Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#21
Tuan Duong

Tuan Duong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Có đề mới rồi đây : 

                               ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN THPT TP. HCM NĂM HỌC 2007 - 2008 :

 

Bài 1 : 

   a) Chứng minh với mọi số thực x, y, z, t ta luôn có bất đẳng thức sau : $x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}\geq x(y+z+t)$

Đẳng thức xảy ra khi nào ?

   

 

$x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}\geq x(y+z+t)$ <=> 4($x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2})\geq 4x(y+z+t)$ <=> $x^{2}-4xy+4y^{2} + x^{2}-4xz+4z^{2} + x^{2}+4xt+4t^{2}\geq 0$ (hnđ)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tuan Duong: 26-03-2016 - 20:35

Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.

Politics is for the present, but an equation is for eternity.

Albert Einstein


 


#22
Tuan Duong

Tuan Duong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Có đề mới rồi đây : 

                               ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN THPT TP. HCM NĂM HỌC 2007 - 2008 :

 

Bài 1 : 

   a) Chứng minh với mọi số thực x, y, z, t ta luôn có bất đẳng thức sau : $x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}\geq x(y+z+t)$

Đẳng thức xảy ra khi nào ?

   b) Chứng minh với mọi số thực a, b khác 0 ta luôn có bất đẳng thức sau : $\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}}+4\geq 3(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})$

Bài 2 : Tìm nghiệm nguyên x, y của phương trình $x^{2}-xy=6x-5y-8$

Bài 3 : Cho hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+2x+2y=11 & & \\ xy(x+2)(y+2)=m & & \end{matrix}\right.$

   a) Giải hệ phương trình khi m = 24

   b) Tìm m để hệ phương trình có nghiệm 

Bài 4 : Cho $(x+\sqrt{x^{2}+2007})(y+\sqrt{y^{2}+2007})=2007$. Tính $S=x+y$

 

Câu 2 . Cách đơn giản nhất là giải y theo x rồi biện luận

Câu 3. pt2 nhân vào thì có phần giống pt1 rồi đặt ẩn phụ

Câu 4. Nhân lượng liên hợp 2 lần đc hệ . từ đó => x+y=0


Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.

Politics is for the present, but an equation is for eternity.

Albert Einstein


 


#23
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

$x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}\geq x(y+z+t)$ <=> 4($x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2})\geq 4x(y+z+t)$ <=> $x^{2}-4xy+4y^{2} + x^{2}-4xz+4z^{2} + x^{2}+4xt+4t^{2}\geq 0$ (hnđ)

mình nghĩ dòng cuối bạn nhầm rồi ! phải là : 

$x^{2}-4xy+4y^{2}+x^{2}-4xz+4z^{2}+x^{2}-4xt+4t^{2}+x^{2}\geq 0$ chứ ! 

 

Câu 2 . Cách đơn giản nhất là giải y theo x rồi biện luận

còn câu 2 mình xin được giải chi tiết : 

$x^{2}-xy=6x-5y-8\Leftrightarrow y(x-5)=x^{2}-6x+8$

Nếu x = 5 thì $0y=5^{2}-6.5+8\Leftrightarrow 0=3$ Vô lí !

Ta có : $y=\frac{x^{2}-6x+8}{x-5}=\frac{x^{2}-5x-x+5+3}{x-5}=x-1+\frac{3}{x-5}$

mà y $\in$ Z nên $\frac{3}{x-5}\in Z$ $\Rightarrow 3\vdots (x-5)$ $\Rightarrow x-5$ là ước của 3 mà Ư(3) = {$\pm 1;\pm 3$}

$\Rightarrow x-5=\pm 1;\pm 3\Rightarrow x=6;4;8;2$

Giải từng trường hợp ta được nghiệm nguyên x, y của phương trình là $(6;8),(4;0),(8;8),(2;0)$


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#24
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

 

Bài 6 : Cho $\bigtriangleup ABC$ có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O). Các tiếp tuyến với (O) tại B và C cắt nhau tại N. Vẽ dây AM song song với BC. Đường thẳng MN cắt đường tròn (O) tại P.

   a) Cho biết $\frac{1}{OB^{2}}+\frac{1}{NC^{2}}=\frac{1}{16}$. Tính độ dài đoạn BC. 

   b) Chứng minh $\frac{BP}{AC}=\frac{CP}{AB}$

   c) Chứng minh BC, ON và AP đồng quy.

Không ai làm bài hình à ! thôi thì mình làm vậy : 

Bài 6 : 

12439100_237597539922606_595113825147493

a) Gọi I là giao điểm của ON và BC 

NB, NC là 2 tiếp tuyến $\Rightarrow$ NB = NC và NO là tia phân giác $\widehat{BNC}$

$\Rightarrow \bigtriangleup BCN$ cân tại N có ON là tia phân giác $\Rightarrow$ ON là đường trung trực ứng với BC 

$\Rightarrow$ BI = CI = $\frac{BC}{2}$ và $BI \perp ON$

$\bigtriangleup OBN$ vuông tại B có BI là đường cao : 

$\Rightarrow \frac{1}{BI^{2}}=\frac{1}{OB^{2}}+\frac{1}{NB^{2}}$ $\Rightarrow \frac{1}{BI^{2}}=\frac{1}{OB^{2}}+\frac{1}{NC^{2}}$

$\Rightarrow \frac{1}{BI^{2}}=\frac{1}{16}\Rightarrow BI=4$ $\Rightarrow BC=2BI=8$

b) Xét $\bigtriangleup NBP$ và $\bigtriangleup NMB$, có :

$\left.\begin{matrix} & &\widehat{BNP} : chung \\ & &\widehat{NBP}=\widehat{BMN} \end{matrix}\right\}\Rightarrow \bigtriangleup NBP\sim \bigtriangleup NMB(g-g)$

$\Rightarrow \frac{BP}{MB}=\frac{NB}{NM}$

Tương tự, ta có : $\bigtriangleup NCP\sim \bigtriangleup NMC(g-g)\Rightarrow \frac{CP}{MC}=\frac{NC}{MN}$ 

mà NB = NC (cmt) $\Rightarrow \frac{BP}{MB}=\frac{CP}{MC}$ (1)

Ta có : AM // BC (gt) $\Rightarrow$ Tứ giác AMCB là hình thang mà tứ giác AMCB nội tiếp đường tròn (O) 

$\Rightarrow$ Tứ giác AMCB là hình thang cân. $\Rightarrow MB=AC;MC=AB$ (2)

$(1),(2)\Rightarrow \frac{BP}{AC}=\frac{CP}{MC}$ $\Rightarrow$ đpcm

c) Gọi I' là giao điểm của AP và BC

Xét $\bigtriangleup I'BP$ và $\bigtriangleup I'AC$ có :

$\left.\begin{matrix} & &\widehat{BI'P}=\widehat{AI'C} \\ & &\widehat{I'BP}=\widehat{I'AC} \end{matrix}\right\}\Rightarrow \bigtriangleup I'BP\sim \bigtriangleup I'AC(g-g)$

$\Rightarrow \frac{BP}{AC}=\frac{I'B}{I'A}$

Tương tự, ta có : $\bigtriangleup I'CP\sim \bigtriangleup I'AB(g-g)\Rightarrow \frac{CP}{AB}=\frac{I'C}{I'A}$

mà $\frac{BP}{AC}=\frac{CP}{AB}$ (câu b)

$\Rightarrow I'B=I'C\Rightarrow$ I' là trung điểm của BC mà I cũng là trung điểm BC $\Rightarrow I\equiv I'$

$\Rightarrow BC,ON,AP$ đồng quy.


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#25
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

đề kia xem như là đã giải xong, chúng ta tiếp tục nào : 

                                              ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH BẮC NINH NĂM 2008 - 2009 :

 

Bài 1 : (1,5đ) 

   1. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 2x+4=0 & & \\ 4x+2y=-3 & & \end{matrix}\right.$

   2. Giải phương trình : $x^{2}+(x+2)^{2}=4$

Bài 2 : (3,0đ)

   1. Cho hàm số $y=f(x)=2x^{2}-x+1$. Tính $f(\frac{-1}{2})$ ; $f(\sqrt{3})$

   2. Rút gọn biểu thức sau : $A=(\frac{x\sqrt{x}+1}{x-1}-\frac{x-1}{\sqrt{x}+1})(x-\sqrt{x})$ với $x\geq 0,x\neq 0$

   3. Cho phương trình : $2x^{2}+(2m-1)x+m-1=0(*)$

      a) Tìm m để phương trình (*) có nghiệm kép.

      b)Tìm m để phương trình (*) có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

Bài 3 : (1,5đ) Giải bài toán bằng cách lập phương trình

   Theo kế hoạch một tổ công nhân phải sản xuất 360 sản phẩm. Đến khi làm việc, do phải điều 3 công nhân đi làm việc khác nên mỗi công nhân còn lại phải làm nhiều hơn dự định 4 sản phẩm. Hỏi lúc đầu tổ có bao nhiêu công nhân ? Biết rằng năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.

Bài 4 : (3,0đ) Cho đường tròn (O ; R) và dây AC cố định không đi qua tâm. B là một điểm bất kì trên đường tròn đó (B không trùng với A và C). Kẻ đường kính BB'. Gọi H là trực tâm của $\bigtriangleup ABC$.

   1. Chứng minh AH // B'C.

   2. Chứng minh rằng HB' đi qua trung điểm của AC.

   3. Khi điểm B chạy trên đường tròn (O ; R) (B không trùng với A và C). Chứng minh rằng điểm H luôn nằm trên một đường tròn cố định

Bài 5 : (1,0đ) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng $y=(2m+1)x-4m-1$ và điểm A(-2 ; 3). Tìm m để khoảng cách từ A đến đường thẳng trên là lớn nhất.

P/s : đề có 1 vài câu khá dễ, đối với những câu đó các bạn chỉ cần nói hướng làm và đáp án. 


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#26
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

đề kia xem như là đã giải xong, chúng ta tiếp tục nào : 

                                              ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH BẮC NINH NĂM 2008 - 2009 :

 

Bài 1 : (1,5đ) 

   1. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 2x+4=0 & & \\ 4x+2y=-3 & & \end{matrix}\right.$

   2. Giải phương trình : $x^{2}+(x+2)^{2}=4$

Bài 2 : (3,0đ)

   1. Cho hàm số $y=f(x)=2x^{2}-x+1$. Tính $f(\frac{-1}{2})$ ; $f(\sqrt{3})$

   2. Rút gọn biểu thức sau : $A=(\frac{x\sqrt{x}+1}{x-1}-\frac{x-1}{\sqrt{x}+1})(x-\sqrt{x})$ với $x\geq 0,x\neq 0$

   3. Cho phương trình : $2x^{2}+(2m-1)x+m-1=0(*)$

      a) Tìm m để phương trình (*) có nghiệm kép.

      b)Tìm m để phương trình (*) có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

 

*Bài 1:

1)

$\left\{\begin{matrix} 2x+4=0 & & \\ 4x+2y=-3 & & \end{matrix}\right. <=>\left\{\begin{matrix} x=-2 & & \\ y=2,5 & & \end{matrix}\right.$

2)

$x^2+(x+2)^2=4 <=>x^2+x^2+4x+4=4 <=>2x^2+4x=0 <=>x(2x+4)=0 <=>\begin{matrix} x=0 & & \\ 2x+4=0 & & \end{matrix} <=>\begin{matrix} x=0 & & \\ x=-2 & & \end{matrix}$

*Bài 2:

1)$f(\frac{-1}{2}) =>y=2x^2-x+1=2.$

$f(\sqrt{3}) =>y=2x^2-x+1=7-\sqrt{3}$

2)$A=(\tfrac{x\sqrt{x}+1}{x-1}-\tfrac{x-1}{\sqrt{x}+1})(x-\sqrt{x}) =(\tfrac{x\sqrt{x}+1-(\sqrt{x}-1)(x-1)}{x-1})(x-\sqrt{x}) =(\tfrac{(-x-\sqrt{x})(x-\sqrt{x})}{x-1}) =-x$

3)

a)$Pt: 2x^2+(2m-1)x+m-1=0; \Delta =(2m-1)^2-8(m-1)=4m^2-12m+9 (1)$

Dể pt có nghiệm kép thì (1)=0, hay $m=\frac{3}{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobel: 27-03-2016 - 21:09

" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#27
Bui Thao

Bui Thao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết

 

Bài 3 : (1,5đ) Giải bài toán bằng cách lập phương trình

   Theo kế hoạch một tổ công nhân phải sản xuất 360 sản phẩm. Đến khi làm việc, do phải điều 3 công nhân đi làm việc khác nên mỗi công nhân còn lại phải làm nhiều hơn dự định 4 sản phẩm. Hỏi lúc đầu tổ có bao nhiêu công nhân ? Biết rằng năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.

 

lm câu dễ nhất!

gọi số công nhân cần tìm là x (người) (x>3)

ta có pt: $\frac{360}{x}=\frac{360}{x-3}-4$

giải pt trên ta đk :x=15


CHÁO THỎ  


#28
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Làm tiếp câu 3b:

Để pt có 2 nghiêm trái dấu thì :

$\left\{\begin{matrix} \frac{m-1}{2}<0 & & \\ 4m^2-12m+9>0 & & \end{matrix}\right. <=>\left\{\begin{matrix} m<1 & & \\ m\neq \frac{3}{2} & & \end{matrix}\right.$

Mình làm đến đây là tịt không biết làm thế nào để thỏa đc ĐK :có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobel: 27-03-2016 - 22:00

" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#29
adamfu

adamfu

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

các bạn lên đây tìm thử nhá

http://www.slideshar...&from_search=38


MỜI CÁC BẠN GHÉ THĂM

 

http://diendantoanho...ào-10/?p=622133

 


#30
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

lm câu dễ nhất!

gọi số công nhân cần tìm là x (người) (x>3)

ta có pt: $\frac{360}{x}=\frac{360}{x-3}-4$

giải pt trên ta đk :x=15

bạn ra phương trình đó đúng rồi ! nhưng giải thì lại sai 

$\frac{360}{x-3}-\frac{360}{x}=4$ $\Leftrightarrow x^{2}-3x-270=0$

$\Delta =9+1080=1089\Rightarrow \sqrt{\Delta }=33$

$x_{1}=\frac{3+33}{2}=18(TM);x_{2}=\frac{3-33}{2}=-15(KTM)$

 

Làm tiếp câu 3b:

Để pt có 2 nghiêm trái dấu thì :

$\left\{\begin{matrix} \frac{m-1}{2}<0 & & \\ 4m^2-12m+9>0 & & \end{matrix}\right. <=>\left\{\begin{matrix} m>1 & & \\ m\neq \frac{3}{2} & & \end{matrix}\right.$

Mình làm đến đây là tịt không biết làm thế nào để thỏa đc ĐK :có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

mình nghĩ bạn nên xem lại lời giải, rõ ràng nếu chọn m = 0,75 thì phương trình vẫn có 2 nghiệm thỏa mãn đề bài.


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#31
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

mình nghĩ bạn nên xem lại lời giải, rõ ràng nếu chọn m = 0,75 thì phương trình vẫn có 2 nghiệm thỏa mãn đề bài.

Sao thế được ban ở đề bài nói là có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

Nếu =0,75 thì pt có nghiệm kép mất rồi, mà nghiệm kép thì cùng dấu vs nhau => làm khác đề 

Bạn xem lại thử đi mình thấy có sai đâu ??


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#32
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

Sao thế được ban ở đề bài nói là có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

Nếu =0,75 thì pt có nghiệm kép mất rồi, mà nghiệm kép thì cùng dấu vs nhau => làm khác đề 

Bạn xem lại thử đi mình thấy có sai đâu ??

m = 0,75 thì phương trình sẽ có 2 nghiệm là $\frac{-1}{2};\frac{1}{4}$ (bạn có thể giải bằng máy tính) 

$\left | \frac{-1}{2} \right |=\frac{1}{2}> \frac{1}{4}$ (do 2 < 4)


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#33
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

m = 0,75 thì phương trình sẽ có 2 nghiệm là $\frac{-1}{2};\frac{1}{4}$ (bạn có thể giải bằng máy tính) 

$\left | \frac{-1}{2} \right |=\frac{1}{2}> \frac{1}{4}$ (do 2 < 4)

Cho mình hỏi bạn giải ở pt nào ?


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#34
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

À à mình hiểu rồi (cứ tưởng 0,75=3/2 ) đau thật . Xin lỗi nhé để mình xem lại cho . :lol:


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#35
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

Cho mình hỏi bạn giải ở pt nào ?

phương trình (*), thôi thì mình sẽ trình bày cách giải của mình vậy :

Theo đề bài ta có :

a và c trái dấu và $\frac{-b}{a}< 0$ (chỗ này các bạn tự tìm cách giải thích)

 $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m-1<0 & & \\ 2m-1>0 & & \end{matrix}\right.$ 

$\Rightarrow \frac{1}{2}< m< 1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 27-03-2016 - 22:14

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#36
HoaiBao

HoaiBao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Mình xin giải bài cuối:

Bài 5 : (1,0đ) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng $y=(2m+1)x-4m-1$ và điểm A(-2 ; 3). Tìm m để khoảng cách từ A đến đường thẳng trên là lớn nhất.

Dễ tìm được tọa độ điểm cố định của phương trình đi qua là B(2;1) nên khoảng cách từ A đến dường thẳng lớn nhất khi nó bằng AB.Từ đó ta xác định được phương trình đường thẳng của AB:$y=-\frac{1}{2}x+2$

$m=-\frac{3}{2}$



#37
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

phương trình (*), thôi thì mình sẽ trình bày cách giải của mình vậy :

Theo đề bài ta có :

a và c trái dấu và $\frac{-b}{a}< 0$ (chỗ này các bạn tự tìm cách giải thích)

 $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m-1< 0 & & \\ 2m-1>0 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \frac{1}{2}

THeo mình thì phải là :$\left\{\begin{matrix} m<1 & & \\ m\neq \frac{3}{2} & & \end{matrix}\right.$  chứ ??


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#38
HoaiBao

HoaiBao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

 3. Cho phương trình : $2x^{2}+(2m-1)x+m-1=0(*)$

      a) Tìm m để phương trình (*) có nghiệm kép.

      b)Tìm m để phương trình (*) có 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

Thấy các cậu tranh cãi nên mình xin góp ý:

Theo giả thuyết thứ nhất:Tìm m để phương trình (*) có 2  nghiệm trái dấu khi:

$\left\{\begin{matrix} \Delta>0\\ \frac{m-1}{2}<0 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow $\left\{\begin{matrix} m\neq \frac{3}{2}\\m<1 \end{matrix}\right.$

Nên $m<1$

Ta xét tiếp giả thuyết thứ hai:nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương..................



#39
dungxibo123

dungxibo123

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 330 Bài viết

Trong một giải cờ vua cs 8 kỳ thủ tham gia, thi đấu vòng tròn một lượt, thắng được 1 điểm hòa 0.5 điểm thua 0 điểm. Biết rằng sau khi kết thúc giải thì cả 8 kỳ thủ nhận số điểm đôi một khác nhau, và kỳ thủ thứ 2 có số điểm bằng tổng số điểm của 4 kỳ thủ xếp cuối cùng. Hỏi trận đấu giữa kỳ thủ xếp 4 và xếp 5 kết thúc như thế nào?


myfb : www.facebook.com/votiendung.0805
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SỢ HÃI giúp ta tồn tại

NGHỊ LỰC giúp ta đứng vững

KHÁT VỌNG giúp ta tiến về phía trước

Võ Tiến Dũng  

:like  :like  :like  :like  :like 

 

 


#40
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

phương trình (*), thôi thì mình sẽ trình bày cách giải của mình vậy :

Theo đề bài ta có :

a và c trái dấu và $\frac{-b}{a}< 0$ (chỗ này các bạn tự tìm cách giải thích)

 $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m-1<0 & & \\ 2m-1>0 & & \end{matrix}\right.$ 

$\Rightarrow \frac{1}{2}< m< 1$

Vậy có phải là bạn đã tìm 2  nghiệm trái dấu sao cho nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương ?

Còn cái của mình thì chỉ đúng vs TH 2 nghiệm trái dấu thôi.


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh