Đến nội dung

Hình ảnh

Vô hạn là gì?

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

vh1.jpg

Chúng ta có sự hiểu biết rất mơ hồ về câu hỏi vô hạn là gì. Vô hạn là một điều đặc trưng cho những sự việc không bao giờ kết thúc: một vũ trụ bất tận, hoặc một danh sách không bao giờ kết thúc, cũng giống như danh sách các số tự nhiên 1, 2, 3, 4,... Bạn đếm trong bao lâu không thành vấn đề, nhưng bạn sẽ không bao giờ đưa ra được điểm kết thúc của các con số, và bạn cũng sẽ không thể đưa ra điểm kết thúc của một vũ trụ vô tận, ngay cả khi bạn đi du lịch bằng những con tàu vũ trụ nhanh nhất. Các loại vô hạn trên được nhà toán học Hy Lạp cổ đại Aristotle gọi là vô hạn tiềm năng. Vô hạn chắc chắn tồn tại nhưng bạn sẽ không bao giờ gặp nó theo kiểu mặt đối mặt. Bạn sẽ không thể nào đi đến được nơi kết thúc của những danh sách rộng lớn hoặc không bao giờ kết thúc.

 

Aristotle cũng suy tư về một loại vô hạn khác gọi là vô hạn thực tại, là một cái gì đó mà bạn có thể đo lường được, như biểu thị nhiệt độ của một đối tượng ở một địa điểm và thời gian cụ thể. Chưa từng có ai nhìn thấy vô hạn thực tại, và quả thật Aristotle cũng đã nghĩ rằng vô hạn thực tại không tồn tại trong thế giới vật chất. Cho đến ngày nay các nhà vật lý vẫn không biết liệu ông ấy đã đúng hay sai.

 

I. HÃY THẬN TRỌNG KHI ĐẾM.

 

Vì vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về vô hạn tiềm năng, những đặc trưng cho một điều gì đó bất tận. Chúng ta đã đề cập đến các con số tự nhiên, nhưng ngay bây giờ hãy nghĩ về một đường thẳng dài vô hạn, một đường mà chỉ bắt đầu ngay phía trước bạn và kéo dài ra mãi mãi, thẳng về phía trước. Liệu vô hạn này có tương tự như vô hạn được biểu diễn bởi các số tự nhiên?.

vh2.jpg

Bằng trực giác, bạn có thể nghĩ rằng hai loại này là khác nhau, những con số tự nhiên thì tách rời, tồn tại riêng biệt, trong khi các đường tạo thành một trường liên tục. Bạn có thể đặt các số tự nhiên dọc theo đường đi của mình, ở khoảng cách 1 m. Điều này tạo ra cảm giác rằng sẽ có cách nào đó mà sự vô hạn của đường thẳng nhiều hơn so với sự vô hạn của các số tự nhiên vì các đoạn thẳng có thể lấp đầy khoảng trống giữa các con số.

 

Các nhà toán học đã đồng ý với trực giác của mình. Họ phân biệt giữa hai khái niệm vô hạn đếm được và vô hạn không đếm được. Các số tự nhiên tạo thành một dải vô hạn đếm được và điều đó tạo ra cảm giác giống như bạn có thể đếm thông qua tất cả chúng nếu bạn có một lượng thời gian vô hạn. Một nhóm có số người nhiều vô tận cũng đủ điều kiện để xem như là vô hạn đếm được. Đó là bởi vì với một lượng thời gian vô hạn, bạn có thể tạo ra một danh sách gồm tất cả các tên, mỗi tên lấy một vị trí cho riêng mình trong danh sách và sau đó bạn có thể đếm thông qua họ, cũng giống như bạn có thể đếm thông qua các số tự nhiên. Nói chung, một bộ sưu tập có vô hạn các đối tượng sẽ tạo thành một vô cùng đếm được nếu bạn có thể liệt kê từng đối tượng một, với mỗi đối tượng sẽ có một vị trí trong danh sách và với mỗi vị trí trong danh sách sẽ có một đối tượng.

 

Thế còn đường thẳng dài vô hạn? Đường thẳng cũng được tạo thành bởi vô hạn đối tượng. Trong trường hợp này, các đối tượng là các điểm trên đường thẳng. Nếu bạn tưởng tượng đường này như một thước đo độ dài vô hạn thì mỗi điểm đi kèm với một con số. Điểm bắt đầu của đường thẳng là số 0, điểm nửa mét là số 0.5 và cứ thế (bộ sưu tập các con số bạn nhận được từ thước đo được gọi là các số thực dương). Liệu bạn có thể tạo ra danh sách của những con số để chứng tỏ rằng các con số này cũng tạo ra một dải vô hạn đếm được?

vh3.jpg

Một cách giải đó là ta có thể đặt những con số theo kích cỡ, nhưng điều đó sẽ nhanh chóng làm bạn gặp rắc rối. Rõ ràng số đầu tiên phải là số 0, và bạn nghĩ gì về số thứ 2?. Bạn có thể thử 0.1 nhưng sau đó 0.01 lại nhỏ hơn, do đó 0.01 nên đứng trước 0.1. Nhưng còn 0.001 thì sao? Đối với mỗi số, bạn có thể chỉ ra rằng số ở vị trí thứ 2 trong danh sách nhỏ hơn số đó (đơn giản bạn chỉ cần chèn thêm một số 0 vào sau dấu thập phân).  Vì vậy, việc tạo ra danh sách những con số đi dọc theo thước đo bằng kích cỡ là vô vọng.

 

Có thể có cách nào khác để liệt kê chúng? Câu trả lời là không. Đã có một cuộc tranh luận thẳng thắng cho ta thấy rằng bất kì danh sách các số thực dương nào, chắc chắn cũng sẽ bỏ lỡ mất ít nhất một số thực dương khác. Bạn không bao giờ có thể làm cho danh sách đầy đủ được. Điều này chứng tỏ rằng sự vô hạn của đường thẳng vô hạn (hoặc tương đương là các số thực dương,...) là sự vô hạn không đếm được.

 

II. LOẠI VÔ HẠN NÀO LỚN HƠN?

 

Bạn nghĩ gì về ý tưởng cho rằng sự vô hạn của các đường vô hạn nào đó là “lớn hơn” so với sự vô hạn của các số tự nhiên? Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi đếm, có một cách để so sánh về kích thước của bộ sưu tập hữu hạn nào đó, đó là bạn hãy kiểm tra xem các phần tử của mỗi bộ sưu tập có khớp nhau không. Hãy nghĩ về số lượng ghế và số lượng người, nếu mỗi người đều có một ghế và không còn ghế dư lại, khi đó bạn biết rằng số lượng ghế bằng với số lượng người. Nếu có ghế dư thì bạn sẽ biết rằng số lượng ghế nhiều hơn số lượng người, và nếu có một số người còn đang đứng, bạn sẽ biết rằng số lượng người nhiều hơn so với số lượng ghế.

 

Bạn có thể thêm ý tưởng này vào trong bộ sưu tập vô hạn của các đối tượng. Nếu bạn có thể kết hợp chính xác các đối tượng trong bộ sưu tập A với các đối tượng trong bộ sưu tập B, với mọi đối tượng trong A tương ứng với chính xác một đối tượng trong B và ngược lại thì ta nói rằng hai bộ sưu tập có cùng kích thước, trong toán học gọi là số các phần tử trong cùng một tập hợp. Chúng ta đã nhìn thấy những điều này ở một nhóm người vô hạn được nói đến ở phía trên. Bằng cách liệt kê từng cái một, chúng ta đã thực sự kết hợp chúng một cách chính xác với những con số tự nhiên, với mỗi người có đúng một số tự nhiên (vị trí của mình trong danh sách) và với mỗi số tự nhiên có chính xác một người (người đã chiếm lĩnh vị trí này trong danh sách được đưa ra bởi những con số tự nhiên). Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng các nhóm người và các số tự nhiên đại diện cho cùng một loại vô hạn - vô hạn đếm được.

 

Trở lại với các điểm trên những đường thẳng dài vô hạn. Dù thế nào, đường thẳng vẫn chỉ ra rằng với bất cứ một nỗ lực nào để liệt kê các điểm (để tìm chính xác với các con số tự nhiên), ta vẫn sẽ bỏ lỡ ít nhất là một điểm. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng số các phần tử trong một tập hợp của các dòng (vô hạn không đếm được) lớn hơn số các phần tử trong một tập hợp của các số tự nhiên (vô hạn đếm được).

 

III. HỖN LOẠN ĐẾM ĐƯỢC

 

Bằng khả năng trực giác, ta thấy vô hạn không đếm được có vẻ khó sử dụng (kể cả trong toán học) và đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế nhiều hơn so với vô hạn đếm được. Nhưng điều này không có nghĩa rằng vô hạn đếm được là dễ hiểu. Ví dụ, hãy nghĩ về tất cả các số chẵn 2, 4, 6, 8, .... Có nhiều vô hạn, nhưng số các phần tử trong một tập hợp (kích cỡ) vô hạn ấy như thế nào so với tất cả các số tự nhiên? Bẳng một nửa?

 

Câu trả lời là không. Chúng tôi cho rằng hai bộ sưu tập vô hạn được xem là có cùng số các phần tử trong một tập hợp nếu mỗi đối tượng trong bộ sưu tập này có thể kết hợp chính xác với mỗi đối tượng trong tập kia, khá dễ dàng để kết hợp chính xác từng số chẵn với từng số tự nhiên.

                                                                                             $$1\to 2$$

                                                                                             $$2\to 4$$

                                                                                             $$3\to 6$$

                                                                                             $$4\to 8$$

Do đó, số các phần tử trong một tập hợp của các số chẵn cũng sẽ giống như số các phần tử trong một tập hợp của các số tự nhiên. Nếu điều này dường như nghe có vẻ kì lạ thì có lẽ kết quả tiếp theo thậm chí còn kì lạ hơn nữa. Ta có thể chứng tỏ rằng tất cả các số hữu tỉ (có nghĩa là tất cả các phân số như 1/2 hay 5/6) cũng có thể được liệt kê, điều đó có nghĩa là chúng cũng có thể kết hợp chính xác với các số tự nhiên. Vì vậy, mặc dù sự xuất hiện của các phân số nhiều hơn so với các số tự nhiên (có vô hạn các phân số giữa hai số tự nhiên liên tiếp bất kì) thì hai bộ số này đều có cùng số phần tử trong một tập hợp.

 

Vào thế kỷ 17, Galileo Galilei lỗi lạc đã khám phá ra những sự việc lạ thường về vô hạn và trong tư tưởng vô hạn cũng rất kì lạ. Điều này đã đưa ông ra khỏi những suy nghĩ về vô hạn, và tuyên bố rằng “chúng ta không thể nói số lượng vô hạn này lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng với số vô hạn kia”. Hơn 200 năm sau, nhà toán học Georg Cantor đã chọn lọc những ý tưởng trên thêm một lần nữa. Không nản lòng với sự kì quái của vô hạn và đi xa hơn nữa, ông đã khám phá ra toàn bộ tháp vô hạn, mỗi một cái lại lớn hơn những cái khác. Tính vô hạn của những số tự nhiên và tính vô hạn của các đường thẳng thỏa tính chất của tháp này.

vh4.jpg

Georg Cantor

Tất cả những việc này điều liên quan đến vô hạn tiềm năng, những danh sách rộng lớn và không bao giờ kết thúc. Điều gì sẽ xảy ra với vô hạn thực tế? Và bất kì những loại vô hạn nào liệu có thực sự tồn tại trong thế giới vật chất? 

 

Nguồn: https://plus.maths.o...t/what-infinity

 

Bài viết do thành viên Chuyên san EXP dịch.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 18-01-2016 - 23:15

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#2
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

vô hạn là 1 thứ mà chúng ta chưa thể khám phá ra hết dc


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#3
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Vô hạn có điểm dừng ???

http://diendantoanho...t13sqrt5sqrt13/



#4
DKAV94teomap

DKAV94teomap

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

vô hạn là những gì ko bao giờ kết thúc



#5
saigonlease

saigonlease

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Tôi rất ngưỡng mộ những bạn học giỏi toán



#6
vo ke hoang

vo ke hoang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Tôi rất ngưỡng mộ những bạn học giỏi toán

có liên quan đến vấn đề chăng?


:icon10:  :icon10:  :icon10: If i can see further it is by standing on the shoulders of giants. :icon10:  :icon10:  :icon10: 

                        (Issac Newton)


#7
Nguyen Duy Q

Nguyen Duy Q

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 10 Bài viết

vo han chi la thu chung ta tuong tuong ra de thoa man nhu cau ve mat toan hoc cung nhu ve mat vat ly. chang han, ta ns vu tru vo han, nhung thuc su thi chua ai thay dc su vo han do. nhung khi ta thay dc r, no se ko con la vo han nx. ns chung, vo han la thu ma chung ta chua chung minh dc.
(xl vi ko viet dc dau... may sida)



#8
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

vo han chi la thu chung ta tuong tuong ra de thoa man nhu cau ve mat toan hoc cung nhu ve mat vat ly. chang han, ta ns vu tru vo han, nhung thuc su thi chua ai thay dc su vo han do. nhung khi ta thay dc r, no se ko con la vo han nx. ns chung, vo han la thu ma chung ta chua chung minh dc.
(xl vi ko viet dc dau... may sida)

Bạn nhầm rồi nhé, thực ra chưa có ai bảo là vũ trụ vô hạn cả. Thậm chí có người còn cho rằng có nhiều vụ trụ


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#9
Nguyen Duy Q

Nguyen Duy Q

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 10 Bài viết

Bạn nhầm rồi nhé, thực ra chưa có ai bảo là vũ trụ vô hạn cả. Thậm chí có người còn cho rằng có nhiều vụ trụ

co ma! minh nho dc hoc o tieu hoc thi phai la the... con tat nhien la co nguoi cho rang co nhieu vu tru, nhung ve co ban ta van chua kham pha ra dc nen co thuyet cho rang vu tru rong vo tan ma



#10
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

co ma! minh nho dc hoc o tieu hoc thi phai la the... con tat nhien la co nguoi cho rang co nhieu vu tru, nhung ve co ban ta van chua kham pha ra dc nen co thuyet cho rang vu tru rong vo tan ma


Người ta viết thế để chi hs tiểu học biết rằng vũ trụ vô cùng rộng lớn thôi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DangHongPhuc: 28-12-2016 - 19:30

"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#11
mazuko2005

mazuko2005

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

 

Thật là hay :namtay  :namtay  :namtay  :namtay

Bài viết hay lắm ạ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mazuko2005: 02-03-2017 - 17:32

Chinh


#12
hangnga96

hangnga96

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Vô hạn thể hiện sự bất lực tư duy của con người



#13
muaxl2xo

muaxl2xo

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

tôi cho là cái vô hạn là cái nằm trong tư duy, thuộc về tư duy. Liệu có tồn tại cái vô hạn trong thực tiễn ko.

toán học là các quy luật của tư duy. mà tư duy con người luôn nảy sinh ra cái vô hạn. Cũng vì cái vô hạn này nên làm cho toán học khó và phức tạp.



#14
phantuanqs

phantuanqs

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 2 Bài viết

tôi cho là cái vô hạn là cái nằm trong tư duy, thuộc về tư duy. Liệu có tồn tại cái vô hạn trong thực tiễn ko.

toán học là các quy luật của tư duy. mà tư duy con người luôn nảy sinh ra cái vô hạn. Cũng vì cái vô hạn này nên làm cho toán học khó và phức tạp.

tôi có suy nghĩ giống bạn. Vô hạn của người này chưa chắc là vô hạn của người khác.



#15
yume

yume

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

Vô hạn là không có giới hạn






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh