Đến nội dung

Hình ảnh

Toán học và áp lực xã hội

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
bachocdien

bachocdien

    Hạ sĩ

  • Biên tập viên
  • 62 Bài viết

http://www.scienceda...-- Mathematics)


"Một nhà toán học đã thực hiện một tính toán để xem xét xem áp lực xã hội ảnh hưởng đến loài người như thế nào.

Giáo sư Ernesto Estrada, thuộc phòng thống kê của đại học Strathclyde, đã tính toán những ảnh hưởng của áp lực trực tiếp và áp lực gián tiếp (hay còn gọi là áp lực xã hội) lên những quyết định quan trọng của con người. Sử dụng nhiều mô hình toán học, ông đã phân tích dữ liệu tổng hợp từ 15 mạng lưới khác nhau—từ những người bảo vệ trường học ở Mỹ đến những nông dân Brazil—để mang đến cho chúng ta một cái nhìn khái quát về vai trò của những áp lực xã hội trong cuộc sống ngày nay.

Giáo sư Estrada nói: "Xã hội hiện đại của chúng ta một một khối có sự tương tác và liên kết cao độ-- được phát triển từ thời vượn người đến xã hội công nghệ thông tin như ngày nay.”"Việc đạt được sự thống nhất về những vấn đề then chốt ngày nay – như sự nóng lên toàn cấu, chi phí chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm, và những thói quen có lợi cho sức khỏe — là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội chúng ta.”

"Đó là lý do vì sao nghiên cứu về sự thống nhất này lại thu hút nhiều sự chú ý của nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực như vậy, từ những nhà khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên, những người đã đưa ra nhiều ví dụ về ảnh hưởng của áp lực xã hội lên phong cách văn hóa, lối sống của chúng ta – như sự thay đổi xu thế thời trang theo thời gan và hành vi của những đám đông ở những trận đấu bóng đá – cũng như việc đưa ra những quyết định chung, và thậm chí là những thói quen, hành vi khi đi bộ."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada đã chỉ ra rằng những quá trình đưa ra quyết định bắt đầu khi những cá nhân được kết nối trực tiếp với những người khác và đạt được sự đồng thuận – sau đó những áp lực xã hội sẽ tác động một cách gián tiếp đến họ -- cuối cùng cả nhóm sẽ đi đến quyết định chung, thống nhất. Ông nói: "Xét một đứa trẻ đang chịu một áp lực từ phía bạn bè của cô bé (áp lực trực tiếp) trong một buổi tiệc tùng nào đó và một tối thứ 7.""Tuy nhiên, cô bé cũng chịu một tác động gián tiếp khác, là việc biết những cô bé khác cũng làm những việc tương tự trong những bữa tiệc khác. Do đó, áp lực gián tiếp này có thể tạo nên một sự khác biệt trong cách hành xử của cô bé."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada, được xuất bản trên tạp chí Nature phần Scientific Reports, cũng tính toán xem có bao nhiêu người lãnh đạo có thể hướng dẫn và ra quyết định cho những người khác trong cả một tổ chức. Ông nói: "Nghĩ về sự tồn tại của các nhóm trong những tổ chức khác nhau, như những công ty chẳng hạn. Mọi tổ chức đều có 1 hay nhiều những người lãnh đạo người mà có lẽ, ví dụ, đang cố thuyết phục các công nhân không tham gia (hay tham gia) vào một cuộc biểu tình về một vấn đề gây tranh cãi.""Tổ chức có thể đạt được một sự thống nhất về việc này chỉ khi cân nhắc đến những áp lực trực tiếp từ phía những thành viên của tổ chức và của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trong tổ chức thấy rằng những người công nhân khác ở bên ngoài lại tham gia vào cuộc biểu tình, họ có thể cũng sẽ tham gia – không quan tâm đến áp lực từ phía người lãnh đạo."

Trong một tổ chức xã hội nơi mà những áp lực xã hội thường vắng mặt, việc có bao nhiêu lãnh đạo có cùng một quan điểm đóng vai trò then chốt trong việc đi đến thống nhất một vấn đề. Tuy nhiên, khi có một áp lực xã hội đủ mạnh, vai trò của người lãnh đạo sẽ biến mất và những cá nhân không có vị trí quan trọng trong tổ chức có thể trở thành lãnh đạo của nhóm. Giáo sư Estrada nói: "Ví dụ như việc thay đổi quan điểm của mọi người trong việc hút thuốc lá chẳng hạn. Vào những năm 70, việc hút thuốc lá rất được coi trọng và bạn sẽ thấy các diễn viên luôn hút thuốc khi lên màn ảnh – đặc biệt là những cảnh quyết định trong phim."

"Sau đó, các cá nhân không chỉ nhận những áp lực từ phía bạn bè hay đồng nghiệp mà còn nhận những áp lực từ phía những người khác ở cùng địa vị xã hội, cùng độ tuổi đang làm những việc tương tự. Trong trường hợp này, sự kết hợp của những áp lực trực tiếp và áp lực xã hội đã khiến người ta bỏ thuốc lá.”"Từ một vài người bỏ thuốc họ đã tác động đến bạn bè (áp lực trực tiếp) và rất nhiều người khác cũng bỏ theo”"Tuy nhiên, bên cạnh đó – và có thể là quan trọng hơn—là các cá nhân chịu áp lực gián tiếp từ cộng đồng, xã hội đó là tránh hút thuốc nơi công cộng. Và hút thuốc không còn được hưởng ứng rộng rãi – việc kết hợp giữa áp lực trực tiếp và gián tiếp đã chiến thắng việc sử dụng thuốc lá."






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh