Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Olympic Toán sinh viên 2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Môn Đại số

 

Bài 1:

a) Chứng minh rằng :

 

$\det \begin{pmatrix}1 &a_1  &a_1(a_1-1)  &a_1(a_1-1)(a_1-2) \\1 &a_2  &a_2(a_2-1)  & a_2(a_2-1)(a_2-2)\\1& a_3 & a_3(a_3-1) &a_3(a_3-1)(a_3-2) \\1& a_4 &a_4(a_4-1)  &a_4(a_4-1)(a_4-2) \end{pmatrix}=\prod_{1 \le i <j \le 4}(a_j-a_i)$

b) Giả thiết $a_1, a_2, a_3, a_4$ là các số nguyên, chứng minh $\prod_{1 \le i <j \le 4} (a_j-a_i)$ chia hết cho 12.

 

Bài 2:  Cho các số thực phân biệt $a_1,a_2, a_3$. Chứng minh rằng với mọi bộ số thực $b_1, b_2, b_3$ tồn tại duy nhất một đa thức $P(x)$ bậc không quá 5 thỏa mãn: $P(a_i)=P'(a_i)=b_i, \; i=1,\; 2,\; 3$ , ở đây $P'$ ký hiệu đạo hàm của đa thức $P$.

 

Bài 3:

a) Ký hiệu $V_4$ là không gian vecto các đa thức với hệ số thực với bậc không quá 4. Định nghĩa ánh xạ $e: V_4 \rightarrow V_4$ như sau: với mỗi đa thức $f \in V_4, \; e(f)=\sum_{i=0}^4 \dfrac{f^{(i)}}{i!}$.

Chứng minh rằng $e$ là ánh xạ tuyến tính khả nghịch từ $V_4$ vào chính nó.

b) Ký hiệu $V$ là không gian vecto các đa thức hệ số thực. Với mỗi đa thức $f$, đặt $e(f)=\sum_{i=0}^{\infty} \dfrac{f^{(i)}}{i!}$. Chứng minh rằng $e$ là ánh xạ tuyến tính khả nghịch từ $V$ vào chính nó.

 

Bài 4:

a) Cho ma trận khối $X=\begin{pmatrix}E_m &B \\C&E_n\end{pmatrix}$ được tạo thành từ các ma trận đơn vị $E_m, E_n$ cấp $m,n$ tương ứng và các ma trận $B,C$ với kích thước $m \times n$ và $n \times m$ tương ứng.

Chứng minh rằng $\det(X)=\det(E_n-CB)=\det(E_m-BC)$.

b) Tổng quát, cho ma trận khối $X=\begin{pmatrix}A &B \\ C &D \end{pmatrix}$ , trong đó $A,D$ là các ma trận vuông, $A$ khả ngịch, chứng minh rằng $\det(X)=\det(A) \det(D-CA^{-1}B) $

 

Thí sinh chọn một trong hai câu của bài sau:

 

Bài 5:

a) Cho $P$ là một đa thức bậc $n$ với hệ số hữu tỷ. Giả sử số thực $a$ là nghiệm của $P$ với bội $> \frac{n}{2}$. Chứng minh rằng $a$ là một số hữu tỷ.

b) Trên hình vuông $ABCD$ ta định nghĩa đường đi giữa hai đỉnh $X, Y$ (không nhất thiết phân biệt) là một dãy các đỉnh kề nhau $XX_1X_2... X_{n-1}Y$ :  như vậy $X_0=X, .X_1,..., X_{n-1}, X_n=Y$ là các đỉnh của hình vuông và $X_iX_{i+1}$ là cạnh của hình vuông, số $n$ được gọi là độ dài của đường đi. Với mỗi số tự nhiên $n$, gọi $x_n, y_n, z_n$ tương ứng là số các đường đi độ dài $n$ giữa: một đỉnh và chính nó, một đỉnh và một đỉnh cố định kề nó, một đỉnh và đỉnh đối diện ( đỉnh đối xứng qua tâm).

Ví dụ $x_0=1, y_0=0, z_0=0, x_1=0, y_1=1, z_1=0, x_2=2, y_2=0, z_2=2 $.

1) Thiết lập công thức truy hồi cho $x_n,y_n,z_n$.

2) Tìm công thức tổng quát của $x_n,y_n,z_n$.


Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#2
HeilHitler

HeilHitler

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết

Làm thử câu 2 trước. :v
Câu 2: Giả sử có ít nhất một đa thức $P(x)$ thõa mãn bài toán. Từ $P(a_i)=b_i$ suy ra tồn tại đa thức $Q(x$) bậc không quá 2 thõa mãn:

$P(x)=a(x-a_1)(x-a_2)(x-a_3)Q(x)+b_i$ (*) với $a$ là một hằng số khác 0 nào đó.
Suy ra:

$P'(a_i)=a(a_i-a_j)(a_i-a_k)Q(a_i)=b_i$ (với $i,k,k$ là các hoán vị của bộ $1,2,3$)

Suy ra $Q(a_i)=\frac{b_i}{a(a_i-a_j)(a_i-a_k)}$. Điều này chứng tỏ đa thức $Q(x)$ tồn tại và duy nhất. Và từ mỗi $Q(x)$ tồn tại duy nhất này, ta cũng đều xây dựng lại được $P(x)$ duy nhất theo công thức (*). (đpcm)



#3
tranquocluat_ht

tranquocluat_ht

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 235 Bài viết

 

Môn Đại số

 

Bài 1:

a) Chứng minh rằng :

 

$\det \begin{pmatrix}1 &a_1  &a_1(a_1-1)  &a_1(a_1-1)(a_1-2) \\1 &a_2  &a_2(a_2-1)  & a_2(a_2-1)(a_2-2)\\1& a_3 & a_3(a_3-1) &a_3(a_3-1)(a_3-2) \\1& a_4 &a_4(a_4-1)  &a_4(a_4-1)(a_4-2) \end{pmatrix}=\prod_{1 \le i <j \le 4}(a_j-a_i)$

b) Giả thiết $a_1, a_2, a_3, a_4$ là các số nguyên, chứng minh $\prod_{1 \le i <j \le 4} (a_j-a_i)$ chia hết cho 12.

 

Bài 2:  Cho các số thực phân biệt $a_1,a_2, a_3$. Chứng minh rằng với mọi bộ số thực $b_1, b_2, b_3$ tồn tại duy nhất một đa thức $P(x)$ bậc không quá 5 thỏa mãn: $P(a_i)=P'(a_i)=b_i, \; i=1,\; 2,\; 3$ , ở đây $P'$ ký hiệu đạo hàm của đa thức $P$.

 

Bài 3:

a) Ký hiệu $V_4$ là không gian vecto các đa thức với hệ số thực với bậc không quá 4. Định nghĩa ánh xạ $e: V_4 \rightarrow V_4$ như sau: với mỗi đa thức $f \in V_4, \; e(f)=\sum_{i=0}^4 \dfrac{f^{(i)}}{i!}$.

Chứng minh rằng $e$ là ánh xạ tuyến tính khả nghịch từ $V_4$ vào chính nó.

b) Ký hiệu $V$ là không gian vecto các đa thức hệ số thực. Với mỗi đa thức $f$, đặt $e(f)=\sum_{i=0}^{\infty} \dfrac{f^{(i)}}{i!}$. Chứng minh rằng $e$ là ánh xạ tuyến tính khả nghịch từ $V$ vào chính nó.

 

Bài 4:

a) Cho ma trận khối $X=\begin{pmatrix}E_m &B \\C&E_n\end{pmatrix}$ được tạo thành từ các ma trận đơn vị $E_m, E_n$ cấp $m,n$ tương ứng và các ma trận $B,C$ với kích thước $m \times n$ và $n \times m$ tương ứng.

Chứng minh rằng $\det(X)=\det(E_n-CB)=\det(E_m-BC)$.

b) Tổng quát, cho ma trận khối $X=\begin{pmatrix}A &B \\ C &D \end{pmatrix}$ , trong đó $A,D$ là các ma trận vuông, $A$ khả ngịch, chứng minh rằng $\det(X)=\det(A) \det(D-CA^{-1}B) $

 

Thí sinh chọn một trong hai câu của bài sau:

 

Bài 5:

a) Cho $P$ là một đa thức bậc $n$ với hệ số hữu tỷ. Giả sử số thực $a$ là nghiệm của $P$ với bội $> \frac{n}{2}$. Chứng minh rằng $a$ là một số hữu tỷ.

b) Trên hình vuông $ABCD$ ta định nghĩa đường đi giữa hai đỉnh $X, Y$ (không nhất thiết phân biệt) là một dãy các đỉnh kề nhau $XX_1X_2... X_{n-1}Y$ :  như vậy $X_0=X, .X_1,..., X_{n-1}, X_n=Y$ là các đỉnh của hình vuông và $X_iX_{i+1}$ là cạnh của hình vuông, số $n$ được gọi là độ dài của đường đi. Với mỗi số tự nhiên $n$, gọi $x_n, y_n, z_n$ tương ứng là số các đường đi độ dài $n$ giữa: một đỉnh và chính nó, một đỉnh và một đỉnh cố định kề nó, một đỉnh và đỉnh đối diện ( đỉnh đối xứng qua tâm).

Ví dụ $x_0=1, y_0=0, z_0=0, x_1=0, y_1=1, z_1=0, x_2=2, y_2=0, z_2=2 $.

1) Thiết lập công thức truy hồi cho $x_n,y_n,z_n$.

2) Tìm công thức tổng quát của $x_n,y_n,z_n$.

 

 

Bài 1a. Rõ ràng khi 2 trong 4 số $a_i$ bằng nhau thì định thức bằng 0 và 2 vế đồng bậc nên $VT=kVP.$ Dễ dàng chỉ ra $k=1.$ 

Ta cũng có thể biến đổi trực tiếp để có đpcm.

Bài 1b. Nhét 4 số vào 3 cái chuồng, mỗi chuồng chứa các số bằng $0, 1, 2$ (theo $\mod 3$) tương ứng. Tồn tại 2 số cùng 1 chuồng, nên tích đó chia hết cho 3.

Tương tự nhét 4 số vào 4 cái chuồng khác, nếu có ít nhất 2 số 1 chuồng thì tích đó chia hết cho 4, đpcm. Ngược lại mỗi số một chuồng thì ta có tích đó bằng $1.2.3.1.2.1=0$ theo $\mod 4.$

Đoạn chứng minh tích này chia hết cho 4 có thể nhận xét có ít nhất 2 hiệu chia hết cho 2 cũng được.

Chú ý $(3,4)=1,$ ta có đpcm. 

Bài 2. Giả sử $P(x)=(x-a_1)(x-a_2)(x-a_3)Q(x)+R(x)$ thì $R(a_i)=b_i, i=1,2,3.$ Khi đó $R(x)$ bậc 2 (theo công thức nội suy Lagrange).

Ta chỉ cần chứng minh $Q(x)$ có bậc không quá 2.

Thật vậy từ $P(a_1)=b_1$ ta có $Q(a_1)=\dfrac{b_1-P'(a_1)}{(a_1-a_2)(a_1-a_3)}$.

Tương tự xác định được $Q(a_2); Q(a_3)$ nên $Q(x)$ có bậc không có 2, đpcm.

Bài 3. Không còn nhớ định nghĩa ánh xạ tuyến tính khả nghịch nữa  :(

Bài 4. Câu này có vẻ quen.

Bài 5a. Nếu $a$ vô tỷ thì tồn tại nghiệm liên hợp $a'$ cũng là nghiệm bội có bậc $>\dfrac{n}{2}$ của nó nữa, vô lý.

Bài 5b. Dự đoán (với mọi $n \in \mathbb{N}$) 

$x_{2n+1}=y_{2n}=z_{2n+1}=0.$ 
$x_{2n}=2y_{2n-1}.$
$y_{2n+1}=x_{2n}+z_{2n}.$
$z_{2n}=2y_{2n-1}.$
Khi đó $y_{2n+1}=2^{2n}; x_{2n}=z_{2n}=2^{2n-1}.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tranquocluat_ht: 09-04-2014 - 18:36

  • LNH yêu thích

#4
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Đề và đáp án

 

Đại số

File gửi kèm  OlympicSV2014_DeDaiso.pdf   154.71K   1558 Số lần tải

 

Giải Tích

File gửi kèm  OlympicSV2014_DeGiaitich.pdf   54.68K   1585 Số lần tải


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#5
thuan192

thuan192

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

olympic sinh viên 2014 phần giải tích.jpg


:lol:Thuận :lol:




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh