Đến nội dung

Hình ảnh

Giải Nobel kinh tế 1989: Lý thuyết xác suất trong kinh tế lượng, phân tích về cấu trúc kinh tế mô phỏng

- - - - - ungdung

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Ngày 11 tháng 10 năm 1989, Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải khoa học kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel cho giáo sư Trygve Haavelmo, Oslo, Nauy vì đã làm sáng tỏ nền móng lý thuyết xác suất trong toán kinh tế và phân tích của ông về cấu trúc kinh tế mô phỏng.

 

1015_nobel.jpg

 

Giải khoa học kinh tế năm nay được trao cho giáo sư Trygve Haavelmo, vì những đóng góp nền tảng của ông cho toán kinh tế. Trong suốt những năm 1930, người ta đã nỗ lực để kiểm tra các giả thuyết kinh tế trong thực nghiệm. Kết quả có được từ những cố gắng này đã thu hút sự chú ý tới hai vấn đề cơ bản liên quan đến khả năng kiểm tra các giả thuyết kinh tế. Mối quan hệ kinh tế thứ nhất đề cập đến sự thống nhất rộng rãi giữa các cá nhân và các doanh nghiệp. Lý thuyết về những mối quan hệ như thế không bao giờ được dự kiến phù hợp hoàn toàn với dữ liệu sẵn có, thậm chí thiếu các sai số thì bài toán khó đặt ra là phải xác định những gì cần được xem xét thích đáng hơn. Thứ hai, các nhà kinh tế rất khó có thể hay không bao giờ có thể tiến hành những thí nghiệm kiểm soát được như các nhà khoa học tự nhiên. Những quan sát hiện thời về kết quả thị trường, vân vân là kết quả của vô số những hành vi và các mối quan hệ khác nhau có tác động qua lại lẫn nhau. Điều này làm nảy sinh những vấn đề phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn như khó khăn trong việc sử dụng các dữ liệu quan sát được để xác định, ước lượng và kiểm tra những mối quan hệ cơ sở một cách rõ ràng. 

Trong luận văn của ông từ năm 1941 và một số những nghiên cứu sau đó, giáo sư Trygve Haavelmo đã có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng cả hai vấn đề căn bản đó có thể giải quyết được nếu các lý thuyết kinh tế được trình bày dưới dạng thống kê. Những phương pháp được sử dụng trong môn thống kê toán có thể được ứng dụng để đưa ra kết luận về những mối quan hệ cơ sở từ những mẫu ngẫu của quan sát thực nghiệm. Haavelmo đã cho thấy có sử dụng những phương pháp này để đánh giá và kiểm tra các giả thuyết kinh tế và sử dụng chúng để dự báo xu hướng kinh tế. Ông cũng cho rằng sự hiểu lầm trong các mối quan hệ đơn lẻ do phụ thuộc lẫn nhau không thể tránh đuợc trừ khi tất cả các quan hệ trong mô hình lý luận xác định được đồng thời.

Luận án tiến sĩ của giáo sư Haavelmo có ảnh hưởng đột phá và mau lẹ đối với sự phát triển của toán kinh tế. Chương trình nghiên cứu xác suất của ông đã giành được nhiều chú ý của một số nhà kinh tế học nổi bật- trong số họ có người đạt giải Nobel sau này như như Koopmans và Klein. Nó đã giúp cho phương pháp luận logic phát triển nhanh chóng, nhất là trong những năm 1940. Sự ra đời của các phương pháp toán kinh tế hiện đại do đó đã được thiết lập.

 

Cuộc cách mạng lý thuyết xác suất trong toán kinh tế

Nghiên cứu toán kinh tế đã được thực hiện từ đầu thế kỉ này. Lúc đầu, các nhà kinh tế Mỹ như Moore và Schultz đã tiếp tục xác định bằng toán kinh tế cung và cầu trên các thị trường riêng lẻ. Trong những năm 1930, Tinbenger và người thầy của Haavelmo, Ragnar Frisch lần đầu tiên tìm cách áp dụng những phương pháp tương ứng để kiểm tra những mối quan hệ kinh tế vĩ mô tĩnh khác nhau. Những ước lượng này đã hướng đến một số vấn đề mà sau đó Haavelmo phân tích trong luận án của ông.

Trước luận án của Haavelmo, các nhà nghiên cứu thiếu một hệ thống tư duy chung để trình bày, phân tích và giải quyết các vấn đề toán kinh tế. Đồng thời, rất ít phương pháp toán kinh tế dựa trên lý thuyết xác suất và do đó không thể sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra kết luận từ dữ liệu. Ngoài ra kết quả tính toán còn có một số dao động ngẫu nhiên, chúng thường đưa đến những sai số trong các biến. Phương pháp thống kê đơn giản – chủ yếu là phân tích hồi qui- được sử dụng nhiều nhất, cũng không có một lý thuyết xác suất rõ ràng nào. Thời đó, nhiều nhà kinh tế nổi bật kể cả Keynes cũng không dám sử dụng rộng rãi lý thuyết xác suất trong các nghiên cứu thực nghiệm do họ cho rằng chu trình kinh tế không có tính thuận nghịch. Rất nhiều nhà toán kinh tế hàng đầu ngày nay như Frish cũng vẫn hoài nghi về việc sử dụng phương pháp ứng dụng thống kê cho các dữ liệu kinh tế.

Trong luận văn của mình, giáo sư Haavelmo đã bác lại những phản đối này và chỉ ra rằng để có thể kiểm tra các giả thuyết kinh tế, việc trình bày lý thuyết xác suất không những là điều tiên quyết mà còn vô cùng hợp lý. Các nhà kinh tế đã phân tích kết quả của hàng triệu những quyết định kinh tế của các cá nhân và các doanh nghiệp. Theo giáo sư Haavelmo, là vô lý khi cho rằng các nhà kinh tế có thể giải thích đầy đủ hay dự đoán những quyết định kinh tế cá thể dựa trên những giả thuyết được đơn giản hóa cần thiết. Thực tế các quyết định kinh tế chịu ảnh hưởng bởi cá tính cá thể và vô số những điều kiện tạm thời luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, những giải thích của các nhà kinh tế luôn phải có một số hạng ngẫu nhiên tổng kết những kiểu nhiễu loạn khác nhau. Nói chung nếu các giả thuyết kinh tế không đề cập đến những quyết định cá thể mà lại bàn đến những những mối quan hệ có các hiệu ứng lâu dài của các quyết định đó và rất nhiều chủ thể tạo quyết định thì thường có rất nhiều cơ hội để tạo ra các giả thuyết khá đơn giản về khả năng phân chia những mối quan hệ tập thể này.

Giáo sư cũng chứng tỏ rằng Haavelmo bằng cách trình bày lý thuyết dưới dạng thuật ngữ xác suất phương pháp đưa ra kết luận từ các dữ liệu thống kê có thể được ứng dụng để ước tính và kiểm tra các giả thuyết kinh tế cũng như sử dụng chúng để đưa ra các dự báo. Phần lớn những vấn đề ông bàn đến và phân tích đều liên quan đến những tương quan phụ thuộc trong các quan hệ kinh tế.

 

Những vấn đề phụ thuộc lẫn nhau

Trong đời sống kinh tế, mỗi quyết định đơn lẻ có thể được coi là ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế khác thông qua một chuỗi những mối quan hệ thị trường. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế này tạo ra những vấn đề mới trong nghiên cứu thực nghiệm vì một kết quả thị trường quan sát được là kết quả của vô số những quyết định trước đó hay đồng thời và các mối quan hệ về hành vi. Do đó, không bao giờ có thể quan sát được một mối liên quan ràng buộc cơ sở sau các quyết định kinh tế vì nó không những riêng biệt mà còn bị ràng buộc đồng thời bởi hàng loạt những mối quan hệ và các hoàn cảnh khác trong nền kinh tế. Như giáo sư Haavelmo đã cho thấy, sự phụ thuộc lẫn nhau gây khó khăn cho việc xác định, nhận dạng và ước lượng những mối quan hệ kinh tế.

Khó khăn trong việc xác định các mô hình kinh tế mô phỏng, là việc lựa chọn trong số những mô hình hay hệ thống các mối quan hệ có thể giải thích kết quả thị trường được quan sát. Khi những mối quan hệ trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau, thì có thể dùng một hệ phương trình mẫu để có được nguồn gốc của hàng loạt những hệ phương trình khác có cùng kết quả quan sát được.

51uLw7E+KxL._SL500_AA300_.jpg

 

Giáo sư Haavelmo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn một mẫu quan hệ mà mỗi quan hệ đó càng độc lập càng tốt có nghĩa là mối quan hệ không chịu tác động bởi sự thay đổi của các bộ phận khác trong hệ thống. Chẳng hạn như, để xác định hiệu ứng của sự giảm xuống trong thu nhập của hộ gia đình do những thay đổi trong chính sách tài khóa, đối với tiêu dùng tư, thì rõ ràng việc ước tính xu hướng tiêu dùng không nên chịu sự ràng buộc bởi chính sách tài khóa trước. Việc lựa chọn những mối quan hệ độc lập trong các mô hình mô phỏng trước hết là một vấn đề về hiểu biết và trực giác liên quan đến cơ chế cơ bản của nền kinh tế. Tuy nhiên, giáo sư Haavelmo cũng bàn về sự cần thiết của những thử nghiệm thống kê và không lâu trước đó, các nhà khoa học đã phát triển thành công một phương pháp nhờ đó tính độc lập của các mối quan hệ trong mô hình có thể được kiểm nghiệm thống kê.
 

Thực tế nhiều kiểu mẫu mô hình mô phỏng khác nhau có thể giải thích những dữ liệu quan sát được cũng làm xuất hiện một vấn đề về nhận dạng. Chẳng hạn, nếu một giả thuyết định giải thích những mối quan hệ được quan sát giữa mức giá và lượng hàng bán trên một thị trường, thì các mối quan hệ đó phải đủ rõ ràng để có thể nhận biết được như các mối quan hệ cung và cầu, với một số kiểu phân bổ nhất định. Giáo sư Haavelmo là người đầu tiên đã đưa ra một công thức toán học rõ ràng chặt chẽ và đưa ra giải đáp cho bài toán định dạng. Sự phát triển sau này về các tiêu chí định dạng cũng dựa trên công thức của ông.

Sự phụ thuộc lẫn nhau cũng tạo những vấn đề mà giáo sư Haavelmo gọi là những vấn đề đồng thời trong việc ước lượng các mô hình có các mối quan hệ cấu trúc khác nhau. Vì những mối quan hệ kết hợp giới hạn khả năng dao động trong các biến đầu vào, những ước tính biệt lập về các mối quan hệ đơn lẻ có thể gây ra nhầm lẫn. Bằng cách sử dụng một khuôn khổ lý thuyết xác suất, Haavelmo đã trình bày và đưa ra một phương pháp đo độ thiên lệch này để ước tính về những mối quan hệ đơn lẻ trong một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. Ông cũng chỉ ra rằng vấn đề này có thể tránh được bằng cách sử dụng một phương pháp ước tính đồng thời các mô hình phụ thuộc lẫn nhau. Phân tích của giáo sư Haavelmo về những vấn đề đồng thời đã có ảnh hưởng quyết định đến các công trình nghiên cứu với các mô hình toán kinh tế sau này.

 

Từ toán kinh tế cho tới lý thuyết kinh tế

Ngay khi thiết lập nên xác suất toán kinh tế, giáo sư Haavelmo đã có nghiên cứu lớn tiếp theo nhằm chuyển thể một số bộ phận của lý thuyết kinh tế với mục đích là phương pháp toán kinh tế mới có thể ứng dụng được. Theo giáo sư Haavelmo, điều tiên quyết để đạt được mục đích này không chỉ là những giả thuyết bổ sung về phân bổ xác suất mà nhiều khi còn phải trình bày lý luận tĩnh. Cụ thể có hai lĩnh vực: lý thuyết đầu tư và lý thuyết kinh tế phát triển- mà công trình nghiên cứu của giáo sư đã có nhiều ảnh hưởng lớn và có nhiều đóng góp sâu rộng. Ngoài những dòng nghiên cứu này, giáo sư Haavelmo còn có những đóng góp quý giá trong nhiều lĩnh vực khác, từ những phân tích về dao động kinh tế vĩ mô và chính sách tài khóa cho đến lý thuyết giá cả và lịch sử tư tưởng kinh tế.

 

Các ấn phẩm lớn:

Nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất của giáo sư Haavelmo là luận án tiến sĩ của ông có tựa đề phương pháp xác suất trong toán kinh tế, được trình bày tại đại học Havard tháng 4 năm 1941. Luận chứng của ông sau đó đã được mở rộng và minh họa trong nhiều ấn phẩm, trong số chúng có thể đề cập đến hai bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí toán kinh tế “ứng dụng thống kê của một hệ phương trình đồng thời và phân tích thống kê về cầu thức ăn năm 1947 đồng tác giả với giáo sư M.A. Girshick

Những nghiên cứu đầu của giáo sư Haavelmo về lý thuyết kinh tế phát triển được tổng kết trong cuốn sách của ông có tựa đề một nghiên cứu về lý thuyết cách mạng kinh tế (1954). Một bản tóm tắt tương ứng những đóng góp của Haavelmo cho lý thuyết đầu tư được trình bày trong một nghiên cứu về lý thuyết đầu tư.

 

Ngọc Hân (dịch)

 

Nguồn: 

Giải Nobel kinh tế 1989: Lý thuyết xác suất trong kinh tế lượng, phân tích về cấu trúc kinh tế mô phỏng – Trygve Haavelmo


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nesbit: 08-12-2015 - 23:48

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: ungdung

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh