Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn đội tuyển HSG QG trường THPT chuyên Đại Học Vinh năm học 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Spoiler

Hình gửi kèm

  • 10295675_462322603908489_108722927634399008_n.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieusieu90: 09-10-2014 - 21:01


#2
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Spoiler

Câu 1/

Đặt $(x^2+x;x-1)=(a;b)$, PT viết thành: $PT\Leftrightarrow a^2+b^2=(a-b)\sqrt{-ab}\Leftrightarrow (a-b)^2+2ab-(a-b)\sqrt{-ab}=0$

Đặt: $a-b=t>0;\sqrt{-ab}=u\geq 0\rightarrow t^2-2u^2-tu=0\Leftrightarrow (t+u)(t-2u)=0\Leftrightarrow t=2u\Leftrightarrow a-b=2.\sqrt{-ab}\Leftrightarrow a+b=0\Leftrightarrow x^2+2x-1=0\Leftrightarrow x=-1\pm \sqrt{2}$


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#3
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Câu 2:

Ta có: $u_2=-\frac{1}{3}$, $u_3=\frac{77}{6}>3$

Mặt khác nếu $u_n>3$ => $u^2_n>9>\frac{4n+1}{n}$ => $u_{n+1}>u_n$

Từ đó suy ra $u_4>u_3>3$...

Như vậy từ với $n>2$ dãy $u_n$ tăng.

Dễ thấy $u_n$ không bị chặn trên vì nếu bị chặn trên thì tồn tại giới hạn hữu hạn ta gọi là $L$.

Khi đó: $L=2L-\frac{4}{L}$ => $L=2 <3$ vô lý

Vậy $lim(u_n)=+\infty$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 09-10-2014 - 22:25

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#4
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Đề ngày 2 

Hình gửi kèm

  • 10641047_462863220521094_8182024475911576823_n.jpg


#5
nguoivohinh98

nguoivohinh98

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

bài tổ hợp ngày 1 dùng công thức tính tổng 1+2+...+n suy ra không tồn tại N



#6
luuvanthai

luuvanthai

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 373 Bài viết

Đề ngày 2 

Câu 5:

 Xét 2 TH 

TH1:$1\geq a\geq b\geq c\geq 0\Rightarrow A\leq 0$

TH2:$1\geq a\geq c\geq b\geq 0$

$f(a,0,c)-f(a,b,c)=ac(a-c)(a+c)-(a-b)(b-c)(c-a)(a+b+c)=(a-c)b(a^{2}+c^{2}+ac-b^{2})\geq 0$

$\Rightarrow A\leq ac(a-c)(a+c)$

   Xét $f(a)=ac(a^{2}-c^{2})=a^{3}c-ac^{3}$ với $1\geq a\geq c$

$f(a)'=3a^{2}c-c^{3}=c(3a^{2}-c^{2})\geq 0$$\Rightarrow f(a)$ đồng biến trên $\left [ 0;1 \right ]$

$\Rightarrow f(a)\leq f(1)=c-c^{3}$

 Xét $f(c)=c-c^{3}$ với $1\geq c\geq 0$

$f(c)'=1-3c^{2}=0\Leftrightarrow c=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow f(c)\leq f(\frac{1}{\sqrt{3}})=\frac{2\sqrt{3}}{9}$

Dấu = xảy ra khi $a=1;b=0;c=\frac{1}{\sqrt{3}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi luuvanthai: 14-10-2014 - 16:20


#7
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 6. Cho $p$ là số nguyên tố thoả mãn $5^{(p-1)^2}-1$ không chia hết cho $p$. Tìm cặp số nguyên dương $(x,y)$ thoả mãn $p^x+5=y^p$.

Lời giải. Nếu $p=5$ thì $5^x+5=y^5$, ta suy ra $5|y$ nên $5^5|y^5$, mà $5^5 \nmid 5^x+5$, mâu thuẫn. Vậy $p \ne 5$.

Từ giả thiết ta dễ dàng suy ra $p \parallel 5^{p-1}-1$.

Dễ thấy rằng $p$ lẻ. Ta có $y^p \equiv y \equiv 5 \pmod{p}$. Đặt $y=pk+5$ với $k \in \mathbb{N}$. Ta có $$y^p-5= (pk+5)^{p}-5= (pk)^p+p \cdot (pk)^{p-1} \cdot 5+ \cdots + p \cdot (pk) \cdot 5^{p-1}+5 \left( 5^{p-1}-1 \right).$$

Để ý rằng $p^2| (pk)^p+ \cdots + p \cdot (pk) \cdot 5^{p-1}$ nhưng $p \parallel 5 \left( 5^{p-1}-1 \right)$ nên ta suy ra $p \parallel (pk+5)^p-5=y^p-5$. Do vậy $x=1$. Ta có $p+5=y^p$. Nhận thấy $y \ge 2$.

Với $y \ge 3$ thì chứng minh theo quy nạp $y^p \ge 3^p>p+5$ với mọi $p \ge 3$.

Với $y=2$ thì $p+5=2^p$ suy ra $3|p$, dẫn đến $p=3$. Thử lại thấy thoả mãn.

Vậy $\boxed{(x,y)=(1,3)}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#8
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Có một lời giải khác cho bài số học ngày 2 như sau :

Theo định lí Euler thì :

$$5^{\varphi (p^2)}=5^{p^2-p}\equiv 1\;\pmod p\Rightarrow 5^{(p-1)^2+(p-1)}\equiv 1\;\pmod p$$

Kết hợp với giả thiết đã cho ta được $5^{p-1}\not\equiv 1\;\pmod {p^2}$. Nếu $x>1$ thì từ phương trình ta suy ra :

$$5\equiv y^p\;\pmod {p^2}\Rightarrow y^{p(p-1)}\equiv 5^{p-1}\not\equiv 1\;\pmod {p^2}$$

Điều này mâu thuẫn với định lí Euler. Từ đó $x=1$. Sau đó làm tiếp giống Toàn.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#9
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Lời giải bài hình ngày 2:

a/ Gọi $I'$ là giao điểm $PE$ và $QF$, $I$ là trung điểm $BD$, $N$ là trung điểm $PQ$

Theo đường thẳng Gauss thì $N,I,O$ thẳng hàng

Mà $MI\perp BD,OI\perp BD$ nên $M,O,I$ thẳng hàng.

Từ đó $M,I,O,N$ thẳng hàng.

Tứ giác $BDQP$ là tứ giác nội tiếp 

Suy ra $(DP,DQ)=(BD,BQ)$ mà $(BD,BQ)=(HD,HK)$

Từ đó $HK\parallel PQ\Rightarrow EF\parallel PQ$

Nên $M,N,I'$ thẳng hàng

$\Rightarrow I\equiv I'.$

Ta có điều phải chứng minh

b/ Gọi $Y$ là điểm thuộc $(O)$ sao cho $AY\perp BD$ . Kẻ $IS\perp AC.$

Tam giác $PAQ$ có $A$ là trực tâm.

$\Rightarrow AC\perp PQ\Rightarrow AC\perp EF$

Do $M$ là trung điểm $EF$

$\Rightarrow I(SMEF)=-1$

Ta có $IE,IF,IS,IM$ lần lượt vuông góc với $CJ,CI,CA,CY$

suy ra $C(AIJY)=-1$

Từ đó tứ giác $AIYJ$ là tứ giác điều hòa

Nên $A,X,Y$ thẳng hàng.

Vậy $AX\perp BD.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Near Ryuzaki: 09-07-2015 - 15:55


#10
trankhanhletruc

trankhanhletruc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

 

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi trankhanhletruc: 18-01-2016 - 17:12


#11
toanhoc2017

toanhoc2017

    Thiếu úy

  • Banned
  • 628 Bài viết

Bài 6. Cho $p$ là số nguyên tố thoả mãn $5^{(p-1)^2}-1$ không chia hết cho $p$. Tìm cặp số nguyên dương $(x,y)$ thoả mãn $p^x+5=y^p$.
Lời giải. Nếu $p=5$ thì $5^x+5=y^5$, ta suy ra $5|y$ nên $5^5|y^5$, mà $5^5 \nmid 5^x+5$, mâu thuẫn. Vậy $p \ne 5$.
Từ giả thiết ta dễ dàng suy ra $p \parallel 5^{p-1}-1$.
Dễ thấy rằng $p$ lẻ. Ta có $y^p \equiv y \equiv 5 \pmod{p}$. Đặt $y=pk+5$ với $k \in \mathbb{N}$. Ta có $$y^p-5= (pk+5)^{p}-5= (pk)^p+p \cdot (pk)^{p-1} \cdot 5+ \cdots + p \cdot (pk) \cdot 5^{p-1}+5 \left( 5^{p-1}-1 \right).$$
Để ý rằng $p^2| (pk)^p+ \cdots + p \cdot (pk) \cdot 5^{p-1}$ nhưng $p \parallel 5 \left( 5^{p-1}-1 \right)$ nên ta suy ra $p \parallel (pk+5)^p-5=y^p-5$. Do vậy $x=1$. Ta có $p+5=y^p$. Nhận thấy $y \ge 2$.
Với $y \ge 3$ thì chứng minh theo quy nạp $y^p \ge 3^p>p+5$ với mọi $p \ge 3$.
Với $y=2$ thì $p+5=2^p$ suy ra $3|p$, dẫn đến $p=3$. Thử lại thấy thoả mãn.
Vậy $\boxed{(x,y)=(1,3)}$.

Hay




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh