Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC ôn thi vật lý THPT Quốc Gia 2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 29 trả lời

#21
kudoshinichihv99

kudoshinichihv99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 850 Bài viết

Mình vẽ hình ra thấy mỗi vân Hyperbol chỉ cắt Parabol tại $1$ điểm 

attachicon.gifuntitled.bmp

Hình vẽ của bạn chỉ mang tính minh họa thui. chứ nó có thể cắt nhau tại 2 điểm tùy thuộc vào phương trình của 2 đường đấy


Làm việc sẽ giúp ta quên đi mọi nỗi buồn trong cuộc sống :icon12:  :like  :wub:   ~O)

  Like :like  Like  :like Like  :like 

  Hình học phẳng trong đề thi thử THPT Quốc Gia

  Quán Thơ VMF

  Ôn thi THPT Quốc Gia môn vật lý

  Hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia

                                                         Vũ Hoàng 99 -FCA-


#22
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 10

Hai nguồn sóng kết hợp, đặt tại A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương trình u = acos(ωt) trên mặt nước, coi biên độ không đổi, bước sóng l = 3 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Một điểm nằm trên đường trung trực AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A hoặc B một đoạn nhỏ nhất là

 

A.12cm          B.10cm         C.13.5cm    D.15cm       

P/S : mọi người tích cực trao đổi nhé  :D 

Giải:

Gọi $M$ là điểm trên đường trung trực của $AB$, dao động cùng pha với các nguồn

$u_M=2a\cos (\omega t-\frac{2\pi d}{\lambda})$ với $d$ là khoảng cách từ $M$ đến các nguồn

$M$ dao động cùng pha với nguồn

$\Rightarrow \Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=k2\pi\Rightarrow d= 3k$

$d> OA=10cm\Rightarrow k> 3,33$

Để $d_{min}\Leftrightarrow k_{min}\Leftrightarrow k=4$

$\Rightarrow d_{min}=12 cm$

Đáp án: A

Ai giải thích cho mình trong bài sóng dừng, tại sao bề rộng của một bụng sóng là $4a$ đi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 02-07-2016 - 17:21

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#23
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 11: 

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn giống hệt nhau $A$ và $B$ cách nhau $10$cm, tạo ra sóng trên mặt nước với bước sóng $2$cm. Điểm $M$ trên đường tròn đường kính $AB$ (không nằm trên trung trực của $AB$) thuộc mặt nước gần đường trung trực của $AB$ nhất dao động với biên độ cực đại. $M$ cách $A$ một đoạn nhỏ nhất là

A: $5,0$cm

B: $5\sqrt{2}$cm

C: $8,0$cm

D: $6,0$cm

Bài 12:

Một vật trượt không vận tốc đầu tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc $\alpha =30^o$. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách $x$ tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo quy luật $\mu =0,1x$. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy $g=10$ $m/s^2$. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là?

Bài 13:

Cho hai nguồn kết hợp $S_1$, $S_2$ trên mặt nước dao động theo các phương trình $u_1=a_1\sin (90\pi t+\frac{\pi}{4})$ và $u_2=a_2\sin (90\pi t+\frac{\pi}{2})$, tạo ra một hệ thống vân giao thoa. Quan sát cho thấy, vân bậc $k$ đi qua điểm $P$ có hiệu số $PS_1-PS_2=13,5$ cm và vân bậc $k+2$ đi qua điểm $P'$ có hiệu số $P'S_1-P'S_2=21,5$cm. Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng trên mặt nước. Các vân nói trên là vân cực đại hay cực tiểu?

Bài 14: (THPTQG 2016)

Một CLLX treo vào một điểm cố định dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tại thời điểm lò xo dãn $2$ cm, tốc độ của vật là $4\sqrt{5}v$ (cm/s). Tại thời điểm lò xo dãn $4$ cm, tốc độ của vật là $6\sqrt{2}v$ (cm/s). Tại thời điểm lò xo dãn $6$ cm, tốc độ của vật là $3\sqrt{6}v$ (cm/s). $g=9,8 (m/s^2)$. Trong một chu kì, tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian lò xo bị dãn có giá trị gần nhất với giá trị nào dưới đây:

A: $1,26$ (m/s)
B: $1,21$ (m/s)

C: $1,43$ (m/s)

D: $1,52$ (m/s)

Bài 15: (THPTQG 2016)

Ở mặt chất lỏng có $2$ nguồn kết hợp đặt tại $A$ và $B$ dao động điều hòa, cùng pha theo phương thẳng đứng. $Ax$ là nữa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với $AB$. Trên $Ax$ có những điểm dao động với biên độ cực đại, trong đó $M$ là điểm xa $A$ nhất, $N$ là điểm kế tiếp với $M$, $P$ là điểm kế tiếp với $N$ và $Q$ là điểm gần $A$ nhất. Biết $MN=22,25$ cm, $NP=8,75$ cm. Độ dài đoạn $QA$ gần nhất với giá trị nào

A: $1,2$cm

B: $3,1$cm

C: $2,1$cm

D: $4,2$cm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 03-07-2016 - 15:30

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#24
kudoshinichihv99

kudoshinichihv99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 850 Bài viết

Bài 11: 

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn giống hệt nhau $A$ và $B$ cách nhau $10$cm, tạo ra sóng trên mặt nước với bước sóng $2$cm. Điểm $M$ trên đường tròn đường kính $AB$ (không nằm trên trung trực của $AB$) thuộc mặt nước gần đường trung trực của $AB$ nhất dao động với biên độ cực đại. $M$ cách $A$ một đoạn nhỏ nhất là

A: $5,0$cm

B: $5\sqrt{2}$cm

C: $8,0$cm

D: $6,0$cm

Bài 12:

Một vật trượt không vận tốc đầu tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc $\alpha =30^o$. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách $x$ tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo quy luật $\mu =0,1x$. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy $g=10$ $m/s^2$. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là?

Bài 13:

Cho hai nguồn kết hợp $S_1$, $S_2$ trên mặt nước dao động theo các phương trình $u_1=a_1\sin (90\pi t+\frac{\pi}{4})$ và $u_2=a_2\sin (90\pi t+\frac{\pi}{2})$, tạo ra một hệ thống vân giao thoa. Quan sát cho thấy, vân bậc $k$ đi qua điểm $P$ có hiệu số $PS_1-PS_2=13,5$ cm và vân bậc $k+2$ đi qua điểm $P'$ có hiệu số $P'S_1-P'S_2=21,5$cm. Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng trên mặt nước. Các vân nói trên là vân cực đại hay cực tiểu?

Bài 11:

Do M gần trung trực AB nhất nên M thuộc cực đại thứ 2

=> $MB-MA=\lambda ,mà:MA^2+MB^2=AB^2$=> MA=...

Bài 12:

$\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F_{ms}}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}<=>\left\{\begin{matrix} P.sin\alpha -F_{ms}=ma & \\ N=Pcos\alpha =>gsin\alpha -0,1x.cos\alpha=a \end{matrix}\right.<=>x" +gcos\alpha .0,1x-g.sin\alpha =0.; Đặtx-10tan\alpha =Acos(\omega t+\varphi )=X=>\omega =0,93rad/s =>t=3,375$

Bài 13

21,5-13,5=2$\lambda$=>$\lambda$=4. Phần còn lại ko khó

P/s 2 bài kia tớ sẽ sử lý nốt sau. H đi hok đã  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kudoshinichihv99: 05-07-2016 - 15:31

Làm việc sẽ giúp ta quên đi mọi nỗi buồn trong cuộc sống :icon12:  :like  :wub:   ~O)

  Like :like  Like  :like Like  :like 

  Hình học phẳng trong đề thi thử THPT Quốc Gia

  Quán Thơ VMF

  Ôn thi THPT Quốc Gia môn vật lý

  Hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia

                                                         Vũ Hoàng 99 -FCA-


#25
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 14: 

Một âm thoa được đặt trên miệng ống, cho âm thoa dao động với tần số $440$ Hz. Chiều dài của cột khí trong ống có thể thay đổi bằng cách thay đổi mực nước trong ống nhờ một khóa nước. Ống được đổ đầy nước, sau đó cho nước chảy ra khỏi ống. Hai lần cộng hưởng gần nhau nhất xảy ra khi chiều dài cột khí là $0,16$m và $0,51$m. Tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?

P/s: Những bài làm rồi có nên đánh dấu không bạn kudoshinichihv99 ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 06-07-2016 - 09:30

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#26
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 15: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là: $0,4s$ và $8cm$. Chọn trục $x'x$ thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian $t=0$ khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do $g=10\text{(m/s)}$ và $\pi^2=10$. Thời gian ngắn nhất kể từ khi $t=0$ đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là:

$A.\frac{4}{15}s$                           $B.\frac{7}{30}s$                                   $C.\frac{3}{10}s$                                   $D.\frac{1}{10}s$    



#27
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 15: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là: $0,4s$ và $8cm$. Chọn trục $x'x$ thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian $t=0$ khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do $g=10\text{(m/s)}$ và $\pi^2=10$. Thời gian ngắn nhất kể từ khi $t=0$ đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là:

$A.\frac{4}{15}s$                           $B.\frac{7}{30}s$                                   $C.\frac{3}{10}s$                                   $D.\frac{1}{10}s$    

Giải:

$\omega = \frac{2\pi }{T}=5\pi (rad/s)$

$\Rightarrow \Delta l_0=\frac{g}{\omega ^2}=0,04(m)=4(cm)< A=8 (cm)$

Thời gian ngắn nhất kể từ khi $t=0$ đến khi lực đàn hồi cực tiểu là khoảng thời gian đi từ VTCB xuống biên rồi quay về vị trí lò xo không biến dạng có tọa độ $x=\frac{-A}{2}$

$\Rightarrow t_{min}=\frac{T}{2}+\frac{T}{12}=\frac{7T}{12}=\frac{7}{30}(s)$

Đáp án: B


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#28
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 16: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm $t_0$, tốc độ của các phần tử tại $B$ và $C$ đều bằng $v_0$, phẩn từ tại trung điểm $D$ của $BC$ đang ở vị trí biên. Ở thời điểm $t_1$ vận tốc của các phần tử tại $B$ và $C$ có giá trị đều bằng $v_0$, phần tử ở $D$ lúc đó đang có tốc độ bằng:

A: $\sqrt{2}v_0$

B: $2v_0$

C: $v_0$

D: $0$


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#29
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài 17: 

Biết $u_{AB}=150\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)$. Ampe kế lí tưởng. Giữa hai đầu tụ điện có một khóa $K$. Khi $K$ mở thì dòng điện trong mạch là $i=5\cos \begin{pmatrix} 100\pi t+\frac{\pi}{4} \end{pmatrix}(A)$. Khi $K$ đóng thấy ampe kế chỉ $3$ $A$. Hãy tìm $R$, $L$, $C$


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#30
kudoshinichihv99

kudoshinichihv99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 850 Bài viết

 

Bài 14: (THPTQG 2016)

Một CLLX treo vào một điểm cố định dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tại thời điểm lò xo dãn $2$ cm, tốc độ của vật là $4\sqrt{5}v$ (cm/s). Tại thời điểm lò xo dãn $4$ cm, tốc độ của vật là $6\sqrt{2}v$ (cm/s). Tại thời điểm lò xo dãn $6$ cm, tốc độ của vật là $3\sqrt{6}v$ (cm/s). $g=9,8 (m/s^2)$. Trong một chu kì, tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian lò xo bị dãn có giá trị gần nhất với giá trị nào dưới đây:

A: $1,26$ (m/s)
B: $1,21$ (m/s)

C: $1,43$ (m/s)

D: $1,52$ (m/s)

Bài 15: (THPTQG 2016)

Ở mặt chất lỏng có $2$ nguồn kết hợp đặt tại $A$ và $B$ dao động điều hòa, cùng pha theo phương thẳng đứng. $Ax$ là nữa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với $AB$. Trên $Ax$ có những điểm dao động với biên độ cực đại, trong đó $M$ là điểm xa $A$ nhất, $N$ là điểm kế tiếp với $M$, $P$ là điểm kế tiếp với $N$ và $Q$ là điểm gần $A$ nhất. Biết $MN=22,25$ cm, $NP=8,75$ cm. Độ dài đoạn $QA$ gần nhất với giá trị nào

A: $1,2$cm

B: $3,1$cm

C: $2,1$cm$\lambda /2$

D: $4,2$cm

Bài 14

Gọi li độ ban đầu của chất điểm là x, A là biên độ

=>$\frac{A^2-x^2}{A^2-(x+2)^2}=10/9;\frac{A^2-(x+2)^2}{A^2-(x+4)^2}=4/3=>x=0,6;A=8(cm)=>\Delta l=1,4 cm=>\omega =10\sqrt{7},T=0,24s=>x=8cos(10\sqrt{7}t+\pi /2)=-1,4=>tmin=6,63.10^{-3}s=>\Delta t=2tmin+T/2=>v=s/\Delta t=1,43m/s$

P/s:Hơi tắt tý, m.n ko hiều thì hỏi nha :D

Bài 15 

ko biết vẽ hình thì khó làm lắm, mình chỉ nêu hướng ntn:

Chon hệ trục tọa độ Oxy với O là trung điểm AB, ta có các vân cự đại là các đường Hypebol nhận A,B là tiêu điểm với các tiêu cự lần lượt là c1,c2,c3,c4 theo thứ tự tăng $\lambda /2$, các điểm  M,N,P,Q thuộc đường thẳng Ax' vuông góc với Ox có cùng hoàng độ OA, bài toán được quy về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lưu ý $MA=\left | c_{1}-\frac{OA^2}{c_{1}} \right |$ NA,PA,QA tương tự, xét MA-NA=22,25;NA-PA=8,75=>$\lambda =4,AO=9$=>OA=2,15

Mấy bài năm nay được mỗi cái trâu bò, không biết còn cách giải nào khác không :closedeyes:


Làm việc sẽ giúp ta quên đi mọi nỗi buồn trong cuộc sống :icon12:  :like  :wub:   ~O)

  Like :like  Like  :like Like  :like 

  Hình học phẳng trong đề thi thử THPT Quốc Gia

  Quán Thơ VMF

  Ôn thi THPT Quốc Gia môn vật lý

  Hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia

                                                         Vũ Hoàng 99 -FCA-





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh