Đến nội dung

Hình ảnh

chương trình SGK mới đã thưc sự giảm tải ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 18 trả lời

#1
thienbt

thienbt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
tôi thấy chương trình phổ thông đổi mới chưa thật sự giảm tải như tuyên bố chung của mấy vị quan chức lãnh đạo! có quá nhiều cái còn không phù hợp lắm (hệ thống kiến thức nói là giảm tải nhưng thực sự chưa đáp ứng được). mong các bạn cho ý kiến coi có thưc sự như thế không? hay chỉ do tui nhìn nhận một chiều chưa được rõ lắm!
mời quý vị chỉ dạy tận tình !
em xin cảm ơn!

#2
isobatma

isobatma

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Uh, mình cũng thấy vậy.
Có lẽ chương trình mới sẽ giúp HS tự học hoặc đi học thêm nhiều hơn
Chắc là theo như các nước phương Tây học ít nhưng tiếp thu nhiều
Còn về số tiết thì giảm đi (nhiều GV sẽ gặp khó khăn ở khoản này đây), dạy làm sao kịp chương trình thì khó đấy huống hồ phát triển kiến thức
Còn về ưu điểm của chương trình thì theo mình là:
- Áp dụng được các phương pháp lấy HS làm trọng tâm, GV sẽ lựa chọn nhiều PPDH hơn như: Bài toán dẫn đến đ lý, khái niệm (HS giải 1 bài toán nào đó từ đó phát hiện ra kiến thức); thực nghiệm (làm các thí nghiệm, đo đạc, so sánh, nhận xét, chơi trò chơi, nghe 1 bản nhạc...) từ đó phát hiện ra kiến thức
- Tiếp cận thực tế hơn trước bằng việc đưa toán ứng dụng vào (từ đấy GV có thể dễ dàng sử dụng CTTT vào dạy học. dễ dàng liên hệ thực tế hơn là cứ mỗi lần giảng bài lại quơ mấy câu chuyện về ông bàu bà nọ làm sao phát minh hay nghĩ ra cái gì gì đó)
Nhược điễm theo mình nghĩ là:
- như ở trên: mất thời gian và dư thời gian.
+ mất thời gian vì GV phải soạn giáo án rất nhiều nhưng chẳng dùng được bao nhiêu. Hồi còn học DHSP mình rất chán những giờ tập giảng (chả giúp ích được gì) nên mình chẳng bao giờ lên giảng cả. Trời ơi, để dạy 1 tiết mà bắt giáo viên soạn 3-4 trang là thấy mệt rồi vậy mà tụi bạn soạn tới 6-7 trang thì không biết dạy HS hiểu được cái gì. Mình dạy có cần phải soạn giáo án đâu (chỉ soạn dàn ý, các bước dạy thôi) nhưng giảng 1 lần là tụi nó hiểu hết làm bài ngon ơ chứ có cần làm ghê gớm vậy đâu. Thiệt tình cứ ép GV đến con đường đối phó không thì hỏi sao giáo dục Việt Nam phát triển được.
+ dư thời gian vì số tiết dạy và học ít đi, HS có dịp đi học thêm giúp GV nâng cao mức sống. Như vậy cũng tốt. Nhưng tui thấy sao không ai nghĩ là ở các nước khác, thu nhập của giáo viên (chính thức ở trường chứ không dạy thêm) là bao nhiêu so với các ngành khác; còn ở nước ta là bao nhiêu so với các ngành khác mà đòi hỏi phải thế này, thế nọ. Vấn đề mấu chốt theo tui nghĩ là: "có thực mới vực được đạo", chân lý là thế, không thể làm trái được. Làm trái đi thì việc dẫn đến học thêm là phải rồi, ngăn cấm gì được
- tui thấy ở phần toán ứng dụng có thêm 2 mục là số gần đúng và toán thống kê (lớp 10) ở phần này thì HS được dùng số gần đúng, làm tròn. Xong qua các phần khác lại kêu viết cho đúng là can bậc hai của 2 chứ không được viết là 1,4) thành ra hướng đối phó của GV sẽ là không dạy phần đó (thế là vừa đảm bảo HS không viết sai vừa đảm bảo dư thời gian dạy các phần khác quan trọng hơn) quả thật ý kiến này hay à (hehe).

#3
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Trước khi "bàn" em nghĩ mình phải hiểu cho đúng từ "giảm tải". Hai bác thienbtisobatma có lẽ hiểu chưa thật đúng về nó.
Việc bác isobatma bàn về việc mất thời gian và dư thời gian em chưa thông . Việc soạn giáo án của giáo viên là việc làm nghiêm túc chuẩn bị tâm thế cho một tiết dạy theo đúng nghĩa của nó. Nếu một giáo viên không chuẩn bị giáo án cho tốt < mà phần nhiều bây giờ giáo viên không chuẩn bị tốt chỉ mang tính đối phó > thì dù là giáo viên có thâm niên trong nghề hay một người dạy giỏi cũng không thể nói tiết dạy ấy dạy với đúng tâm của người thầy. Việc soạn giáo án nghiêm túc không phụ thuộc vào việc soạn dài hay ngắn mà là sự họach định cho một tiết dạy.... Lại bàn sai chủ đề rồi nhỉ?
Có lẽ các bác vào cho em định nghĩa chính xác " giảm tải"? Giảm tải trong chương trình mới ? Giảm tải trong SGK mới ? Giảm tải trong mục tiêu của SGK mới ... Còn giảm tải gì nữa nhỉ ?

Một cây làm chẳng nên non

#4
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

giảm tải

Trước khi hiểu được từ "giảm tải", liệu có cần định nghĩa, làm rõ, hiểu được nghĩa nào là "tải" không? Hiện nay vì không hiểu được thế nào là "tải" nên từ trên có được mấy giáo viên nắm được ý tưởng truyền đạt từ trên Bộ. Qua mấy "tầng" tập huấn, thì đến được giáo viên đã là một trời một vực rồi.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#5
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

giảm tải

Trước khi hiểu được từ "giảm tải", liệu có cần định nghĩa, làm rõ, hiểu được nghĩa nào là "tải" không? Hiện nay vì không hiểu được thế nào là "tải" nên từ trên có được mấy giáo viên nắm được ý tưởng truyền đạt từ trên Bộ. Qua mấy "tầng" tập huấn, thì đến được giáo viên đã là một trời một vực rồi.

Các anh các chị hãy định nghĩa cho chuẩn xác đã khi đó mới có thể bàn được. Anh Thuantd đã được đi tập huấn về vấn đề này anh vào "bàn" đi.
Một cây làm chẳng nên non

#6
tranuong

tranuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Trước khi "bàn" em nghĩ mình phải hiểu cho đúng từ "giảm tải". Hai bác thienbt và isobatma có lẽ hiểu chưa thật đúng về nó.

Chữ bàn được nháy nháy trông hơi bị lạ.

Hiện nay vì không hiểu được thế nào là "tải" nên từ trên có được mấy giáo viên nắm được ý tưởng truyền đạt từ trên Bộ.

Hóa ra từ giảm tải lại khó hiểu đến thế ư?, đến mức cả những gv được tập huấn thì có được mấy gv nắm được ?.
Mặc dù quả thực giảm tải là một từ mới được dùng trong mấy năm gần đây nhưng tôi không nghĩ rằng chúng quá khó hiểu, vì nó cũng được thành lập từ các yếu tố hán việt rất thông dụng. Và các dại biểu từ diễn đàn quốc hội, các nhân vật phát ngôn trên báo chí, các phụ huynh trong các cuộc họp kêu gọi giảm tải chắc chắn họ biết rõ họ đang muốn nói đến cái gì, dẫu họ không được tập huấn một phút nào !

Thật ra cái mà gv có thể không hiểu đúng không phải là nghĩa của từ giảm tải mà là các biện pháp giảm tải của Bộ. Nhưng liệu các biện pháp của Bộ đã đúng, đã thuyết phục được mọi người?.

Tôi không dám lạm bàn đến các vấn đề lớn thế này, chỉ vì không muốn dấu dốt nên rụt rè đưa ra mấy thắc mắc trên để học hỏi. Rất mong các thầy/cô giúp cho - đặc biệt chỉ ra chổ chưa hiểu thật đúng của các bác thienbt, isobatma để được học hỏi rút kinh nghiệm – vì e tôi cũng hiểu nghĩa giảm tải cũng như hai bác ấy thôi.

Có lẻ cũng xin nói thêm tôi muốn các vị giải thích cho ý nghĩa đích thực của từ giảm tải ấy, không phải những ý nghĩa này khác .. tôi có anh bạn đang định viết một tiểu luận nhan đề Mấy suy nghĩ bước đầu về giảm tải – ý nghĩa lịch sử và tính tất yếu khách quan, tính nhân văn sâu sắc của nó trong nền giáo dục khai phóng hiên đại hay cái gì đại khái thế, nghe đâu nôp đề cương rồi nhưng hồi này bận đi luyện thi, chưa kịp triễn khai, không thì tôi chép lên đây cho vị nào thích mấy cái lí luận kiểu này đọc cho vui. :Rightarrow

#7
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

.. tôi có anh bạn đang định viết một tiểu luận nhan đề Mấy suy nghĩ bước đầu về giảm tải – ý nghĩa lịch sử và tính tất yếu khách quan, tính nhân văn sâu sắc của nó trong nền giáo dục khai phóng hiên đại hay cái gì đại khái thế, nghe đâu nôp đề cương rồi nhưng hồi này bận đi luyện thi, chưa kịp triễn khai, không thì tôi chép lên đây cho vị nào thích mấy cái lí luận kiểu này đọc cho vui. :Rightarrow

Vâng, nếu tôi mà là bác, tôi sẽ động viên, khuyến khích anh bạn ấy nhanh chóng hoàn thành tiểu luận. Đề tài nghe có vẻ hay đấy, và chắc chắn khi hoàn thành xong thì ít nhiều cũng vỡ ra chút vấn đề.

Các bác nghĩ thế nào về "tải"? Mỗi người có mỗi cách hiểu và có thể gần hoặc xa với nghĩa được ghi trong từ điển. Theo cá nhân tôi, "tải" là lượng kiến thức mà một học sinh có thể nắm bắt được, hiểu được (phụ thuộc theo yếu tố thời gian). Đây là một yếu tố phụ thuộc vào mỗi học sinh, mỗi vùng miền và cả biến thời gian. Nếu so với "chuẩn kiến thức" là lượng kiến thức mà một học sinh bình thường (nghĩa là trung bình, và hơi yếu một chút, không phải học sinh khá giỏi) ở vùng khó khăn nhất cũng phải nắm được sau mỗi bài dạy, mỗi lớp, cấp thì "tải" kiến thức do Bộ GD quy định cũng chính là "chuẩn kiến thức".

Ở VN mình hiện nay, SGK được viết để sử dụng chung cho toàn quốc, kể cả từ miền núi xa xôi, hải đảo cho đến thành thị, nghĩa là nó phải phù hợp với mặt bằng chung của học sinh. Vì thế mà cũng khó khăn cho các bác viết sách lắm. Và dĩ nhiên để phù hợp hơn với từng vùng cụ thể, Bộ cho phép giáo viên nhà ta tự điều chỉnh trong giới hạn nhất định. Vấn đề chính là ở chỗ này!

Các bác trên Bộ GD bảo: vấn đề A học sinh chỉ cần đạt đến mức độ a thôi, nếu dạy quá là vượt chuẩn, là quá tải. Chẳng hạn như học sinh cấp I chỉ cần nhận ra và đọc được các dạng biểu đồ hình cột, hình tròn là đạt yêu cầu, nếu giáo viên bắt học sinh phải vẽ được biểu đồ thì như thế là vượt chuẩn, tăng tải (quá tải hay không còn phụ thuộc vào học sinh vùng miền cụ thể). Hay cấp 3 chỉ đòi hỏi nhận biết khái niệm giới hạn một cách trực quan thì giáo viên lại tương định nghĩa bằng ngôn ngữ epsilon, delta và sau đó đến bài liên tục lại thêm điểm gián đoạn loại I, loại II thì học sinh ngơ ngơ ngác ngác thì cũng là điều dễ hiểu...

Thực tế thì thế nào? Để khẳng định "uy tín", "vị thế", học sinh nhà mình là thông minh, giỏi hơn các trường, tỉnh bạn nên mỗi nơi đều ra đề cương (hay nói chính xác hơn là một giáo trình riêng trên nền tảng SGK). Những bài tập trong đấy có thể không là vấn đề gì to tát đối với học sinh giỏi quốc gia, học sinh chuyên, nhưng với học sinh đại trà, phổ thông thì cả là một vấn đề đấy các bác ạ. Tôi "may mắn" được tiếp xúc với vài bộ đề cương tóm lược (hay nâng cao?) như thế và phải đổ mồ hôi hột mới giải được toàn bộ các bài trong đấy để mà tìm cách giải thích cho cậu học trò cứ ngơ ngơ nhìn vào đề cương. Những bài tập cơ bản mà Bộ đưa vào để học sinh nắm vững khái niệm, tạo hứng thú, niềm tin học tập (và cũng là chuẩn kiến thức cho cả nước) đều được các trường ấy bỏ qua và thay vào đó là những bài phải dùng toàn dao mổ trâu với những định hướng suy nghĩ có thể nói là từ trên trời rơi xuống, phải nắm thật vững lý thuyết thì mới áp dụng được. Nhìn vào đề cương mà học sinh trung bình thấy rằng chả làm được bài nào thì các em có còn muốn học không? Việc tự điều chỉnh nội dung như vậy khiến quá tải (dùng từ quá tải ở đây chắc được chứ?) là do Bộ GD hay do mỗi trường, mỗi tỉnh?

Theo như các bác trên Bộ chỉ đạo (theo sự tiếp thu của tôi) thì việc "giảm tải" không nhất thiết phải là cắt bỏ chương trình, giảm tiết mà còn là giảm mức độ yêu cầu đối với các nội dung cụ thể... Xét cho cùng, tại sao Bộ chủ trương giảm tải nhưng giáo viên, học sinh, phụ huynh vẫn cứ la làng? Đó là vì lối ra đề. GV sợ mình dạy không đủ sâu (đôi khi cũng có nghĩa là dạy không vượt chuẩn kiến thức) thì người ra đề sẽ ra ngay phần đó và hs sẽ bị "tủ đè", điểm thấp và ảnh hưởng đến thành tích thi đua giảng dạy của GV. Sau khi hoàn chỉnh bộ SGK, có lẽ Bộ sẽ cho xuất bản rộng rãi cuốn Chuẩn kiến thức môn Toán ở bậc phổ thông để dân mình biết được mức độ đòi hỏi đối với mỗi kiến thức, để từ đó dân ta tự biết ai đã tăng tải? Theo cá nhân tôi, chỉ một khi Chuẩn kiến thức được mọi người nắm vững thì việc giảm tải mới thực sự có hiệu quả.

À, có một câu chuyện vui mà tôi được nghe từ một anh bạn khiến tôi khá bất ngờ. Anh ta kể rằng bản thân cũng khá bất ngờ khi được một vị rất tích cực trong phong trào kêu gọi bỏ dạy thêm, học thêm mời về làm gia sư cho con vị ấy. Thế đấy! Miệng hô hào giảm học thêm, giảm tải, nhưng rốt cuộc vẫn muốn con em mình giỏi hơn, nhiều điểm cao hơn con em thiên hạ nên tự phụ huynh tăng tải, làm khổ con em họ...

Và điều cuối cùng, thay vì ngồi tranh luận, đi luyện thi thì nên chăng mỗi giáo viên ít đi dạy thêm, luyện thi đi một chút, dành thêm thời gian tự nghiên cứu SGK và chuẩn kiến thức để dạy cho đúng chuẩn, đúng tải? Cái tư tưởng cũ, cứ dạy là phải dạy thật sâu hơn cần thiết, phải cho nó hiểu học Toán ở phổ thông là phải khó khăn thế nào đang làm các bậc phụ huynh nghèo phải khổ vì không có tiền cho con em đi học thêm đấy các bác ạ!

Sau này nhường chiếu cho bé thanhbinh0714 vào tiếp trà, đối ẩm với các bác, tớ lại tiếp tục con đường phiêu bạt...
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#8
hoangtube

hoangtube

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
Giảm tải thực sự hay không ?
Việc giảm tải hay không không phụ thuộc vào chương trình ( phần cứng ) , mà phụ thuộc vào việc truyền tải kiến thức của người thầy đối với học sinh ( phương pháp dạy học ...) . Bạn có phải là giáo viên có năng lực hay không ? Hiện nay có quá nhiều giáo viên "Giỏi" biến cái đơn giản thành cái phức tạp , biến cái dễ hiểu thành cái khó hiểu ? bạn có thuộc lớp giáo viên đó không ?
Giảm tải hay không không phụ thuộc vào chương trình ? mà Quyết định phần lớn vào ông thầy cầm phấn chỉ đường . . . Từ A-> B là quá đơn giản tuy nhiên , có qua nhiều ông thấy " màu mè " đã dẫn học trò đi từ A->C-> D-> . . . ->B .... có phải khổ không ? con người thường chê thiên hạ là dở , con mình "dĩ nhiên" là nhất !
Tô xin trao đổi với bạn diều này , hãy liệu cơm mà gắp mắm . chương trình là chương trình , việc làm cho chương trình trở nên gọn dễ hiểu , phát huy tính tích cực học tập của học sinh đó là tài của ông thấy , khuyên bạn hãy cố gắng lên nhé . . . .. .

#9
manhq0510

manhq0510

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Trong SKG mới tôi thấy các Định lý khi nêu ra không chứng minh mà chỉ mang tính chất hiểu và vận dụng vào làm bài tập => sẽ không hiểu sâu được định lý đó, Các pac nghĩ sao?

#10
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 06:42

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#11
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Giảm tải theo mình là mạnh tay vứt đi những thứ phi thực tế, Mình lấy làm vui mừng là "SGK mới" đưa lại "những mở đầu về XS" có điều mình chờ một elementary về số phức mà ko có thấy.

Cho thêm thứ đó thì có mà giảm tải tăng trọng. Bác khoái nhưng các em học sinh đại trà không sướng mấy cái vụ số phức ấy đâu :D
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#12
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Cần số phức để trẻ con ko còn nghĩ rằng học toán để đi buôn rau muống ngoài chợ nữa....

Em người nhà quê, dạy học sinh chỉ mong chúng có những kiến thức thiết thực cho cuộc sống của chúng, và một điều quan trọng là làm chúng ngộ ra: học toán để nếu có đi buôn rau muống ngoài chợ thì buôn làm sao cho có lãi nhất :D. Có học có hơn, các bác ạ :D
Ừm, đôi khi thầy trò có mơ mộng thì ước: tụi bay có khôn thì gắng học để còn bay nhảy đây đó, làm kỹ sư, bác sĩ,... cho cái thân bớt khổ, cha mẹ mở mày mở mặt, làng xóm vẻ vang.... Tụi nó hỏi: thầy nói xong chưa để con còn về cắt rau muống lợn???? :D :D :D

...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#13
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Giảm tải ở đây là giảm tính hàn lâm kinh viện trong lý thuyết tăng thêm tính thực hành. Bỏ mục đích yêu cầu mà thay bằng mục tiêu cần đạt được ... Để làm được điều đó người thầy giáo phải thay đổi lại tư duy dạy học và phải đổi mới trong công tác giảng dạy để phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong học tập . Hình thành và phát huy việc tự học tự nghiên cứu và trình bày những ý tưởng những hiểu biết của mình trong việc lĩnh hội tri thức....
....................................................................................................................
Còn gì nữa các bác vào bàn tiếp đi ạ.

Một cây làm chẳng nên non

#14
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Quả thật nhiều giáo viên chưa hiểu hết thực hành toán chính xác là gì vì thế mới chỉ dừng lại ở mức độ dạy học sinh giải các bài tập toán. Vô tình họ đã biến học sinh thành các con mọt toán . Thiếu đi mảng ứng dụng của học toán để giải quyết bài toán gì trong thực tế việc dạy toán như thế sẽ làm hỏng đi cả một thế hệ.
Một cây làm chẳng nên non

#15
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Thế thì đừng dạy Toán nữa cậu đi dạy kỹ thuật nông nghiệp cho tụi nó để chúng trồng rau muống năng xuất hơn, dạy chúng nuôi lợn nái đẻ mắn hơnvv&vv.....chứ đừng cãi cùn như vậy. Càng đừng lôi người nhà quê ra mà chống chế mà tự bao biện cho việc mình ko cố làm cho được. Nếu đã là nhà quê thì người ta ko tập đi buôn cho giỏi đâu. Còn mơ mộng ư!! kỹ sư hay bác sỹ thầy trò nhà tớ cũng chả bày ra mà ngẩn ngơ với nhau bao giờ, mỗi năm chỉ tiêu vào ĐH là thế chả hs của tớ đỗ thì hs người khác đỗ bản chất và nghĩa vụ việc dạy Toán là truyền bá tư tưởng Toán Học.Bộ GD cũng chả ngu gì mà bắt học 4,5$ toán một tuần với toàn thứ trừu tượng vậy đâu. Cậu làm tôi nhớ tới nơi tôi vừa bỏ đi..........cái thứ cần có nghĩa vụ đọc học để truyền thụ thì lười ko chịu...lấy cớ là HS dốt nhìn mặt là biết có dạy chả dẫn đến đâu. Nhưng lúc lĩnh lương thì nhanh lắm nhanh tới đỗi chả thèm nhớ đồng tiền cầm trong tay từ đâu mà có. Thế mà lúc nó xin học thêm thì vồ lấy luôn đang dốt thành giỏi sau đó nhồi sọ lừa lọc tụi nó bằng những thứ hời hợt dễ dãi như mút kẹo mút vậy. Tóm lại: lười nhác--------->vô dụng + lưu manh

Song Ha này, mỗi người có một môi trường riêng và tôi cũng không hề có ý định bao biện cho mình. Hãy dùng tư duy toán học và ứng dụng vào cuộc sống thường nhật, đó là điều tôi muốn nói để cái đầu sáng sủa của ông hiểu. KHi học sinh tôi học dốt, tôi cũng không đổ lỗi cho bản chất chúng dốt không thể dạy được mà nghĩ chúng là nạn nhân của một quá trình giáo dục sai lầm, mà có thể chính mình là một thủ phạm. Nói chuyện làm thêm, chỉ có thằng ngu mới tự sỉ nhục mình bằng cách "vồ lấy" học sinh của mình bắt chúng học thêm để dốt thành giỏi. Còn những kẻ bỏ đi là những kẻ đầu hàng. Ông thấy tiêu cực nhưng ông đã làm gì với nó, chỉ đơn giản là chán ghét rồi bỏ đi sao? Nếu ông không có gan nói thẳng vào mặt những kẻ làm ông căm phẫn (như ông nói với tôi) hay làm gì đó với chúng thì ông cũng là kẻ đồng lõa với tiêu cực mà thôi, đùng có lên giọng mắng nhiếc người khác. Nếu ông quên học toán cao cấp để làm gì thì thất vọng. Tôi thích tranh luận nhưng không thích xúc phạm nhau. Tôi nghĩ tôi và ông có những quan điểm rất trái ngược. Cần tiếp tục giải tỏa bức xúc thì gửi vào hộp tin nhắn cho tôi vì nói chuyện ở đây lạc đề. Cuối cùng, Tôi thích ý này:

nghĩa vụ việc dạy Toán là truyền bá tư tưởng Toán Học.

Mọi người có thể thảo luận vấn đề này ở một chỗ khác, để những gv có cơ hội nhìn nhận lại quan điểm giáo dục của mình.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudu: 06-08-2006 - 14:53

...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#16
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Hai bác Song hà và Phù du hay thật đấy, choảng nhau đến vỡ đầu mẻ trán rồi thành tri kỷ. Song hà giao nhiệm vụ cho SM: về nói với phù du: giảng hòa nhé... nhưng xem ra giờ không cần nữa nhỉ. :D Chúc Song hà sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi của chính bản thân mình. Cuộc nói chuyện với bác làm SM nảy ra khá nhiều suy nghĩ mới mẻ. Bác nói đúng, muốn thay đổi một điều gì đó cần phải có sự đột phá, dám nghĩ đã, rồi tìm đường để làm. Mình sẽ chẳng làm được gì nếu ngu dốt... Vậy nên cảm thấy chưa đủ sức để tiêu diệt những điều trái tai gai mắt thì hãy bỏ công bỏ sức đi học thêm đã...
<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#17
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Tôi cho rằng cái sự giảm tải mà Bộ nêu ra chỉ là giảm tải về mặt hình thức.
Tôi thấy rằng có một vài điều bất hợp lý như thế này chẳng hạn:
Bộ giảm tải không cho học sinh học về đường trung bình trong tam giác ở lớp 7.Và các bài toán trước nay sử dụng đường trung bình để giải thì rất nhanh và ngắn gon dễ hiểu-nay học sinh phải trình bày một cách vòng vo ấy là chưa kể phải vẽ thêm đường phụ mới ra...
Vậy nếu đã giảm tải thì tốt nhất GV không nên đưa những bài về đường trung bình cho học sinh mới phải chứ?Đằng này lại vẫn lấy những bài của bao năm về trước bắt các em giải bằng những cách lòng vòng vì lý do:Chưa có khái niệm đường trung bình?
Hình đã gửi

#18
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết

tôi thấy chương trình phổ thông đổi mới chưa thật sự giảm tải như tuyên bố chung của mấy vị quan chức lãnh đạo! có quá nhiều cái còn không phù hợp lắm (hệ thống kiến thức nói là giảm tải nhưng thực sự chưa đáp ứng được). mong các bạn cho ý kiến coi có thưc sự như thế không? hay chỉ do tui nhìn nhận một chiều chưa được rõ lắm!



Bộ nói là chuyện của Bộ. nhưng quan trọng là ở ta (ngừoi giảng dạy) có thể lnh động bài giảng hay không. Như tôi thấy riêng bài đường thẳng tọa độ ( Lớp 10 CB hiện nay) chỉ cần 15 phút là xong nhưng cũng có thể là 100 phút mới xong. Quan trọng là ta dạy thế nào , sao cho các em thích thú học tập, biết cách sâu chuỗi bài toán một cách logic. Theo tôi học nhiều thì phản tác dụng thôi!. quan trọng là biết cách học . Dạy học cũng thế nếu ko có pp giảng dạy cho dù 1 trang giáo án bạn có dạy 100p cũng thế thôi. Chúng ta cần linh động hơn trong bài giảng hơn là cứ rập khuôn SGK?.

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên


#19
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết
Sách Hình nâng cao lớp 10 đúng là giảm tải thật :geq
Học 1 ca từ 7h-9h mà bọn em đã học gần hết chương trình Hình rùi :pe
Còn Đại thì toàn cái biết rồi: bất đẳng thức, hệ phương tình....
Đúng là toán 10 giảm tải thật :forall




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh