Đến nội dung

Hình ảnh

Hỗn hơp A gồm bột Al và 1 oxit sắt được chia thành 3 phần bằng nhau

bài toán nhiệt nhôm

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
rainbow99

rainbow99

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 386 Bài viết

Hỗn hơp A gồm bột Al và 1 oxit sắt được chia thành 3 phần bằng nhau

Phần 1: co tác dụng với dd $Ba(OH)_{2}$ dư thu được 2,016 (l) khí(đktc)

Phần 2 và phần 3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau phản ứng với phần 2 đem hòa tan trong dd NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí thoát ra. Cho C phản ứng hết với dd $AgNO_{3}$ 1M thì cần 120ml, sau phản ứng thu được 17,76 g chất rắn và dd chỉ có $Fe(NO_{3})_{2}$.

Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm cho vào binh có 2(l) dd $H_{2}SO_{4}$ 0,095M thu được dd D và một phần Fe không tan.

1) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần.

2) Tính nồng độ mol/l của các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Coi V các chất rắn không đáng kể, thể tích dd không thay đổi trong quá trình phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.



#2
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Hỗn hơp A gồm bột Al và 1 oxit sắt được chia thành 3 phần bằng nhau

Phần 1: co tác dụng với dd $Ba(OH)_{2}$ dư thu được 2,016 (l) khí(đktc)

Phần 2 và phần 3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau phản ứng với phần 2 đem hòa tan trong dd NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí thoát ra. Cho C phản ứng hết với dd $AgNO_{3}$ 1M thì cần 120ml, sau phản ứng thu được 17,76 g chất rắn và dd chỉ có $Fe(NO_{3})_{2}$.

Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm cho vào binh có 2(l) dd $H_{2}SO_{4}$ 0,095M thu được dd D và một phần Fe không tan.

1) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần.

2) Tính nồng độ mol/l của các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Coi V các chất rắn không đáng kể, thể tích dd không thay đổi trong quá trình phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài này nhìn dã man  :angry:  :angry:  :angry:  :angry:  :angry:

a.

Gọi công thức oxit $Fe_{x}O_{y}$

Phần 1:

Khi cho $Ba(OH)_{2}$ tác dụng với $Al$:

$Ba(OH)_{2}+2Al+2H_{2}O\rightarrow Ba(AlO_{2})_{2}+3H_{2}$ (1)

Ta có: $n_{Al}=\frac{2}{3}.n_{H_{2}}=\frac{2}{3}.0,09=0,06$

Phần 2:

Khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm:

$2yAl+3Fe_{x}O_{y}\rightarrow yAl_{2}O_{3}+3xFe$ (2)

Khi cho $NaOH$ vào chất rắn không thấy có khí thoát ra chứng tỏ $Al$ đã phản ứng hết ở (2)

$2NaOH+Al_{2}O_{3}\rightarrow 2NaAlO_{2}+H_{2}O$

Sau đó cho C phản ứng hết với $AgNO_{3}$ :

$Fe+2AgNO_{3}\rightarrow Fe(NO_{3})_{2}+2Ag$

Ta có: $n_{Fe (2)}=\frac{1}{2}n_{AgNO_{3}}=0,06$

Từ đó: Theo phương trình (2): $\frac{3x}{2y}= \frac{0,06}{0,06}\Rightarrow \frac{x}{y}=\frac{2}{3}$

Từ đó công thức oxit là $Fe_{2}O_{3}$

Sau phản ứng nhiệt nhôm ta có: 

$n_{Fe}=0,06\Rightarrow m_{Fe}=3,36$

$n_{Al_{2}O_{3}}=\frac{1}{2}.n_{Al}=0,03\Rightarrow m_{Al_{2}O_{3}}=3,06$

Sau đó có: $m_{Fe_{2}O_{3}}=\frac{1}{2}.160.n_{Fe}+17,76-108.0,12=9,6$

b.

Sau phản ứng nhiệt nhôm ta thu được:

$0,03$ mol $Fe_{2}O_{3}$

$0,06$ mol $Fe$

$0,03$ mol $Al_{2}O_{3}$

Khi cho hỗn hợp phản ứng với $H_{2}SO_{4}$:

$M_{2}O_{3}+3H_{2}SO_{4}\rightarrow M_{2}(SO_{4})_{3}+3H_{2}O$

Số mol mà $H_{2}SO_{4}$ phản ứng là $0,18$ nên số mol mà $H_{2}SO_{4}$ phản ứng với $Fe$ là $0,01$

Nên $n_{Fe}$ dư = $0,06-0,01=0,05$ 

Rồi bla bla tính tiếp dễ mà  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh