Đến nội dung

Hình ảnh

Topic Ôn thi HSG 9 2015-2016 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 145 trả lời

#61
diemquynhvmf

diemquynhvmf

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Spoiler

Bài 33: Cho $\Delta ABC$ ($AB$ cố định,$C$ tuỳ ý).Về phía ngoài tam giác $ABC$ vẽ $2$ tam giác vuông cân $ADC$ và $BEC$ vuông lần lượt tại $A,B$.Chứng minh:Trung điểm $F$ của $DE$ không phụ thuộc vào vị trí điểm $C$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 16-09-2015 - 11:43


#62
Namnbk

Namnbk

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Bài 1:Cho $\Delta ABC;\widehat{A}=90^{\circ},AH\perp BC,HE\perp AB,HF\perp AC$.CMR
a)$AE.AB=AF.AC$
b)$\Delta AEF\sim\Delta ACB$
c)$BC^{2}=3AH^{2}+BE^{2}+CF^{2}$
d)$\frac{AB^{3}}{AC^{3}}=\frac{BE}{CF}$
e)$AH^{3}=BC.BE.CF$
f)$BE.\sqrt{CH}+CE.\sqrt{BH}=AH.\sqrt{BC}$
g)$\sqrt[3]{BE^{2}}+\sqrt[3]{CF^{2}}=\sqrt[3]{BC^{2}}$
(nguồn:từ $1$ bài viết của bạn songviae)

Sau một hồi chật vật thì mình cũng đã nghĩ ra câu 1f và thật ra nó sai đề
Sửa lại :$BE.\sqrt{CH}+CF.\sqrt{BH}=AH.\sqrt{BC}$
Chứng minh:
Ta có :chứng minh được $∆HEB~∆CHA ( g.g) =>EB:HA=BH:CA=>BE.AC=BH.HA$

Lại có $AB:FH=CA:CF$(hệ quả định lí Thales do $HF//AB$)$=>AB.CF=CA.FH=AH.HC$(hệ thức lượng $∆AHC ⊥H$ có đường cao $HF$)

Ta có: $AC^2=CH.BC$(hệ thức lượng $∆ABC$) $=> √CH=AC:√BC$
$=>BE√CH=(AC.BE) : √BC= BH.AH : √BC (1)$

Cmtt ta có: $CF√BH=(AB.CF) : √BC= AH.AC : √BC (2)$

$(1)(2)=> BE√CH+CF√BH=(BH.AH+AH.AC) : √BC = AH.BC : √BC = AH√BC$

Mod:Sửa bài bạn cực lắm nên sửa tạm như này,lần sau chú ý Latex nhé,nếu không theo quy định bạn sẽ bị nhắc nhở đấy.Cảm ơn bạn đã ủng hộ TOPIC

Hình gửi kèm

  • image.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 04-09-2015 - 16:30


#63
O0NgocDuy0O

O0NgocDuy0O

    Trung úy

  • Thành viên
  • 760 Bài viết

BÀI 29:   Cho tam giác $ABC$ có $2$ đường trung tuyến $BM$ và $CN$ vuông góc với nhau. Gọi $H$ là hình chiếu của $A$ trên $BC$. Chứng minh $BC \geq \frac{2}{3}.$CH.  

Gọi giao điểm của $BM$ và $CN$ là $O$. $AO$ cắt  $BC$ tại $K$. Từ $O$  vẽ $OD$ vuông góc $BC$. Xét:

$\frac{BC}{AH}=\frac{BC}{3.OD}=\frac{BC.OD}{3.OD^{2}}=\frac{BO.OC}{3OD^{2}}=\frac{BO.OC}{3}.(\frac{1}{BO^{2}}+\frac{1}{OC^{2}})\geq \frac{1}{3}.BO.OC.2\sqrt{\frac{1}{BO^{2}.OC^{2}}}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow BC\geq \frac{2}{3}.AH$.

Spoiler

Mod:Bổ sung hình vào nhé bạn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi O0NgocDuy0O: 05-09-2015 - 17:55

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O)  ~O)  ~O)


#64
cam123

cam123

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Bài 34:Cho tam giác $ABC$, phân giác $AD$, biết $AB=12cm;AC=15cm;BC=18cm$
a,Lập công thức tính độ dài đường phân giác $AD$
b,Áp dụng tính $AD$

Mod:Các bạn nhớ chú ý số thứ tự của bài tập nhé !!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 12-09-2015 - 22:36


#65
Bui Ba Anh

Bui Ba Anh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 562 Bài viết

Mình nghĩ thi HSG 9 thì bài này là căn nguyên của hầu hết các bài về đường tròn

Bài 35: (Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc 2010) (MOSP 1995)

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $(O)$. $AD,BE,CF$ là các đường cao. Đường thẳng $EF$ cắt $BC$ tại $G$, đường thẳng $AG$ cắt đường tròn tại điểm $M$

1) Chứng minh rằng bốn điểm $A,M,E,F$ cùng nằm trên đường tròn

2) Gọi $N$ là trung điểm của cạnh $BC$ và $H$ là trược tâm tam giác $ABC$. Chứng minh rằng: $GH$ vuông góc $AN$

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 12-09-2015 - 22:37

NgọaLong

#66
nmuyen2001

nmuyen2001

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

Bài 19:Cho đường tròn $(O;r)$ cố định và đường thẳng $d$ cố định không cắt đường tròn $(O)$. Gọi $M$ là điểm di động trên $d$. Từ $M$ kẻ hai tiếp tuyến $MA,MB$ tới đường tròn $(O)$, ($A,B$ là các tiếp điểm). Chứng minh rằng đường thẳng $AB$ luôn đi qua điểm cố định.
(bài viết của thầy Thế tối qua đăng lên cho mọi người thảo luận  :luoi: )

Kẻ $OL\perp d$
Gọi H là giao điểm của OM và AB, I là giao điểm của OL và AB. Ta có $\widehat{AOM}=\widehat{BOM}$ (theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) $\Rightarrow OH\perp AB$
Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta OBM$: $OH.OM=OB^{2}=r^{2}$ (1)
Xét $\Delta OHI$ và $\Delta OLM$, ta có:
$\widehat{O}$ là góc chung
$\Rightarrow \Delta OHI\sim \Delta OLM$
$\Rightarrow \frac{OH}{OI}=\frac{OL}{OM} \Rightarrow OH.OM=OL.OI$ (2)
Từ (1) và (2) $OL.OI=r^{2}$ $\Rightarrow OI=\frac{r^{2}}{OL}$
Ta có OL cố định vì (O;r) và đường thẳng d cố định nên I cố định khi M di chuyển trên d.

 

 

Hình gửi kèm

  • bài 19 topic.JPG


#67
duc2603

duc2603

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Bài 36:
Cho đường tròn bán kính $1$. $A,B,C$ là $3$ điểm bất kỳ. Chứng minh rằng tồn tai điểm $M$ trên đường tròn sao cho:
$MA + MB + MC > 3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 12-09-2015 - 22:36


#68
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Cho em hỏi, bài ko quá khó, em có thể đăng lên cho mọi người cùng giải ko ạ ?

Chắc bạn không đọc kĩ phần đầu của TOPIC,mình đã nói 

 

 

Mình biết là trên diễn đàn đã có một TOPIC riêng về ôn thi HSG năm học $2015-2016$ nhưng ở TOPIC đó các bài chủ yếu là phương trình vô tỉ,bất đẳng thức,... còn các bài hình học thì đã hoàn toàn ''lép vế ''.Phân môn hình học cũng là phân môn quan trọng trong thi HSG nên mình lập ra TOPIC này để các bạn cùng mình trao đổi những bài hình mà bản thân còn băn khoăn,phục vụ cho các cuộc thi HSG,chuyển cấp,chuyên...năm nay.Mong các bạn thảo luận sôi nổi   :)

 

Những bài toán nào quá đơn giản thì thôi nhưng nếu bạn chưa giải được thì cứ đăng,có thể bọn mình sẽ giúp bạn  :)



#69
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Bài 34:Cho tam giác $ABC$, phân giác $AD$, biết $AB=12cm;AC=15cm;BC=18cm$
a,Lập công thức tính độ dài đường phân giác $AD$
b,Áp dụng tính $AD$

Mod:Các bạn nhớ chú ý số thứ tự của bài tập nhé !!!

Ê Cầm ơi công thức tính phân giác là $\sqrt{AB.AC-BC.DC}$ nhưng tao không biết chứng minh :D



#70
nmuyen2001

nmuyen2001

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

Bài 8:
Giả sử $A_1,B_1,C_1$ là các điểm lần lượt thuộc các cạnh $BC,CA,AB$ sao cho $AA_1,BB_1,CC_1$ đồng quy.Giả sử $AA_1$ là trung tuyến $\Delta ABC$.Chứng minh $S_{B_1BC}=S_{C_1BC}$

Gọi M là trung điểm của $BC_{1}$, N là trung điểm của $CB_{1}$

Ta có $BM=MC_{1}, BA_{1}=A_{1}C \Rightarrow MA_{1}// CC_{1}$  

Tương tự ta có $NA_{1}//BB_{1}$

$\Rightarrow \frac{AC_{1}}{C_{1}M}=\frac{AI}{IA_{1}}=\frac{AB_{1}}{B_{1}N}$ 

$\Rightarrow \frac{AC_{1}}{C_{1}B}=\frac{AB_{1}}{B_{1}C} \Rightarrow C_{1}B_{1}//BC$ 

$\Rightarrow S_{B_1BC}=S_{C_1BC}$

Hình gửi kèm

  • bài 8 topic.JPG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nmuyen2001: 04-09-2015 - 21:59


#71
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Bài 34:Cho tam giác $ABC$, phân giác $AD$, biết $AB=12cm;AC=15cm;BC=18cm$
a,Lập công thức tính độ dài đường phân giác $AD$
b,Áp dụng tính $AD$
Mod:Các bạn nhớ chú ý số thứ tự của bài tập nhé !!!

Kẻ tia Cx sao cho $\widehat{BAD}=\widehat{DCx}$
AD cắt Cx tại I
Ta có $\Delta ABD \sim \Delta CID (g-g)$
suy ra $\widehat{B}=\widehat{I}$ và $\frac{AD}{BD}=\frac{CD}{ID}$
$\rightarrow AD.ID=BD.CD(1)$
Ta có $\widehat{B}=\widehat{I}(cmt)$
$\rightarrow \Delta ABD \sim \Delta AIC (g-g)$
$\rightarrow \frac{AB}{AI}=\frac{AD}{AC}$
$\rightarrow AD.AI=AC.AB(2)$
(1)(2) $\rightarrow AD(AI-DI)=AC.AB-DB.DC$
       $\rightarrow AD^{2}=AB.AC-DB.DC$
       $\rightarrow AD=\sqrt{AB.AC-DB.DC}$
b,Thôi cái này tự tính nhé :D
Hình vẽ:"http://i.imgur.com/wYoaee5.png"/>

#72
nhivanle

nhivanle

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Xin đóng góp 1 bài : 

Bài 37 . Cho tam giác $ABC$. Trên cạnh $AC$ lấy điểm $E$ cố định , trên cạnh $BC$ lấy điểm $F$ cố định  ( $E$ khác $A$ và $C$; $F$ khác $B$ và $C$). Trên cạnh $AB$ lấy điểm $D$ di động ( $D$ khác $A$ và $B$) . Hãy xác định vị trí điểm $D$ trên đường thẳng $AB$ sao cho $DE^2+DF^2$ có giá trị nhỏ nhất. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 05-11-2015 - 21:33

    :icon12:  Nothing is impossible the word itself says i'm possible      :icon12:  

                                                                    @};- Audrey Hepburn  @};- 

 

 

 


#73
VOHUNGTUAN

VOHUNGTUAN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 82 Bài viết

Gọi giao điểm của $BM$ và $CN$ là $O$. $AO$ cắt  $BC$ tại $K$. Từ $O$  vẽ $OD$ vuông góc $BC$. Xét:

$\frac{BC}{AH}=\frac{BC}{3.OD}=\frac{BC.OD}{3.OD^{2}}=\frac{BO.OC}{3OD^{2}}=\frac{BO.OC}{3}.(\frac{1}{BO^{2}}+\frac{1}{OC^{2}})\geq \frac{1}{3}.BO.OC.2\sqrt{\frac{1}{BO^{2}.OC^{2}}}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow BC\geq \frac{2}{3}.AH$.  

Spoiler

Mod:Bổ sung hình vào nhé bạn

MÌNH FIX ĐỀ RÙI NHA

BÀI 38:   Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Gọi I là tâm  đg tròn nội tiếp tam giác, E,F,D lần lượt là hình chiếu  của I trên AC, AB,BC.Gọi M là trung điểm AC.MI cắt AB tại N.FD cắt AH tại P. Chứng minh AN=AP


TOÁN HỌC LÀ LINH HỒN CỦA CUỘC SỐNG

 

VIỆC HỌC TOÁN SONG SONG VỚI CUỘC ĐỜI

!

 

(~~)  :ukliam2:  >:)  :ukliam2:  (~~)

:ukliam2:  :icon13:  :icon13:  :ukliam2:  :lol:  :mellow:  :D :mellow:   :lol:  :ukliam2:  :icon13:  :icon13:  :ukliam2: 

~O)  ~O)  ~O)
 

 


#74
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Mình nghĩ thi HSG 9 thì bài này là căn nguyên của hầu hết các bài về đường tròn

Bài 35: (Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc 2010) (MOSP 1995)

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $(O)$. $AD,BE,CF$ là các đường cao. Đường thẳng $EF$ cắt $BC$ tại $G$, đường thẳng $AG$ cắt đường tròn tại điểm $M$

1) Chứng minh rằng bốn điểm $A,M,E,F$ cùng nằm trên đường tròn

2) Gọi $N$ là trung điểm của cạnh $BC$ và $H$ là trược tâm tam giác $ABC$. Chứng minh rằng: $GH$ vuông góc $AN$

Spoiler

Thế nếu tam giác $ABC$ cân thì làm sao $EF$ cắt $BC$ được ạ  :P


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 05-09-2015 - 21:25


#75
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Mình nghĩ thi HSG 9 thì bài này là căn nguyên của hầu hết các bài về đường tròn

Bài 35: (Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc 2010) (MOSP 1995)

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $(O)$. $AD,BE,CF$ là các đường cao. Đường thẳng $EF$ cắt $BC$ tại $G$, đường thẳng $AG$ cắt đường tròn tại điểm $M$

1) Chứng minh rằng bốn điểm $A,M,E,F$ cùng nằm trên đường tròn

2) Gọi $N$ là trung điểm của cạnh $BC$ và $H$ là trược tâm tam giác $ABC$. Chứng minh rằng: $GH$ vuông góc $AN$

Spoiler

a,Ta có tứ giác BFEC nội tiếp,G là giao điểm EF và BC
$\Rightarrow$ GE.GF=GB.GC
Tứ giác AMBC nội tiếp,G là giao điểm AM và BC
$\Rightarrow$ GM.GA=GB.GC
$\Rightarrow$ GM.GA=GE.GF
$\Rightarrow$ Tứ giác AMFE nội tiếp.
b,Dễ ch/m được M thuộc đường tròn đường kính AH do đó,HM vuông góc MA
Kẻ MH cắt (O) tại K $\rightarrow $AK là đường kính của $(O)$
suy ra KC//BH(cùng vuông góc với $AC$)
          KB//CH(cùng vuông góc với $AB$)
$\Rightarrow$ BHCK là hình bình hành 
$\Rightarrow$ HK đi qua N
$\Rightarrow$ H,M,N thẳng hàng 
Tam giác GAN có 2 đường cao AD,MN cắt nhau tại H nên H là trực tâm $\Delta GAN $
$\Rightarrow$ GH vuông góc với AN $(Q.E.D)$


#76
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Bài 31: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Trên AB, AD lấy M,N sao cho $\widehat{MCN}=45^{\circ}$. Trên BC và CD lấy P và Q sao cho $\widehat{PAQ}=45^{\circ}$, E là giao điểm của AP và CM, F là giao điểm của AQ và CN

a) Tính tổng chu vi của tam giác AMN và tam giác CPQ theo a

b) BE, EF, FD lập thành 3 cạnh của 1 tam giác vuông.

Bài này vẫn chưa giải được giải hộ cái :D

Bài 39: Chứng minh rằng: Trong tam giác nhọn ta luôn có: $\frac{m_{a}}{h_{a}}+\frac{m_{b}}{h_{b}}+\frac{m_{c}}{h_{c}}\leq 1+\frac{R}{r}$. Trong đó:

$m_{a}$ là trung tuyến kẻ từ đỉnh A xuống BC.

$h_{a}$ là đường cao kẻ từ đỉnh A xuống BC.

$R$: Bán kính đường tròn ngoại tiếp

$r$: Bán kính đường tròn nội tiếp



#77
cam123

cam123

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Bài 40:Cho tam giác ABC gọi M là 1 điểm nằm bên trong tam giác. Các đường thẳng AM,BM,CM lần lượt cắt BC,CA,AB tại D,E,F. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : $\sqrt{\frac{AM}{MD}}$ + $\sqrt{\frac{BM}{ME}}$ + $\sqrt{\frac{CM}{MF}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 12-09-2015 - 22:37


#78
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Bài 40:Cho tam giác ABC gọi M là 1 điểm nằm bên trong tam giác. Các đường thẳng AM,BM,CM lần lượt cắt BC,CA,AB tại D,E,F. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : $\sqrt{\frac{AM}{MD}}$ + $\sqrt{\frac{BM}{ME}}$ + $\sqrt{\frac{CM}{MF}}$

Đặt $SBMC=x^{2},SCMA=y^{2},SAMB=z^{2}$
$\rightarrow \frac{AD}{MD}=\frac{SABC}{SBMC}=\frac{x^{2}+y^{2}+z^{2}}{x^{2}}$
$\rightarrow \frac{AM}{MD}+1=1+\frac{y^{2}+z^{2}}{x^{2}}$
$\rightarrow \sqrt{\frac{AM}{MD}}=\frac{\sqrt{y^{2}+z^{2}}}{x}$
Tương tự $\sqrt{\frac{MB}{ME}}=\frac{\sqrt{x^{2}+z^{2}}}{y}$
         $\sqrt{\frac{MC}{MF}}=\frac{\sqrt{x^{2}+y^{2}}}{z}$
$\rightarrow \sqrt{\frac{AM}{MD}}+\sqrt{\frac{MB}{ME}}+\sqrt{\frac{MC}{MF}}=\frac{\sqrt{y^{2}+z^{2}}}{x}+\frac{\sqrt{z^{2}+x^{2}}}{y}+\frac{\sqrt{x^{2}+y^{2}}}{z}\geq \frac{y+z}{x\sqrt{2}}+\frac{z+x}{y\sqrt{2}}+\frac{x+y}{z\sqrt{2}}\geq\frac{1}{\sqrt{2}}(\frac{x}{y}+\frac{y}{x}+\frac{y}{z}+\frac{z}{y}+\frac{x}{z}+\frac{z}{x})\geq\frac{1}{\sqrt{2}}.6=3\sqrt{2}$
Vậy $\sqrt{\frac{AM}{MD}}+\sqrt{\frac{MB}{ME}}+\sqrt{\frac{MC}{MF}} \geq 3\sqrt{2}$
Hình
http://i.imgur.com/tk5oyCn.png

#79
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Bài 36:
Cho đường tròn bán kính $1$. $A,B,C$ là $3$ điểm bất kỳ. Chứng minh rằng tồn tai điểm $M$ trên đường tròn sao cho:
$MA + MB + MC > 3$

Giả sử không tồn tại điểm $M$ thoả mãn thì với mọi điểm $M$ thuộc đường tròn tâm $O$ ta có$MA+MB+MC<3$
Lấy $M'$ đối xứng với $M$ qua $O$. Tương tự ta cũng sẽ có $M'A+M'B+M'C<3$
Suy ra $M'A+M'B+M'C+MA+MB+MC<6$
Mặt khác, ta lại có:

$M'A+M'B+M'C+MA+MB+MC=(M'A+MA)+(M'B+MB)+(M'C+MC)\geq 3.MM'=6$
(mâu thuẫn)

Vậy điều giả sử là sai,đpcm là đúng

Bài toán có thể mở rộng với $n$ điểm như sau:

Cho đường tròn tâm $O$ bán kính $r=1$. Lấy tùy ý $n$ điểm $A_{1}, A_{2}, A_{3},...,A_{n}$ trên đường tròn đã cho.CMR: Tồn tại điểm M trên đường tròn sao cho:$MA_{1}+MA_{2}+MA_{3}+...+MA_{n}\geq n$.

Chứng minh hoàn toàn tương tự

 

Hình gửi kèm

  • Hinh.JPG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 12-09-2015 - 21:58


#80
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Bài 23:Cho đường tròn O đường kính BC. H thuộc OB, lấy A ngoài (O) sao cho AH vuông góc BC. Từ A kẻ 2 tiếp tuyến với 2 tiếp điểm là D và E sao cho D ở giữa B và E 

a, Chứng minh AEHD nội tiếp 

b, chứng minh BE,CD,AH đồng quy

--

a) Tứ giác $HOEA$ và $ODAE$ nội tiếp nên $H, D, E, A$ cùng thuộc đường tròn $(QED)$ suy ra đpcm
b)Từ phần a) tứ giác $HDAE$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{DHA}=\widehat{ADE};\widehat{AHE}=\widehat{EDA}$
Mà $\widehat{ADE}=\widehat{EDA}$ (AD=AE) suy ra  $HA$ là tia phân giác của $\widehat{DHE}$
Ta có $BD$ vuông góc vs $CD; BE$ vuông góc vs $CE$ nên $BE, CD, HA$ là ba đg cao của $\Delta$ có cạnh $BC$ và $2$ cạnh chứa $BD, CE$. Từ đó $BD, HA, CE$ đồng quy
Nhận thấy tam giác tạo bởi $3$ chân đường cao thì có $3$ phân giác là $3$ đường cao đó. Nên $BE, CD, HA$ là $3$ phân giác  trong $\Delta HDE$ nên chúng đồng quy

Hình gửi kèm

  • Hình vmf.jpg





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh