Đến nội dung

Hình ảnh

Albert Einstein

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Anbe Anhxtanh
( 1879 - 1955 )

Tuổi Trẻ Không May Mắn


Anbe Anhxtanh sinh năm 1879 tại Ulm, một thị trấn nhỏ miền Nam nước Đức, trong một gia đình gốc Do Thái .Bố Anbe khi nhỏ có năng khiếu về tóan, nhưng vì nhà nghèo chỉ học xong bậc Trung Học , không học lên Đại Học được. Mẹ Anbe chơi đàn dương cầm rất hay, và có giọng hát tuyệt vời. Với một cửa hiệu buôn bán nhỏ, gia đình Anhxtanh chỉ tạm đủ ăn, nhưng sống trong một không khí lạc quan,đầm ấm, âm nhạc và văn hoc cổ điển Đức luôn luôn là niềm vui của cả nhà. Năm 1880, gia đình chuyển tới Munkhen.


Anbe là một cậu bé hiền lành,ít nói, ít nô đùa với bạn bè.Nhưng đã nổi tiếng là một chú bé công bằng và biết suy nghĩ Khi bạn bè có điều gì xích mích, tranh cãi nhau, thường đến nhờ cậu phân xử Lên 6 tuổi, Anbe đã học chơi vĩ cầm nhưng chẳng có thích thú gì lắm mặc dù vẫn chăm tập luyện. Phải nhiều năm sau đó khi tập chơi những bản xonat của Môda, Anbe mới thấy những nét nhạc hài hòa, duyên dáng cuốn hút mình, và mới thực sự miệt mài, kiên trì luyện tập, trở thành người chơi vĩ cầm giỏi , say sưa với âm nhạc.
Năm 10 tuổi, học xong tiểu học, Anbe vào học trường trung học Munkhen. Cậu vừa học, vừa giúp bố mẹ trong việc kinh doanh. Khi 12 tuổi, lúc chuẩn bị bước vào năm học mới lần đầu tiên cậu cầm trong tay cuốn sách giáo khoa hình học. Tò mò đọc thử vài trang đầu , cậu bị sự lập luận chặc chẽ và đẹp đẽ của cuốn sách lôi cuốn, và nhiều ngày sau đó, cậu miệt mài đọc cho đến trang cuối cùng. Đọc xong Anbe rất thích thú và khâm phục cái kì diệu của hình học, đặc biệt là cái logic chặc chẽ và tự nhiên của nó. Anbe khâm phục cái có lí đến đâu thì căm ghét cai phi lí, cái tùy tiện đến đấy.Trường trung học Munkhen lúc đó toát ra một loạt không khí quân phiệt, thầy đối với trò không khác gì cai đối với lính, trong giờ học, phải nói theo ý thầy, không được có ý kiến khác.Anbe nổi tiếng là một cậu học trò bướng bỉnh, thấy giáo dạy tiếng Đức có lần đã nói :"Anhxtanh, em lớn lên sẽ chẳng làm được cái tích sự gì đâu". Tư tưởng bài Do Thái cũng đã lan đến trường, và cậu bé ương bướng gốc Do Thái đó đã bị xóa tên, không cho học ở đó nữa, mặc dù khi đó cậu là một học sinh giỏi nhất lớp về toán và vật lí.
Gia đình Anhxtanh chuyển sang Thụy Sĩ để tránh sự đàn áp người Do Thái. Anbe tiếp tục học ở trường trung học Arau, nổi tiếng là một nhà trường mẫu mực. Không khí tự do lành mạnh của nhà trường:" một làn gió hoài nghi tươi mát", - nhưng sau này Anhxtanh nhận xét, - không bắt học sinh cúi đầu thừa nhận cái gì mà mình chưa tin, khiến cho Anbe hồ hởi học tập và tốt nghiệp vào loại ưu.
Việc kinh doanh vẫn không tốt đẹp gì, nhưng bố Anbe cố cho anh được tiếp tục học. Anbe vào thẳng trường bách khoa Zurich mà không phải thi, anh chọn khoa sư phạm, khoa đào tạo giáo viên toán và vật lí. Trường này có nhiều giáo sư giỏi, và ngoài giờ học Anbe còn say sưa đọc kĩ các công trình của các nhà vật lí học nổi tiếng: Macxoen, Hemhônxơ, Kiasop, Bôndơman... Chẳng bao lâu Anbe đã biết cách chọn lấy cái gì cho phép đi sâu vào bản chất, và bỏ qua cái gì chỉ làm mệt óc một cách không cần thiết. Anbe vùng vẫy trong vật lí học tựa như cá trong nước, nhưng chẳng bao giờ nhớ vận tốc âm trong không khí là bao nhiêu, bởi vì " tìm trong cuốn sách tra cứu nào cũng thấy thì nhớ làm gì cho nặng đầu ?"
Anhxtanh tốt nghiệp xuất sắc trường Bách Khoa, nhưng vẫn nồi tiếng là một sinh viên vô kỉ luật và tự do chủ nghĩa. Đặc biệt quan hệ của anh với giáo sư Vêbe rất căng thẳng. Vêbe giảng bài hấp dẫn, nhưng tư tưởng của ông là cũ kĩ, ông không chấp nhận những cái mới trong vật lí học. Anhxtanh không bao giờ nghe ông giảng, chỉ tự đọc sách và đến làm thí nghiệm. Khi tiếp xúc với ông, có lần anh không nói "thưa Giáo Sư", mà chỉ nói "thưa ông Vêbe". Vêbe cũng không tha thứ cho anh về những cái đó. Cuối khóa học, tất cả sinh viên của tổ anh đều được ông giữ lại làm việc ở trường, trừ một mình anh phải ra đi.

Hai năm liền Anhxtanh không có việc làm, chỉ thỉnh thoảng nhận dạy học ngắn hạn ở một trường nào đó, hoặc kèm cặp cho một học sinh nào đó. Anh không thể dựa mãi vào gia đình, vì ông bố làm ăn cũng chật vật. Anh sống tự lập, bữa đói bữa no," túng thiếu gay gắt đến nỗi tôi không thể suy nghĩ về một vấn đề trừu tượng nào cả". Nhưng Anhxtanh vẫn lạc quan và hy vọng, chỉ trong khi viết thư cho bạn rất thân anh mới bông đùa tự gọi mình là " con người không thành đạt ".

Những Phát Minh Vĩ Đại Của Viên Chức Hạng Ba


Hai năm chật vật, lo ăn từng bữa, đã khiến Anhxtanh mắc bệnh đau gan, căn bệnh này sẽ còn dằn vặt anh suốt đời nữa.Anh luôn luôn oán trách giáo sư Vêbe đã làm khổ anh, và chặn đứng con đường đi vào khoa học, mà khoa học đối với anh từ lâu đã là một niềm say mê không gì thay thế nổi. Nhưng bạn bè anh không bỏ anh.

Mùa hè năm 1902, do ông bố một người bạn thân giới thiệu, Anhxtanh được nhận đến làm việc ở Phòng Đăng Kí Phát Minh thành phố Becnơ, Với Chức danh " Giám định viên kĩ thuật hạng ba". Sau một thời gian, anh đã nắm vững được công việc, đối với mỗi phát minh xin đăng kí, anh đã nhanh chóng và dễ dàng làm nổi rõ được bản chất của những vấn đề kĩ thuật, và viết bản kết luận một cách gọn gàng, rõ ràng, logic, anh thích thú với công việc này, vì nó bắt phải suy nghĩ, cân nhắc, và nó thúc đẩy tư duy vật lí. Một điều quan trong nữa là nó kéo anh ra khỏi cảnh bần cùng, tạo cho anh một vị trí khiêm tốn nhưng vững bền. Với đồng lương bé nhỏ, anh đã cảm thấy giàu có và hài lòng, vì ngoài tám giờ làm việc, anh lại có điều kiện ung dung để nghiên cứu Vật Lí học. Giám đốc cơ quan cũng hài lòng với công việc của anh. Một thời gian sau, anh được tăng lương, nhưng anh đã ngạc nhiên hỏi :" Sao cho tôi lắm tiền thế này để làm gì ?"

Ba năm liền sau đó là một thời gian thật hạnh phúc và hết sức phong phú đối với Anhxtanh. Anh cùng một số bạn trẻ ý hợp tâm đầu luôn luôn gặp mặt nhau, và nhóm bạn đó tự gọi nhau là " Viện Hàn Lâm Olimpia ". Chiều chiều họ hay gặp nhau sau giờ làm việc, cùng nhau ăn cơm, rồi cùng nhau đọc sách về vật lý học và triết học, đọc tiểu thuyết, ngâm thơ, tranh luận với nhau, nghe Anhxtanh kéo vĩ cầm những nhạc phẩm của Bakho, Sube và nhất là Môda. Chiều thứ bẩy, có khi họ kéo nhau lên núi chơi, và trò chuyện, tranh luận suốt đêm, sáng sớm ngắm cảnh mặt trời mọc, rồi xuống núi điểm tâm, và trở về nhà mệt mỏi và sung sướng. Ba năm như vậy đã tạo cho Anhxtanh một niềm vui lớn, một sự yên tĩnh trong tâm hồn, để tư duy khoa học được thả sức bay bổng.

Năm 1905, chỉ trong vòng 1 năm, Anhxtanh đã có năm công trình nghiên cứu có giá trị đăng trên "

Hình đã gửi
Tất cả là phù du.

#2
Tran The Trung

Tran The Trung

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Mời bổ sung
http://vi.wikipedia....Albert_Einstein

#3
cobonla

cobonla

    ngày mai trời lại sáng

  • Thành viên
  • 31 Bài viết
http://irv.moi.gov.v...w.aspx?ID=14928
http://www.chungta.c...-Dinhcao-KH-NV/
EM thường tha thẩn lúc nào nhớ
VẪN hái bằng lăng lúc hè về
YÊU loài hoa dại mang màu tím
ANH biết không anh tím dại khờ!!!
^^***^^***^^***

#4
Tran Quoc Anh

Tran Quoc Anh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
1. Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

2. Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và nói rằng: ”Đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái" . ìĐúng vậy” , Einstein trả lời, ”Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu!”.

3. Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.

4. Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.

5. Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời:
- Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó!

6. Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: ìThưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”.
ìTốt quá!”, Einstein trả lời, ìTuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”.
Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời: ìÔi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.

7. Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

8. Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông. Ông đáp như sau:
- Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y "Anh muốn uống một ly sữa không?". Người mù hỏi lại tôi:
- Sữa là cái gì?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: "Thế này gọi là cong". Người mù vui mừng bảo:
- À thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng.

9. Niels Bohr có thói quen là thường nhắc đi nhắc lại những từ ngữ có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Một buổi chiều, khi đang làm việc với nhà vật lý Abraham Pais ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton, Bohr bắt đầu chuyển sang trạng thái mê mẩn, ông cứ đi quanh phòng và lẩm bẩm: "Einstein... Einstein...".
Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt. Thì ra ông bạn già tinh nghịch này đã lẻn vào phòng từ lúc nào. Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: "Khổ ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa, và tôi đã trót hứa sẽ làm theo lời ông ấy. Tuy nhiên, hi hi, tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn trộm thuốc lá cả". Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo. Cả buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để "tiêu thụ đồ ăn trộm”.

10. Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở cổng thiên đàng. Trong lúc chờ dợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của họ.
- Người thứ nhất trả lời: 190. ìTuyệt vời,” Einstein reo lên. ìChúng ta có thể bàn về đóng góp của nhà vật lý Ernest Rutherford cho ngành vật lý nguyên tử và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
- Người thứ hai trả lời: 150. ìTốt” Einstein nói. ìTa sẽ bàn về vai trò của hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế giới”.
- Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: ìVậy ông phỏng đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm tới là bao nhiêu?”

#5
Tran Quoc Anh

Tran Quoc Anh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

1. Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

2. Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và nói rằng: ”Đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái" . ìĐúng vậy” , Einstein trả lời, ”Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu!”.

3. Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.

4. Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.

5. Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời:
- Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó!

6. Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: ìThưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”.
ìTốt quá!”, Einstein trả lời, ìTuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”.
Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời: ìÔi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.

7. Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

8. Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông. Ông đáp như sau:
- Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y "Anh muốn uống một ly sữa không?". Người mù hỏi lại tôi:
- Sữa là cái gì?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: "Thế này gọi là cong". Người mù vui mừng bảo:
- À thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng.

9. Niels Bohr có thói quen là thường nhắc đi nhắc lại những từ ngữ có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Một buổi chiều, khi đang làm việc với nhà vật lý Abraham Pais ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton, Bohr bắt đầu chuyển sang trạng thái mê mẩn, ông cứ đi quanh phòng và lẩm bẩm: "Einstein... Einstein...".
Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt. Thì ra ông bạn già tinh nghịch này đã lẻn vào phòng từ lúc nào. Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: "Khổ ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa, và tôi đã trót hứa sẽ làm theo lời ông ấy. Tuy nhiên, hi hi, tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn trộm thuốc lá cả". Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo. Cả buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để "tiêu thụ đồ ăn trộm”.

10. Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở cổng thiên đàng. Trong lúc chờ dợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của họ.
- Người thứ nhất trả lời: 190. ìTuyệt vời,” Einstein reo lên. ìChúng ta có thể bàn về đóng góp của nhà vật lý Ernest Rutherford cho ngành vật lý nguyên tử và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
- Người thứ hai trả lời: 150. ìTốt” Einstein nói. ìTa sẽ bàn về vai trò của hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế giới”.
- Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: ìVậy ông phỏng đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm tới là bao nhiêu?”

Hầu hết mọi người nghĩ rằng Einstein đã là một thiên tài. Mặc dù anh(ông) học kém ở trường,Tuy thế, người ta giả định rằng Einstein đã trở thành một thiên tài về sau này. Người ta cũng tin rằng ông sử dụng trí tuệ và các lý do của toán học phức tạp để cuối cùng đi đến E = MC2.

Sự thật về Einstein là khác . Mặc dù ông khá thông minh, kết luận của ông đã không đến từ một trí tuệ siêu việt . Ông đến với phương trình nổi tiếng của mình không nhờ lý do hoặc minh chứng toán học. Trong thực tế, ông đã không sử dụng lý do toán học toán học hoặc khoa học bất kì nào !

Nếu Einstein đã không đi đến E = MC2 từ toán học hay khoa học luận, làm sao ông đã nhận được kết quả đó? Câu trả lời là rất đơn giản ...

Ông đã đặt ra thế !

Đúng vậy. Ông đoán như thế, giả định và làm ra nó. Không có một bằng chứng, một chứng minh khoa học, ông chỉ thức dậy vào một ngày nào đó và nói " Nó sẽ là như thế". Rồi năm 1905, ông công bố "phát minh" trên 3 trang báo trên một tạp chí khoa học ... và rồi, đi vào lịch sử.

Sự thật là như thế này.

Einstein đã không là một trí tuệ thiên tài như mọi người phần lớn mọi người nghĩ . Tuy nhiên Ông có một cái tâm hiếu kỳ, và ông không sợ phải suy nghĩ một cách khác về những thứ mà người khác xung quanh ông vẫn tin tưởng.

Vào khoảng thời gian Einstein đã bắt đầu quan tâm đến vật lý (1895), thì điện, từ, và các hiện tượng của ánh sáng đều đang được nghiên cứu .
Một số nguyên lý khoa học và phương trình toán học đã được tìm ra.
Đã có một số thuyết gọi là thuyết tương đối đã tìm ra vài thế kỉ trước bởi nhà vũ trụ Galile
Hầu hết các nhà khoa học hồi đó đều thỏa mãn với các thuyết hiện hành. Có một số ít các trường hợp mà các thuyết đó cũng không giải đáp được. Nhưng các trường hợp đó được cho rằng không quan trọng và không ai chú ý nhiều.

Không ai,ngoại trừ 1 người : Einstein.

Eistein tò mò về những cái "hố" của các học thuyết khoa học lúc ấy. Thực sự ông ấy thích đặt ra cho chính mình các "ý tưởng kì bí" và xem các thuyết hiện thời có lý giải một cách thích đáng hay không.

Một điều kì bí ông đưa ra là : Nếu có một người bay trong không gian với vận tốc của ánh sáng (như đấng siêu nhiên) với hai tay cầm chặt tấm gương soi trước mặt thì anh ta nhìn thấy gì trong tấm gương ?
Anh ta có nhìn thấy mặ mình? Nó sẽ to hay nhỏ hơn khi đứng yên? Nó có méo theo bất kì cách nào? Ánh sáng từ mặt anh ta có đi tới gương và phản xạ lại trong khi mặt anh ta cũng chuyển động cùng vận tốc ánh sáng ? Và thế nào với người quan sát trên mặt đất ? Họ nhìn thấy gì ?
Điều kì bí đó đã dẫn ông đến công thức E=mc^2. Và, như bạn thấy, không ngoại trừ thứ gì. Tôi và bạn hẳn ngạc nhiên về điều này.

Điều gì khiến Einstein khác biệt mọi người ? Là ông ấy không từ bỏ điều hoang tưởng cho tới khi giải quyết được nó. Ông không theo đuổi ý tưởng kì bí trong 1 hay 2 tuần như tôi và bạn vẫn làm. Ông không từ bỏ sau 1 tháng không tìm ra câu trả lời. Thậm chí ông không bỏ dở sau 1 năm hay 2 năm suy nghĩ. Ông ấy theo đuổi điều bí ẩn cho đến khi tìm ra nó
Và ông ấy đã dòng rã ... 10 năm !

Đúng 10 năm tròn, 1895-1905 ! Gần như ngày nào ông cũng nghĩ về nó. Ông thảo luận với bạn bè, tìm hiểu cùng đồng nghiệp. Ông cũng thảo luận với các nhà khoa học vĩ đại đương thời . Song không ai có câu trả lời.
Nhưng điều vĩ đại của ông là không nản chí giống mọi người vẫn thế. Ông không nói " giành thời gian cho nó như thế là đủ lắm rồi...để tôi làm cái khác lớn lao hơn, tốt hơn". Không, ông kiên nhẫn với vấn đề ông nêu ra ban đầu. Ông chống lại sự chấp nhận tạm thời những câu trả lời chưa hoàn chỉnh, bất cứ câu trả lời nào.
Ông đã duy trì tính liêm chính của mình và trong suốt toàn bộ quá trình. Và khi câu trả lời cuối cùng đến, ông biết rằng nó là đúng.

Cuối cùng Eistein đã giải quyết vấn đề ra sao ? Như tôi nói trên, ông ấy có sự tưởng tượng hoang sơ, bí ẩn. Sau nhiều năm ngiền ngẫm . ông đã có cái nhìn làm thay đổi tiến trình văn minh nhân loại. Cái nhìn đó như thế nào? Thực tế, nó không hoàn toàn là phức tạp và không cần phải thiên tài mới nghĩ tới.

Eistein đã làm là gán cho vận tốc ánh sáng là bất biến! Ông giả thiết không gì có vận tốc lớn hơn của ánh sáng và mọi ánh sáng đi với vận tốc không đổi và không phụ thuộc người quan sát.

Đến thời gian đó, quan niệm ánh sáng có vận tốc bất biến chưa từng được thiết lập. Tất cả mọi người nghĩ rằng thời gian và khoảng cách là không đổi, còn ánh sáng cũng như mọi thứ khác trong vụ trụ có vận tốc thay đổi. Nhưng Eistein muốn cân nhắc là những thứ mọi người tin tưởng về thời gian, không gian và ánh sáng có lẽ là sai !
Vì vậy ông gán cho ánh sáng vận tốc hằng số và trở lại với các phương trình toán học và điện - từ đã được tìm ra những năm trước đó .
Rồi ông gán C cho vận tốc ánh sáng để cố định nó, bất kì giá trị nào có thể, một giá trị nhỏ và, nảy ra

E = mc^2

Chính Eistein đã kinh ngạc ! Nếu vận tốc ánh sáng là hằng số - như trực giác của ông ấy laf đúng - thì, vật chất và năng lượng sẽ là một !
(năng lượng bằng vật chất nhân bình phương ánh sáng). Không chỉ có vậy, mà năng lượng trong mẩu vật chất bé xíu như ngòi bút chì cũng sẽ là phi thường, vượt xa só với các loại bom thông thường.

Không chỉ có vậy ! Nếu vận tốc ánh sáng cố định thì Eistein cũng đúng khi cho rằng không gian và thời gian sẽ phải có quan hệ tương đối ! Nhưng điều này hoàn toàn chống đối niềm tin của mọi người, trong đó có các nhà khoa học hàng đầu .
Điều này không làm Einstein dừng bước. Năm 1905 ông công bố công trình của mình với kết luận E=mc2 trong bài báo 3 trang tựa đề "Có hay không quán tính (inertia) một người phụ thuộc vào năng lượng mà nó chứa?" Bài báo cũn không kèm theo ghi chú hay tài liệu tham khảo nào.
Các khoa học đã thành lập sụp đổ hoàn toàn.

"Eistein đã nghĩ gì? Sao ông ta dám mâu thuẫn những nguên tắc căn bản của vật lý Newton ? Đâu là bằng chứng khoa học ?........."

"... Sao ông ta dám tin tưởng và quả quyết như thế. Điều này là phi lý...chúng ta không chấp nhận một người nói như thế này mà không có bằng chứng. Ông ta dám... ý tưởng này không mang lại niềm tin nào hết !

Einstein đáp lại ra sao ? Ông đối đãi thế nào với những lời bình phẩm theo chiều hướng tiêu cực dành cho mình ? Câu trả lời của ông ấy đơn giản và trực tiếp. Ông nói với nhóm khoa học :

Hãy thử xem - anh sẽ thấy như thế là đúng !
Einstein đã đúng. Hơn 20 năm sau, công nghệ đã có khả năng làm các thử nghiệm khoa học 1 cách khắt khe điều mà Eistein đã cho là đúng, thuyết của ông trở thành có giá trị.
Cuối cùng cả thế giới phải đồng ý rằng "cái bướu" ban đầu của Einstein là đúng.
Chân lý (ít nhất cũng xa xưa như ta biết đến nó) cuối cùng đã sáng tỏ , dù trải qua 1 thời gian dài trước khi được đón nhận.

Sao tôi kể chuyện này ? Sao bạn nên quan tâm cách nào Einstein có được E=mc2 ?
Tôi ngưỡng mộ câu chuyện này không vì nó liên quan đến khoa học vật lí, mà vì nó có liên quan trực tiếp đến bạn và tôi, liên quan đến tất cả mọi con người . Nó liên quan đến năng lực suy nghĩ, lý trí và sự hiểu biết về cuộc sống này thực sự hoạt động ra sao. Nó cũng liên quan đến những căng lớn đến đâu mà ta đã tải nghiệm.

Hiểu cách mà Einstein đi đến E=mc2 giúp chúng ta có thể đánh giá khả năng (của tất cả chúng ta) có thể nhận có những quả quyết tương tự. Mỗi chúng ta đều có khả năng làm việc cần cù và một ngày nhận ra :

-Sự thực cuộc sống này có thể không như chúng ta thường nói
-Sự thực cuộc sống này có thể không như những gì chúng ta đã học và tin
-Không phải lúc nào ta cũng cần bằng chứng, chứng minh hay sự đồn tình của những người khác để đón nhận "sự thực" mới nếu ta có lý do tốt để tin tưởng.

Hãy nhìn lại cuộc sống của chính bạn một lát.
Không có vài lần bạn thấy một sự thực mà không ai biế hay đi ngược lại hiểu biết?
Có lúc nào mọi người quanh bạn nghĩ hoặc cảm nhận theo 1 cách nhưng bạn can đảm để nghĩ theo 1 cách khác ... và cuối cùng bạn được minh chứng ?

Tôi cược là bạn không biết 1 Einstein trong chính bạn !
Điều thú vị ở Einstein chủ yếu không phải trí tuệ , thông minh mà là sự can đảm. Không chỉ dám đặt câu hỏi về "nguyên tắc chân lý" mà mọi người tin tưởng mạnh mẽ , mà ông còn dũng cảm bám chặt khẩu súng trong khi mọi người xung quanh bắt đầu tấn công dữ dội.
Ông ấy tin tưởng điều mình cho là đúng. Ông đứng vững vàng đối mặt với chỉ trích bởi vì biết rõ mình đứng trên điều gì đó "thực" và quan trọng. Và sự phản đối mạnh mẽ không thành vấn đề vì ông vẫn giữ chính kiến của mình.
Tất nhiên Eistein không phải là người duy nhất minh chứng xuất sắc sự pha trộn giữa sự sáng suốt và can đảm. Galileo và Copernicus cũng vấp phải sự phản đối, còn có Columbus, Thomas Edison, Martin Luther King.

Nhưng điểm quan trọng cần nhớ là chúng ta CŨNG có khả năng có các phát minh anh hùng. Ta có thể thức dậy mọi ngày và nói với mình " cậu biết, bất cứ điều gì tôi nghĩ , X có thể sai". Và sau đó tự bạn hayvới trợ giúp của người khác , chúng ta có thể tìm ra khả năng đó với sự can đảm và vững tin như Eistein đã làm với 10 năm bám theo "ý tưởng kì bí"



And remember, like Einstein, you don't need to have proof or evidence, before you change your own personal thinking. Proof will often come later, once you've fully embraced and tested out your new ideas.
But also remember that, just like Einstein, you'd better be right about the ideas and principles you choose to guide you!
Going against the grain of public wisdom can be costly as well, especially if you choose a theory or viewpoint that's not solidly grounded in the way life actually works.
Well, there you have it--a not too technical account of how Einstein arrived at E=MC2. I hope you enjoyed this special report and that you take something useful away from it.

#6
hangochoanthien

hangochoanthien

    * ĐÔNG TÀ*

  • Thành viên
  • 165 Bài viết
DANH NGÔN CỦA ALBERT EINSTEIN
Không ai trong chúng ta không biết đến nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, nhưng có lẽ không nhiều người biết những câu danh ngôn của ông.
1- Một con người là một phần của toàn thể mà chúng ta gọi là ìvũ trụ”. Thành phần này bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người kinh nghiệm về chính mình, về tư tưởng và cảm xúc của mình, như là một thứ gì cách biệt với những thứ còn lại, một loại ảo giác quang học của nhận thức. Ảo giác này là một thứ ngục tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta vào các tham muốn cá nhân của chúng ta và vào tình yêu đối với vài người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là phải giải phóng chúng ta khỏi loại ngục tù này bằng cách mở rộng các lòng trắc ẩn để bao phủ mọi sinh vật và toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của thiên nhiên.
2- Khi liên quan tới thực tế, các định luật toán học trải rộng tới đâu thì càng thấy không chắc chắn, một khi các định luật này chắc chắn thì lại không liên quan tới thực tế.
3- Đôi khi tôi tự hỏi tôi rằng làm sao tôi lại là một người khai triển lý thuyết tương đối? Tôi cho rằng bởi vì một người trưởng thành bình thường không bao giờ ngừng suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Khi còn là một đứa trẻ, con người đã suy nghĩ về vấn đề này. Nhưng vì sự phát triển trí tuệ của tôi bị chậm trễ, kết quả là tôi bắt đầu suy ngẫm về không gian và thời gian chỉ khi nào tôi đã trưởng thành.
4- Tôi cho rằng một hạt chuyển động (a particle) phải có một thực tế độc lập với các độ đo, nghĩa là một điện tử (electron) có tính xoay tròn, vị trí… của nó, ngay cả khi nó không đựoc đo lường. Tôi ưa thích nghĩ rằng mặt trăng ở tại đâu đó, ngay cả khi tôi không nhìn thấy mặt trăng.
5- Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
6- Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó, đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sáng tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ.
7- Tôi nghĩ rằng Chúa không chơi trò may rủi (trò chơi súc sắc)
8- Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng.
9- Đầu óc của con người không thể hiểu nổi vũ trụ. Chúng ta giống như một em nhỏ đi vào một thư viện rộng lớn. Các bức tường có nhiều sách xếp cao tới trần nhà, các cuốn sách này được viết bằng nhiều ngôn ngữ. Em nhỏ biết rằng phải có nhiều người nào đó viết ra các cuốn sách này. Em nhỏ không biết tác giả là ai và làm sao các sách được viết ra. Nhưng em nhỏ ghi nhận được cách xếp đặt rõ ràng các cuốn sách, một trật tự bí ẩn em đã không hiểu, mà chỉ biết một cách lờ mờ.
10- Khi tôi xem xét chính mình và các phương pháp tư tưởng của tôi, tôi đi tới kết luận rằng tài năng kỳ ảo (the gift of fantasy) có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng hấp thụ kiến thức thực tế.
11- Giả sử A là sự thành công trong cuộc sống. Vậy thì A=X+Y+Z trong đó X=làm việc, Y=vui chơi, Z=im lặng
12- Ðìều tuyệt đối duy nhất trong cái thế giới của chúng ta, đó là sự khôi hài
13-Nếu thực tế không tương ứng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế (faits)
14- Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý (mental rationnel) là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu.
15- Ðừng bao giờ làm cái gì trái với lương tâm, cho dù nhà Nước đòi hỏi ở ta.
16- Cũng vì bổn phận mà con người phải trả nợ cho đời, ít nhất cũng bằng cái mà họ đã nhận
17- Nếu bạn không giảng nghĩa một khái niệm cho đứa trẻ 6 tuổi được là vì bạn không hiểu nó hoàn toàn
18- Một người không hề sai lầm sẽ không bao giờđổi mới
19- Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chớ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn
20- Những bài học đắng cay trong quá khứ phải được học đi học lại không ngừng
21- Giá trị thật sự của con người phải được xác định theo chiều hướng được tự do và không tùy thuộc bất cứ ai
22- Thế giới mà chúng ta tạo ra là kết quả của mức độ suy nghĩ của ta, nhưng những vấn đề mà thế giới sinh ra sẽ không được giải quyết ở cùng một mức độ
23- Tôi quả quyết rằng tình cảm tôn giáo vũ trụ là tác nhân mãnh liệt nhất và quý phái nhất trong việc khảo cứu Khoa học
24- Một bài toán không có giải đáp là vì bài toán đó đặt câu hỏi sai
25- Một dạ dày rỗng không phải là một cố vấn chính trị tốt
26- Việc khó hiểu nhất trên đời là thuế lợi tức
27- Có những điều hết sức là quan trọng đối với ta nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng. Cũng có những điều hết sức là quan trọng nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng đối với ta.
28- Không phải tôi là người quá thông minh mà chỉ vì tôi ở lại với những vấn đề lâu hơn
29- Chính trị tuy phù du nhưng là một phương trình vĩnh cửu
30- Không phải vì sức hấp dẫn quả đất mà người ta bị thu hút lẫn nhau.
31- Tiến bộ kỹ thuật như một cái rìu nằm trong tay kẻ bị bệnh tâm thần
32- Giá trị con người giữ được nhờ người đó có khả năng cho chớ không nhận
33- Tôi thích nghĩ đến hình ảnh mặt trăng cho dù tôi không nhìn thấy nó.
34- Hiếm có kẻ nhìn bằng chính con mắt của họ và cảm nhận bằng chính năng lực cảm giác của họ.
35- Cái khó hiểu chính là hiểu được thế giới
36- Hy sinh để phục vụ cho đời tương đương với sự ban ơn
37- Nhìn bề ngoài thì cuộc đời không có ý nghĩa tuy nhiên không thể nào không có nó được.
38- Tôi ngủ không lâu nhưng tôi mau ngủ
39- Ðừng nên cố trở thành một người thành công mà hãy gắng trở thành một người có giá trị.
40- Ðiều làm tôi quan tâm thật sự là muốn biết Chúa có sự chọn lựa nào không khi tạo ra thế giới
41- Những tâm hồn lớn thường hay gặp sự đối chọi dữ tợn của những đầu óc tầm thường.
42- Hỡi ơi ngày nay kỹ thuật đã hiển nhiên vượt qua tình nhân loại
43- Tôi muốn biết những suy tư của Chúa. Tất cả những gì còn lại chỉ là chi tiết.
44- Tôi không hề nghĩ đến thì tương lai vì nó đến quá nhanh
45- Không gì gần sát cái đúng bằng cái sai.
46- Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức bị giới hạn. Tưởng tượng bao vây thế gìới.
47- Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả... và không ai biết lý do vì sao!
48- Bổn phận thiết thực nhất của thầy dạy là đánh thức lòng ham thích học hỏi và hiểu biết của học sinh
49- Có hai cách để sống trên đới: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ.
50- Con người thường tránh không muốn công nhận sự thông minh của kẻ khác, trừ khi đó là của kẻ thù mà họ tình cờ gặp phải
51- Ðịnh mệnh do ta làm ra
52- Sống trên đời nguy hiểm quá. Không chỉ do những người gây thiệt hại cho ta mà có những kẻ nhìn thấy mà vẫn để yên cho họ làm
53- Ðạo đức có giá trị hơn thông minh: không thể thay thế giá trị đạo đức bằng giá trị thôngminh và tôi xin thêm: tạ ơn Chúa!
54- Một ngày kia, máy móc sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi nhưng không máy nào đặt được câu hỏi.
55- Bậc thang Khoa học giống như cái thang của Jacob. Nó chỉ dừng lại nơi chân Chúa
56- Cuộc đời như chiếc xe đạp, phải tiến tới để khỏi mất thăng bằng
57- Con người là một phần của tất cả mà ta gọi là "Vũ trụ"... Một phần giới hạn trong thời gian và không gian
58- Không gì ích lợi cho sức khoẻ và làm tăng cơ hội sống còn cho sự sống trên trái đất bằng việcdùng rau quả trong ăn uống (vegetarian)
59- Tôi biết vì sao người ta thích chặt cây. Ðó là một sinh hoạt mà người ta thấy ngay kết quả.
60- Cái đem lại giá trị thực sự cho con người là giải thoát khỏi cái tôi của họ.
61- Người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo những giá trị mới cho cộng đồng.
62- Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không khoa học thi mù lòa
63- Làm đánh đổ một thành kiến khó hơn làm phân hủy một nguyên tử
64- Khoa học là một cái gì tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống
65- Ðừng lo là bạn có nhiều khó khăn về Toán, tôi bảo đảm với bạn những khó khăn của tôi quan trọng hơn nhiều
66- Khi để bàn tay bạn trên lò lửa một phút , ta tưởng như lâu một giờ . Khi ngồi gần cô gái đẹp một giờ ta tưởng chỉ mới một phút. Ðó là sự tương đối.
67- Sự điên rồ, là xử sự như nhau nhưng chờ đợi một kết quả khác
68- Vấn đề ngày nay không phải là nguyên tử năng mà là trái tim con người.
69- Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống
70- Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra mười ngàn cách nhưng chúng lại không thành

#7
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Albert Einstein - nhà vật lý thiên tài, cha đẻ của nhiều lý thuyết vật lý nổi tiêng, bao gồm thuyết tương đối tổng quát, chuyển động ngẫu nhiên Brownian, người đặt nền móng cho thuyết lượng tử, và là biểu tượng của nền khoa học hiện đại. Nhưng với toán học, ông có mối liên hệ gì, và toán học của Einstein ở mức độ thế nào so với nhưng gì ngày nay chúng ta được học ?

Hình đã gửi

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các công trình và đóng góp của Einstein, Wikipedia tiếng Việt có bài viết rất chi tiết về ông.

Theo một nghiên cứu sinh đến từ trường đại học Hebrew, Jerusalem, Israel. mối liên hệ của Einstein với toán học có thể được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn làm quen với toán học, thời thiếu niên, và giai đoạn sử dụng toán học như một công cụ cho các lý thuyết vật lý kinh điển ngày nay.

Einstein được làm quen với môn toán học khi ông bước sang 10 tuổi. Năm 1889, người bạn của Bố ông là Max Talmud đã hướng dẫn ông, làm quen với toán học và các sách triết học, làm quen với lý luận và hình học Euclid cơ bản, mà theo ông, nó là cuốn sách cẩm nang hình học của ông. Từ cuốn sách đó, ông tiếp cận đến phương pháp suy diễn lôgíc, và làm các bài toán liên quan đến hình học Euclid ( Ởclit) ở độ tuổi 12. Sau đó ông bắt đầu học phương pháp tính. Năm 1895, ông đăng kí dự thi vào Trường công nghệ liên bang Thụy Sĩ, (ETH)nhưng không vượt qua được kì thi đầu vào, mặc dù điểm toán và lý của ông cũng khá cao. Năm 1896, ông cuối cùng cũng đỗ vào trường ETH, và tốt nghiệp vào năm 1900 với bằng sư phạm toán và vật lý.

Thời kì sau khi tốt nghiệp là giai đoạn thứ hai của Einstein với toán học, khi ông không còn học toán nhưng sử dụng toán học như một công cụ để giải các vấn đề và đặt các nền móng lý thuyết vật lý. Năm 1901, ông có một vị trí giáo viên toán ngoài biên chế cho trường cấp 3, Technical High School ở Winterthur, và sau đó giảng dậy tại trường tư ở Schaffhausen, phía bắc của Thụy Sĩ. Cả hai vị trí này đều không phải biên chế chính thức- ông luôn có ước mơ được giảng dậy tại trường đại học. Mất đến hơn mười năm, năm 1912, sau nhiều thời gian vã nỗ lực, cùng với nhiều công bố khoa học kinh điển trong lĩnh vực vật lý, Einstein được mời làm giáo sư tại đại học ETH. Ở đây, ông mới gặp nhà toán học Marcel Grossmann, người hướng dấn ông đến với lĩnh vực hình học Riemann, cùng với lời khuyên của nhà toán học gốc Ý, Tullio Levi-Civita, ông mới bắt đầu khám phá những tính chất quan trọng trong tensors, tự đẳng cấu, general covariance, và các khái niệm này sau đó là một phần quan trọng, nằm trong lý thuyết tương đối tổng quát của ông. Các khái niệm về không-thời gian cong dưới tác dụng của trọng trường, công thức vũ trụ tổng quát, đều liên quan chặt ché đến hình học Riemann mà Einstein được tiếp cận trong giai đoạn này.

Một trăm năm đã qua, những lý thuyết của Einstein trong lĩnh vực vật lý vẫn còn nhiều điều cần khám phá và kiểm chứng. Ông đã đặt một nền móng vứng chắc, thay thế nền móng cơ học cổ điển của Issac Newton. Trong toán học, mặc dù không có lý thuyết nào mang tên ông, nhưng những lý thuyết vật lý kinh điển của ông đã mở đường cho nhiều lĩnh vực toán học được khai sinh và phát triển, làm công cụ để giải thích các lý thuyết này. Tiêu biểu phải kể đến các lĩnh vực toán học như lý thuyết trường, vector trường đối xứng, bài toán Cauchy, hình thức Spinor, phương pháp tính Regge, các định lý về kì dị, phép tương đối số, tuyến tính hóa hấp dẫn và hệ 10 phương trình trường Einstein kinh điển trong lý thuyết hấp dẫn tổng quát.

Einstein không trực tiếp phát triển các công cụ toán học, nhưng ông là nhà thiết kế các công cụ toán học này !

Hình gửi kèm

  • 220px-Albert_Einstein_Head.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 20-02-2012 - 23:04


#8
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Công bố đời tư của thiên tài Albert Einstein


Toàn bộ kho tài liệu lưu trữ của nhà bác học Albert Einstein, trong đó có nhiều bức thư tình gửi tới hàng chục người yêu, thư của người hâm mộ, giấy tờ chứa những dòng chữ nguệch ngoạc về các nghiên cứu mang tính chất đột phá đang được đưa lên mạng lần đầu tiên.


Bước đầu, ĐH Do Thái Jerusalem, cơ quan sở hữu các tài liệu của nhà vật lý người Đức gốc Do Thái, đã đưa được 2.000 tài liệu của nhà bác học Albert Einstein lên mạng nhằm giúp công chúng có được cái nhìn toàn diện hơn về người đàn ông đằng sau thiên tài khoa học.

Kho tài liệu bao gồm những giấy tờ ít được biết đến, trong đó có bức bưu thiếp gửi đến người mẹ đang ốm, những bức thư gửi cho người yêu, và một tập thư của người hâm mộ gửi đến để nói về kiểu tóc hoang dại của Einstein. “Cháu nhìn thấy ảnh của bác trên báo. Cháu nghĩ rằng bác nên đi cắt tóc", một cố bé 6 tuổi viết.

Trong một bức, một nhà nghiên cứu viết: “Tôi đang làm một khảo sát khoa học để xác định xem tại sao các thiên tài thường để tóc dài”.


Hình đã gửi


Thuyết tương đối nhà vật lý từng nhận giải Nobel tạo nên cuộc cách mạng trong khoa học.



Vào thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà khoa học Đức gốc Do Thái Fritz Bauer chỉ trích quyết định đến Mỹ để gây quỹ xây dựng ĐH Do Thái của Einstein. Bauer cáo buộc Einstein không trung thành với Đức.

Đáp lại, Einstein viết: “Dù tôi có suy nghĩ mang tính quốc tế, tôi vẫn luôn cảm thấy có nghĩa vụ trong quyền hạn của mình phải lên tiếng cho đồng bào bị áp bức và ngược đãi …điều này là hành động thể hiện sự trung thành chứ không phải không trung thành”.

Roni Grosz, người phụ trách kho tài liệu lưu trữ nói rằng, bức thư làm rõ những điều Einstein dành tâm huyết. Những người tị nạn Do Thái Đông Âu ở Đức trước đó không được học trong trường đại học vào thời kỳ sau Thế chiến I, và Einstein coi điều này là sự bất công.

“Ông không thể thay đổi điều này ở Đức, nên ông làm việc hết sức để tìm giải pháp khác – để giúp các thanh niên Do Thái giỏi giang được học trong một trường đại học ở Jerusalem", Grozz nói.

Người phụ trách cho biết, ĐH Do Thái sẽ công bố bảng điểm của Einstein thời còn ngồi trên ghế nhà trường để hy vọng xóa bỏ niềm tin sai lầm của nhiều người rằng Einstein học kém khi còn là học sinh. Bức thư của Einstein gửi cho các nhà khoa học cũng nói lên rằng, nghiên cứu của Einstein đã đạt tới tầm tiến bộ như thế nào từ khi nhà bác học mới là chàng sinh viên 20 tuổi.

Trong tập tài liệu của Einstein cũng chứa những giấy tờ thể hiện sự hứng thú đối với các vấn đề xã hội, từ giải trừ vũ khí hạt nhân tới quyền của người Mỹ gốc Phi và cuộc xung đột Ả-rập – Do Thái.

Trong bức thư gửi tới một tờ báo Ả-rập trước khi nhà nước Israel được thành lập, Einstein đưa ra đề xuất hòa bình: một “hội đồng bí mật” gồm 8 thành viên bao gồm các nhà vật lý Ả-rập và Do Thái, quan tòa, tăng lữ, và đại diện của tầng lớp lao động sẽ đàm phán một sự dàn xếp xung đột vốn gây chia rẽ giữa hai bên.

Từ năm 2003 mới có 900 hình ảnh bản thảo viết tay của Einstein, và một danh sách không đầy đủ liệt kê các nội dung của kho tư liệu được đưa lên mạng. Giờ đây, với sự tài trợ của Quỹ Polonsky Foundation UK, cơ quan trước đây đã tài trợ để số hóa các tài liệu của Isaac Newton, tất cả 80.000 tài liệu của Einstein đã được phân loại và áp dụng công nghệ tham khảo chéo.

Theo Đất Việt, Guardian



#9
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Điều quan trọng nhất về giáo dục


Albert Einstein là một khoa học gia và triết gia của thế kỷ 20. Trong thế kỷ đó tên ông đồng nghĩa với thiên tài. Sinh thời ông cũng từng là giáo sư đại học, thể hiện mối quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều bài viết và diễn văn. Trong quyển Ideas and Opinions, Ý tưởng và Quan điểm, tập hợp những suy nghĩ của Albert Einstein về nhiều khía cạnh cuộc sống từ khoa học, xã hội, chính trị đến văn học, nghệ thuật, có một phần về giáo dục. Đương nhiên thế giới chúng ta đang sống đã chuyển sang thế kỷ 21 với vô vàn thay đổi nhanh chóng trong mọi mặt đời sống xã hội, mà nói đến giáo dục là nói đến tương lai tính bằng thập kỷ - mười mấy hai ba bốn chục năm nữa. Có thể có người coi quan điểm giáo dục cách nay sáu bảy chục năm đã lỗi thời. Nhưng vì tôi đồng quan điểm với Einstein nên tôi xin trích dẫn ý kiến của ông.

ImageHandlerLarge.ashx.jpg


Động cơ quan trọng nhất đối với lao động trong nhà trường và trong cuộc đời là niềm vui trong công việc, niềm vui trong kết quả của lao động đó, và hiểu biết về giá trị của kết quả đó đối với cộng đồng. Tôi nhận ra nhiệm vụ quan trọng nhất được nhà trường giao phó khi đánh thức và củng cố sức mạnh tâm lý của một chàng trai trẻ. Chỉ riêng một nền tảng tâm lý như thế đủ dẫn tới niềm khao khát hân hoan đối với của cải cao quí nhất của con người, là tri thức và kỹ năng bậc nghệ sĩ”.

Einstein đã phát biểu như trên nhân lễ kỷ niệm 300 năm giáo dục đại học tổ chức ở Albany, New York, ngày 15 tháng 10, 1936, trong một bài diễn văn có tiêu đề “On Education”, bàn về giáo dục. Trong phần mở đầu, rồi lập lại ở phần kết, ông khiêm tốn coi mình là người không hẳn có chuyên môn về sư phạm, mà chỉ có kinh nghiệm riêng và niềm tin cá nhân, với tư cách một người học và một người dạy. Ông nói nếu là vấn đề khoa học thì người không chuyên môn và thiếu căn cứ chỉ nên im lặng. “Tuy nhiên, với những việc liên quan đến con người thiết thực thì khác. Ở đây hiểu biết về chân lý mà thôi thì không đủ; ngược lại hiểu biết này phải được liên tục làm mới lại bằng sự cố gắng không ngừng, nếu không kiến thức sẽ mất đi. Giống như một bức tượng cẩm thạch đứng trong sa mạc và luôn bị nguy cơ vùi lấp trong gió cát. Những bàn tay chăm chút phải luôn hoạt động để giữ cho bức tượng tiếp tục tồn tại trong ánh thái dương. Tôi xin góp tay vào công việc đó”.

Khi mời Einstein phát biểu người ta không đặt cho ông vấn đề đại học nên chú trọng ngành tài chính ngân hàng hay khoa học kỹ thuật, nhưng hẳn là người ta trông mong ông có ý kiến về việc đào tạo thế hệ tương lai cái gì và như thế nào. Sau khi dành 5/6 trang nói về ý nghĩa và tinh thần của một nền giáo dục có giá trị, Einstein nói: “ Tôi đã nói đầy đủ về việc thanh niên nên, theo quan điểm của tôi, được giáo dục trong tinh thần như thế nào. Nhưng tôi chưa nói gì về việc lựa chọn ngành học, hay phương pháp dạy học. Nên chú trọng ngôn ngữ hay giáo dục kỹ thuật trong khoa học?

Câu trả lời của tôi là: Tất cả những điều đó đều có tầm quan trọng bậc hai. Nếu một thanh niên rèn luyện cơ bắp và thể lực dẻo dai bằng thể dục và đi bộ, thì sau này anh ta thích hợp với mọi lao động chân tay. Điều này cũng tương tự như rèn luyện trí tuệ và thể dục tinh thần và thủ thuật. Cho nên định nghĩa của bậc thông thái về giáo dục không sai: “Giáo dục là cái còn lại, nếu người ta lỡ quên hết mọi thứ đã học ở trường.” Vì lý do này tôi không hào hứng đứng hẳn về một phe nào trong cuộc tranh chấp giữa những người chủ trương một nền giáo dục lịch sử triết học cổ điển hay một nền giáo dục trọng tâm là khoa học tự nhiên.

Mặt khác, tôi muốn phản đối ý kiến cho rằng trường học cần dạy trực tiếp kiến thức chuyên môn và những thành tựu mà người ta có thể sử dụng trực tiếp trong đời sống. Nhu cầu cuộc sống nhiêu khê đến nỗi sự huấn luyện chuyên môn trong nhà trường không có vẻ khả thi. Ngoài ra, hơn thế, tôi thấy rất khó chịu khi đối xử với một cá nhân như một công cụ vô hồn. Nhà trường nên luôn đặt mục tiêu là thanh niên tốt nghiệp với một nhân cách hài hòa, chứ không chỉ là một chuyên gia. Quan điểm này của tôi cũng áp dụng cho cả những trường kỹ thuật, nơi sinh viên chuyên chú theo đuổi một nghề chuyên môn nhất định.

Điều quan trọng bậc nhất là phát triển khả năng tư duy và phán đoán độc lập, chứ không phải có được kiến thức chuyên môn. Nếu một người am hiểu tường tận nền tảng môn học của mình và học được cách suy nghĩ và làm việc độc lập, anh ta chắc chắn tìm ra con đường cho mình, và hơn nữa sẽ có thể điều chỉnh bản thân mình cho thích nghi với sự tiến bộ và những thay đổi, tốt hơn hẳn so với những người được đào tạo chuyên môn với kiến thức cụ thể chi tiết”.

Mười sáu năm sau, trong bài Nền giáo dục cho tư duy độc lập đăng trên New York Times số 5 tháng 10, 1952, Einstein lại viết:

“Đào tạo một người một ngành chuyên môn thì không đủ. Được đào tạo như vậy người đó có thể trở thành một cái máy hữu dụng chứ không phải một nhân cách phát triển hài hòa. Điều thiết yếu là sinh viên đạt được hiểu biết và cảm nhận sinh động các giá trị. Anh ta phải có một nhận thức sâu sắc về những điều đẹp và tử tế. Nếu không, anh ta – với kiến thức chuyên môn – sẽ gần giống với một con chó được huấn luyện giỏi hơn là một con người phát triển hài hòa. Sinh viên phải học để hiểu những động lực sống của nhân loại, những ảo tưởng và những khổ đau của họ để có được mối quan hệ đúng với từng cá thể đồng loại và với cộng đồng nhân loại.

Những điều cao quí này được truyền giao cho thế hệ trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với người dạy – hoặc chí ít cũng là chủ yếu - chứ không phải thông qua sách vỡ. Chính điều này tạo lập và bảo tồn văn hóa một cách căn cơ. Tôi nghĩ đến điều này khi khuyến cáo “nhân văn” là ngành học quan trọng, chứ không phải kiến thức chuyên môn khô khan trong các môn sử và triết.

Quá nhấn mạnh vào hệ thống cạnh tranh và chuyên môn hóa chưa thuần thục ở mức độ hữu dụng tức thì, bao gồm cả kiến thức chuyên môn hóa, giết chết tâm hồn mà toàn bộ đời sống văn hóa phụ thuộc vào.

Một điều cũng rất quan trọng đối với một nền giáo dục có giá trị đó là phát triển tư duy phê phán độc lập ở những người trẻ, một sự phát triển bị tác hại lớn do chồng chất lên sinh viên quá nhiều kiến thức và môn học quá khác biệt (hệ thống điểm). Quá tải tất yếu dẫn tới nông cạn. Dạy học nên là một hoạt động mà điều được truyền giao được tiếp nhận như món quà quí giá chứ không phải như một bổn phận nhọc nhằn”.

Đó là bài viết cuối cùng của Einstein đề cập đến giáo dục. Ông mất 3 năm sau đó. Có thể coi đây là di ngôn giáo dục của ông.

Theo Tia Sáng






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh


    Google (1)