Đến nội dung

Hình ảnh

Toán học vị toán học hay toán học vị nhân sinh

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Bài này ở vietnamnet, thả link vào đây xem ý kiến của mọi người thế nào.

http://www.vietnamne...2006/04/561903/
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#2
langtucodon

langtucodon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

Bài này ở vietnamnet, thả link vào đây xem ý kiến của mọi người thế nào.

http://www.vietnamne...2006/04/561903/

đã có ở đây rồi

http://diendantoanho...=80
Toán học là niềm đam mê lớn nhất của tôi

What I hear , I Forgot
What I see , I Remember
What I do , I Understand

#3
dinhquanghuy

dinhquanghuy

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Không nên phân biệt Toán học lý thuyết và Toán học ứng dụng vì chúng không có ranh giới

#4
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Lại thêm 1 bài
http://vietnamnet.vn...2006/04/564028/
Dạo này VIETNAMNET nhiều chuyện quá, lấn sân sang Toán Học hơi bị nhiều!
(VietNamNet) - "Hiện nay, tôi không làm việc gì liên quan tới toán nhưng là một cựu HS chuyên toán, sinh ra và lớn lên trong một gia đình học toán (bố và anh trai của tôi đều là giảng viên của khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nội), tôi muốn bày tỏ ý kiến về chính sách đầu tư cho toán học".

Trao đổi kinh nghiệm tại một hội thảo toán học quốc tế
Theo tôi, từ trước đến nay chúng ta chưa bao giờ đầu tư theo tiêu chí toán lý thuyết hay toán ứng dụng. Trên thực tế, chúng ta chỉ đầu tư theo tiêu chí trình độ của người làm (học) toán.

Có thể chia ra 2 loại người làm (học) toán. Đó là người làm (học) toán sơ cấp và người làm (học) toán cao cấp. Nói một cách tương đối, toán sơ cấp là chương trình toán từ lớp 12 trở xuống và toán cao cấp là chương trình toán từ trình độ ĐH trở lên.

Không cần phải thống kê đầy đủ cũng có thể thấy được sự mất cân đối và bất hợp lý trong đầu tư của Nhà nước và của xã hội đối vào toán sơ cấp mà bỏ quên toán cao cấp. Trong khi đó chính toán cao cấp mới là diện mạo thực sự của một nền toán học.

Thứ nhất, chúng ta đã xây dựng 1 hệ thống lớp chuyên toán khá dày đặc từ lớp 5 cho đến lớp 12 ở khắp các địa phương. Đi kèm với hệ thống này là việc tổ chức thi tuyển chọn và thi HSG các cấp (quận, thành phố và toàn quốc). Để cho con em mình được vào học tại các lớp chuyên toán và đạt giải tại các kỳ thi HSG toán, xã hội đã bỏ không ít tiền bạc và thời gian. Trong khi đó hiện nay số trường ĐH ở Việt Nam có chuyên ngành toán cao cấp và có SV theo học có thể đếm trên đầu ngón tay.

Thứ hai, bất kỳ HS nào đạt được giải cao trong bất kỳ cuộc thi HSG toán (sơ cấp) nào đều được tuyên dương, khen thưởng rộng rãi và có nhiều quyền lợi vật chất đi kèm. Một ví dụ điển hình, vào thời của tôi (khoảng năm 1994), nếu 1 HS được giải trong một kỳ thi toán quốc tế, thì bạn đó thường sẽ được vào thẳng 1 ĐH ở VN và từ đó được cử đi học ĐH ở nước ngoài (ví dụ, đi Australia theo chương trình học bổng AUS-AID). Nếu quy ra tiền thì giải thưởng đó ít nhất phải có giá trị vào khoảng 40.000-50.000 USD.

Ngược lại, một người làm toán cao cấp của Việt Nam nếu có đăng được một bài báo ở một tạp chí lớn của nước ngoài hay được một giải thưởng toán học ở nước ngoài thì cũng không nhận được sự quan tâm nhiều của xã hội nói gì đến việc được các tài trợ về mặt vật chất.

Thứ ba, Toán là một môn thi ĐH bắt buộc của 3 khối A, B và D. Và chúng ta ai cũng thấy có bao nhiêu HS phải đi học luyên thi ĐH môn Toán. Số tiền xã hội phải bỏ ra để luyện toán ìsơ cấp” cho con em mình trong các kỳ thi ĐH chắc chắn không nhỏ.

Thứ tư, nếu bạn ra bất kỳ hiệu sách nào sẽ thấy vô số đầu sách viết về toán sơ cấp. Nhưng số sách toán cao cấp (không kể các giáo trình toán cho 2 năm đầu ĐH) thì rất ít.

Thứ năm, nguồn thu nhập ổn định chủ yếu của những người làm toán cao cấp là từ việc đi dạy toán ìsơ cấp” (luyện thi ĐH, luyện thi quốc tế, luyện thi chuyên toán ...). Tuy nhiên, có một nghịch lý là khi càng dạy toán sơ cấp nhiều thì bạn càng có ít thời gian để làm toán cao cấp. Và đến một lúc nào đó thì bạn sẽ chỉ còn là người dạy toán sơ cấp thuần tuý.

Điều đáng tiếc là việc đầu tư thái quá vào toán sơ cấp không làm cho chúng ta có được một nền toán học được thừa nhận và một đội ngũ làm toán cao cấp hùng hậu. Vào thế hệ của tôi có rất ít người học chuyên toán sau này trở thành người làm toán chuyên nghiệp. Chẳng hạn, lớp chuyên toán cấp 3 của tôi (lớp 12T1 Trường HN-Amsterdam khoá 1991-1994) hiện nay không có ai nghiên cứu toán. Tôi được biết rất nhiều bạn đi thi toán quốc tế nhưng sau này lên ĐH đã chuyển sang học các ngành khác.

Hiệu quả duy nhất của việc đầu tư thái quá cho toán sơ cấp mà tôi nhìn thấy được là thứ hạng khá cao của đoàn HS Việt Nam tại các kỳ thi toán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều khi những thứ hạng này lại dễ gây ảo tưởng về chất lượng thực sự của nền giáo dục Việt Nam.

Theo tôi, các nhận xét của anh Bùi Quang Ngọc và Nguyễn Trung Hà chỉ đúng một phần đối với toán sơ cấp. Còn với toán cao cấp thì hoàn toàn sai, vì thực ra toán cao cấp không nhận được sự đầu tư nào đáng kể nào so với các ngành khác. Nếu không làm được gì thì ít nhất chúng ta cũng phải cảm ơn bất kỳ người Việt Nam nào còn làm toán cao cấp. Vì nhờ có họ mà Việt Nam mới còn tồn tại trên bản đồ toán học thế giới.

Khi làm nghiên cứu cơ bản, bạn phải có sự say mê và yêu nghề thực sự, nếu không thì sẽ không đi được đến cùng. Chúng ta phải trân trọng những ai vẫn còn có tình yêu đó và không bỏ nó để chạy theo tiếng gọi của đồng tiền.

Nguyen Quang Vu (Hà Nội, vu.nguyen.quang@...)


#5
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Một số link nên tham khảo!
http://vietnamnet.vn...2006/04/563497/
http://vietnamnet.vn...2006/04/562806/ (GS. Hà Huy Khoái)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh