Đến nội dung

Hình ảnh

Sự trùng lập trong bài toán chọn:

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
haptrung

haptrung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

Bài toán 1: Có 10 HS khối 10, 11 HS khối 11, 12 HS khối 12. Có bao nhiêu cách chọn ra 6 học sinh sao cho có mặt cả học sinh của 3 khối.

Nếu giải bài toán như sau: 

+ Chọn ra mỗi khối 1 học sinh bất kỳ: Có 10.11.12 cách.

+ Chọn 3 học sinh còn lại tùy ý trong số 30 học sinh còn lại có $C_30^3$ cách.

Vậy có $10.11.12.C_30^10$ cách.

Cách giải này có sự trùng lặp ở đâu?

Bài toán 2: Có 8 học sinh nam và 9 học sinh nữ. Ghép các em nữ thành 3 nhóm mỗi nhóm 3 nữ và xếp các nhóm nữ này xen kẽ với các em nam thành 1 vòng tròn. Hỏi có bao cách?

Giải bài toán này như sau:

+ Xếp 8 em nam thành vòng tròn có $7!$ cách.

+ Chia nữ thành 3 nhóm có $C_9^3.C_6^3$ cách.

+ Xếp 3 nhóm nữ vào xen kẽ với 8 em nam có: $C_8^3$ cách.

+ Ba học sinh trong một cặp đổi chỗ cho nhau có: $3!.3!.3!$ cách.

Vậy có: $7!.C_9^3*C_6^3.C_8^3.3!.3!.3!$ cách.

bài toán này chọn bị trùng ở đâu.

Mong mọi người chỉ giáo.

 



#2
LacKonKu

LacKonKu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết

Bài toán 1: Có 10 HS khối 10, 11 HS khối 11, 12 HS khối 12. Có bao nhiêu cách chọn ra 6 học sinh sao cho có mặt cả học sinh của 3 khối.

Nếu giải bài toán như sau: 

+ Chọn ra mỗi khối 1 học sinh bất kỳ: Có 10.11.12 cách.

+ Chọn 3 học sinh còn lại tùy ý trong số 30 học sinh còn lại có $C_30^3$ cách.

Vậy có $10.11.12.C_30^10$ cách.

Cách giải này có sự trùng lặp ở đâu?

Tính như  thế này sẽ bị trùng, nên sử dụng nguyên lý bù trừ để giải như sau:

 Gọi:

$S$ là tập các cách chọn 6 hs tùy ý.

$Y$ là tập các cách chọn thỏa yêu cầu đề bài.

$N_{i}$ với $i=10,11,12$ là tập các cách chọn lần lượt không có hs khối 10, 11, 12.

Như vậy ta có:

$\left | Y \right |=\left | S \right |-\left | N_{10}\cup N_{11}\cup N_{12} \right |$

Với:

$\left | N_{10}\cup N_{11}\cup N_{12} \right |=\left | N_{10} \right |+\left | N_{11} \right |+\left | N_{12} \right |-\left ( \left | N_{10}\cap N_{11} \right |+ | N_{10}\cap N_{12} \right |+ \left| N_{11}\cap N_{12} \right |)+\left | N_{10}\cap N_{11}\cap N_{12} \right |$

Trong đó:

$\left | S \right |=C_{33}^{6}$

$\left | N_{10} \right |=C_{23}^{6};\left | N_{11} \right |=C_{22}^{6};\left | N_{12} \right |=C_{21}^{6};| N_{10}\cap N_{11}|=C_{12}^{6}; | N_{10}\cap N_{12}|=C_{11}^{6}; | N_{11}\cap N_{12}|=C_{10}^{6} ;\left | N_{10}\cap N_{11}\cap N_{12} \right |=0$

Số cách chọn thỏa yêu cầu:

$\left | Y \right |=C_{33}^{6}-\left ( C_{23}^{6}+C_{22}^{6}+C_{21}^{6} \right )+\left ( C_{12}^{6}+C_{11}^{6}+C_{10}^{6} \right )$

 

Bài toán 2: Có 8 học sinh nam và 9 học sinh nữ. Ghép các em nữ thành 3 nhóm mỗi nhóm 3 nữ và xếp các nhóm nữ này xen kẽ với các em nam thành 1 vòng tròn. Hỏi có bao cách?

Giải bài toán này như sau:

+ Xếp 8 em nam thành vòng tròn có $7!$ cách.

+ Chia nữ thành 3 nhóm có $C_9^3.C_6^3$ cách.

Tính như vầy là có xét thứ tự của 3 nhóm, nên ta khử tính thứ tự này đi: $\frac{C_{9}^{3}.C_{6}^{3}}{3!}$

+ Xếp 3 nhóm nữ vào xen kẽ với 8 em nam có: $A_8^3$ cách.

+ Hoán vị 3 hs nữ trong nhóm : $3!.3!.3!$ cách.

Vậy có: $7!.\frac{C_{9}^{3}.C_{6}^{3}}{3!}.A_{8}^{3}.\left ( 3! \right )^{3}$ cách.

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LacKonKu: 16-11-2015 - 10:25

Học sinh chuyên toán, học khá các môn trừ môn toán...

 

 


#3
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

 

Câu hỏi chính là trùng ở đâu? Hihi...

Bài 1: trùng vì 10.11.12 là 1 chỉnh hợp, mang tính có thứ tự. Trong khi bài toán không có tính thứ tự.

Bài 2: Khi bạn cho hoán vị tất cả đối tượng thì hiển nhiên sẽ có rất nhiều trạng thái lặp lại mà không kiểm soát được. Đơn giản như dán 3 con tem vào 3 bì thư: nếu bạn hoán vị 3 con tem là 3! rồi hoán vị 3 bì thư là 3! thì thành kq 3!.3! là sai. Thực chất phải cố đinh 1 đối tượng, chỉ hoán vị 1 đối tượng là đã có tất cả trường hợp, là 3! mà thôi.

Thân!


Tìm lại đam mê một thời về Toán!





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh