Đến nội dung

Hình ảnh

Topic Ôn thi HSG 9 2015-2016 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 145 trả lời

#101
Minhnguyenthe333

Minhnguyenthe333

    Trung úy

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài 54: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$. $I$ là giao điểm của các đường phân giác trong $\Delta ABC$. Chứng minh rằng:

                                                                $CI^2=\frac{(BC-AB)^2+AC^2}{2}$



#102
Minhnguyenthe333

Minhnguyenthe333

    Trung úy

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài 45 : Cho $\Delta ABC$ vuông góc tại A $\left ( AC> AB \right )$ , đường cao AH $\left ( H\epsilon BC \right )$ . Trên tia HC lấy điểm D sao cho HA=HD. Đường vuông góc với BC tại D cắt AC tại E. 

 a, cm $\Delta BEC\sim \Delta ADC$

 b, Gọi M là trung điểm của BE.CMR $\Delta BEC\sim \Delta BHM$. Tính số đo góc AHM

 c, Tia AM cắt BC tại G . CM GB/BC =HD/(AH+HC)

 p/s: do phân số không nhập đc nên mong các bạn thông cảm

a.Áp dụng định lí Talet ta có: $\frac{DC}{EC}=\frac{CH}{CA}$

mà $\frac{CH}{CA}=\frac{AC}{BC}$ (do $\Delta ACB\sim \Delta HCA)$ và $\widehat{C}$ là góc chung

$\Rightarrow \Delta BEC \sim \Delta ADC$

b.Từ câu a suy ra: $\widehat{DAC}=\widehat{EBC}$ nên $\widehat{AEB}=\widehat{BDA}=45^0$ (do $\Delta AHD$ cân tại $H$)

$\Rightarrow \Delta ABE$ cân tại $A \Leftrightrarrow AB=AE$

Cần chứng minh: $\frac{BE}{BC}=\frac{BH}{BM}=\frac{2BH}{BM}$

$\Leftrightarrow BE^2=2BH.BC=2AB^2\Leftrightarrow AB=AE(cmt)$

mà $\widehat{EBC}$ là góc chung nên $ \Delta BEC \sim \Delta BHM$

$\Rightarrow \widehat{BHM}=\widehat{BEC}=180-\widehat{AEB}=135^0$

$\Leftrightarrow \widehat{MHG}=180- \widehat{BHM}=45^0$

nên $\widehat{AHM}=90-\widehat{MHG}=45^0$

c.Do $M$ là trung điểm nên $AG$ là tia phân giác $\widehat{BAC}$

$\Rightarrow \frac{GB}{GC}=\frac{AB}{AC}=\frac{AH}{HC}$ ($\Delta ABC\sim \Delta HAC$)

ĐT$\Leftrightarrow \frac{AH}{HC}=\frac{HD}{HA+HC}\Leftrightarrow HA=0$ ?

P/S:nhờ bạn xem lại đề câu c


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenthe333: 14-11-2015 - 20:31


#103
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Góp với các bạn thcs sắp thi học sunh giỏi một số bài toán hình học sau :

Bài 47:  Chứng minh rằng $\Delta ABC$  đều nếu lấy một điểm bất kỳ ở miền trong tam giác thì tổng khoảng cách từ điểm này tới 3 cạnh là không đổi.

 

Hình vẽ đơn giản nên mình nhường phần vẽ hình cho các bạn nhé  :lol:

Kẻ $IE,IF,IH$ lần lượt là chân đường vuông góc từ $I$ xuống $BC,AB,AC$

Vì tam giác $ABC$ đều nên 3 đường cao bằng nhau,ta có $\left\{\begin{matrix} \frac{IE}{h_{a}}=\frac{S_{IBC}}{S_{ABC}} & & \\ \frac{IH}{h_{b}}=\frac{S_{IAC}}{S_{ABC}} & & \\ \frac{IF}{h_{c}}=\frac{S_{IBA}}{S_{ABC}} & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{IE}{h_{a}}+\frac{IH}{h_{b}}+\frac{IF}{h_{c}}=\frac{S_{IBC}+S_{IAC}+S_{IBA}}{S_{ABC}}=1\Leftrightarrow \frac{IE+IF+IH}{h}=1\Leftrightarrow IE+IF+IH=h$ (không đổi) (đpcm)



#104
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Bài 55:  Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $EF$. Vẽ tia $Ot$ vuông góc với $EF$. Tia $Ot$ cắt nửa đường tròn tại $I$. Lấy điểm $A$ trên tia $Ot$ sao cho $IA = IO$. Vẽ hai tiếp tuyến $AP, AQ (P, Q$ là các tiếp điểm) với nửa đường tròn chúng cắt $EF$ lần lượt tại $B$ và $C$

            a) Tiếp tuyến với nửa đường tròn tại $S$ thuộc cung $PQ (S$ không trùng với $P, Q, I$) cắt $AP, AC$ lần lượt tại $H, K. PQ$ cắt $OH, OK$ lần lượt tại $M, N$. Chứng minh rằng $M, O, Q, K$ cùng thuộc 1 đường tròn

            b) Chứng minh rằng $HK = 2.MN$

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 04-12-2015 - 22:09


#105
mam1101

mam1101

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Ok luôn.

Bài 56. Cho (O;R) và đường thẳng a cắt đường tròn tại 2 điểm A,B. Gọi M là điểm thuộc a và nằm ngoài đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến MC,MD. Khi M thay đổi trên a, CD luôn đi qua một điểm cố định

Còn có câu dễ là với M nằm trong tam giác ABC, tìm vị trí điểm M sao cho tổng khoảng cách từ M đến AB,AC,BC nhỏ nhất


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 04-12-2015 - 22:07

Tội gì không like cho mọi người cái nhỉ  :icon6:  :icon6:  :icon6:


#106
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Bài 55:  Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $EF$. Vẽ tia $Ot$ vuông góc với $EF$. Tia $Ot$ cắt nửa đường tròn tại $I$. Lấy điểm $A$ trên tia $Ot$ sao cho $IA = IO$. Vẽ hai tiếp tuyến $AP, AQ (P, Q$ là các tiếp điểm) với nửa đường tròn chúng cắt $EF$ lần lượt tại $B$ và $C$

            a) Tiếp tuyến với nửa đường tròn tại $S$ thuộc cung $PQ (S$ không trùng với $P, Q, I$) cắt $AP, AC$ lần lượt tại $H, K. PQ$ cắt $OH, OK$ lần lượt tại $M, N$. Chứng minh rằng $M, O, Q, K$ cùng thuộc 1 đường tròn

            b) Chứng minh rằng $HK = 2.MN$

Spoiler

a,Xét $\Delta APO$ vuông tại $P$có $OA=2OI=2OP$ 

$\rightarrow \widehat{PAO}=30^o$

$\rightarrow \widehat{BAC}=2\widehat{PAO}=60^o$

Dễ chứng minh $\Delta ABC$ cân có $\widehat{BAC}=60^o$

$\rightarrow \Delta ABC$ đều 

$\rightarrow \widehat{ABC}=\widehat{ACB}=60^o$

$\rightarrow \widehat{POB}+\widehat{QOC}=180^o-\widehat{ABC}-\widehat{ACB}=60^o$

$\rightarrow \widehat{POQ}=180^o-\widehat{POB}-\widehat{QOC}=120^o$

$\rightarrow 2(\widehat{HOS}+\widehat{SOK})=120^o$

$\rightarrow \widehat{HOK}=60^o$

Mặt khác dễ chứng minh $\Delta APQ$ đều nên $\widehat{AQM}=60^o$

Xét tứ giác $MOQK$ có $\widehat{MQK}=\widehat{MOK}=60^o$

Nên tứ giác $MOQK$ nội tiếp đường tròn

b,Tứ giác $MOQK$ nội tiếp $\rightarrow \widehat{QMO}=\widehat{OKQ}$ và $\widehat{KMO}=90^o$

                                    Mà $\widehat{OKQ}=\widehat{OKS}$

$\rightarrow \widehat{OMQ}=\widehat{OKS}$

$\rightarrow \Delta OMN \sim \Delta OKH$

$\rightarrow \frac{MN}{HK}=\frac{OM}{OK}$

Xét tam giác $KMO$ vuông tại $M (cmt)$ có $\widehat{MOK}=60^o$

$\rightarrow Cos60^o=\frac{OM}{OK}=\frac{1}{2}$

$\rightarrow \frac{MN}{HK}=\frac{1}{2}$

$\rightarrow HK=2MN$

untitled15.PNG

 

Ok luôn.

Bài 56. Cho (O;R) và đường thẳng a cắt đường tròn tại 2 điểm A,B. Gọi M là điểm thuộc a và nằm ngoài đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến MC,MD. Khi M thay đổi trên a, CD luôn đi qua một điểm cố định

Kẻ tia Ox vuông góc với AB cắt CD tại G,OM cắt CD tại E,AB cắt CG tại T

Dễ dàng chứng minh $\Delta THG \sim \Delta TEM (g-g)$

$\rightarrow \widehat{OGE}=\widehat{OMH}$

$\rightarrow \Delta OGE \sim \Delta OMH (g-g)$

$\rightarrow \frac{OG}{OM}=\frac{OE}{OH}$

$\rightarrow OG=\frac{OM.OE}{OH}=\frac{OD^{2}}{OH}=\frac{R^{2}}{OH}$ 

Vì $A,B$ cố định nên $AB$ không đổi,mà $OH$ vuông góc với $AB \rightarrow OH$ không đổi 

$\rightarrow OG=\frac{R^{2}}{OH}$ không đổi 

Mà $O$ cố định $\rightarrow G $cố định 

$\rightarrow$ $CD$ luôn đi qua điểm $G$ cố định

untitled16.PNG

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi royal1534: 03-12-2015 - 01:39


#107
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Lâu rồi cũng chưa đăng bài tập,lại có mấy bài làm chưa ra muốn hỏi mấy bạn

Bài 57:Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O;R)$.Có $AB=c,BC=a,CA=b$.Lấy $M$ bất kì nằm trong $\Delta ABC$,Kẻ $MN,MP,MQ $lần lượt vuông góc với $AB,AC,BC$.Biết $MQ=x,MP=y,MN=z$

Chứng minh: $\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z} \leq \sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{2R}}$ (Bài này làm rồi nhưng thấy hay nên post cho mọi người cùng thảo luận)

Bài 58:Cho $AB$ và $CD$ là 2 dây của $(O)$ cắt nhau tại $E$ sao cho $AE<BE$.$C$ thuộc cung lớn $AB$.Lấy $M$ nằm giữa $E$ và $B$,Đường tròn $(I)$ ngoại tiếp $\Delta DEM$.Tiếp tuyến tại $E$ của $(I)$ cắt $BC$ ở $F$ và cắt $AC$ ở $G$.Biết $\frac{AM}{AB}=k$,Tính $\frac{EG}{EF}$ theo $k$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 04-12-2015 - 22:07


#108
nqt123

nqt123

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết

 Bài 59:Cho tam giác ABC chu vi bằng 72 , vuông tại A có hiệu giũa đường trung tuyến và đường cao tương ứng cạnh huyền bằng 7 . Diện tích tam giác là?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 04-12-2015 - 21:15

Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ dùng loại vũ khí nào nhưng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ dùng gậy gộc và đá  :like  :like  :like

                                                                                                                        -Câu nói của Albert-Einstein -

 Thích thì LIKE  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like

My facebook : https://www.facebook...100010140969303


#109
ViTuyet2001

ViTuyet2001

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết

Bài 60:Cho tam giác vuông $ABC \left ( \angle A=90^{\circ} \right )$, đường cao $AH$. Gọi $D,E$ lần lượt là hình chiếu của $H$ trên $AB, AC$. Chứng minh rằng:

 

a, $\frac{AB^{3}}{AC^{3}}=\frac{BD}{CE}$

 

b, $BD\sqrt{CH}+CE\sqrt{BH}=AH\sqrt{BC}$

 

p/s: đề hôm qua mình thi đó, câu hình


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 04-12-2015 - 22:06


#110
huonggiang121

huonggiang121

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết

Bài 60:Cho tam giác vuông $ABC \left ( \angle A=90^{\circ} \right )$, đường cao $AH$. Gọi $D,E$ lần lượt là hình chiếu của $H$ trên $AB, AC$. Chứng minh rằng:

 

a, $\frac{AB^{3}}{AC^{3}}=\frac{BD}{CE}$

 

b, $BD\sqrt{CH}+CE\sqrt{BH}=AH\sqrt{BC}$

 

p/s: đề hôm qua mình thi đó, câu hình

Mình cũng mới làm đề này 

a, Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông

$CE= \frac{HC^{2}}{AC} ; HC= \frac{AC^{2}}{BC}\Rightarrow HC^{2}= \frac{AC^{4}}{BC^{2}}$

Từ đây $\Rightarrow CE= \frac{AC^{3}}{BC^{2}}$

CMTT ta được $BD= \frac{AB^{3}}{BC^{2}}$

$\Rightarrow \frac{BD}{CE}= \frac{AB^{3}}{AC^{3}}$ (đpcm)


:like Không có gì là không thể! (Napoleong) :like SH


#111
diemquynhvmf

diemquynhvmf

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Bài 60:Cho tam giác vuông $ABC \left ( \angle A=90^{\circ} \right )$, đường cao $AH$. Gọi $D,E$ lần lượt là hình chiếu của $H$ trên $AB, AC$. Chứng minh rằng:

 

a, $\frac{AB^{3}}{AC^{3}}=\frac{BD}{CE}$

 

b, $BD\sqrt{CH}+CE\sqrt{BH}=AH\sqrt{BC}$

 

p/s: đề hôm qua mình thi đó, câu hình

Bài này bạn có thể xem lại Bài 1: ở trang đầu tiên của TOPIC nhé  :)



#112
huonggiang121

huonggiang121

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết

Bài 61:Cho tam giác ABC có BC=10, CA=12, AB=14. Tính khoảng cách giữa tâm đường tròn nội tiếp trong và trọng tâm của tam giác


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 02-01-2016 - 09:18

:like Không có gì là không thể! (Napoleong) :like SH


#113
diemquynhvmf

diemquynhvmf

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Lâu rồi cũng chưa đăng bài tập,lại có mấy bài làm chưa ra muốn hỏi mấy bạn

Bài 57:Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O;R)$.Có $AB=c,BC=a,CA=b$.Lấy $M$ bất kì nằm trong $\Delta ABC$,Kẻ $MN,MP,MQ $lần lượt vuông góc với $AB,AC,BC$.Biết $MQ=x,MP=y,MN=z$

Chứng minh: $\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z} \leq \sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{2R}}$ (Bài này làm rồi nhưng thấy hay nên post cho mọi người cùng thảo luận)

Bài này chắc không cần vẽ hình đâu nhỉ vì thiên về biến đổi đại số hơn mà  :lol:

Áp dụng công thức quen thuộc sau $S=\frac{abc}{4R}$

$\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{2R}}\geq \sqrt{\frac{ab+bc+ca}{\frac{abc}{2S}}}=\sqrt{2S.( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})}=\sqrt{( ax+by+cz )( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})}\geq \sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}$ (đúng theo CBS)

Dấu ''='' xảy ra khi $a=b=c$ hay tam giác $ABC$ đều 



#114
hoilamchi

hoilamchi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 164 Bài viết

Bài 43:Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ có $AB < AC$ . Tiếp tuyến tại $A$ cắt $CB$ tại $T$. kẻ đường kính $AD, DB$ cắt $OT$ tại $E$. $CMR: AE // CD$ 

Hơi lười vẽ hình nên bạn tự vẽ nhé  :P

Vẽ tiếp tuyến thứ $TF$ của $(O)$

Để CM: AE // CD <==> góc AED+EDC=180' <==> AED=BAC <==> BAC+EAB=90' <==> EAC=90' <==> TAE=DAC 

   <==> TFE=DAC <==> TFE=CBD <==> TFE=EBT <==> tứ giác EBFT nội tiếp 

  <==> ETF=FBD <==> 90' - TOF=FBD <==> 90'- $\frac{AOF}{2}=FBD$ <==> 90'-$\frac{180-FOD}{2}$ =FBD 

<==> $\frac{FOD}{2}$ =FBD (luôn đúng).Ta có đpcm



#115
meomunsociu

meomunsociu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Bài 62: Cho $AMBN$ có đường tròn đường kính $AB$ tiếp xúc $MN$

C/m : Đường tròn đường kính $MN$ tiếp xúc $AB$ $\Leftrightarrow AB//MN$



#116
Minhnguyenthe333

Minhnguyenthe333

    Trung úy

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài 63:  Cho $M$ là điểm nằm trong đường tròn $(O)$ ngoại tiếp $\Delta ABC$.Kẻ các đường thẳng $MA,MB,MC$ cắt đường tròn $(O)$ lần lượt tại $A',B',C'$.C/m:    

                           $\frac{S_{A'B'C'}}{S_{ABC}}=\frac{(R^2-MO^2)^3}{(MA.MB.MC)^2}$

                                                  



#117
bobaki2013

bobaki2013

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Bài 64. Cho hình thoi ABCD có $\widehat{BAD}=120^o.$ Tia Ax tạo với tia AB một góc $\widehat{BAx}=15^o$ và cắt cạnh BC tại M, cắt đường thẳng CD tại N. Chứng minh $\frac{4}{AB^2}=\frac{3}{AM^2}+\frac{3}{AN^2}.$



#118
thanhtuoanh

thanhtuoanh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Bài 61:Cho tam giác ABC có BC=10, CA=12, AB=14. Tính khoảng cách giữa tâm đường tròn nội tiếp trong và trọng tâm của tam giác

Bài này có trong sách nâng cao phát triển toán 9 tập 1 nè,bạn xem trong đó có mà.

Bài nào khó hãy đăng lên chứ bài này mình thấy chưa phù hợp với HSG lắm  :(



#119
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Bài 65 : Cho đường tròn $(O)$ , $M$ là một điểm cố định khác $O$ và nằm trong đường tròn. Một đường tròn thay đổi đi qua $M$ và $O$ cắt đường tròn $(O)$ tại $A$ và $B$. C/m $AB$ luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 66 : Cho tam giác cân $ABC$ tại $A$ có góc $A$ nhọn . Kẻ đường cao $BD$ ($D \in AC$) Gọi $M,N$ và $I$ theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng $BC,BM,BD$. Tia $NI$ cắt $AC$ tại $K$. C/m $3BC^2=4AC.CK$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 01-01-2016 - 20:48


#120
Element hero Neos

Element hero Neos

    Trung úy

  • Thành viên
  • 943 Bài viết

Bài $67:$ Cho tam giác đều $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Trên cung $AB$ lấy điểm $M$. Đường thẳng qua $A$ song song với $BM$ cắt $CM$ tại $N$. Chứng minh tam giác $AMN$ đều.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 02-01-2016 - 09:18





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh