Đến nội dung

Hình ảnh

Việt Nam TST 2016 - Thảo luận đề thi

vn tst 2016 tst

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 34 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

VN TST 2016

Thời gian thi: 4 tiếng 30 phút

Ngày 1

 

Bài 1. Tìm $a,n$ nguyên dương với $a>2$ để mỗi ước nguyên tố của $a^n-1$ cũng là ước nguyên tố của $a^{3^{2016}}-1.$
 
Bài 2. $A$ là tập $2000$ số nguyên phân biệt và $B$ là tập $2016$ số nguyên phân biệt. $K $ là số cặp $(m,n)$ có thứ tự với $m$ thuộc $A$ và $n$ thuộc $B$ mà $|m-n|\leq 1000$. Tìm max $K$?
 
Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $B,C$ cố định, $A$ chuyển động trên cung $BC$ của $ (O)$. Các phân giác $AD,BE,CF$ giao nhau tại $I$. Đường tròn qua $D$ tiếp xúc với $OA$ tại $A$ cắt $(O)$ tại $G$. $GE,GF$ giao $(O)$ lần thứ hai tại $M,N$. $BM$ giao $CN$ tại $H.$
a) Chứng minh rằng $AH$ đi qua một điểm cố định.
b) $BE, CF$ giao $(O)$ lần lượt tại $K,L$. $AH$ giao $KL$ tại $P$. $Q$ là một điểm trên $EF$ sao cho $QP=QI.$ $J$ là điểm nằm trên $(BIC)$ sao cho $IJ\perp IQ$. Chứng minh rằng trung điểm $IJ$ chuyển động trên một đường tròn cố định.
 

Ngày 2.
 
Bài 4. Cho tam giác $ABC$ nhọn có $\angle ACB<\angle ABC<\angle ACB+ \dfrac{\angle BAC}{2}$. Lấy điểm $D$ thuộc cạnh $BC$ sao cho $\angle ADC=\angle ACB+\dfrac{\angle BAC}{2}$. Tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tại $A$ cắt $BC$ tại $E$. Phân giác $\angle AEB$ cắt $AD$ và cắt $(ADE)$ tại $G$ và $ F$, $DF$ giao $AE$ tại $H.$
a) Chứng minh rằng các đường tròn đường kính $AE,DF,GH$ có một điểm chung.
b) Trên phân giác ngoài $\angle BAC $ và trên tia $AC$ lần lượt lấy các điểm $K$ và $M$ sao cho $KB=KD=KM$, trên phân giác ngoài $\angle BAC$ và trên tia $AB$ lần lượt lấy các điểm $L$ và $N$ sao cho $LC=LD=LN.$ Đường tròn đi qua $M,N$ và trung điểm $I$ của $BC$ cắt $BC$ tại $P$ ($P\neq I$). Chứng minh rằng $BM,CN,AP$ đồng quy.
 
Bài 5. Cho $a_1,a_2,...,a_{n-1},a_n$ ($n\geq 3$), trong đó mỗi số $a_i $ nhận giá trị $\in \{0;1\}$. Xét $n$ bộ số $S_1=(a_1,a_2,...,a_{n-1},a_n)$, $S_2=(a_2,a_3,...,a_n,a_1)$;...;$S_n=(a_n, a_1, ..., a_{n-2},a_{n-1})$.  Với mỗi bộ số $r=(b_1,b_2,...,b_n)$, đặt $\omega(r)=b_1.2^{n-1}+b_2.2^{n-2}+...+b_n.2^0.$ Giả sử các số $\omega(S_1); \omega(S_2);...;\omega(S_n)$ nhận đúng $k $ giá trị phân biệt.
a) Chứng minh rằng $k \mid n$ và $ \dfrac{2^n-1}{2^k-1} \mid \omega(S_i)$  $\forall i=\overline{1,n}.$
b) Kí hiệu $M$ và $m$ lần lượt là max và min của $\omega(S_1),...,\omega(S_n)$. Chứng minh rằng $M-m\geq \dfrac{(2^n-1)(2^{k-1}-1)}{2^k-1}.$
 
Bài 6. Cho các số thực phân biệt $\alpha_1,\alpha_2,...,\alpha_{16}$. Với mỗi đa thức hệ số thực $P(x)$; đặt $V(P)=P(\alpha_1)+P(\alpha_2)+...+P(\alpha_{16}).$
Chứng minh rằng tồn tại duy nhất đa thức $Q(x)$ bậc 8 có hệ số $x^8$ bằng $1$ thỏa mãn
i) $V(Q(x) \cdot P(x))=0$ với mọi đa thức $P$ có bậc bé hơn $8.$
ii) $Q(x)$ có $8$ nghiệm thực (tính cả bội).
 
Nguồn: MathScope.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 28-03-2016 - 18:26
Thêm Ngày 2

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Bài hình ý b) nên viết lại như sau cho đẹp

 

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ với phân giác $BE,CF$ cắt nhau tại $I$, tâm ngoại tiếp $O$. Đường thẳng qua $I$ vuông góc $OI$ cắt $BC,EF$ tại $M,N$. Chứng minh rằng $IM=2IN$.

 

Giải. Gọi $BE,CF$ cắt $(O)$ tại $P,Q$ khác $B,C$. $EF$ cắt $BC$ tại $X$. $AI$ cắt $BC,EF$ tại $Y,Z$. $MN$ cắt $PQ,AS$ tại $K,L$. Theo bài toán con bướm dễ thấy $IM=IK$. Mặt khác dễ thấy $PQ$ là trung trực $AI$. $AX$ là phân giác ngoài góc $A$ nên $IL=2IK=2IM$ hay $ML=3MI$. Lại có hàng điều hòa cơ bản $(AI,YZ)=-1$ nên $X(AI,YZ)=-1$ chiếu chùm này lên đường thẳng $MN$ thì hàng $(LI,MN)=-1$, từ đó $\frac{NL}{NI}=\frac{ML}{MI}=3$ hay $IN=\frac{1}{4}IL=\frac{1}{2}IM$. Ta hoàn thành chứng minh.

 

Theo mình ý tưởng của ý b) hay và mới, tuy nhiên cũng khá mẹo mực!

Hình gửi kèm

  • Figures2.png


#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 1 nếu ai biết đến bổ đề $\gcd \left( a^m-1,a^n-1 \right) = a^{ \gcd (m,n)}-1$ thì sẽ xử lí rất nhanh gọn.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Bài 1 có được hiểu là $a^n-1$ và $a^{3^{2016}}-1$ có cùng tập ước nguyên tố không nhỉ? Mình không chắc chắn nhưng nếu là vậy thì định lý Zsigmondy có thể giải quyết nó.



#5
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 1 có được hiểu là $a^n-1$ và $a^{3^{2016}}-1$ có cùng tập ước nguyên tố không nhỉ? Mình không chắc chắn nhưng nếu là vậy thì định lý Zsigmondy có thể giải quyết nó.

Mình không nghĩ ta có thể hiểu như thế, vì họ nói mọi ước nguyên tố của $a^n-1$ đều là ước nguyên tố của $a^{3^{2016}}-1$ nhưng chưa chắc mọi ước nguyên tố của $a^{3^{2016}}-1$ là ước nguyên tố của $a^n-1$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#6
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Như Zaraki nói, ta sẽ sử dụng bổ đề $\text{gcd}(a^{m} - 1, a^{n} - 1) = a^{\text{gcd}(m, n)} - 1$
Bổ đề 1. $\text{gcd}(a^{m} - 1, a^{n} - 1) = a^{\text{gcd}(m, n)} - 1$
Chứng minh bổ đề. Gọi $d = \text{gcd}(a^{m} - 1, a^{n} - 1)$
Để ý $a^{\text{gcd}(m, n)} - 1 \mid a^{m} - 1, a^{n} - 1 \implies a^{\text{gcd}(m, n)} - 1 \mid d \implies d \ge a^{\text{gcd}(m, n)} - 1$
Mặt khác $a^{m} \equiv 1 \pmod{d}$ và $a^{n} \equiv 1\pmod{p}$ nên $\text{ord}_{d}(a) \mid m, n \implies \text{ord}_{d}(a) \mid \text{gcd}(m, n)$
Hay $a^{\text{gcd}(m, n)} \equiv 1 \pmod{d}$ hay $a^{\text{gcd}(m, n)} - 1 \ge d$.
Kết hợp lại ta có đpcm.
Bổ đề 2. $3^{3^{u}} + 1 = 2^{t}$ có nghiệm duy nhất là $(u, t) = (0, 2)$.
Chứng minh bổ đề. Xét $u \ge 1$, khi đó $3^{3^{u}} = (3^{3})^{3^{u - 1}} \equiv 3^{3^{u - 1}}\pmod{8}$. Đến đây lùi về sẽ thu được $3^{3^{u}} \equiv 3\pmod{8}$. Từ đó ta có $u = 0$ là nghiệm duy nhất.

Giả thiết bài toán quy thành $p$ là ước nguyên tố của $a^{n} - 1$ thì $p\mid d$ với $d = \text{gcd}(a^{n} - 1, a^{3^{2016}} - 1)$
Ta đặt $n = 3^{u}.v$ với $\text{gcd}(v, 3) = 1$.

  • TH1. $u \le 2016$. Khi đó theo bổ đề $d = a^{3^{u}} - 1$
    i) Nếu $v = 1$ thì ta dễ thấy $a^{3^{u}} - 1 \mid a^{3^{2016}} - 1$.
    ii) Xét $v \ge 2$, khi đó ta có $a^{v} - 1\mid a^{n} - 1$. Bài toán suy ra nếu $p\mid a^{v} - 1$ thì $p\mid a^{3^{u}} - 1$. Xét $p$ là ước nguyên tố của $\frac{a^{v} - 1}{a - 1} \implies p\mid a^{v} - 1$. Khi đó $p\mid \text{gcd}(a^{v} - 1, a^{3^{u}} - 1) = a - 1$ theo bổ đề trên. Điều này có nghĩa là tập các ước nguyên tố của $a^{v - 1} + a^{v - 2} + \cdots + 1$ phải là tập con của tập các ước nguyên tố của $a - 1$ (*)
    Bây giờ ta đặt $A = a^{v - 1} + a^{v - 2} + \cdots + 1 = p_{1}^{d_{1}}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}$ với $p_{i} < p_{i + 1}$ là các ước nguyên tố.
    Theo (*) thì $a - 1 = p_{1}^{c_{1}}p_{2}^{c_{2}}\cdots p_{k}^{c_{k}}.P$
    a) Nếu $a$ chẵn thì toàn bộ $p_{i}, P$ lẻ. Áp dụng bổ đề LTE, ta có $v_{p_{i}}(A) = v_{p_{i}}(a^{v} - 1) - v_{p_{i}}(a - 1) = v_{p_{i}}(v)$. Nghĩa là $v = p_{1}^{d_{1}}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}Q$
    Lúc này, $A \ge a^{v - 1} + 1 = a^{p_{1}^{d_{1}}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}Q - 1} + 1 \ge 3^{p_{1}^{d_{1}}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}Q - 1} + 1 > A$. Vô lí.
    b) Nếu $a = 4t + 1$. Lúc này ta vẫn có thể áp dụng bổ đề LTE như trên do $4\mid a - 1$ nên $v_{2}(a^{v} - 1) = v_{2}(a - 1) + v_{2}(v)$. Đánh giá tương tự ta có điều vô lý.
    c) Nếu $a = 4t + 3$. Khi đó để ý nếu $v$ lẻ ta sẽ dẫn đến $v_{2}(A) = v_{2}(v) = 0$ nên đánh giá tương tự a) cho điều vô lý.
    Xét $v$ chẵn, theo bổ đề LTE $v_{2}(a^{v} - 1) = v_{2}(a - 1) + v_{2}(a + 1) + v_{2}(v) - 1 = v_{2}(a + 1) + v_{2}(v)$.
    Đặt $L = v_{2}(v)$, $K = v_{2}(A) = d_{1}$ và $J = v_{2}(a + 1) \; (J \ge 2)$. Ta có $K = v_{2}(A) = v_{2}(a^{v} - 1) - v_{2}(a - 1) = L + J - 1$ (lưu ý là do ta đã sắp xếp $p_{i}$ nên $p_{1} = 2$)
    Viết lại $A = 2^{L + J - 1}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}$ và $v = 2^{L}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}.Q$. Mặt khác, để ý là $v_{2}(a + 1) = J$ nên $a + 1 \ge 2^{J} \iff a \ge 2^{J} - 1$. Ta có:
    $$A = a^{v - 1} + a^{v - 2} + \cdots + 1 \ge a^{v - 1} + 1 \ge (2^{J} - 1)^{v - 1} + 1 = [(2^{J} - 2) + 1]^{2^{L}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}Q} + 1 \ge 2^{L}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}}Q(2^{J} - 2) + 2 \ge 2^{L + J}.p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}} - 2^{L + 1}p_{2}^{d_{2}}\cdots p_{k}^{d_{k}} + 2 \ge A$$
    Để ý dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $v = 2$, $a = 2^{l} - 1$.
    Từ đó ta cần đi tìm $u$ sao cho mọi ước nguyên tố của $a^{2.3^{u}} - 1$ là ước nguyên tố của $a^{3^{2016}} - 1$. Xét trường hợp $u \neq 0$, theo bổ đề 3 thì $a^{3^{u}} + 1$ có ước nguyên tố lẻ. Xét $q$ là ước nguyên tố lẻ của $a^{3^{u}} + 1$. Ta có $q\mid \frac{a^{3^{2016}} - 1}{a^{3^{u}} - 1}$, nếu ta đặt $x = a^{3^{u}}$ và $y = 3^{2016 - u}$ ($y$ lẻ) thì viết lại $q\mid \frac{x^{y} - 1}{x - 1} = x^{y - 1} + x^{y - 2} + \cdots + 1 = x^{y - 2}(x + 1) + x^{y - 4}(x + 1) + \cdots + x(x + 1) + 1$ (do $y$ lẻ) từ đó suy ra $q\mid 1$ do $q\mid x + 1$. Vô lí.
    Từ đó thu được $u = 0$ hay $n = 2$.
    Thử lại, cho ta bộ nghiệm là $(a, n) = (2^{l} - 1, 2)$
  • TH2. $n > 2016$
    Xét tương tự trên, với $v > 1$ ta cũng sẽ thu được $n = 2$. Vô lí.
    Xét $v = 1$. Khi đó ta cần chứng minh có 1 ước nguyên tố là ước của $3^{3^{u}} - 1$ nhưng không là ước của $3^{3^{2016}} - 1$
    Tuy nhiên điều này không đúng vì nếu ngược lại, nghĩa là sẽ có một ước nguyên tố $q$ sao cho $v_{q}(3^{3^{u}}) > v_{q}(3^{3^{2016}})$. Nếu $q$ lẻ: mọi ước nguyên tố $q$ của $3^{3^{u}} - 1$ và $3^{3^{2016}} - 1$ đều khác $3$ nên theo bổ đề LTE $v_{q}(3^{3^{u}} - 1) = v_{q}(3^{3^{2016}} - 1) + v_{q}(3^{u - 2016}) = v_{q}(3^{3^{2016}})$
    Do đó ta chỉ cần xét $3^{3^{u}} - 1 = 2^{i}.(3^{3^{2016}} - 1)$, tuy nhiên PT này vô nghiệm do đó ta có đpcm (có thể cm bằng cách chia qua) :-)
     

P.S: Hay quá :-s, đoạn cuối đánh giá quên mất việc $a + 1 = 2^{l}$ :-P


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ego: 26-03-2016 - 12:29


#7
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Mình nghĩ Ego hiểu nhầm ý đề rồi, đề bài là $\forall \; p \mid a^n-1 \implies p \mid a^{3^{2016}}-1$.

 

PS: Ego đã sửa lỗi. :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 24-03-2016 - 20:06

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#8
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

Hình câu a dùng tính chất đường tròn A-Apollonius và hàng điểm điều hòa là ra ạ:

hình TST 2016.png

Gọi $(O')$ là đường tròn đi qua $A,D$ và tiếp xúc với $OA$ thì $(O')$ trực giao với $(O)$ nên $O'$ thuộc $BC$, do đó $O'A^2=O'B.O'C=OG^2$ nên $OG$ là tiếp tuyến của $(O)$ hay tứ giác $ABGC$ điều hòa, gọi $H'$ là giao của $EF$ và $AD$, $K$ là giao của $EF$ và $BC$, theo một tính chất quen thuộc thì $(KBO'C)=-1$ nên $F(KBO'C)=(H'DAB)=B(H'DAB)=(JCAE)=-1$ (với $J$ là giao của $BH'$ với $AC$=> $M(JCAE)=-1$ mà $M(BCAG)=-1$ nên $B,J,M$ thẳng hàng, tương tự ta được $H\equiv H'$ nên $H$ nằm trên $AD$ do đó $AH$ đi qua điểm chính giữa cung $BC$ cố định.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Nhat Tuan: 24-03-2016 - 22:10

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#9
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

Bài hình ý b) nên viết lại như sau cho đẹp

 

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ với phân giác $BE,CF$ cắt nhau tại $I$, tâm ngoại tiếp $O$. Đường thẳng qua $I$ vuông góc $OI$ cắt $BC,EF$ tại $M,N$. Chứng minh rằng $IM=2IN$.

 

Giải. Gọi $BE,CF$ cắt $(O)$ tại $P,Q$ khác $B,C$. $EF$ cắt $BC$ tại $X$. $AI$ cắt $BC,EF$ tại $Y,Z$. $MN$ cắt $PQ,AS$ tại $K,L$. Theo bài toán con bướm dễ thấy $IM=IK$. Mặt khác dễ thấy $PQ$ là trung trực $AI$. $AX$ là phân giác ngoài góc $A$ nên $IL=2IK=2IM$ hay $ML=3MI$. Lại có hàng điều hòa cơ bản $(AI,YZ)=-1$ nên $X(AI,YZ)=-1$ chiếu chùm này lên đường thẳng $MN$ thì hàng $(LI,MN)=-1$, từ đó $\frac{NL}{NI}=\frac{ML}{MI}=3$ hay $IN=\frac{1}{4}IL=\frac{1}{2}IM$. Ta hoàn thành chứng minh.

 

Theo mình ý tưởng của ý b) hay và mới, tuy nhiên cũng khá mẹo mực!

Ở trong https://nguyenvanlin...terfly-theorem/ trước đó đã có một bài toán liên quan (Bài 9).

Còn phần a) sau khi chứng minh $ABGC$ điều hòa thì có thể sử dụng $Ceva Sin$ cũng cho ta điều phải chứng minh

 

Hình câu a dùng tính chất đường tròn A-Apollonius và hàng điểm điều hòa là ra ạ:

attachicon.gifhình TST 2016.png

Gọi $(O')$ là đường tròn đi qua $A,D$ và tiếp xúc với $OA$ thì $(O')$ trực giao với $(O)$ nên $O'$ thuộc $BC$, do đó $O'A^2=O'B.O'C=OG^2$ nên $OG$ là tiếp tuyến của $(O)$ hay tứ giác $ABGC$ điều hòa, gọi $H'$ là giao của $EF$ và $AD$, $K$ là giao của $EF$ và $BC$, theo một tính chất quen thuộc thì $(KBO'C)=-1$ nên $F(KBO'C)=(H'DAB)=B(H'DAB)=(JCAE)=-1$ (với $J$ là giao của $BH$ với $AC$=> $M(JCAE)=-1$ mà $M(BCAG)=-1$ nên $B,J,M$ thẳng hàng, tương tự ta được $H\equiv H'$ nên $H$ nằm trên $AD$ do đó $AH$ đi qua điểm chính giữa cung $BC$ cố định.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi viet nam in my heart: 24-03-2016 - 21:16

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#10
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Lời giải câu a của mình khá là ngắn nên mình cũng không chắc chắn lắm, mong mọi người có thể kiểm tra hộ mình. :)

Lời giải sai


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 25-03-2016 - 07:01

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#11
vuliem1987

vuliem1987

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

 

VN TST 2016

Thời gian thi: 4 tiếng 30 phút

Ngày 1

 

Bài 1. Tìm $a,n$ nguyên dương với $a>2$ để mỗi ước nguyên tố của $a^n-1$ cũng là ước nguyên tố của $a^{3^{2016}}-1.$
 
Bài 2. $A$ là tập $2000$ số nguyên phân biệt và $B$ là tập $2016$ số nguyên phân biệt. $K $ là số cặp $(m,n)$ có thứ tự với $m$ thuộc $A$ và $n$ thuộc $B$ mà $|m-n|\leq 1000$. Tìm max $K$?
 
Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $B,C$ cố định, $A$ chuyển động trên cung $BC$ của $ (O)$. Các phân giác $AD,BE,CF$ giao nhau tại $I$. Đường tròn qua $D$ tiếp xúc với $OA$ tại $A$ cắt $(O)$ tại $G$. $GE,GF$ giao $(O)$ lần thứ hai tại $M,N$. $BM$ giao $CN$ tại $H.$
a) Chứng minh rằng $AH$ đi qua một điểm cố định.
b) $BE, CF$ giao $(O)$ lần lượt tại $K,L$. $AH$ giao $KL$ tại $P$. $Q$ là một điểm trên $EF$ sao cho $QP=QI.$ $J$ là điểm nằm trên $(BIC)$ sao cho $IJ\perp IQ$. Chứng minh rằng trung điểm $IJ$ chuyển động trên một đường tròn cố định.
 
Nguồn: MathScope.

 

Bài 2. Nếu đọc đề thì hình như các tập A và B có các phần tử có thể trùng nhau không nhỉ ? Chẳng hạn $A=\left \{ 1;2;...;2000 \right \},B=\left \{ 1;2;...;2016 \right \}$ thì đáp án là 3016880 (không biết có tính nhầm nhầm không ?)



#12
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 2. Nếu đọc đề thì hình như các tập A và B có các phần tử có thể trùng nhau không nhỉ ? Chẳng hạn $A=\left \{ 1;2;...;2000 \right \},B=\left \{ 1;2;...;2016 \right \}$ thì đáp án là 3016880 (không biết có tính nhầm nhầm không ?)

Vâng, em nghĩ là $A$ và $B$ có thể có phần tử trùng nhau.

 

Em thấy chọn như thế vẫn chưa đủ lớn đâu ạ, chọn $A= \{ 9,10, \cdots , 2008 \}$ sẽ cho $K$ lớn hơn.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#13
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Bài mà Toàn giải ở đây có thể coi là tổng quát cho ý b) http://www.artofprob...unity/c6h617525



#14
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Một mở rộng cho Bài 2 a) khi cho điểm $I$ là điểm bất kì.

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$. Một điểm $P$ nằm trong tam giác. $AP,BP,CP$ lần lượt cắt $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. $EF$ cắt $BC$ tại $T$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $TAD$ cắt $(O)$ lần thứ hai tại $G$. $GE,GF$ thứ tự cắt $(O)$ lần thứ hai tại $M,N$. $CN$ cắt $BM$ tại $Q$. Chứng minh rằng $\angle BAP= \angle CAQ$.

 

Screen Shot 2016-03-25 at 6.35.45 AM.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 25-03-2016 - 04:48

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#15
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết

Bài 1 nếu đã sử dụng định lý Bang-Zsigmondy thì lời giải viết ra chắc không quá 1 hoặc 2 dòng. Vì vậy cách làm của bạn Ego tối đa thì cũng chỉ được 1/7 điểm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Stoke: 25-03-2016 - 06:05

Mr Stoke 


#16
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Lời giải câu a của mình khá là ngắn nên mình cũng không chắc chắn lắm, mong mọi người có thể kiểm tra hộ mình. :)

Ta sẽ đi chứng minh $AH$ đi qua trung điểm cung $BC$ không chứa $A$. Điều này tương đương với việc chứng minh $A,I,D$ thẳng hàng, tương đương với việc chứng minh $B(DA,HI)=C(DA,HI)$.

 

Áp dụng định lý Pascal cho hai tam giác $ANM$ và $GBC$ ta suy ra $H,E,F$ thẳng hàng.

 

Khi đó, nếu $EF \cap BC=T$ thì $(TD,BC)=(TH,FE)=-1$ suy ra $$B(DA,HI)= B(TF,HE)= 1-(TH,FE)=1-(TH,EF)=(TE,HF)=C(DA,HI).$$

 

Do đó $B(DA,HI)=C(DA,HI)$ và $B,D,C$ thẳng hàng nên suy ra $A,H,I,D$ thẳng hàng suy ra $AH$ đi qua trung điểm cung $BC$ không chứa $A$.  

Lời giải này không đúng rồi, vì mình đã vô tình thừa nhận rằng $A,H,D$ thẳng hàng.  :mellow:

 

Lời giải đúng: (cũng không khác Hoang Nhat Tuan là bao nhưng không phải vẽ thêm điểm phẩy nào).

 

post-89233-0-76792500-1458824616.png

 

Đường tròn qua $D$ tiếp xúc với $OA$ tại $A$ chính là đường tròn $A$-Apollonius của tam giác $ABC$. Từ đây ta suy ra tứ giác $ABGC$ điều hoà, do đó $$\begin{aligned} B(DH,IA) & =B(CH,EA)= M(CH,EA) \; ( \text{do} \; \overline{A,E,D}) \\ & = M(CB,GA)=-1 = N(BC,GA) \; ( \text{do} \; ABGC \; \text{điều hoà}), \\ & = C(BH,FA)=C(DH,IA) \; (\text{do} \; \overline{A,F,B}). \end{aligned}$$

Từ đây ta suy ra $A,H,I$ thẳng hàng suy ra $AH$ đi qua trung điểm cung $BC$ không chứa $A$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 26-03-2016 - 03:10

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#17
vuliem1987

vuliem1987

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Vâng, em nghĩ là $A$ và $B$ có thể có phần tử trùng nhau.

 

Em thấy chọn như thế vẫn chưa đủ lớn đâu ạ, chọn $A= \{ 9,10, \cdots , 2008 \}$ sẽ cho $K$ lớn hơn.

Uh em đúng rồi, tối qua khi nghĩ lại thì thấy trong cách tính số phần tử bên ngoài 2 tập gồm 2000 số thì số phần tử giảm dần, do đó để K tăng thì lấy đối xứng lại, tức đáp án em là đúng.

Có lẽ cái tinh tế của bài này là chọn 2 tập A và B, tuy nhiên cái khó là phải chứng minh điều đó và lời giải chặt chẽ. Hy vọng sớm có lời giải đầy đủ và chặt chẽ. 



#18
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

To @Mr Stoke, em cảm ơn thầy đã nhận xét cho em. Em cũng thấy lời giải mình nếu dùng Zsigmondy mà lý luận như trên thì đúng là phức tạp thật, hơi nửa nạc nữa mỡ.
Đây là lời giải khác của em

Theo như bổ đề 1 ở trên ta sẽ thu được $\text{gcd}(a^{n} - 1, a^{3^{2016}} - 1) = a^{3^{w}} - 1$ với $w = 2016$ hoặc $w = u$ (trong đó $n = 3^{u}.v$ với $\text{gcd}(3, v) = 1$)

Giả thiết bài toán tương đương nếu $p$ là một số nguyên tố $p\mid a^{n} - 1 \implies p\mid a^{3^{w}} - 1$

  • TH1. $w = u$, khi đó $3^{w}$ là ước của $n$. Nếu $w = 0$ thì áp dụng Zsigmondy thì có một ước nguyên tố $p\mid a^{n} - 1$ mà $p\nmid a^{3^{w}} - 1 = a - 1$ nếu như $v > 2$ hoặc $a \neq 3$. Từ đó ta suy ra $v = 1$ hoặc $v = 2$, riêng với $v = 2$ thì $a = 2^{l} - 1$
    Nếu $w \ge 1$ thì áp dụng Zsigmondy ta lại thu được có một ước nguyên tố $p\mid a^{n} - 1$ mà $p\nmid a^{3^{w}} - 1$ nếu như $v > 1$. Từ đó ta chỉ suy ra $v = 1$.
    Kết luận lại nghiệm, $(a, n) = (3, 2), (t, 3^{u}) \; (u < 2016)$ (điều này đúng do $a^{3^{u}} - 1 \mid a^{3^{2016}} - 1$
  • TH2. $w = 2016$. Tức là $u \ge 2016$. Nếu $v > 1$ hoặc $u > 2016$ thì theo định lý Zsigmondy sẽ có một ước nguyên tố $p\mid a^{n} - 1$ mà $p\nmid a^{3^{2016}} - 1$. Do đó nghiệm là $n = 3^{2016}$.

Vậy nghiệm của bài toán là $(a, n) = (2^{l} - 1, 2), (t, 3^{u})$ với $u\le 2016$.

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ego: 26-03-2016 - 12:20


#19
vuliem1987

vuliem1987

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Tối về có thời gian đánh bài giải (Có thể lời giải vẫn chưa đủ chặt chẽ và đầy đủ) để m.n cùng thảo luận. Hy vọng có lời giải khác của m.n đơn giản hơn.



#20
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Ngày 2.
 
Bài 4. Cho tam giác $ABC$ nhọn có $\angle ACB<\angle ABC<\angle ACB+\dfrac{\angle BAC}{2}$. Lấy điểm $D$ thuộc cạnh $BC$ sao cho $\angle ADC=\angle ACB+\dfrac{\angle BAC}{2}$. Tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tại $A$ cắt $BC$ tại $E$. Phân giác $\angle AEB$ cắt $AD$ và cắt $(ADE)$ tại $G$ và $ F$, $DF$ giao $AE$ tại $H.$
a) Chứng minh rằng các đường tròn đường kính $AE,DF,GH$ có một điểm chung.
b) Trên phân giác ngoài $\angle BAC $ và trên tia $AC$ lần lượt lấy các điểm $K$ và $M$ sao cho $KB=KD=KM$, trên phân giác ngoài $\angle BAC$ và trên tia $AB$ lần lượt lấy các điểm $L$ và $N$ sao cho $LC=LD=LN.$ Đường tròn đi qua $M,N$ và trung điểm $I$ của $BC$ cắt $BC$ tại $P$ ($P\neq I$). Chứng minh rằng $BM,CN,AP$ đồng quy.
 
Bài 5. Cho $a_1,a_2,...,a_{n-1},a_n$ ($n\geq 3$), trong đó mỗi số $a_i $ nhận giá trị $\in \{0;1\}$. Xét $n$ bộ số $S_1=(a_1,a_2,...,a_{n-1},a_n)$, $S_2=(a_2,a_3,...,a_n,a_1)$;...;$S_n=(a_n, a_1, ..., a_{n-2},a_{n-1})$.  Với mỗi bộ số $r=(b_1,b_2,...,b_n)$, đặt $\omega(r)=b_1.2^{n-1}+b_2.2^{n-2}+...+b_n.2^0.$ Giả sử các số $\omega(S_1); \omega(S_2);...;\omega(S_n)$ nhận đúng $k $ giá trị phân biệt.
a) Chứng minh rằng $n\vdots k$ và $\omega(S_i)\vdots \dfrac{2^n-1}{2^k-1}$ $\forall i=\overline{1,n}.$
b) Kí hiệu $M$ và $m$ lần lượt là max và min của $\omega(S_1),...,\omega(S_n)$. Chứng minh rằng $M-m\geq \dfrac{(2^n-1)(2^{k-1}-1)}{2^k-1}.$
 
Bài 6. Cho các số thực phân biệt $\alpha_1,\alpha_2,...,\alpha_{16}$. Với mỗi đa thức hệ số thực $P(x)$; đặt $V(P)=P(\alpha_1)+P(\alpha_2)+...+P(\alpha_{16}).$
Chứng minh rằng tồn tại duy nhất đa thức $Q(x)$ bậc 8 có hệ số $x^8$ bằng $1$ thỏa mãn
i) $V(QP)=0$ với mọi đa thức $P$ có bậc bé hơn $8.$
ii) $Q(x)$ có $8$ nghiệm thực (tính cả bội).
 
Nguồn: MathScope.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 25-03-2016 - 16:40

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: vn tst, 2016, tst

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh