Đến nội dung

Hình ảnh

Bất đẳng thức - Cực trị


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 238 trả lời

#201
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết
Bài 124:
Cho $a;b;c;d>0$ và $abcd=1$.

 

Chứng minh rằng:
$\frac{a^3}{b^2(c^2+d^2)}+\frac{b^3}{c^2(d^2+a^2)}+\frac{c^3}{d^2(a^2+b^2)}+\frac{d^3}{a^2(b^2+c^2)} \geq 2$

 

 

 


:huh:


#202
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bài 123: Cho a, b, c>0 và a+b+c=3. Chứng minh rằng: $\frac{a^{3}}{\left ( 2a^{2}+b^{2} \right )\left ( 2a^{2}+c^{2} \right )}+\frac{b^{3}}{(2b^{2}+c^{2})(2b^{2}+a^{2})}+\frac{c^{2}}{(2c^{2}+a^{2})(2c^{2}+b^{2})}\leq \frac{1}{3}$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz  ta có:

$(2a^2+b^2)(2a^2+c^2)= (a^2+a^2+b^2)(a^2+c^2+a^2)\geq (a^2+ab+ac)^2= 9a^2$

$\Rightarrow \frac{a^3}{(2a^2+b^2)(2a^2+c^2)}\leq \frac{a^3}{9a^2}= \frac{a}{9}$

Tương tự ta cũng có:$\frac{b^3}{(2b^2+a^2)(2b^2+c^2)}\leq \frac{b}{9}$

                                  $\frac{c^3}{(2c^2+a^2)(2c^2+b^2)}\leq \frac{c}{9}$

Cộng theo vế các bất đẳng thức trên ta được:

$\sum \frac{a^3}{(2a^2+b^2)(2a^2+c^2)}\leq \frac{\sum a}{9}= \frac{1}{3}$

Dấu ''='' xảy ra khi a=b=c=1

$\Rightarrow$ Q.E.D


Nothing in your eyes


#203
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

3,Cho 3 số $a,b,c$ không âm.Chứng minh:

$\sqrt{5a^2+4bc}+\sqrt{5b^2+4ca}+\sqrt{5c^2+4ab}\geq \sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}+2(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca})$

 

 

Ta có bất đẳng thức cần chứng minh tương với:

$\sum (\sqrt{5a^2+4bc}-2\sqrt{ab})\geq \sqrt{3(\sum a^2)}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{5a^2}{\sqrt{3(\sum a^2)}(\sqrt{5a^2+4bc}+2\sqrt{ab})}\geq 1$

Đến đây áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có

$\sqrt{3(a^2+b^2+c^2).(5a^2+4bc)}\leq \frac{3(a^2+b^2+c^2)+5^2+4bc}{2}= \frac{8a^2+3b^2+3c^2+4bc}{2}$

$\sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}.2\sqrt{bc}\leq a^2+b^2+c^2+3bc$

$\Rightarrow \sqrt{3(\sum a^2)}.(\sqrt{5a^2+4bc}+2\sqrt{bc})\leq \frac{8a^2+3b^2+3c^2+4bc}{2}+a^2+b^2+c^2+3bc$

                                                                  $= \frac{10a^2+5(b+c)^2}{2}$

Do đó ta được:

$\frac{5a^2}{\sqrt{3(\sum a^2)}.(\sqrt{5a^2+4bc}+2\sqrt{bc})}\geq \sum \frac{10a^2}{10a^2+5(b+c)^2}\geq \sum \frac{10a^2}{10(\sum a^2)}= 1$

Dấu ''='' xảy ra khi a=b=c


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 01-06-2016 - 10:46

Nothing in your eyes


#204
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết

Topic phần trước là lần đầu nên thực sự mà nói là có nhiều khuyết điểm :) Cũng rất vui vì có nhiều người ủng hộ!!!

 

Topic một thời gian dài không được chăm sóc vì chủ thớt có việc bận (nhác) nhưng sẽ lại như cũ trong hè này! Mong mọi người ủng hộ :)

 

(BĐT THCS)


:huh:


#205
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

2, cho x,y,z>0 thỏa mãn xyz=1.

     tìm Min 

           P= $\frac{1}{(x+1)^2}+\frac{1}{(y+1)^2}+\frac{2}{(1+x)(1+y)(1+z)}$

 

 

Bài này thiếu đại lượng $\frac{1}{(z+1)^2}$


Nothing in your eyes


#206
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Mình xin chém luôn bài này (sau khi sửa đề) :icon6: :

Do xyz=1 nên tồn tại các số thực dương a, b, c thỏa mãn x=$\frac{ab}{c^2}$, y=$\frac{bc}{a^2}$, z=$\frac{ac}{b^2}$

Như vậy ta được:

P=$\sum \frac{a^4}{(a^2+bc)^2}+\frac{2a^2b^2c^2}{\prod (a^2+bc)}$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$\sum \frac{a^4}{(a^2+bc)^2}\geq \sum \frac{a^4}{(a^2+b^2)(a^2+c^2)}= \frac{\sum a^4(b^2+c^2)}{\prod (a^2+b^2)}= 1-\frac{2a^2b^2c^2}{\prod (a^2+b^2)}$

Mặt khác cũng áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$a^2+bc\leq \sqrt{(a^2+b^2)(a^2+c^2)}$

Tương tự rồi nhân theo vế ta được $\prod (a^2+b^2)\geq \prod (a^2+bc)$

Như vậy ta được $M\geq 1$

Dấu ''='' xảy ra khi x=y=z=1

Vậy min M là 1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 03-06-2016 - 12:05

Nothing in your eyes


#207
Dung Gia

Dung Gia

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

bài  : cho $a^2 +b^2 +c^2 =1$ . Tìm GTNN của $P=\sum \frac{a}{b^2 +c^2}$



#208
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

bài  : cho $a^2 +b^2 +c^2 =1$ . Tìm GTNN của $P=\sum \frac{a}{b^2 +c^2}$

Mình nhầm :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 03-06-2016 - 17:06

Nothing in your eyes


#209
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

Tổng hợp các bài chưa có lời giải trong topic, còn khá nhiều nên mong mọi người ủng hộ! Chân thành cảm ơn! :)

 

 

Bài 89: Cho $x,y,z$ là các số thực không âm thỏa mãn $x+y+z+xyz = 4 $

Tìm giá trị lớn nhất của $P = xy+yz+xz$

 

 

Từ giả thiết bài toán ta có thể suy ra:

$\frac{1}{x+2}+\frac{1}{y+2}+\frac{1}{z+2}= 1$

$\Leftrightarrow \sum \frac{x}{x+2}= 1$

Đặt $\left\{\begin{matrix} \frac{x}{x+2}=a\\ \frac{y}{y+2}=b\\ \frac{z}{z+2}=c\end{matrix}\right.$ thì ta được$\left\{\begin{matrix} x=\frac{2a}{b+c}\\ y=\frac{2b}{a+c}\\ z=\frac{2c}{a+b}\end{matrix}\right.$

Như vậy ta được:P=4.$\sum \frac{ab}{(a+c)(b+c)}$$= 4.\sum \frac{ab(a+b)}{\prod (a+b)}= \frac{3\sum ab(a+b)+\sum ab(a+b)}{\prod (a+b)}\geq \frac{3\sum ab(a+b)+6abc}{\prod (a+b)}= 3$

Dấu ''='' xảy ra khi x=y=z=1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 03-06-2016 - 17:30

Nothing in your eyes


#210
Dung Gia

Dung Gia

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

Bài .... : Cho các số thực dương $x,y$ thỏa mãn : $(x+y-1)^2 =xy$.Tìm $GTNN$ của $P=\frac{1}{xy}+\frac{1}{x^2+y^2}+\frac{\sqrt{xy}}{x+y}$



#211
Dung Gia

Dung Gia

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

13332965_1599708673653918_60366694885504



#212
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

bài  : cho $a^2 +b^2 +c^2 =1$ . Tìm GTNN của $P=\sum \frac{a}{b^2 +c^2}$

Lần này thì mình không sai được :D :

Bài này thì theo mình dùng phương pháp U.C.T

Ta sẽ chứng minh:

$\frac{a}{b^2+c^2}= \frac{a}{1-a^2}\geq \frac{3a^2\sqrt{3}}{2}$

$\Leftrightarrow (a-\frac{1}{\sqrt{3}})^2(3a\sqrt{3}+6)\geq 0$

Tương tự rồi cộng theo vế ta được:

$P\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}.(\sum a^2)=\frac{3\sqrt{3}}{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 04-06-2016 - 21:58

Nothing in your eyes


#213
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bổ đề: Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa $xyz=1$ khi đó ta có:

$\frac{1}{x^2+x+1}+\frac{1}{y^2+y+1}+\frac{1}{z^2+z+1}\geq 1$                            $(1)$

Đổi biến $(x,y,z)\rightarrow (\frac{ab}{c^2},\frac{bc}{a^2},\frac{ca}{b^2})$ $\Rightarrow a,b,c>0$

Có $(1)$ $\Leftrightarrow \sum \frac{a^4}{b^2c^2+a^2bc+a^4}\geq 1$

Có $\sum \frac{a^4}{b^2c^2+a^2bc+a^4}\geq \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{\sum (a^4+b^2c^2)+abc(a+b+c)}$

Mà $abc(a+b+c)\leq a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2$$\Rightarrow \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{\sum (a^4+b^2c^2)+abc(a+b+c)}\geq \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{(a^2+b^2+c^2)^2}=1$

Áp dụng: Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy$, ta có:

$2\frac{1}{(x+1)^3}+\frac{1}{8}=\frac{1}{(x+1)^3}+\frac{1}{(x+1)^3}+\frac{1}{8}\geq \frac{3}{2(x+1)^2}$

Chứng minh tương tự ta cũng có:

$2\frac{1}{(y+1)^3}+\frac{1}{8}\geq \frac{3}{2(y+1)^2}$

$2\frac{1}{(z+1)^3}+\frac{1}{8}\geq \frac{3}{2(z+1)^2}$

Suy ra  $2(\frac{1}{(x+1)^3}+\frac{1}{(y+1)^3}+\frac{1}{(z+1)^3})+\frac{3}{8}\geq \frac{3}{2}(\frac{1}{(x+1)^2}+\frac{1}{(y+1)^2}+\frac{1}{(z+1)^2})$

Nhận xét rằng ta có $(x+1)^2\leq \frac{4(x^2+x+1)}{3}\Leftrightarrow (x-1)^2\geq 0$ (luôn đúng)

Vậy $\sum \frac{1}{(x+1)^2}\geq \frac{3}{4}\sum \frac{1}{x^2+x+1}\geq \frac{3}{4}$

Vậy $2P+\frac{3}{8}\geq \frac{9}{8}\Leftrightarrow P\geq \frac{3}{8}$

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=1$. Vậy giá trị nhỏ nhất của $P$ là $\frac{3}{8}$, xảy ra khi $x=y=z=1$

Cách khác:

Do xyz=1 nên tồn tại 3 số thực dương a,b,c sao cho: $\left\{\begin{matrix} x= \frac{a}{b}\\ y= \frac{b}{c}\\ z= \frac{c}{a}\end{matrix}\right.$

Như vậy ta có:

$P=\sum \frac{a^3}{(b+c)^3}$

Mặt khác, theo bất đẳng thức AM-GM ta có:

$b^3+c^3= (b+c)(b^2-bc+c^2)\geq (b+c)[\frac{(b+c)^2}{2}-\frac{(b+c)^2}{4}]= \frac{(b+c)^3}{4}$

Tương tự với các đẳng thức còn lại ta được:

P$\geq \frac{1}{4}.\sum (\frac{a^3}{b^3+c^3})\geq \frac{1}{4}.\frac{3}{2}=\frac{3}{8}$

Vậy min P là $\frac{3}{8}$ khi x=y=z=1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cristianoronaldo: 07-06-2016 - 21:19

Nothing in your eyes


#214
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

Bài 86: Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa $4x^{2}+9y^{2}+16z^{2}=1$

Tìm Min $\frac{2x}{9y^{2}+16z^{2}}+\frac{3y}{4x^{2}+16z^{2}}+\frac{4z}{4x^{2}+9y^{2}}$

 

 

Đặt 2x=a, 3y=b,3c=z thì ta được:

VT=$\sum \frac{a}{b^2+c^2}$

Đến đây thì giống bài toán trên rồi


Nothing in your eyes


#215
Air Force

Air Force

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Chuyên đề: Bất đẳng thức - Cực trị

 

1) Một số tính chất:
1.1) Tính chất bắc cầu: $a<b;b<c$ $\Rightarrow a<c$

1.2) Cộng 2 vế của bất đẳng thức với cùng 1 số: $a<b$ $\Rightarrow a+c< b+c$

1.3) Nhân 2 vế của bất đẳng thức với cùng 1 số:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c> 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac< bc$
  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c< 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac> bc$

1.4) Cộng từng vế của hai bất đẳng thức cùng chiều:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c< d & & \end{matrix}\right.\Rightarrow a+c< b+d$

1.5) Trừ từng vế của hai bất đẳng thức ngược chiều:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c> d & & \end{matrix}\right.\Rightarrow a-c< b-d$

1.6) Nhân từng vế của hai bất đẳng thức cùng chiều có hai vế không âm:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a> b\geq 0 & & \\ c> d\geq 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac> bd$

1.7) Nâng lên luỹ thừa:

  • Nếu $a> b> 0\Rightarrow a^{n}> b^{n}(n\in \mathbb{N}^*)$
  • $a> b \Rightarrow a^{n}> b^{n}$ ($n$ lẻ)

1.8) So sánh hai luỹ thừa cùng cơ số:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}m,n\in \mathbb{N}^* & & \\ m>n & & \end{matrix}\right.$

$\rightarrow \left\{\begin{matrix}a> 1 \Rightarrow a^{m}> a^{n} & & \\ a=1 \Rightarrow a^{m}=a^{n} & & \\ a<1 \Rightarrow a^{m}< a^{n} \end{matrix}\right.$

1.9) Lấy nghịch đảo hai vế của bất đẳng thức cùng dấu:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a> b & & \\ ab> 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{1}{a}<\frac{1}{b}$

1.10) Cộng vào cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số:

  • Nếu $\left\{\begin{matrix}a;b;c> 0 & & \\ \frac{a}{b}>1 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{a}{b}>\frac{a+c}{b+c}$

2) Các bất đẳng thức thường gặp:

2.1) $a^{2}\geq 0\forall a$. Dấu "=" có khi: $a=0$.

2.2) $|a|\geq 0\forall a$. Dấu "=" có khi: $a=0$.

2.3) $|a|\geq a\forall a$. Dấu "=" có khi: $a\geq 0$.

2.4) $|a|+|b|\geq |a+b|$. Dấu "=" có khi: $ab\geq 0$.

2.5) $|a|-|b|\leq |a-b|$. Dấu "=" có khi: $\left\{\begin{matrix}ab\geq 0 & & \\ |a|\geq |b| & & \end{matrix}\right.$.

2.6) $a^{2}+b^{2}\geq 2ab$. Dấu "=" có khi: $a=b$

2.7) $(a+b)^{2}\geq 4ab\Leftrightarrow ab\leq \left(\frac{(a+b)}{2}\right)^{2}$. Dấu "=" có khi: $a=-b$.

2.8) $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\geq \frac{4}{a+b}(a;b> 0)$. Dấu "=" có khi: $a=b$.

2.9) $\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\geq 2~~(ab> 0)$. Dấu "=" có khi: $a=b$.

2.10) Các bất đẳng thức cổ điển:

a) Bất đẳng thức Cô-si (AM-GM):

Với $n$ số thực dương: $a_{1};a_{2};...;a_{n}$

Dạng 1: $\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n}\geq \sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}$

Dạng 2: $a_{1}+a_{2}+...+a_{n}\geq n\sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}$

Dạng 3: $(\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n})^{n}\geq a_{1}a_{2}...a_{n}$

Dấu "=" có khi: $a_{1}=a_{2}=...=a_{n}$

b) Bất đẳng thức BCS (Bunhiakovsky):
Với 2 bộ số thực bất kì: ($a_{1};a_{2};...;a_{n}$);($b_{1};b_{2};...;b_{n}$):
Dạng 1: $(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n})^{2}\leq (a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})$

Dạng 2: $|a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}|\leq \sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2}}$

Dấu "=" có khi: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}$

Dạng 3: $a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}\leq \sqrt{(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})}$

Dấu "=" có khI: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}>0$

c) Bất đẳng thức BCS dạng cộng mẫu: (Cauchy-Swarchz)

Với $\forall x_{i}>0;i=\overline{1,n}$ ta có:

$\frac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{x_{n}}\geq \frac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}}{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}$

Chứng minh: Xét $(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}=(\frac{a_{1}}{\sqrt{x_{1}}}.\sqrt{x_{1}}+\frac{a_{2}}{\sqrt{x_{2}}}.\sqrt{x_{2}}+...+\frac{a_{n}}{\sqrt{x_{n}}}.\sqrt{x_{n}})^{2}\leq (\frac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{x_{n}})(x_{1}+x_{2}+...+x_{n})$ (Áp dụng BCS)
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.

d) Bất đẳng thức Minkopsky:

Cho 2 dãy số thực dương: $(a_{1};a_{2};...;a_{n});(b_{1};b_{2};...;b_{n})$ ta có:

$\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}+\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}+...+\sqrt{a_{n}^{2}+b_{n}^{2}}\geq \sqrt{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}+(b_{1}+b_{2}+...+b_{n})^{2}}$

Dấu "=" xảy ra khI: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}$.

e) Bất đẳng thức Holder:

(Dạng thường dùng)

Cho $a,b,c,x,y,z,m,n,p>0$ ta có:

$(a^{3}+b^{3}+c^{3})(x^{3}+y^{3}+z^{3})(m^{3}+n^{3}+p^{3})\geq (axm+byn+czp)^{3}$
Dấu $"="$ xảy ra khi: các bộ số tương ứng tỉ lệ với nhau. 

f) Bất đẳng thức Schur:

Dạng tổng quát:
Cho $a,b,c\geq 0$ và $t > 0$ ta có : $a^{t}(a-b)(a-c)+b^{t}(b-c)(b-a)+c^{t}(c-a)(c-b)\geq 0.$
Đẳng thức xảy ra khi : $a=b=c$ hoặc $a=0,b=c$ hoặc các hoán vị.
Các trường hợp thường dùng là TH: $t=1$ và $t=2$
Trong trường hợp $t=1$ thì ở THCS ta thường có các cách diễn đạt tương đương sau :

$a(a-b)(a-c)+b(b-c)(b-a)+c(c-a)(c-b)\geq 0$ .
$\Leftrightarrow a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ac(c+a)$
$\Leftrightarrow 4(a+b+c)(ab+bc+ac)\leq (a+b+c)^{3}+9abc$
Hệ quả rất thông dụng: $(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)\leq abc$
Với $t=2$ ta có dạng quen thuộc hơn: $a^{4}+b^{4}+c^{4}+abc(a+b+c)\geq a^{3}(b+c)+b^{3}(a+c)+c^{3}(a+b)$

g) Bất đẳng thức Trê bư sép (Chebyshev)

Với $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $b_{1}\geq b_{2}\geq ...\geq b_{m}$ thì:
$m(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{n}+...+a_{m}b_{m})\geq (a_{1}+a_{2}+...+a_{m})(b_{1}+b_{2}+...+b_{m}).$
Dấu $"="$ xảy ra khi : $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}$ và $ b_{1}=b_{2}=...=b_{m}.$
Nếu $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $ b_{1}\leq b_{2}\leq ...\leq b_{m}$ thì BĐT trên đổi chiều.

h) Bất đẳng thức Nesbit:
2 trường hợp cơ bản:

BĐT Nesbitt 3 biến : Với $ a,b,c >0$ thì $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \geq \dfrac{3}{2}$
BĐT Nesbitt 4 biến : với $a,b,c,d >0$ thì :$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+d}+\dfrac{c}{d+a} +\dfrac{d}{a+b}\geq 2$
Dấu $"="$ xảy ra khi các biến bằng nhau

3) các phương pháp chứng minh bất đẳng thức thường gặp:

  • Phương pháp biến đổi tương đương.
  • Phương pháp sử dựng các bất đẳng thức cổ điển và sử dụng các bất đẳng thức phụ đã biết (xem tại đây). 
  • Phương pháp làm trội, làm giảm.
  • Phương pháp dồn biến, đổi biến.
  • Phương pháp tách bình phương.
  • Phương pháp hình học.
  • Phương pháp phản chứng.
  • Phương pháp quy nạp.

4) Một số hằng đẳng thức thường dùng:

7 hằng đẳng thức đáng nhớ và các hằng đẳng thức cở bản ($(a\pm b\pm c\pm d\pm...)^2;a^n\pm b^n;...$) thì không nói nữa.

 

$1)$ $(a+b)(b+c)(c+a)=(a+b+c)(ab+bc+ca)-abc$

$2)$ $a^3+b^3+c^3-3abc=(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca)$

$3)$ $(a+b+c)^3=a^3+b^3+c^3+3(a+b)(b+c)(c+a)=a^3+b^3+c^3+3ab(a+b)+3bc(b+c)+3ca(c+a)+6abc$

$4)$ $ab^2+bc^2+ca^2 - a^2b - b^2c - c^2a = \dfrac{(a-b)^3+(b-c)^3+(c-a)^3}{3}$

$5)$ $ab^3+bc^3+ca^3 - a^3b-b^3c-c^3a = \dfrac{(a+b+c)[(a-b)^3+(b-c)^3+(c-a)^3]}{3}$

$6)$ $(a + b)(b + c)(c + a) - 8abc = a(b - c)^2 + b(c - a)^2 + c(a - b)^2$

$7)$ $(a - b)^3 + (b - c)^3 + (c - a)^3 = 3(a - b)(b - c)(c - a)$ (Đây là hệ quả của đẳng thức số $2$)

 

Bài tập: Phương pháp biến đổi tương đương:

1) Chứng minh các bất đẳng thức sau:

a)$4x^{2}+4y^{2}+6x+3\geq 4xy \forall x;y$

b)$a^{4}+b^{4}\geq a^{3}b+ab^{3} \forall a;b$

c)$x^{2}+4y^{2}+3z^{2}+14> 2x+12y+6z$

d)$a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq ab+bc+ca\forall a;b;c$

e)$(a+b+c)^{2}\leq 3(a^{2}+b^{2}+c^{2})$

g)$1+a\geq \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{a^{2}}\forall a> 0$

h)$\frac{a}{\sqrt{b}}+\frac{b}{\sqrt{a}}\geq \sqrt{a}+\sqrt{b}\forall a;b> 0$
 



#216
daoyen

daoyen

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Cho $x,y,z$ thuộc $R/ xy+ 2yz+ 3zx=11$
Chứng minh $14x^2 + 10y^2 + 5z^2 \geq 44$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tpdtthltvp: 21-08-2016 - 19:09


#217
Ngan Chery

Ngan Chery

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

Với a,b,c là các số dương thỏa mãn a+b+c=1. Chứng minh: $\sqrt{\frac{a^{2}+2ab}{b^{2}+2c^{2}}} + \sqrt{\frac{b^{2}+2bc}{c^{2}+2a^{2}}}+\sqrt{\frac{c^{2}+2ac}{a^{2}+2b^{2}}}\geq \frac{1}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}$


a


#218
thanhdung94

thanhdung94

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 13 Bài viết

Bài 5:

  Max=1 thì phải


Đào Thị Thanh Dung


#219
dat9adst20152016

dat9adst20152016

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Cho $x,y,z$ thuộc $R/ xy+ 2yz+ 3zx=11$
Chứng minh $14x^2 + 10y^2 + 5z^2 \geq 44$

   Nhận thấy dấu đẳng thức xảy ra tại x=y=+-1 ; z=+-2

 Thiết lập các bđt :  $2x^{2}+2y^{2}\geq 4xy;12x^{2}+3z^{2}\geq 12zx;8y^{2}+2z^{2}\geq 8yz$  (chú ý đây không phải là bđt Cauchy vì x,y,z thuộc R)

 Cộng các bất lại ta có: 14x2+10y2+5z2$\geq 4(xy+2yz+3zx)= 44$

 Dấu = xảy ra khi 2x=2y=z$\Leftrightarrow x=y=1;z=2hoacx=y=-1;z=-2$

P/S: Mong các bác chỉ giúp cách làm tổng quát những bài dạng này chứ ngồi mò ra dấu bằng thì lâu lắm!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dat9adst20152016: 21-11-2016 - 19:57

     Ví như dòng sông nào cũng bắt nguồn từ những con suối nhỏ, mỗi bài toán dù khó đến đâu cũng có nguồn gốc từ những bài toán đơn giản, có khi rất quen thuộc đối với chúng ta.
                                              -G. Polya-


#220
AnhTran2911

AnhTran2911

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 230 Bài viết

Với a,b,c là các số dương thỏa mãn a+b+c=1. Chứng minh: $\sqrt{\frac{a^{2}+2ab}{b^{2}+2c^{2}}} + \sqrt{\frac{b^{2}+2bc}{c^{2}+2a^{2}}}+\sqrt{\frac{c^{2}+2ac}{a^{2}+2b^{2}}}\geq \frac{1}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}$

VT= $\sum\frac{a^2+2bc}{\sqrt(a^2+2bc)(b^2+2c^2)}\geq\sum\frac{a^2+2bc}{a^2+b^2+c^2}$  <Theo AM-GM>

     =$\sum\frac{(a+b+c)^2}{a^2+b^2+c^2}$=VP ( do a+b+c=1)


        AQ02

                                 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh