Đến nội dung

Hình ảnh

Có phải vì chúng ta quá dở?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 45 trả lời

#1
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Vì trong topic "Bất đẳng thức và các vấn đề mở" bạn MrMath có nói rằng tôi đã post không đúng nội dung nên tôi xin trình bày ý kiến của mình ở đây. Một số ý kiến này tôi cũng thường trao đổi với các bạn của tôi. Mục đích của những vấn đề mà tôi trao đổi ở đây không nhằm mục đích nhục mạ hay chê bai, mà chỉ nhằm ý tốt muốn có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về toán học và các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

1) Chắc là nhiều bạn đã đọc bài báo của anh Nguyễn Tiến Dũng. Như vậy chắc chắn các bạn sẽ thấy có nhiều người rất lạ trong danh sách các giáo sư Việt Nam hiện đang ở nước ngoài. Vậy các bạn có đồng ý rằng: Những người không được báo chí nhắc đến chưa hẳn là những người dở hơn những người được nhắc đến nhiều? Và hình ảnh do báo chí dựng lên chưa hẳn là thực.

2) Về những bài toán bất đẳng thức do bạn hungkhtn đưa ra, theo như tôi được biết có một cách giải tổng quát cho mọi bất đẳng thức thuần nhất trong cuốn sách "Bất đẳng thức" của Polya. Hơn nữa, một người bạn của tôi cho tôi biết rằng có một trang Web của Trung Quốc trình bày một phương pháp áp dụng rất hiệu quả cho hầu hết các bài toán bất đẳng thức có trong các kì thi quốc tế. Vì vậy mà tôi mới đưa ra ý kiến rằng tại sao chúng ta phải mất công đi giải những bài toán như vậy?

3) Chắc các bạn rất tự hào về việc Việt Nam đoạt giải nhất quốc tế trong các cuộc thi Olympic quốc tế hay Robocon? Nhưng một chút suy ngẫm sẽ làm cho chúng ta cảm thấy bối rối. Tại sao Nhật Bản không đoạt đuợc giải nhất của cuộc thi đó trong khi họ có robot thông minh nhất thế giới là Asimo? Có phải là họ nhường chúng ta hoặc không thèm dự thi vì cuộc thi đó "bèo" quá chăng?

4) Bây giờ tôi sẽ nói về chủ đề của topic này. Tôi muốn hỏi rằng có phải chúng ta quá dở nên đi làm những việc thế giới không thèm làm để có đuợc danh tiếng hão là "nhất"? Nếu chúng ta giỏi tại sao không chế tàu vũ trụ, robot thông minh, không đạt giải Nobel, không giải những bài toán thiên niên kỉ? Chúng ta lại đi chế biến những bất đẳng thức, những bài toán lạ lẫm nhằm mục đích đố chơi. Dân tộc Việt Nam một trăm năm trước đã từng khinh dân tộc Nhật Bản mà? Bây giờ thì sao?

"Thà tìm một lời giải dở của một bài toán hay còn hơn tìm một triệu lời giải hay cho một bài toán dở".
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#2
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Cậu mở topic này ra để làm gì, nói cũng đến thế mà thôi. Tất cả là do tầm hiểu biết. Nếu người ta chỉ đánh giá các nhà toán học theo kiểu thông tin thể thao văn hóa, vietnamnet.com thì cậu có nói đến tết Maroc cũng đến thế mà thôi. Ngay cả việc bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ 21, nhìn qua cũng thấy ôi thối rồi mà vẫn còn nhiều người cãi chày cãi cối. Văn hóa toán học nó thiếu.
Nên nói thật, cậu tốt nhất là cứ lo lấy thân, lo mà học cho ấm thân cậu đi đã. Mọi người thích đi sai đường thì cứ kệ người ta, đi chán thấy cụt đường thì quay lại. Tôi đã rút được kinh nghiệm qua cái topic về bộ óc vĩ đại, mọi người cứ thích lạy chuột chết làm thần tượng thì cũng mặc, nói chả khác gì nước đổ lá khoai. Quá lắm nền toán học VN lại có thêm vài chục ông Trần Văn Tuấn nữa là cùng, chả hại ai. Sau này thì cứ học trò hoặc con cái mình mà mình dạy.
Về hungkhtn, mình nghĩ cứ để em ấy say sưa với trò đấy, vì sau này có học toán nữa đâu.
PhDvn.org

#3
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Những gì Kk nói rất có lý. Nhưng nếu không lên tiếng thì những thành tích ảo cứ lớn mạnh và làm cho các giá trị thực khó mà tồn tại được. Đúng là hiểu biết của người nước ta quá thấp nhưng theo tôi quan trọng hơn là ý thức để thay đổi cho tốt đẹp hơn lại thấp hơn nữa. Cái này vẫn thuộc về phạm trù kiến thức nhưng nó cũng nằm trong tính cách nữa. Theo chỗ tôi được biết thì người dân Nhật vào thế kỉ 19 cũng chẳng hơn chúng ta lúc đó là mấy nhưng họ biết thay đổi tư duy để tiến bộ hơn theo lời cảnh tỉnh của các bậc trí giả thời đó. Thế kỉ 20 nước ta cũng những người cảnh tỉnh như vậy (bài viết của những người này được đăng trên các tờ báo lớn ở nước ta thường xuyên) nhưng dân ta lại không thay đổi. Thật đáng buồn. Tôi nghĩ rằng để thay đổi tính cách thì rất khó, phải làm mạnh và giáo dục ngay từ nhỏ. Nếu không thay đổi đuợc thế hệ này thì cũng cứ làm để thay đổi thế hệ sau(những người dễ thay đổi hơn). Vậy nên theo tôi những topic như thế này không phải là thừa mà là quá thiếu.

#4
Ronaldo

Ronaldo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 422 Bài viết
1) Báo chí nhà mình hơi lá cải, thông tin không thực tế lắm . Mỗi báo viết một kiểu : cùng một sự kiện : người chửi người khen, không thể hiểu nổi ??? Tin hay không là tùy mình :luoi
2)Theo anh toilachinhtoi thì có cách giải cho tất cả các bài toán bất đẳng thức thuần nhất, em nghĩ là anh nên cho các bạn ý biết cái đó, vì không biết nên các bạn mới ngồi làm bất đẳng thức . Chứ anh nói hình như, nghe không hay lắm
3) Cuộc thi Robot đó cũng chỉ là vui thôi, đó là thi Robot cơ học, Nhật nổi tiếng với điện tử , cái cơ học nó khác, dù gì thì hoạt động chính của con robot vẫn là người , cóc phải là của robot :luoi
Trong mọi cuộc thi : em chẳng tin có ai nhường ai cả , trừ phi là họ có mục đích khác . Bọn Nhật chẳng nhường gì VN cả :beer

4)

#5
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Đây là cảm xúc của em về mấy ý của anh toilachinhtoi

1) Nhất trí :luoi

2) Ko nhất trí, vì sao thì chắc là ai cũng tự hiểu cả

3) Ko bàn vì ko hiểu rõ

4) Đây mới là chủ đề chính của topic này, và theo MM thì chúng ta nếu có thảo luận thì cũng chỉ nên thảo luận về cái này thôi, chú ý là bdt chỉ là cái cớ thôi nhé, chủ đề 4) thực sự đáng suy ngẫm đó :luoi

#6
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

3) Cuộc thi Robot đó cũng chỉ là vui thôi, đó là thi Robot cơ học, Nhật nổi tiếng với điện tử , cái cơ học nó khác, dù gì thì hoạt động chính của con robot vẫn là người , cóc phải là của robot :luoi
Trong mọi cuộc thi : em chẳng tin có ai nhường ai cả , trừ phi là họ có mục đích khác . Bọn Nhật chẳng nhường gì VN cả :luoi

Cuộc thi Robo Con đó đúng là để chơi thôi. Nhưng vấn đề là chúng ta lấy thành tích đó để hãnh diện. Đúng là Robo cơ học và điện tử có những tiêu chí khác nhau khi so sánh. Nhưng ta có thể nói thế này: vì thi máy cày lúa ta không bằng được các nước khác nên ta thi xem trâu bò nước nào cày đất giỏi nhất vậy. Về điểm này thì nước ta có lẽ là vô địch.
Em nói đúng khi trong mọi cuộc thi người ta sẽ không nhường nhau trừ khi có mục đích gì đấy. Nhưng trên thực tế thì chuyện này lại xảy ra hoài. Ví dụ:

1) Rõ ràng nhất là trong môn võ Wushu mà nuớc ta đã (và đang, mặc dù đã bớt) tự hào vì những thành tích đạt được. Ta có thể vô địch thế giới môn Wushu nào đó nhưng vào tới ASIAD thì cùng lắm là đạt huy chương bạc. Lý do thứ nhất là do môn ta vô địch là môn không quan trọng, Trung Quốc bỏ qua. Nhưng nếu họ mà thi thật thì hiển nhiên ta cũng thua. Họ bỏ qua vì nhiều lí do. Lý do thứ nhất là để ta thắng thì ta mới hứng thú đi tập huấn ở họ, họ có thể thu lợi về tiền nếu không thì sẽ tăng tiếng nói của họ với chúng ta. Tại ASIAD Trung Quốc cũng dở chiêu nhường này với Hồng Công hay Ma Cao, Đài Loan gì đó. Lí do thứ hai là họ muốn phổ biến môn võ này. Họ muốn nhiều nước thi đấu để môn này có tên trong danh sách các môn thi đấu tại ASIAD và Olympic.
2) Đúng là trong các kì thi Olympic nhu Toán, Lý... thì những thí sinh không nhường mà thường họ cố gắng hết sức để làm bài. Tuy nhiên điểm khác nhau là cách chọn lựa và đào tạo những thí sinh này. Ở các nước không chú trọng (chứ không phải là thờ ơ) họ sẽ tuyển lựa sơ sài (không nhất thiết phải qua nhiều vòng và giới hạn những khối lớp đuợc thi kĩ như chúng ta) và không có một hệ thống đào tạo dường như chỉ để đi thi như chúng ta. Theo một nghĩa nào đó thì họ nhường các nước khác sân chơi này để quan tâm đến các mục đích thật sự của giáo dục.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bandmaster: 13-02-2006 - 17:23


#7
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Về khoản 2, tôi không đồng ý với ý kiến của tôi là chính tôi. Tôi không tin là có cách giải quyết trọn vẹn tất cả các bài bất đẳng thức.
Tuy nhiên quan điểm của tôi xưa nay vẫn cứ là: phải biết chọn cái gì đáng làm mà làm, chứ làm cái khó mà chả có ý nghĩa thì làm làm cái gì. Nói thật, mấy cái bài BDT nhiều khi còn khó hơn mấy bài toán có ý nghĩa thực sự, tuy nhiên, ngoài mấy ông dạy toán cấp 3 luyện BDT để kiếm cơm, một số người làm toán nghiệp dư chả biết làm gì, một số học sinh chả biết tiến lên bằng cách nào mới say sưa mấy cái đó. Ví dụ, giữa việc làm mấy cái bài kiểu đó, với việc ngồi tính nhẩm 100!, cái nào khó hơn thì chưa biết, nhưng bàn về việc vô bổ thì rõ ràng là như nhau, cả hai đều có giá trị bằng 0.

Trong việc học toán, cái khó nhất không phải là giải quyết vấn đề, mà cái khó nhất là chọn vấn đề thực sự có ý nghĩa và mình có thể giải quyết được để mà làm. Đến khi đã chon được vấn đề phù hợp và có định hướng thì có thể coi là xong 70-80% bài toán. Nhật bản mà chung nó đầu tư thi Ro bo con thì chúng ta thua ngay, nhưng mà nó khôn hơn, vấn đề là thi để làm cái gì. Lấy oai á??? Người có hiểu biết chả bao giờ khen việc bỏ hết tất cả thời gian và trí tuệ ra để cuối cùng chả được cái gì, ngoài mỗi cái huân chương về treo ở nhà.
PhDvn.org

#8
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
1) Về phương pháp giải bất đẳng thức đa thức thuần nhất, các bạn có thể xem chi tiết trong cuốn "Bất đẳng thức" của Polya. Ở đây tôi xin trình bày vắn tắt (theo trí nhớ của tôi):

Nếu đa thức thuần nhất P(x_1,x_2,...,x_n)\geq 0 trong miền x_1,...,x_n\geq 0 thì tồn tại k tự nhiên sao cho P(x_1,...,x_n).(x_1+...+x_n)^k có tất cả các hệ số không âm. Mặc dù số k ở đây không được xác định tôi nghĩ rằng nếu các bạn lập trình bằng các chương trình máy tính thì sẽ giải được các bài toán như vậy khá nhanh.

2) Dưới đây là một link về bất đẳng thức
http://my.netian.com...ahitme/eng.html

các bạn vào mục Topics in equalities.

3) Tôi xin trình bày một thuật toán xác định hơn thuật toán trong phần 1 để chứng minh cho trường hợp các đa thức 1 biến.

Bài toán: Cần chứng minh rằng F(x)\geq 0 với x\in [a,b].

B1: Viết F(x)=P(x)^2.Q(x) ở đây P(x) và Q(x) là các đa thức thực và Q(x) chỉ có các nghiệm (phức) đơn. Như vậy bài toán đưa về chứng minh rằng Q(x)\geq 0 trong [a,b]. Để được một sự phân tích như vậy các bạn chỉ cần điều chỉnh một ít phương pháp thông thường để tìm các nghiệm đơn của một đa thức.

B2: Tính giải thức của Q(x), chính là
A=Giải thức Q(x)=\prod (z_i-z_j) , tích lấy trên tất cả các cặp nghiệm khác nhau của Q(x). A có thể được tính thông qua các hệ số của Q(x).

B3: Tìm M=max của mô đun của các nghiệm của Q(x). M có thể tính thông qua các hệ số của Q(x).

B4: Tìm chận dưới cho khoảng cách bé nhất giữa hai nghiệm của Q(x) là m.

Theo bước 2 ta có

|A|\leq (2M)^{(n(n-1)/2-1)}m.

B5: Chia [a,b] thành các đoạn có độ dài nhỏ hơn m và tính giá trị Q(x) tại các đầu mút của các đoạn đó. Nếu tất cả các giá trị đó đều \geq 0 thì ta có thể kết luận rằng Q(x)\geq 0 trên [a,b].

4) Về việc các bạn giải các bài toán để luyện toán thì tôi rất ủng hộ. Có điều đừng để bị ảo tưởng rằng các bài toán bất đẳng thức hay phương trình hàm là đỉnh cao của toán học.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#9
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Kết quả này hay đấy, tất cả mấy bài bất đẳng thức đối xứng coi như là đã đi tong. Được của nó đấy. Chắc giỏi lắm chỉ cần đến n=30 là xong tất. Tôi đồng ý BDT cũng có vẻ đẹp của nó, nhất là KQ này thì quả thật là rất hay. rất mong muốn biết ý kiến của những chuyên gia bất đẳng thức.

Hi vọng em hungkhtn học cách sử dụng máy tính dùng Maple để giải này.
PhDvn.org

#10
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Không, suy nghĩ kĩ lại thấy mình vui mừng quá sớm.
Nếu như em hùngkhtn học được thêm trò deformation, biến dạng các số mũ ra khỏi tập số nguyên, thì kết quả sẽ không áp dụng được nữa vì nó chỉ đúng cho vành đa thức chứ không phải là tất cả các hàm số.
Ví dụ bài BDT tầm thường a+b+c=3, a,b,c>0, chứng mình a^p+b^p+C^p+a^q+b^q+c^q>=6, với p=căn 2, q=ln 10
Bài này tầm thường, nhưng kết quả kia không thể giải được.
Tuy nhiên kết quả này thế là đủ mạnh rồi, thừa sức giết 90% tất cả các bài toán BDT sơ cấp. Nói chung là mình rất thích thú và bất ngờ trước kết quả này.
PhDvn.org

#11
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Hơ hơ :D

Bất đẳng thức đối xứng đã là chuyện xưa cũ lắm rồi, bây giờ thì chắc lẽ bất kì thành viên diễn đàn nào đang học PT và có ý định thi cử đều coi mấy cái này là trò trẻ con (thực ra thì cũng ko đúng lắm, vơ đũa cả nắm chút thôi)

P/s: trang web đó là của Hoojo Lee nhỉ, mà trên ML thì ông ấy cũng ... no on top :leq

#12
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
P/S: mathlink thì cũng... on bottom trên bản đồ toán học thế giới.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 16-02-2006 - 06:09

PhDvn.org

#13
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Thì ra lời nói của MRmath làm mình mở rộng tầm mắt. Hóa ra hầu hết tất cả các bài BDT của hungkhtn đều bị tất cả các thành viên diễn đàn bắt đầu coi là có ý định thi cử đều coi là trò trẻ con. Đúng là trước kia không biết.
PhDvn.org

#14
langtucodon

langtucodon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

Thì ra lời nói của MRmath làm mình mở rộng tầm mắt. Hóa ra hầu hết tất cả các bài BDT của hungkhtn đều bị tất cả các thành viên diễn đàn bắt đầu coi là có ý định thi cử đều coi là trò trẻ con. Đúng là trước kia không biết.


Em nghĩ mỗi người có : sở thích , cách nghĩ , quan điểm khác nhau vì vậy mọi người hãy tôn trọng nhau , thay đổi không khí thảo luận chứ cứ tranh luận kiểu này thì chẳng đi đến đâu hết .
Thân .

Toán học là niềm đam mê lớn nhất của tôi

What I hear , I Forgot
What I see , I Remember
What I do , I Understand

#15
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Không, mình chỉ nói đùa thế thôi
Khi Mrmath đã là người học toán thì cần phải có cách nhìn khách quan và đánh giá công bằng đối với các kết quả toán học. Đấy là điều cơ bản đầu tiên cần phải nắm được khi bắt đầu bước chân vào khoa học.
Nều tôi nhớ không nhầm, cách đây một thời gian ngắn, Mrmath còn khen ngợi mấy cái BDT đối xứng của cậu bạn thân là hungkhtn hết lời, nào là cảm nhận toán học một cách thanh cao, rồi thì... đủ cả. Cho đến khi nhìn thấy kết quả quá mạnh (được đưa ra trên đây) giải quyết tất cả các BDT đối xứng dạng đa thức một cách dễ dàng thì lại bảo đó là trò trẻ con, ngay cả đối với tất cả các bạn cấp 3 tập tọe thi cử. Nói chung thì mình thấy khá buồn cười. Ba phải như vậy không phải là cách mà một người làm khoa học nên có. Mình cảm tưởng rằng những đánh giá như vậy là mang tính cảm tính hơn là mang tính khoa học.
Tất nhiên, đòi hỏi một sinh viên năm thứ 1 phải có một đánh giá khách quan và đúng mực vấn đề thì là quá sớm, tuy nhiên điều này vẫn cứ nên nói ra để mọi người biết và rút kinh nghiệm, bởi vì đây nói chung cũng là một trong những điều rất dở của HS chúng ta nói chung, mà ngày xưa mình cũng như vậy.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 16-02-2006 - 06:08

PhDvn.org

#16
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Chúng ta đúng là quá dở rồi còn gì nữa, dở mọi mặt. Mình cũng là 1 phế phẩm từ đó mà ra, các mặt nghệ thuật như ca nhạc, kịch, thơ, trượt băng, opera, lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội đều dốt đến nỗi kiến thức background cũng chả có, nói ra mọi người xung quanh đôi khi cười cho phát nhục. Trong khi đấy những kiến thức vớ vẩn thì lại cắm đầu cắm cổ học như 1 thằng blind. Nói thực sự chứ suy rộng ra đôi khi kiến thức toán mà chúng ta học chả giúp được gì cho XH, chứ đừng có nói tới 3 cái món bất đẳng thức mèo què vớ va vớ vẩn, mẹo mực chỉ để lừa người khác.

Mình không phủ nhận vai trò của bất đằng thức ( cũng là 1 trò chơi rèn luyện tư duy, đôi khi mình cũng hay nghịch nó vào lúc rỗi rãi ). Những bất đẳng thức thực sự có ý nghĩa khoa học, đôi khi nó rất xấu xí, rất trần trụi, và phải cần những phương pháp mà nhiều học sinh việt nam đánh giá là trâu bò. Nhưng chính sự trâu bò cầy cuốc đó mới mang lại sự phát triển khoa học thực sự, vì khi nghiên cứu 1 vấn đề mở thì người ta không thể không mầy mò, tính toán cụ thể, lúc đó các mẹo mực trở nên vô nghĩa.

Mẹo mực chỉ áp dụng được khi vấn đề đã trở nên sáng tỏ được khai phá, thì những người đi theo sau bắt đầu phát triển tìm được con đường tắt, nhưng đó không phải là con đường dẫn tới việc sáng tạo. Mình cảm thấy vô cùng buồn cười cho cái từ gọi là "sáng tạo bất đẳng thức". Tốt nhất nên tìm 1 từ phù hợp hơn, ở 1 mức phù hợp đối với các học sinh. Bất đẳng thức không phải là tồi, nhưng cách làm mờ mắt các học sinh vì cho rằng nó là số 1 thì hoàn toàn sai lầm. 1 sai lầm nghiêm trọng.

Không chỉ là học sinh hiện nay, theo mình hiểu, rất nhiều các vị tiền bối hồi trước thậm chí sang MGU học rồi, nhưng vẫn thích mang cái tư tưởng gọi là giải bài toán mà lời giải như ở trên trời rơi xuống. Đơn cử 1 ví dụ: 1 sinh viên khoa toán MGU giải bài tập về nhà thường phải suy nghĩ nát óc mò đủ thứ, tuy nhiên sau khi giải xong rồi, đem khoe các bạn thì thường dấu hết các bước làm nháp, mà chỉ còn trình bày 1 cách thật đẹp đẽ, như thể lời giải là tự nhiên nó có như thế.
Các vị này không ít thì nhiều về lại VN cũng dạy cho các học sinh chuyên toán lối suy nghĩ nông cạn như thế. Chỉ thích trình bày lời giải 1 cách ngắn và đẹp, cứ như thể không cần phải suy nghĩ gì. Cuối cùng thì học sinh thành vẹt hết, chả hiểu tại sao người ta lại nghĩ ra phương pháp đó, mà chỉ biết áp dụng pp đó.
Nếu như thế thì máy tính còn thông minh hơn chúng ta, vì chắc chắn nó giải nhanh hơn chúng ta nếu được lập trình sẵn.

Các nhà toán học thực thụ thường dạy cho học sinh câu sau ( câu nói này mình luôn luôn ghi nhớ ): "Trước khi muốn làm toán thì cần phải làm bẩn tay" . Điều này có nghĩa là trước khi có thể sáng tạo thì phải trải qua nhiều bước thử nghiệm, mà đối với nhiều người họ cho rằng những bước này chỉ là rác rưởi làm bẩn tay họ.

Chừng nào mà chúng ta vẫn còn đang học lại các kiến thức có người khác dạy thì chừng đó chưa thể gọi là làm toán. Học lại mẹo mực để rồi nghĩ ra mẹo mực đi đố người khác làm cái gì? Thà rằng học cái cần học để rồi làm ra những cái mà người khác hoàn toàn chưa biết cũng như chưa hiểu cặn kẽ về nó còn hơn.

Xin đơn cử ví dụ mà mình nhiều lần nhắc tới, đó là nhà toán học vĩ đại Henri Poincare'. Để đi đến cái lý thuyết đa tạp thì ông ta phải giải hàng đống phương trình vi phân, chứ có phải là định nghĩa đa tạp được trình bày ban đầu trau chuốt và chặt chẽ như chúng ta đang học hiện nay đâu.

#17
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Em chưa đọc bài của anh Thi, và sẽ đọc bây giờ đây :D

Còn với anh KK, có thể câu chữ của em khiến anh hiểu nhầm rồi, cái mà em nói là trẻ con đó là mấy kết quả về bdt đối xứng ở trên anh toilachinhtoi dẫn ra kia. Còn bdt của Hùng, cũng như em đã từng nói chủ yếu là thuộc vào dạng hoán vị, cái này mới khó

Riêng với công trình của Hùng, em có thể khẳng định lại một lần nữa: trong giới toán sơ cấp, thì đó là cái đáng coi trọng nhất. Và khi mà sách của Hùng ra đời thì những ai học toán sơ cấp theo kiểu tiêu cực sẽ phải tỉnh ngộ ra :leq

Thôi, ko nói nhiều nữa.

Còn riêng anh KK thì em cũng rất buồn cười là tại sao anh lại có thể hiểu sai ý em một cách củ chuối như thế :leq. Hi vọng là sau khi đọc bài này thì anh và anh toilachinhtoi sẽ hiểu đúng ý em định nói gì, thế nhỉ :D

#18
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
1)Rất đồng ý với những ý kiến của quantum_...
2) Về lí do chúng ta tìm kiếm những danh tiếng hão, tôi đồng ý rằng do chúng ta quá dở. Khi không thể đạt tới những đỉnh cao thực sự thì người ta tìm những thành tích gì đó để tự hào tạm vậy. Nhưng tại sao những danh tiếng hão đó lại có chỗ đứng cũng là một vấn đề đáng tìm hiểu. Kiến thức thấp cũng chỉ là một nguyên nhân. Theo tôi nguyên nhân chủ yếu có lẽ vì chúng ta chẳng tin chúng ta mà luôn phải tìm sự công nhận của nước ngoài. Dường như mọi giải thưởng trong nước đều bị nghi ngờ là không chất lượng hay có dính đến tiêu cực. Mất niềm tin vào chính chúng ta (kể cả nhiều người có trí thức ) là một căn bệnh khó chữa của chúng ta. Nó tạo ra tâm lí sính ngoại mà không cần biết hàng ngoại đó chất lượng có cao không. Mấy cái giải thưởng trong các cuộc thi như Robo Con, liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương... mà cũng làm ầm ỹ.
3) Khi nói đến học sinh giỏi (toàn diện) thì hầu hết mọi người đều hiểu đúng. Nhưng khi nói đến từng môn "năng khiếu" như "học sinh giỏi Toán" chẳng hạn thì người ta lại hiểu lầm, nhất là khi gán cái đuôi đằng sau như "quốc gia" hay "quốc tế". Họ cứ nghĩ rằng học sinh đạt "huy chương vàng Toán quốc tế" là người giỏi toán nhất thế giới mà quên đi từ "học sinh". Chính vì vậy mà nhiều người cứ tự hào và cố gắng nâng cao khả năng giải toán sơ cấp của mình, xem đó là con đường đi lên đỉnh cao toán học.
4) Nhiều BDT trong toán sơ cấp cho ta mối quan hệ rất đẹp giữa các con số. Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến các mục đích của việc giải chúng của học sinh là để kiểm tra, thi (học kì, tốt nghiệp, học sinh giỏi toán các cấp...) và xem việc giải nó tựa như trò "vượt qua thử thách". Kết quả rất đẹp về BDT đa thức thuần nhất trên giúp ta giải quyết hầu hết các bài toán BDT phổ thông. Trang web của Hoojo Lee cũng chỉ cho ta cách đưa các bài toán không BDT thuần nhất (có ràng buộc đẳng thức) kể cả một số BDT có căn thức về thuần nhất. Hơn nữa thật ra có nhiều BDT được "chế" ra từ những bài thuần nhất nhiều biến bằng cách gán một vài biến là hằng số hay bằng chính các biến khác ... Tuy nhiên nếu xét đến những mục đích của học sinh như trên thì kết quả mà toilachinhtoi ghi như trên có lẽ không có tác dụng lắm, nhất là trong các kì thi (vì khó mà tìm ra k = ? trong thời gian thi).

#19
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Tiếp nữa, những điều mà anh Thi nói và các anh lớn tuổi trên diễn đàn đều đã từng ngầm nói đến, thực ra em hiểu, và chắc là nhiều thành viên nhỏ tuổi cũng hiểu hết

Chỉ có một điều làm cá nhân MM rất buồn: các anh ko thể hiện được thái độ góp ý, mà luôn có một cái gì đó chê bai và kiêu ngạo :leq

MrMATH luôn coi các anh là đàn anh và thực sự cũng đang học hỏi nhiều điều từ các anh, nhưng những thành viên khác thì sao, như hungkhtn chẳng hạn, cái mà bạn ấy cảm nhận được từ phía các anh sẽ chỉ là một thái độ khinh rẻ cái tâm huyết của bạn ấy. Điều đó thực ko ra sao cả

Nói vậy để các anh hiểu được phần nào về chúng em: chúng em sẽ tiếp thu những lời góp ý của các anh, và chắc chắn là học được nhiều điều từ đó. Có điều các anh cũng đừng chỉ biết khỉnh rẻ và chê bai

Thế thôi :D

#20
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Lại nói về bdt và bài post của anh bandmaster. À mà thôi, chỉ cần dẫn ra ví dụ thế này là đủ: ai cũng biết muốn đạt kết quả cao trong thi cử thì cần phải học giỏi đều tất các các phần ngành nhỏ của toán sơ cấp. Lớp 12 hungkhtn hầu như chỉ học bdt. Hỏi vì sao: vì hắn thấy bdt đẹp và làm theo 1 đam mê, đơn giản thế thôi




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh