Đến nội dung

Hình ảnh

Navier,Claude Louis Marie Henry

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
mathsbeginner

mathsbeginner

    Trung sĩ

  • Founder
  • 120 Bài viết
Claude Louis Marie Henry Navier
(10 Feb 1785 in Dijon, France - 21 Aug 1836 in Paris, France)


Hình đã gửi


Cha của Claude Louis Navier là một luật sư, từng là thành viên của Quốc Hội thời Cách mạng Pháp. Nhưng ông đã mất năm 1793 khi Navier mới 8 tuổi. Lúc đó gia đình Navier đang sống ở Paris nhưng sau khi cha Navier mất, mẹ ông đã chuyển về sống ở quê bà ở Chalon-sur-Saône và để Navier lại Paris cho chú của bà là Emiland Gauthey chăm sóc.

Emiland Gauthey là một kĩ sư xây dựng tại công ti cầu đường Paris. Ông từng được xem như kĩ sư cầu đường hàng đầu của Pháp và ông đã truyền cho Navier niềm say mê với kĩ thuật. Mặc dù đã khuyến khích Navier vào học trường Polytechnique (Bách khoa Paris), Gauthey có vẻ không mấy thành công trong việc dạy dỗ Navier vì Navier đã phải rất chật vật mới đỗ được vào trường này năm 1802. Nhưng từ vị trí gần như chót bảng khi thi vào, chỉ trong năm đầu Navier đã vươn lên đứng trong topten của trường và được chọn đi thực tập tại Boulogne trong năm thứ hai.

Trong năm thứ nhất tại Bách khoa Paris, Navier đã được học giải tích từ Fourier, một người đã ảnh hưởng rất lớn đến chàng trai trẻ. Fourier đã trở thành một người bạn suốt đời của Navier, và luôn rất quan tâm đến sự nghiệp của ông. Năm 1804 Navier vào học Trường cầu đường và đã tốt nghiệp sau 2 năm với vị trí dẫn đầu. Không lâu sau khi Navier tốt nghiệp Emiland Gauthey qua đời và Navier quay lại Paris theo yêu cầu của công ti cầu đường Paris để biên tập các công trình của Gauthey.

Navier nhận nhiệm vụ giảng dạy tại Trường cầu đường năm 1919 và được phong giáo sư ở đó năm 1830. Ông không chỉ thực hiện việc giảng dạy theo truyền thống của trường mà còn thay đổi giáo trình, nhấn mạnh nhiều vào vật lí và giải tích toán học. Ông cũng thay thế Cauchy làm giáo sư tại Bách khoa Paris từ 1931. Những ý tưởng của ông về giảng dạy không phải luôn được tất cả mọi người tán đồng và ngay sau khi ông được bổ nhiệm chức giáo sư ở Bách khoa Paris, Navier đã sa vào một cuộc luận chiến với Poisson về việc giảng dạy lí thuyết nhiệt của Fourier.

Là một chuyên gia về xây dựng cầu đường, Navier là người đầu tiên phát triển lí thuyết cầu treo mà trước đó mới chỉ được xây dựng trên các nguyên lí thực nghiệm. Tuy nhiên một dự án lớn của ông là xây cầu treo vượt sông Seine lại kết thúc thất bại. Thực ra thì khó khăn chính là bởi Hội đồng thành phố (Municipal Council) đã không ủng hộ. Mặc dù vậy dự án vẫn được tiến hành, song khi cây cầu gần hoàn thành thì một đường cống dẫn nước thải ở một đầu bị vỡ làm dịch chuyển một trụ cầu. Vấn đề không phải là lớn đối với công ti cầu đường và họ đã thông báo rằng việc sửa chữa là rất đơn giản, nhưng Hội đồng thành phố đang cố tìm lí do để dừng dự án đã bắt họ phải tháo dỡ cầu.

Tuy nhiên ngày nay Navier được nhớ đến không phải bởi ông là một công trình sư cầu đường nổi tiếng mà bởi phương trình Navier-Stokes - Phương trình động lực học chất lỏng. Ông nghiên cứu về các vấn đề trong toán học ứng dụng như kĩ thuật, tính đàn hồi và cơ học chất lỏng. Ông cũng có nhiều đóng góp cho các chuỗi Fourier và ứng dụng của chúng trong các bài toán vật lí. Ông đã đưa ra phương trình Navier-Stokes nổi tiếng cho dòng chảy không bị nén năm 1921, và năm 1922 đưa ra phương trình cho dòng chảy nhớt.

Cũng cần chú ý rằng Navier đã suy ra các phương trình Navier-Stokes mặc dù không hiểu đầy đủ bản chất vật lí của các tình huống mà ông mô hình hóa. Ông không hiểu về ứng suất trượt (shear stress) trong chất lỏng mà chỉ cố sửa các phương trình của Euler để gộp được cả các lực giữa các phân tử trong chất lỏng. Tuy nhiên các suy luận của ông ngày nay không còn được chấp nhận như Anderson đã từng viết trong A History of Aerodynamics (Cambridge, 1997): " Điều trớ trêu là Navier chẳng hề có khái niệm gì về ứng suất trượt và ông không dự định đưa ra các phương trình mô tả chuyển động có ma sát, nhưng cuối cùng ông lại đến đúng dạng của những phương trình đó"
Navier đã được nhận nhiều vinh dự; có lẽ lớn nhất là việc được chọn vào Viện Hàn lâm Khoa học Paris năm 1924 (Académie des Sciences). Ông cũng được trao Bắc đẩu bội tinh năm 1831.

Navier đã sống vào thời kì mà các phong trào cách mạng diễn ra mạnh mẽ khắp Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng. Hai người có ảnh hưởng nhiều nhất đến quan điểm chính trị của Navier là Auguste Comte, nhà triết học Pháp, được biết đến như người đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa thực chứng; và Henry de Saint-Simon, người đã khởi đầu phòng trào Saint-Simon, một phong trào đề ra ý thức hệ xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Comte cũng từng học ngành toán tại Đại học Bách khoa Paris từ năm 1814. Navier từng là một trong các trợ lí của ông tại đây và trở thành một người ủng hộ nhiệt tình các lí lưởng của Comte và Saint-Simon. Navier tin tưởng vào một thế giới công nghiệp trong đó khoa học và kĩ thuật sẽ giải quyết phần lớn các vấn đề. Ông cũng chống lại chiến tranh và việc để xảy ra quá nhiều đổ máu của cuộc cách mạng Pháp cũng như sự bành trướng quân sự của Napoleon.

Từ 1830 Navier làm cố vấn cho chính phủ về vấn đề áp dụng khoa học kĩ thuật để phát triến đất nước. Ông cố vấn về các chính sách giao thông vận tải, xây dựng đường bộ và đường sắt. Nhiều báo cáo của ông cho thấy khả năng kĩ sư xuất sắc cùng với quan điểm chính trị mạnh mẽ của ông về việc xây dựng một xã hội công nghiệp vì lợi ích của tất cả mọi người.

-----------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: http://www-gap.dcs.s...ans/Navier.html

Chú thích: Phương trình Navier Stokes là một trong 7 bài toán của thiên niên kỉ do Viện toán Clay chọn tháng 5 năm 2000. Tham khảo thêm tại: http://diendantoanho...=article&sid=57




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh