Đến nội dung

Hình ảnh

ÔN THI MÔN HÓA HỌC


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 64 trả lời

#21
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Em kiểm tra đề lại theo yêu cầu của anh rồi...nhưng đúng đề ra vậy .....để mai đi học em hỏi lại cô xem có ra sai đề hay không :)

Ý anh hỏi là cho cái gì vào cái gì thôi, phản ứng giữa $H^{+}$ và $CO_3^{2-}$ nó tùy thuộc vào thứ tự và cách cho $2$ dung dịch vào nhau.


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#22
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Cái này em phải nói rõ xem cho dung dịch vào $Na_2CO_3$ hay $Na_2CO_3$ vào dung dịch sau phản ứng chứ, vì anh nhớ không nhầm thì $CO_3^{2-}$ ở trên là dư nên sẽ có phản ứng sau:

        $H^{+}+CO_3^{2-}\rightarrow HCO_3^{-}$

Do đó không còn $H^{+}$ để sinh ra $CO_2$

Bài này em lý luận như thế này!

Nếu ta cho dung dịch chứa axit vào dung dịch $Na_2CO_3$ thì xảy ra pư:

$H^{+}+CO_{3}^{2-}\rightarrow HCO_{3}^{-}$

So sánh tính theo chất thiếu!

Nếu sau pư này mà $H^{+}$ dư thì xảy ra tiếp pư:

$H^{+}+HCO_{3}^{-}\rightarrow CO_{2}+H_{2}O$

So sánh tính theo chất thiếu với $CO_{2}$

Nếu ta cho dung dịch chứa $Na_2CO_3$ vào dung dịch chứa axit thì xảy ra ngay phương trình:

$H^{+}+CO_{3}^{2-}\rightarrow CO_{2}+H_{2}O$

Từ đây so sánh tính theo chất thiếu!

Tớ đây caybutbixanh! Bây giờ hơi bận! Để tối thứ 7 tuần này post bài giải cho!!! :icon6:  :icon6:  :icon6:


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#23
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết
 

Bài 12 : Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$. Dung dịch thu được tác dụng với $Na_{2}CO_{3}$ dư thu được 2,8 lít $CO_{2}$ (dktc).Nồng độ mol/l của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ ban đầu bằng ?

----------------------

 

Ý anh hỏi là cho cái gì vào cái gì thôi, phản ứng giữa $H^{+}$ và $CO_3^{2-}$ nó tùy thuộc vào thứ tự và cách cho $2$ dung dịch vào nhau.

Sáng hôm nay cô chữa bài này....cô bảo rằng quan trọng là khi cho NaOH vô $H_{2}SO_{4}$ thì phải có $H^{+}$ dư nếu không phản ứng sau sẽ không xảy ra (vì nếu $H^{+}$ hết mà $Na_{2}SO_{4}$ còn sẽ không phản ứng). Sau đó bổ sung thêm vào dung dịch ion $CO_{3}^{2-}$ thì xảy ra phản ứng :

$$CO_{3}^{-2} +2H^{+} \to CO_{2} +H_{2}O (*)$$ 

Vì lượng $H^{+}$ sẵn có nên khi cho thêm ion $CO_{3}^{-2}$ vào thì phản ứng sẽ xảy ra có khí thoát ra. 

Gọi $a$ là nồng độ mol/l cần tìm. Vì $H^{+}$ dư nên $OH^{-}$ phải hết . do đó $n_{H^{+}}$ dư$ =0,2a-0,05$ ( mol)

Từ (*) suy ra $n_{H^{+}}=2.n_{CO_{2}}\Leftrightarrow 0,2a-0,05=0,25\Leftrightarrow a=1,5 (M)$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#24
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

$$CO_{3}^{-2} +2H^{+} \to CO_{2} +H_{2}O (*)$$ 

Tất nhiên là phải có $H^{+}$ dư rồi nhưng phản ứng trên là cho $CO_3^{2-}$ vào $H^{+}$, còn nếu cho $H^{+}$ vào $CO_3^{2-}$ thì mọi chuyện lại khác

P/S: Sao em không post trắc nghiệm lên, lớp $12$ thì làm dần trắc nghiệm cho quen chứ, ai làm tự luận kiểu này nữa


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#25
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Dạ em post trắc nghiệm.......

Bài 13:Khối lượng dung dịch $KOH 8%$ cần lấy để tác dụng với $47 g K_{2}O$ để thu được dung dịch KOH 21% là :

A,320g

B,400g

C,354,85g

D,250g

Bài 14: Lượng $SO_{3}$ cần thêm vào 100g dung dịch $H_{2}SO_{4} 10 %$ để thu được dung dịch $H_{2}SO_{4} 20%$ là :

A,5,675g

B,3,567g

C,9,756g

D,3,140g

Bài 15:Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch $AlCl_{3} 1M$ để thu được 7,8 g kết tủa keo. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là :

A,1,5M Và 3,5M

B,1,5M

C,2M và 3M

D,3,5M


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#26
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 13:Khối lượng dung dịch $KOH 8%$ cần lấy để tác dụng với $47 g K_{2}O$ để thu được dung dịch KOH 21% là :

A,320g

B,400g

C,354,85g

D,250g

Ta có $K_2O+H_2O\rightarrow 2KOH$

$\Rightarrow n_{KOH}=2n_{K_2O}=2.\frac{47}{39.2+16}=1$

Gọi khối lượng cần tìm là $m$, khi đó số mol $KOH$ thêm vào là $\frac{m.0,08}{56}$

Tổng số mol $KOH$ là $\frac{m.0,08}{56}+1$

Theo bài ra ta có $\frac{(\frac{m.0,08}{56}+1).56}{m+47}=0,21\Rightarrow m=354,85$

Đáp án C

 

Bài 14: Lượng $SO_{3}$ cần thêm vào 100g dung dịch $H_{2}SO_{4} 10 %$ để thu được dung dịch $H_{2}SO_{4} 20%$ là :

A,5,675g

B,3,567g

C,9,756g

D,3,140g

Tương tự

 

Bài 15:Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch $AlCl_{3} 1M$ để thu được 7,8 g kết tủa keo. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là :

A,1,5M Và 3,5M

B,1,5M

C,2M và 3M

D,3,5M

Ta có $n_{Al(OH)_3}=0,1$

TH1: $n_{OH^{-}}=3.n_{Al(OH)_3}=0,3\Rightarrow C_M=0,3:0,2=1,5$

Tức là trường hợp này $Al^{3+}$ dư

TH2: $Al^{3+}$ hết

Ta có phản ứng lần lượt là 

              $Al^{3+}+3OH^{-}\rightarrow Al(OH)_3$

                   0,2       0,6                         0,2

              $ Al(OH)_3+OH^{-}\rightarrow Al(OH)_4^{-}$

                   0,1           0,1                         0,1

Và còn lại $0,1 Al(OH)_3$

Vậy số mol $OH^{-}=0,7\rightarrow C_M=3,5$

Chọn A


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#27
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

 

Đề nghị anh Toc Ngan ko làm nữa! Ngồi xem thôi!

Anh thi đại học xong rồi thì để đàn em này làm để lấy kiến thức với!

Anh làm như thế này thì chết :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Toc Ngan: 06-08-2014 - 16:07

:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#28
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Đề nghị anh Toc Ngan ko làm nữa! Ngồi xem thôi!

Anh thi đại học xong rồi thì để đàn em này làm để lấy kiến thức với!

Anh làm như thế này thì chết :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

OK, bây giờ anh đang rảnh nên làm luôn, chứ mấy hôm nữa anh post bài các em cứ tha hồ mà làm, không sợ thiếu bài đâu ( mà toàn bài chất lượng đấy nhé )


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#29
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Đề nghị anh Toc Ngan ko làm nữa! Ngồi xem thôi!

Anh thi đại học xong rồi thì để đàn em này làm để lấy kiến thức với!

Anh làm như thế này thì chết :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Mệt quá....ai làm mà chẳng   được, quan trọng là những gì mà mọi người chia sẻ cho nhau . Nếu có bài chú không giải được mà anh Toc Ngan giải được thì chú bảo anh ấy không post lời giải hả ?

Đề mới :

Bài 16 :Cho dung dịch X chứa $ZnSO_{4}$ 0,1M. Lấy 500ml dung dịch X cho tác dụng với V ml dung dịch KOH 0,2M thu được 3,96g kết tủa .Giá trị lớn nhất của V là :

A,200ml

B,400ml

C,600ml

D,800ml

Bài 17 : cho 100ml dung dịch hỗn hợp $CuSO_{4}$ 1M là $Al_{2}SO_{4}$ 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là :

A,4gam

B,8gam

C,9,8gam

D,18,2gam


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#30
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 16 :Cho dung dịch X chứa $ZnSO_{4}$ 0,1M. Lấy 500ml dung dịch X cho tác dụng với V ml dung dịch KOH 0,2M thu được 3,96g kết tủa .Giá trị lớn nhất của V là :

A,200ml

B,400ml

C,600ml

D,800ml

Ta có $n_{Zn^{2+}}=0,1.0,5=0,05$

Số mol kết tuả là $n_{Zn(OH)_2}=0,04$

Vì lượng $OH^{-}$ là lớn nhất nên xảy ra phản ứng kết tủa tan

         $Zn^{2+}+2OH^{-}\rightarrow Zn(OH)_2$ 

               0,05     0,1                           0,05

        $Zn(OH)_2+2OH^{-}\rightarrow Zn(OH)_4^{2-}$

                 0,01     0,02          

Và còn lại $0,04 Zn(OH)_2$ $\Rightarrow n_{OH^{-}}=0,1+0,02=0,12\Rightarrow V=0,6$

Đáp án C

 

Bài 17 : cho 100ml dung dịch hỗn hợp $CuSO_{4}$ 1M là $Al_{2}SO_{4}$ 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là :

A,4gam

B,8gam

C,9,8gam

D,18,2gam

Số mol $Cu^{2+}$ là 0,1.

Do lượng $NaOH$ dư nên $Al^{3+}$ tạo kết tủa rồi kết tủa lại tan hết

$\Rightarrow Cu(OH)_2\rightarrow CuO\Rightarrow m=0,1.80=8$

Đáp án B


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#31
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 18:Dung dịch $X$ chứa các ion : $Mg^{2+};Ba^{2+};Ca^{2+}$; 0,1 mol $Cl^{-}$; 0,2 mol $NO_{3}.$ .Thêm dần $V$ ml dung dịch $Na_{2}CO_{3}$ 1M vào dung dịch X cho đến khi được kết tủa lớn nhất. Giá trị của V :

A,150ml

B,300ml

C,200ml

D,250ml

Bài 19:Tính nồng độ mol/l của dung dịch $H_{2}SO_{4}$, biết 30ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ được trung hòa hết bởi 20ml dung dịch $NaOH$ và 10ml dung dịch $KOH$ 2M.

A,$[H_{2}SO_{4}]=(1+V_{NaOH})/3$

B,$[H_{2}SO_{4}]=(2+V_{NaOH})/3$

C,$[H_{2}SO_{4}]=(1+V_{NaOH})/2$

D,$[H_{2}SO_{4}]=(1+V_{NaOH})/6$

P/S: Anh Toc Ngan có bài này hay phù hợp với các bạn mới lên 11 thì post cho tụi em tham khảo nhé!! 


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#32
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 20: (CĐ-2007) Thêm $m$ gam $K$ vào 300ml dung dịch chứa $Ba(OH)_{2}$ 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được lương kết tủa $Y$ lớn nhất thì giá trị của $m:$ 

A,1,59

B,1,17

C,1,71

D,1,95

Bài 21: (B-2007) Hỗn hợp X gồm Al vào Na. CHo m gam X vào một lương dư nước thì thoát ra $V$ lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75 lít khí.Thành phần (%) theo khối lượng của Na trong X là :

A,39,87%

B,77,31%

C,49,87%

D,29,87%

Bài 22:(A-2007) Dung dịch HCl và dung dịch $CH_{3}COOH$ có nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết cứ 100 phần tử $CH_{3}COOH$ thì có 1 phân tử điện li)

A,y=100x

B,y=x-2

C,y=2x

D,y=x+2


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#33
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài $23$

$a)$ Nguyên tử $X$ có tổng số hạt cơ bản là $58$. Trong $X^{+}$ số proton bằng $\frac{1}{3}$ số hạt cơ bản. Viết cấu hình electron của $X$ và cho biết tính chất hóa học của $X$

$A.$ $^{40}_{18}Ar$                                                                                    

$B. ^{37}_{17}Cl$

$C.$ $^{39}_{19}K$    

$D.$ $^{40}_{20}Ca$

$E. ^{35}_{17}Cl$

$b)$ $Y$ là một kim loại kiềm thổ bền (không có tính phóng xạ). Cho $10,75g$ hỗn hợp $X,Y$ tan vào nước dư thu được dung dịch $Z$ và $2,24$ lít khí $H_{2}$ (đktc). Xác định $Y$

$A.$ $_{20}^{41}Ca$

$B.$ $_{38}^{88}Cr$

$C.$ $_{12}^{24}Mg$

$D.$ $^{40}_{20}Ca$

$E.$ $^{137}_{56}Ba$

$c)$ Hấp thụ $3,36$ lít $CO_{2}$ (đktc) vào dung dịch $Z$. Hỏi có thu được kết tủa không. Tính khối lượng kết tủa nếu có.

$A.$ $15,76$ g

$B.$ $5,91$ g

$C.$ $19,7$ g

$D.$ $9,85$ g

$E.$ $7,88$ g

$d)$ Hấp thụ $14,4$ g $SO_{3}$ vào dung dịch $Z$ thì thu được bao nhiêu g kết tủa.

P/s: Các anh giúp em bài này được không ạ? Giải thích hộ em nhé! Em cám ơn.


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#34
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Bài $23$

$a)$ Nguyên tử $X$ có tổng số hạt cơ bản là $58$. Trong $X^{+}$ số proton bằng $\frac{1}{3}$ số hạt cơ bản. Viết cấu hình electron của $X$ và cho biết tính chất hóa học của $X$

$A.$ $^{40}_{18}Ar$                                                                                    

$B. ^{37}_{17}Cl$

$C.$ $^{39}_{19}K$    

$D.$ $^{40}_{20}Ca$

$E. ^{35}_{17}Cl$

$b)$ $Y$ là một kim loại kiềm thổ bền (không có tính phóng xạ). Cho $10,75g$ hỗn hợp $X,Y$ tan vào nước dư thu được dung dịch $Z$ và $2,24$ lít khí $H_{2}$ (đktc). Xác định $Y$

$A.$ $_{20}^{41}Ca$

$B.$ $_{38}^{88}Cr$

$C.$ $_{12}^{24}Mg$

$D.$ $^{40}_{20}Ca$

$E.$ $^{137}_{56}Ba$

$c)$ Hấp thụ $3,36$ lít $CO_{2}$ (đktc) vào dung dịch $Z$. Hỏi có thu được kết tủa không. Tính khối lượng kết tủa nếu có.

$A.$ $15,76$ g

$B.$ $5,91$ g

$C.$ $19,7$ g

$D.$ $9,85$ g

$E.$ $7,88$ g

$d)$ Hấp thụ $14,4$ g $SO_{3}$ vào dung dịch $Z$ thì thu được bao nhiêu g kết tủa.

P/s: Các anh giúp em bài này được không ạ? Giải thích hộ em nhé! Em cám ơn.

Thôi ủng hộ topic không bạn caybutbixanh lại mắng!

nguyenhongsonk612 mới học lớp 10 mà đã làm đến đây rồi?

Bài 23:

a.

Do $X$ có tổng số hạt cơ bản là 58 nên $X^{+}$ có tổng số hạt cơ bản là 57.

Suy ra $X^{+}$ có số proton là: p=$\frac{1}{3}.57=19$ suy ra tiếp $X$ có 20 hạt proton!

Suy ra $X$ là $_{20}^{40}\textrm{Ca}$. Chọn D

CTe: $\left [ Ar \right ]4s^{2}$

TCHH: $X$ là 1 kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh, VD tác dụng nc, axit,.....lấy phương trình ra.

b.

Do $Y$ là 1 kim loại kiềm thổ nên:

$Ca+2H_{2}O\rightarrow Ca(OH)_{2}+H_{2}$

$Y+2H_{2}O\rightarrow Y(OH)_{2}+H_{2}$

Đặt số mol vào cuối cùng ta có:

$40x+Yy=10,75$ và $x+y=0,1$

$\Rightarrow 40(0,1-y)+Yy=10,75\Leftrightarrow (Y-40)y=6,75\Rightarrow Y-40=\frac{6,75}{y}> 67,5\Rightarrow Y> 107,5$

Mà $Y$ không phải là nguyên tố phóng xạ nên $Y$ là E.

c.

d.

Phần c,d, dùng cách bên trên anh nói rồi đấy (phương trình ion bên trên nhá) là ra! :icon6:  :icon6:


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#35
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài $24$: Lấy $m_1$ (g) $CuSO_4.5H_2O$ pha vào $m_2$ (g) dung dịch $CuSO_4$ $8$% thành $280$ g dung dịch $CuSO_4$ $16$%. Tính $m_1;m_2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 06-09-2014 - 21:57

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#36
phan huong

phan huong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 234 Bài viết

Đây là câu lý thuyết vui! :icon1:

Câu 25: Trên biển Đông, một tàu quân sự Trung Quốc hung hăng đâm va vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, kết quả là tàu Việt Nam bị xước ngoài da, còn tàu Trung Quốc bị rớt mất tấm kẽm bảo vệ lớp vỏ tàu bằng thép. Trên tàu Trung Quốc lúc này có các dụng cụ sau: Vài sợi dây dẫn bằng đồng, một nòng súng bằng hợp kim Cr-Fe, vài hộp đựng đồ bằng nhôm và một số cánh cửa bằng hợp kim Fe-Al. Chỉ huy của tàu này có năm bằng tiến sĩ của Bắc Kinh, ông ta quyết định thay thế tấm kẽm đã mất bằng một trong 4 dụng cụ trên. Sau hai ngày trên hành trình trở về đất liền thì tàu này bị đắm. Biết rằng không có sự hỗ trợ của các tàu khác lúc tàu chưa đắm và toàn bộ số thủy thủ tàu Trung Quốc rơi xuống biển đã được tàu Việt Nam cứu hộ. Tên chỉ huy của Trung Quốc đã thay thế tấm kẽm bằng

            A. Nòng súng.              B. Dây dẫn.                 C. Cánh cửa.                D. Hộp đồ.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phan huong: 02-10-2014 - 21:25


#37
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Đây là câu lý thuyết vui! :icon1:

Câu 25: Trên biển Đông, một tàu quân sự Trung Quốc hung hăng đâm va vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, kết quả là tàu Việt Nam bị xước ngoài da, còn tàu Trung Quốc bị rớt mất tấm kẽm bảo vệ lớp vỏ tàu bằng thép. Trên tàu Trung Quốc lúc này có các dụng cụ sau: Vài sợi dây dẫn bằng đồng, một nòng súng bằng hợp kim Cr-Fe, vài hộp đựng đồ bằng nhôm và một số cánh cửa bằng hợp kim Fe-Al. Chỉ huy của tàu này có năm bằng tiến sĩ của Bắc Kinh, ông ta quyết định thay thế tấm kẽm đã mất bằng một trong 4 dụng cụ trên. Sau hai ngày trên hành trình trở về đất liền thì tàu này bị đắm. Biết rằng không có sự hỗ trợ của các tàu khác lúc tàu chưa đắm và toàn bộ số thủy thủ tàu Trung Quốc rơi xuống biển đã được tàu Việt Nam cứu hộ. Tên chỉ huy của Trung Quốc đã thay thế tấm kẽm bằng

            A. Nòng súng.              B. Dây dẫn.                 C. Cánh cửa.                D. Hộp đồ.

Đây là câu hỏi khá hay.!1:) Mình chọn C

Nhưng mình không hiểu ngụ ý đằng sau việc chỉ huy có 5 bằng tiến sĩ kia...phải chăng có gì uẩn khúc...???


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#38
phan huong

phan huong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 234 Bài viết

Đây là câu hỏi khá hay.!1:) Mình chọn C

Nhưng mình không hiểu ngụ ý đằng sau việc chỉ huy có 5 bằng tiến sĩ kia...phải chăng có gì uẩn khúc...???

Hì hì...Đáp án là B nhé! Đây là câu hỏi trong bộ đề thi thử 2015. Cái phần in đỏ mình cũng không hiểu cho lắm :(

Chắc ngụ ý là mỉa mai.Bởi vì là có những 5 bằng mà vẫn để tàu chìm :lol:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phan huong: 04-10-2014 - 12:54


#39
phan huong

phan huong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 234 Bài viết

Câu 26:Hấp thụ vừa đủ hỗn hợp etilen và propilen vào dung dịch KMnO4 31,6% lạnh thu được dung dịch X chứa 2 chất tan là etilenglicol và propan-1, 2-diol và kết tủa Y.Trong dung dịch X nồng độ phần trăm của etilenglicol là 6,906%. Nồng độ % của propan-1, 2-diol trong dd X là:
A: 15,86%
B:14,99%
C:15,12%
D: 12,88%
Câu 27: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala- Ala- Gly. Đun nóng m g hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y là 1:2 vói dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dd T. Cô cạn cẩn thận dd T thu được 56,4 g chất rắn. Giá trị của m là :
A: 45,6
B: 40,27
C: 39,12
D: 38,68


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phan huong: 29-10-2014 - 19:29


#40
phan huong

phan huong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 234 Bài viết

Câu 26:Hấp thụ vừa đủ hỗn hợp etilen và propilen vào dung dịch KMnO4 31,6% lạnh thu được dung dịch X chứa 2 chất tan là etilenglicol và propan-1, 2-diol và kết tủa Y.Trong dung dịch X nồng độ phần trăm của etilenglicol là 6,906%. Nồng độ % của propan-1, 2-diol trong dd X là:
A: 15,86%
B:14,99%
C:15,12%
D: 12,88%
Câu 27: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala- Ala- Gly. Đun nóng m g hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y là 1:2 vói dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dd T. Cô cạn cẩn thận dd T thu được 56,4 g chất rắn. Giá trị của m là :
A: 45,6
B: 40,27
C: 39,12
D: 38,68

Ủng hộ topic cho bạn @caybutbixanh.Mọi nguời ai đang ôn thi đại học vào cùng thảo luận nhé:

Câu 26: Dùng phương pháp tự chọn lượng chất:

Chọn số mol của etilenglicol=1 mol.=> m dung dịch X= 897,77g

x= số mol propilen => n $KMnO_{4}$=$\frac{2}{3}+\frac{2x}{3}$=n kết tủa $MnO_{2}$

=> m dung dịch $KMnO_{4}$=$\frac{1000(x+1)}{3}$ => m dung dịch X = m chất tham gia phản ứng - m kết tủa =28 + 42x +$\frac{1000(x+1)}{3}$ - 58(x+1) = 897,77

<=> x = 1,873 => %propan-1,2-điol =15,86%. Đáp án A

 

Câu 27: Gọi n X=a ; n Y= 2a

m rắn = m muối Gly + m muối Ala + m muối Glu= 2a.97 + 5a.111 + a.191 = 56,4  => a= 0,06

.Áp dụng bảo toàn khối lượng : m + 40.9a = 56,4 + 18.4a  => m=39,12 g. Đáp án C


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phan huong: 27-11-2014 - 20:30





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh