể nghi ngờ nếu anh ấy được đề bạt chức danh phó giáo sư tại phần lớn các trường đại học nghiên cứu”. Hội đồng mà Minh bảo vệ học vị Habilitation à diriger des recherches ngành toán học tại Đại học Paris - Nord ngày 26-5-2004 cũng đã trang trọng nhận xét: “Anh Minh hoàn toàn có sự thành thạo của một nhà toán học chuyên nghiệp và khả năng hướng dẫn các nghiên cứu”.

Đau đớn thay em đã mang khả năng ấy về thế giới bên kia. Bất hạnh cho em và thiệt thòi cho những con người đang tâm huyết với cuộc chấn hưng giáo dục. Cuộc chấn hưng ấy cần những con người như em, cần những tiến sĩ với những công trình thật, cống hiện thật, vắt hết tim óc cho khát vọng. Vâng, em đã vắt cạn óc, kiệt máu tim vì tình yêu và khát vọng ấy - chết trên trang toán! Những gì em để lại, những gì đang dang dở ai làm tiếp Minh ơi!

Người nhà kể rằng khi em mất chiếc bàn gương trong nhà bỗng nhiên rạn nứt. Có phải linh hồn em vẫn đau đáu về những gì bỏ lại - vợ con bơ vơ, công việc dang dở. Tôi biết người thầy từng dìu dắt em trong bước đầu gay go, GS Huỳnh Mùi sẽ vào với em.

Thầy sẽ “nói chuyện” với em Minh ạ! Chỉ những người cùng chí hướng, khát vọng mới hiểu em muốn nói gì trước khi ra đi! “Tạm biệt” em, nhà toán học dễ thương nhất tôi từng biết, người học trò không phải ai cũng có được trong quãng đời làm thầy. Không ai nói lời vĩnh biệt em khi chúng tôi còn gặp em nhiều lần trên những gì em để lại, khi trái tim chúng tôi tràn ngập kỷ niệm và hình ảnh em.


QUẾ HƯƠNG
(viết thay nhà giáo Ngô Thế Phiệt)

-------------------------------------------------------------------------------------

Tốt nghiệp Khoa Toán-Lý trường Đại học Tổng Hợp Huế (Trường ĐH Khoa học Huế ngày nay), Phạm Anh Minh ở lại trường giảng dạy từ năm 1982. Năm 1990, anh Minh nhận học vị Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, và năm 2004 anh nhận học vị Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Paris 13. Anh được phong Phó Giáo sư vào năm 2002. PGS. TSKH Phạm Anh Minh được đồng nghiệp trên thế giới và trong nước đánh giá là một nhà toán học tài năng, một nhà giáo tâm huyết. Anh đã đột ngột ra đi ngày 23/10/2004 trong sự ngỡ ngàng và tiếc thương vô hạn của đồng nghiệp, bạn bè, học trò.

Trang Kỷ niệm 55 năm thành lập trường ĐH Khoa học xin giới thiệu lại bài viết của đồng nghiệp Hà Văn Thịnh và của đồng môn Nguyễn Hữu Việt Hưng về PGS.TSKH. Phạm Anh Minh, một cựu sinh viên và CBGD ưu tú của trường.


Hình đã gửi


Nhà toán học trẻ ra đi, 38 công trình ở lại



Có rất nhiều điều để nói khi một nhà khoa học từ giã cõi đời. Thế nhưng, đối với PGS - TS Phạm Anh Minh - giảng viên khoa Toán Trường Đại học Khoa học Huế, thì đó lại là việc không đơn giản. Anh ra đi cũng nhẹ nhàng như khi anh sống - đơn giản đến lạ lùng và bất ngờ đến vô cùng.
Chiều 23/10/2004, anh vẫn còn lên lớp cho sinh viên năm thứ tư môn học "Đối đồng điều của nhóm". Vậy mà, chỉ sau một cơn nhồi máu cơ tim, anh đã mãi mãi ra đi ! Đó là nỗi đau không chỉ của đồng nghiệp hay nhiều thế hệ sinh viên được anh truyền giảng kiến thức, mà có lẽ là của cả nền toán học Việt Nam.
Phạm Anh Minh sinh năm 1960. Trở thành tiến sĩ toán học năm 30 tuổi, và là một trong những phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam (năm anh 41 tuổi). Thế nhưng, chỉ đến lúc anh đã đi xa, đa số chúng tôi mới lờ mờ hiểu về cái lấp lánh của một cuộc đời diệu vợi và bi ảo đến mức nào.
Trước hết, toán là một ngành khoa học lặng lẽ bởi rất ít người biết đến. Không nhiều người có thể hiểu toán học mặc dầu ai cũng cần đến nó. Vả chăng, chẳng ai đọc các bài viết về toán trên các tờ báo ngoài một số nhà toán học. Là sinh viên khóa đầu tiên Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học), Minh là một trong những sinh viên làm nên ánh hào quang rực rỡ của khóa học này. Công trình khoa học lớn nhất của anh là một tập mờ mà ít người lý giải nổi. Ba mươi lăm tuổi, Minh được Hội Toán học Nhật Bản mời sang giảng dạy. Ba mươi bảy tuổi, Minh sang Anh rồi sau đó sang Pháp giảng chuyên đề của mình. Có thể nói, chính Minh là người đầu tiên cho thế giới biết đến Trường Đại học Khoa học Huế !
Trong 38 công trình khoa học của Phạm Anh Minh đã được đăng tải, bạn bè quốc tế đều thừa nhận cống hiến to lớn của anh. Phạm Anh Minh là một ánh sao thoáng chốc lóe sáng trong đời. Anh bay ngang qua bầu trời của khám phá và ước vọng rồi bỗng vụt tắt đi. Thế nhưng, tôi vẫn vững tin ở đâu đó dưới vòm trời này, ánh sáng mà ngôi sao anh rọi tới vẫn mãi là tia sáng khắc khoải và lung linh đến vô cùng.

Hà Văn Thịnh (Báo Thanh Niên)

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tưởng nhớ Phạm Anh Minh



Trong khoảng thời gian từ hội nghị Đại số-Hình học-Tôpô lần trước (Đà Lạt 2003) tới hội nghị Đại số-Hình học-Tôpô lần này (Tp. Hồ Chí Minh 2005) chúng ta nhận một tin buồn: PGS. TSKH Phạm Anh Minh, một nhà toán học tài năng, một nhà giáo tâm huyết, đã đột ngột vĩnh biệt chúng ta. Anh sinh ngày 23/4/1960 và lớn lên tại Huế, mất ngày 23/10/2004, hưởng thọ 44 tuổi và 6 tháng tròn. Lễ tang của anh cử hành ngày 28/10/2004. Tin Phạm Anh Minh qua đời đã được tôi thông báo ngay trong vài ngày sau đó cho TopList, một Email Group của hơn 600 người làm Tôpô đại số trên toàn thế giới.

Phạm Anh Minh nhận học vị tiến sĩ tại ĐHTH Hà Nội năm 1990 dưới sự hướng dẫn của GS Huỳnh Mùi, nhận học vị TSKH tại Đại học Paris 13 năm 2004, anh được phong PGS năm 2002.
Lĩnh vực nghiên cứu của Minh là Tôpô đại số, cụ thể là đối đồng điều của các nhóm hữu hạn. Minh làm việc với một cường độ khủng khiếp, dường như anh ý thức được rằng thời gian không đợi anh. Xin nhắc lại rằng: Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta quy định số giờ chuẩn của một giảng viên chính là 290 giờ/năm, tức là 9,67 giờ/tuần, chưa kể những việc vặt như coi thi, chấm thi, họp hành... Ở những thành phố nhỏ như Huế, số giờ thực tế mà một giảng viên được phân công thường vượt xa số giờ chuẩn. Vậy mà, trong khoảng thời gian hơn 15 năm, Minh đã công bố 34 bài báo trên các tạp chí quốc tế được Math. Reviews ghi nhận. Đó quả là một sức làm việc ghê gớm. Tất nhiên, Minh không phải là người chỉ chăm chăm đếm số bài, cái mà anh hướng tới là chất lượng của những công bố. Có lần, thấy Minh công bố được tới 5 bài trong một năm, tôi chúc mừng Minh, nhưng kèm theo một lời cảnh tỉnh: “Cậu cẩn thận, có thể số lượng bài như thế báo hiệu một sự xuống dốc về chất lượng”. Minh trầm ngâm, rồi đáp: “Anh nói đúng. Thật ra, 5 bài này em viết trong mấy năm khác nhau, do thời gian biên tập ở các tạp chí khác nhau mà tình cờ dồn lại. Chứ em không viết nhiều thế này”.

Trong những năm cuối đời, Minh làm việc chủ yếu trên vấn đề độ lũy linh của đối đồng điều thực chất của nhóm hữu hạn, với công cụ chủ yếu là Lý thuyết bất biến và Dãy phổ Serre. Có thể nói việc sử dụng nhuần nhuyễn bất biến modular đã tạo nên thế mạnh của Minh trong nghiên cứu, khiến anh trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Đối đồng điều thực chất (Essential Cohomology) còn có thể được gọi là Mùi Cohomology, do công lao khai phá và do những giả thuyết còn gợi hứng cho tới hôm nay của GS Huỳnh Mùi. Minh là đồng tác giả với rất nhiều người (Green, Hưng, Kahn, Mùi, Symond, Trí, Walker...). Như một sứ giả tình nguyện của đất nước mình, Minh bảo vệ lòng tự hào dân tộc đôi khi tới mức cực đoan. Minh đã kể cho tôi câu chuyện sau đây. Có lần khi Minh đang cùng một đồng nghiệp nước ngoài chuẩn bị bài viết chung, người này đề nghị ký hiệu bất biến Mùi không phải bởi chữ Vn như trong bài báo gốc của GS Mùi. Minh nói: “Hoặc là anh đồng ý dùng chữ Vn, hoặc là chúng ta sẽ không viết bài này nữa”. Người kia hỏi vì sao cứ nhất thiết phải dùng ký hiệu đó. Minh kể lại chuyện GS Mùi trong những năm tháng ở xa tổ quốc đã chọn chữ Vn , viết tắt của Việt Nam, để ký hiệu bất biến mà ông tìm ra. Anh bạn đồng nghiệp nước ngoài của Minh từ đó không bao giờ đòi đổi ký hiệu này nữa. Câu chuyện kể trên ghi nhận tấm lòng của Minh đối với Tổ quốc. Đáng tiếc là mấy ai hiểu được những tấm lòng như thế, thường tồn tại trong những cá tính gai góc, đáng quý biết bao nhiêu so với những kẻ trơn tuột, chỉ quen hô khẩu hiệu đầu lưỡi.

Phạm Anh Minh là một nhà nghiên cứu ở đẳng cấp quốc tế. Những công trình sâu sắc của anh được biết tới và được đánh giá cao trong cộng đồng Tôpô đại số trên thế giới. Anh ra đi giữa lúc tài năng đang độ chín. Khoảng trống mà anh để lại ở Huế cũng như trong nhóm Tôpô đại số của Việt Nam thật lớn, không biết khi nào mới được lấp đầy.

GS.TS. Nguyễn Hữu Việt Hưng
(Bài nói tại Hội nghị Đại số - Hình học - Tôpô toàn quốc, Tp HCM 25-28/11/2005, và đã in Thông tin Toán học của Hội Toán học VN 12/2005)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

On Phạm Anh Minh's death



Nguyễn H V Hưng
Geometry & Topology Monographs 11 (2007) 177–178


Phạm Anh Minh suddenly passed away on October 23, 2004 after a massive stroke. Normally, he had been healthy. Minh was born on April 23, 1960 and grew up in Hue, a former capital of Vietnam. The funeral took place on October 28, 2004.

Minh received his PhD degree in 1990 in the University of Hanoi (the former name of the Vietnam National University, Hanoi) under the guidance of Professor Huỳnh Mùi, who had also been my thesis supervisor. Since then, Minh worked in the Department of Mathematics, University of Hue, where he was promoted to associate professor in 2002.

Minh was an expert in the cohomology of p–groups. He had been very hard working. In the last few years, he worked on the nilpotency of the Essential Cohomology of finite groups. He had many coauthors and I am happy to have been one of them. His visitors and coauthors enjoyed his open-minded friendship. In August 2004, several colleagues met him and listened to his talk in the International School and Conference in Algebraic Topology in honor of Huỳnh Mùi, Hanoi 2004.

Minh’s death is a heavy loss of the Vienam Topology School and of the Vietnam Mathematical Community in general. Minh left his wife, Phuong, and his 16-year son, Nin.
  • MIM yêu thích

#6
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Ở đây có trang về các bài báo của thầy, những ai quan tâm đến lĩnh vực đối đồng điều các p-nhóm thì các bài báo rất hữu ích...
http://www.maths..../minh.html

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh