Đến nội dung

Hình ảnh

Dạy học toán lớp 10

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 21 trả lời

#1
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Tôi nghĩ mở những chủ đề cụ thể để mọi người cùng góp ý, thảo luận sẽ có ích cho công việc của những người đang và sẽ đứng trên bục giảng.Xin được bắt đầu bằng chủ đề: Phép biến hình- Lớp 10. Rất mong được mọi người hưởng ứng, mở thêm nhiều chủ đề cụ thể khác.
Trước hết, xin bàn về:

VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÉP BIẾN HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH

Đây là chương khó dạy và khó học nhất trong chương trình hình học phẳng; nhưng do tính chất đặc thù của nội dung kiến thức, nó chứa đựng nhiều cơ hội để phát triển năng lực tư duy (đặc biệt là lĩnh vực tư duy hàm) cho học sinh. Đồng thời dạy học tốt chương này không những sẽ cung cấp cho học sinh một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng, mà còn tạo tiền đề cho học sinh làm quen với toán học hiện đại, với hình học cao cấp, giúp các em học hình học một cách hứng thú, sáng tạo.
Trước hết, khi dạy học chương này, ta gặp phải khó khăn xuất phát từ chính bản thân tri thức. Thực vậy, hệ thống các khái niệm, các tính chất, tương quan trong phần này được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm hàm, một quan điểm xuyên suốt trong chương trình toán phổ thông. vì vậy việc hình thành khái niệm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải toán phép biến hình liên quan đến loại hình tư duy rất quan trọng là tư duy hàm. Ngược lại, trong quá trình học phép biến hình, học sinh phải tiến hành các hoạt động: phát hiện, nghiên cứu, lợi dụng sự tương ứng(đây là các hoạt động đặc trưng cho hoạt động tư duy hàm), do đó tư duy hàm của học sinh được rèn luyện, trở nên nhạy bén hơn.

Nhưng, cái khó đối với nhiều học sinh là: học sinh chỉ quen nhìn sự vật tĩnh, khó chấp nhận hiện tượng "hình này chính là hình kia sau một số thao tác dịch chuyển nào đó", không biết khai thác các tính chất của phép biến hình để giải toán, dù là bài rất đơn giản. Do đó khi dạy học chương này, cần chú ý đến tư tưởng chủ đạo về phát triển tư duy hàm dựa vào quan điểm hoạt động, thể hiện ở những thành tố cơ sở của PPDH: hoạt động và hoạt động thành phần; động cơ hoạt động;tri thức trong hoạt động; phân bậc hoạt động.

Phép biến hình trong mặt phẳng giúp học sinh nhận biết mối quan hệ hình học mới giữa các hình hình học: là quan hệ 1-1 trên tập hợp các điểm của mặt phẳng. Học sinh được học hình học trong trạng thái chuyển động, nghiên cứu các sự kiện trong mối quan hệ tương tác với nhau thể hiện quan điểm duy vật biện chứng trong dạy học. Để học tốt chương này, ngoài những yêu cầu chung khi học toán hình học, còn có yêu cầu cao hơn về tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy. Các em phải có cái nhìn động về các yếu tố, dữ kiện trong bài toán. Ví dụ:
Cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì cần hiểu thêm rằng:I là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo http://dientuvietnam...etex.cgi?60^{o} . Hoặc nếu cho hình bình hành ABCD, các em sẽ thấy rằng phép tịnh tiến theo http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{AB} biến A thành B, biến D thành C.
Khi học phần này, học sinh còn gặp một khó khăn nữa về các tri thức phương pháp giải bài toán hình học mà các em được học ở THCS. Ở cấp học đó, các em đã hình thành những lối mòn trong cách nghĩ. Ví dụ như, để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau(lớp 7), các em được hướng dẫn rất kỹ phải tìm (tạo) cho được hai tam giác bằng nhau nhận hai đoạn thẳng đó làm hai cạnh tương ứng. Các em cũng nhập tâm rằng: đó là một phương pháp suy nghĩ hữu hiệu. Có em học rất khá hình học phẳng ở lớp dưới lại không dễ tiếp thu kiến thức về phép biến hình. Một trong những lí do là:
Những bài toán được chọn để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ban đầu cho học sinh thướng có thể giải không khó khăn lắm bằng phương pháp thông thường mà các em quen dùng, vì nó đã trở thành kỹ năng của các em. Phần lớn học sinh khá thường hay mải mê theo những suy nghĩ, cách thức của riêng mình, tự huy động vốn kiến thức quen thộc để tìm lời giải. Dĩ nhiên theo cách đó, các em có thể tìm được lời giải, và khi giải xong thì kết luận:"bài này giải theo cách thông thường cũng nhanh, cần gì phải rắc rối áp dụng phép này, phép kia". Nếu GV không chú ý sẽ bỏ qua hiện tượng này. Sau một thời gian, GV có thể ngạc nhiên về sự kém nhạy bén, thậm chí chệch hướng của những học sinh này.

Ngoài ra, ta còn thấy một hiện tượng khó khăn nữa về mặt tâm lý: nhiều em tỏ ra ức chế, căng thẳng, không hứng thú khi học phép biến hình. Lí do là các em nghe các anh chị lớp trước bảo: "phần này khó, học chẳng hiểu gì", hoặc trước khi vào chương thầy cô nhắc nhở" đây là một chương rất khó, nếu các em ko tập trung chú ý thì càng khó hơn. Khóa trước kiểm tra có nhiều điểm dưới TB,..". Vô tình, các em bị nhiễm vào đầu tư tưởng là phần này khó lắm. Rồi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập, cía tư tưởng này là vật cản, làm giảm tính tích cực vượt khó của các em. Nhưng các em vẫn an tâm với sự "mít đặc" của mình, vì nội dung phép biến hình không gặp trong các kỳ thi quan trọng, có tính chất quyết định tơi tương lai: thi tốt nghiệp hay thi đại học.Mà bây giờ có xu hướng học thực dụng trong giới học sinh(liệu có phải do chế độ thi cử?):học để đi thi đại học chứ không phải vì bản thân kiến thức. Do đó học sinh hoc phép biến hình một cách chiếu lệ, kém hào hứng.
.......................................................................................................................
Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi về vai trò của việc dạy học PBH, những khó khăn thường gặp trong quá trình dạy học. Vấn đề đặt ra là, cần giải quyết những khó khăn như thế nào để việc dạy học PBH phát huy được vai trò ,ưu điểm trong quá trình giáo dục học sinh?


------
@Saomai. Edit lại để xem cách gõ nhé :D
<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#2
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Đầu xuôi đuôi lọt. Vậy trước hết xin bàn về khâu đầu tiên khi bắt đầu một chương, một bài mới: gợi động cơ. Phải tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức. Vì vậy, nên gợi động cơ xuất phát từ nội bộ toán học. Ví dụ, có thể gợi động cơ như sau:

*Đây là một chương rất hay.Nắm được kiến thức ở chương này, các em sẽ có trong tay một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng(nhất là loại toán dựng hình, quỹ tích, chứng minh sự thẳng hàng).Có những bài toán giải bằng phương pháp thông thường rất dài, nhưng nếu sử dụng kiến thức ở chương này, lời giải lại rất ngắn gọn, đẹp mắt.


Ví dụ, ta có thể giải bài toán của Napoleon: Cho tam giác ABC, phía ngoài của tam giác dựng ba tam giác đều ABM, CAN, BCP. Gọi lần lượt là tâm ba tam giác đều đó. CMR tam giác đều.

Bài toán tìm điểm Toriselli trong tam giác: điểm mà tổng khoảng cách từ điểm đó đến các đỉnh của tam giác là nhỏ nhất.

Hay, có thể chứng minh định lí Fagnano bằng phương pháp chứng minh mới này: "trong tất cả các tam giác nội tiếp một tam giác nhọn ABC, tam giác trực tâm có chu vi nhỏ nhất"


Có thể cho các em các ví dụ trên về nhà làm trước khi học chương mới. Có thể một số em sẽ tìm được lời giải bằng cách thường dùng ở phổ thông. Nhưng, với đa số học sinh, những ví dụ trên tương đối khó. Từ đó tạo cho các em nhu cầu nhận thức: cần có những công cụ mới để giải quyết vấn đề.

Có thể cách gợi động cơ trên mất nhiều thời gian, nhưng để gợi cho học sinh sự hứng thú học tập, để chuẩn bị cho các em một tâm thế tốt trước khi học phép biến hình thì từng ấy thời gian không vô ích. Cần làm cho các em tin tưởng rằng, các em có trong tay đủ điều kiện để tiếp thu tốt các kiến thức về phép biến hình. Thật vậy phép biến hình được xếp vào chương cuối cùng của hình học 10. Để học PBH, các em đã có trong tây khá nhiều kiến thức và cách giải toán, đặt biệt là phương pháp vecto. Tạo niềm tin cũng là một phương pháp tốt để kích thích tính tích cực tư duy.


@Nói chuyện một mình buồn quá. Mong mọi người cho ý kiến: Gợi động cơ như trên liệu có đạt được mục đích đề ra không? Có ai có cách gợi động cơ khác thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. Và vấn đề cần bàn tiếp theo là: cần chú ý những điều gì khi dạy học phép biến hình. Ví dụ: Dạy lý thuyết thế nào?Dạy bài tập ra sao?...Phân bậc hoạt động(chia mức độ bài khó dễ) trong quá trình dạy học như thế nào?
<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#3
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Học sinh lớp 9 đã dược giới thiệu về phép quay <bài đọc thêm> Có thể bắt đầu từ bài toán "dựng tam giác đều biết 3 đỉnh của nó nằm trên 3 đường thẳng song song cho trước". Sau đó giới thiệu Phép quay nằm trong tập hợp các phép biền hình mà chúng ta phải nghiên cứu trong chương . Có thể giới thiệu như chị Sao Mai

Đây là một chương rất hay.Nắm được kiến thức ở chương này, các em sẽ có trong tay một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng(nhất là loại toán dựng hình, quỹ tích, chứng minh sự thẳng hàng).Có những bài toán giải bằng phương pháp thông thường rất dài, nhưng nếu sử dụng kiến thức ở chương này, lời giải lại rất ngắn gọn, đẹp mắt.

Ví dụ, ta có thể giải bài toán của Napoleon: Cho tam giác ABC, phía ngoài của tam giác dựng ba tam giác đều ABM, CAN, BCP. Gọi  lần lượt là tâm ba tam giác đều đó. CMR tam giác  đều.

Bài toán tìm điểm Toriselli trong tam giác: điểm mà tổng khoảng cách từ điểm đó đến các đỉnh của tam giác là nhỏ nhất.

Hay, có thể chứng minh định lí Fagnano bằng phương pháp chứng minh mới này: "trong tất cả các tam giác nội tiếp một tam giác nhọn ABC, tam giác trực tâm có chu vi nhỏ nhất"

Giới thiệu tài liệu tham khảo . Những lưu ý khi học chương "các phép biến hình".

Một cây làm chẳng nên non

#4
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

*Đây là một chương rất hay.Nắm được kiến thức ở chương này, các em sẽ có trong tay một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng(nhất là loại toán dựng hình, quỹ tích, chứng minh sự thẳng hàng).Có những bài toán giải bằng phương pháp thông thường rất dài, nhưng nếu sử dụng kiến thức ở chương này, lời giải lại rất ngắn gọn, đẹp mắt.

Tính mình thì khác. Mình chỉ có thể nói những ý như trên với học sinh sau khi các em đã được học các kiến thức trong chương.
Những bài tóan gợi động cơ thì mình thích những vấn đề cụ thể, thực tế một chút như tìm đường ngắn nhất, tìm vị trí xây cầu qua sông, ... và nhất là phải đủ độ dễ để học sinh có thể nghĩ ra được (cái này cũngcòn tùy học sinh).

#5
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết

Đầu xuôi đuôi lọt. Vậy trước hết xin bàn về khâu đầu tiên khi bắt đầu một chương, một bài mới: gợi động cơ. Phải tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức. Vì vậy, nên gợi động cơ xuất phát từ nội bộ toán học. Ví dụ, có thể gợi động cơ như sau:

*Đây là một chương rất hay.Nắm được kiến thức ở chương này, các em sẽ có trong tay một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng(nhất là loại toán dựng hình, quỹ tích, chứng minh sự thẳng hàng).Có những bài toán giải bằng phương pháp thông thường rất dài, nhưng nếu sử dụng kiến thức ở chương này, lời giải lại rất ngắn gọn, đẹp mắt.


Ví dụ, ta có thể giải bài toán của Napoleon: Cho tam giác ABC, phía ngoài của tam giác dựng ba tam giác đều ABM, CAN, BCP. Gọi lần lượt là tâm ba tam giác đều đó. CMR tam giác đều.

Bài toán tìm điểm Toriselli trong tam giác: điểm mà tổng khoảng cách từ điểm đó đến các đỉnh của tam giác là nhỏ nhất.

Hay, có thể chứng minh định lí Fagnano bằng phương pháp chứng minh mới này: "trong tất cả các tam giác nội tiếp một tam giác nhọn ABC, tam giác trực tâm có chu vi nhỏ nhất"


Có thể cho các em các ví dụ trên về nhà làm trước khi học chương mới. Có thể một số em sẽ tìm được lời giải bằng cách thường dùng ở phổ thông. Nhưng, với đa số học sinh, những ví dụ trên tương đối khó. Từ đó tạo cho các em nhu cầu nhận thức: cần có những công cụ mới để giải quyết vấn đề.

Có thể cách gợi động cơ trên mất nhiều thời gian, nhưng để gợi cho học sinh sự hứng thú học tập, để chuẩn bị cho các em một tâm thế tốt trước khi học phép biến hình thì từng ấy thời gian không vô ích. Cần làm cho các em tin tưởng rằng, các em có trong tay đủ điều kiện để tiếp thu tốt các kiến thức về phép biến hình. Thật vậy phép biến hình được xếp vào chương cuối cùng của hình học 10. Để học PBH, các em đã có trong tây khá nhiều kiến thức và cách giải toán, đặt biệt là phương pháp vecto. Tạo niềm tin cũng là một phương pháp tốt để kích thích tính tích cực tư duy.


@Nói chuyện một mình buồn quá. Mong mọi người cho ý kiến: Gợi động cơ như trên liệu có đạt được mục đích đề ra không? Có ai có cách gợi động cơ khác thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. Và vấn đề cần bàn tiếp theo là: cần chú ý những điều gì khi dạy học phép biến hình. Ví dụ: Dạy lý thuyết thế nào?Dạy bài tập ra sao?...Phân bậc hoạt động(chia mức độ bài khó dễ) trong quá trình dạy học như thế nào?

Gửi SM
mình nghĩ việc dạy 1 kiến thức toán học cần có vài bước cơ bản
1/ xét xem h/s của bạn có đủ đk để tiếp cận nó ko pbh cũng thế bạn cần điều tra
xem mức độ kiến thức về tương ứng hàm của chúng ra sao đã
2/ gợi động cơ...nhưng mộc mạc và gần gụi thôi .học sinh có bị hấp dẫn bởi vấn
đề hay ko giống hệt như chàng trai có bị cuốn hút bởi cô gái hay ko vậy.
Muốn đam mê được bền lâu e là son fấn chẳng ích gì.Tớ nói vậy vì thấy bạn gợi động cơ cầu kì quá mà bài toán của bonapac ư đau fải lời giải = bh là hay nhất
"ko nên quan niệm 1 lời giải ngắn =1lg hay"
3/thực chất các kt toán ở pt là rất ít để nhưng h/s học tốt 1 vấn đề riêng e là
chúng fải đồng bộ với các kiến thức khác trên nền cơ bản ấy ta dạy chúng
cách tư duy độc lập sáng tạo trong khả năng của chúng ko qtr chúng fải giải
được bao bài tập mà cơ bản là co suy nghĩ liên tục hãy cho chúng t/g được
vẽ các hình chúng muốn dùng các fép bh bạn dạy tạo ảnh nhận xét vv...
4/bên cạnh sự tự do sáng tạo cũng cần khuyên bảo chúng rèn kỉ luật tự học
ở nhà mình dạy chúng cách học 1số hướng suy ngẫm về vđề thôi chứ giỏi
hay dốt chắc chắn fụ thuộc vào sự tự rèn luyện của chúng.Ngay kthức cũng
vậy sách tham khảo bài tập nhiều vô biên ta thuyết ít thôi ,nên gt chúng tự tìm đọc
thi thoảng hỏi xem thành quả hiểu biết của chúng mà động viên hoặc nhắc nhở nếu chúng nhác
5/trong việc giải bài tập nên cy lời khuyên của POLIA đặc biệt tự sáng tác đề toán.
<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#6
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Cảm ơn ý kiến của Song ha,vấn đề và lý lẽ bạn đưa ra khá thuyết phục.Mong có ý kiến khác của mọi người.
Nếu đi tìm một phong cách dạy mẫu mực, chẳng khác nào đi tìm một phương pháp vạn năng để giải tất cả các bài toán. Tôi nghĩ là, trong quá trình dạy học, nên thử nghiệm những phong cách khác nhau và rút kinh nghiệm: lúc thì đơn giản, mộc mạc, lúc có thể cầu kỳ một chút cho đỡ đơn điệu. Và đồng ý với Song ha là, cần bám sát đối tượng học sinh:cần hiểu trình độ học sinh đến đâu để đưa ra cách tiếp cận vấn đề hợp lý nhất, để tất cả học sinh có thể hình dung được.
Những bài toán thực tế như bác Laclac đưa ra nên dùng khi dạy một bài cụ thể, để học sinh thấy được vai trò của toán học trong thực tế.Có lẽ những bài toán đó sẽ đưa vào đầu giờ và đến cuối giờ để học sinh làm bài tập củng cố

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#7
cobenhanhnhau

cobenhanhnhau

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Hôm nay mình cũng bắt đàu học về biến hình mà ko hiểu sao nó cứ lơ mơ gà mờ cô giáo giao bài giải thi giải đươc nhưng chả biết phải viết vào vở như thế nào cả =>quái.Mong mọi người có thể bay cách cho mình để học hiệu quả hơn nữa thanks trước ;) :D :)

#8
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Tớ nghĩ cách gợi động cơ như của Saomai như thế là chỉ phù hợp với học sinh chuyên toán. Bởi đã gợi động cơ thế thì sau này bắt buộc mình phải giải quyết các bài toán đó. Mặc dù các bài toán đó hay, nhưng liệu có thể dạy cho các học sinh k chuyên được không? Tớ nghĩ là không, vì các bài toán đó không phải là dễ hiểu, dễ tìm lời giải, và phải lưu ý time dạy phần phép biến hình không nhiều, mà cái cần là phải giúp hsinh hiểu được tác động của các phép biến hình, và ứng dụng để giải các bài toán, đặc biệt là quĩ tích và dựng hình (để phát triển tư duy hàm như sao mai nói).
Tớ cũng đang dạy phần này. Tớ đã gợi động cơ từ cái tên chương: " Các phép dời hình và các phép đồng dạng". Đại khái là trong toán học, người ta nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia...Có thế là biến tam giác nằm ở vị trí này thành tam giác nằm ở vị trí khác( những chỗ này phải có hình vẽ), hoặc bàn tay phải thành bàn tay trái, hoặc biến 1 vật thành 1 vật thu nhỏ lại, hoặc biến cái lốp xe thành cái ấm nước kín vòi,... Ở đây chúng ta chỉ học những phép biến hình đơn giản (từ biến hình thì chưa học, nhưng hs có thể hiểu theo cách hiểu đời sống), là phép dời hình và đồng dạng trong mặt phẳng. Nói nôm na thì dời hình có nghĩa là mình xách 1 hình và đặt vào vị trí khác, lật hình lại, hoặc xoay hình sang hướng khác...., nghĩa là vấn hình đó nhưng nằm ở vị trí khác, theo kiểu khác... Còn ví dụ về phép đồng dạng như là khi chúng ta chụp ảnh........
Vậy sự khác biệt lớn giữa phép dời hình và đồng dạng là gì?
Tớ nghĩ học sinh sẽ trả lời: phép dời hình giữ nguyên kích thước, còn phép đồng dạng thì không. Tất nhiên là câu trả lời sẽ không đúng vì phép dời hình cũng là đồng dạng, nhưng chúng ta có thể đính chính sau.
Theo tớ, cách gợi động cơ này giúp cho học sinh nhận thấy tính chất chung của các phép "đối xứng tâm", đối xứng trục, tịnh tiến, quay và như thế mình sẽ rất dễ dạy những tiết sau..., đồng thời sẽ giúp các em có một ý niệm nào đó về các phép dời hình và đồng dạng. Cách gợi này khá nhẹ nhàng và cũng ít mất time hơn. Tớ nghĩ không nên quá tham mà đi sâu vào những bài toán khó, cái đó chỉ nên dành cho các em chuyên toán.
Thôi hôm sau sẽ thảo luận tiếp nhé. Về ăn cơm đã kẻo mama mắng cho, hìhì
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#9
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Hôm nay mình cũng bắt đàu học về biến hình mà ko hiểu sao nó cứ lơ mơ gà mờ  cô giáo giao bài giải thi giải đươc nhưng chả  biết phải viết vào vở như thế nào cả =>quái.Mong mọi người có thể bay cách cho mình để học hiệu quả hơn nữa thanks trước :D  :leq  :P


Thêm một khó khăn nữa là học sinh không biết cách trình bày bài, dù có thể nghĩ ra hướng giải. Cái này có lẽ khi dạy những bài đầu tiên, giáo viên nên cùng học sinh phân tích tình huống và trình bày thật rõ ràng lời giải(coi như bài trình bày mẫu).
Ý kiến của 612 cũng là một cách hay để gợi động cơ, và có vẻ dễ hiểu, dễ hình dung: bắt đầu từ cái tên. Tên gọi một đối tượng, vấn đề trong toán học cũng đã thể hiện được phần nào nội dung của vấn đề.Và làm như 612,có thể giới thiệu với học sinh về hình học cao cấp và mối liên hệ với hình học sơ cấp :


Trong toán học, người ta nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia...Có thế là biến tam giác nằm ở vị trí này thành tam giác nằm ở vị trí khác( những chỗ này phải có hình vẽ), hoặc bàn tay phải thành bàn tay trái, hoặc biến 1 vật thành 1 vật thu nhỏ lại, hoặc biến cái lốp xe thành cái ấm nước kín vòi,... Ở đây chúng ta chỉ học những phép biến hình đơn giản (từ biến hình thì chưa học, nhưng hs có thể hiểu theo cách hiểu đời sống), là phép dời hình và đồng dạng trong mặt phẳng...

Nhưng có lẽ chưa nên đặt vấn đề về "sự khác biệt lớn nhất giữa phép dời hình và phép đồng dạng là gì?", vì có thể để đến khi bắt đầu vào học phép đồng dạng nói cũng được, và cũng vì học sinh chưa có ý niệm gì về dời hình hay đồng dạng, nếu trả lời cũng chỉ là phán đoán,nói mò.
Mong mọi người tiếp tục cho ý kiến. Và các em học sinh nếu gặp khó khăn gì khi học PBH thì có thể đưa ra những yêu cầu,vướng mắc cụ thể để mọi người gỡ giúp

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#10
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Tổng kết về gợi động cơ:

Mục đích của gợi động cơ là tạo ra ở học sinh nhu cầu tiếp thu kiến thức mới, không chỉ đơn giản là việc dẫn dắt, giới thiệu một vài câu để vào bài mới.
Từ các ý kiến trên, ta thấy mọi người có xu hướng nghiêng về việc gợi động cơ tự nhiên, đơn giản phù hợp với khả năng tiếp thu của đa số học sinh. Tuy nhiên, tôi thấy là việc đặt ra những chướng ngại vật làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cũng không nên xem nhẹ.Vì,có thể liên tưởng(dù hơi khập khiễng) nó là hình ảnh thu nhỏ của sự tiến hóa trong tự nhiên. Vậy ta sẽ tạm dừng việc bàn luận về gợi động cơ, chuyển sang: dạy kiến thức PBH như thế nào để đạt được mục đich?

Ngoài lề một chút: Nhớ lại có lần nói chuyện, thầy dạy toán cấp 3 mình nói: dạy lý thuyết thì làm sao để học sinh dễ hiểu, dễ ghi, dễ nhớ. Dạy bài tập làm sao cho học sinh được hoạt động nhiều nhất, học sinh rất thích tự mình tìm được lời giải.Thầy cũng nói về khả năng đáp ứng yêu cầu mà giáo viên đưa ra, mở rộng ra là khả năng thích nghi của con người trong cuộc sống. Có những việc tưởng như rất khó khăn, nhưng khi đã bị đẩy vào tình thế không làm không được thì rồi cũng làm được. GV yêu cầu cao, học sinh sẽ tích cực hơn. Nhưng,khác với làm phức tạp hóa vấn đề. Đọc những nguyên lý dạy học của Xukhômlinxki ta cũng rút ra được điều gì đó có ích cho việc dạy học của mình:

1. Trí lực và khả năng của học sinh không như nhau
2. Không có người học sinh trừu tượng mà ta có thể áp dụng tất cả các quy luật của dạy học và giáo dục; người học sinh bao giờ cũng có tính cá thể và độc đáo.
3. Đối với tất cả học sinh, không có những tiêu đề thống nhất về kết quả trong học tập
4. Điều quan trọng là xác định xem mỗi học sinh có khả năng gì ở một thời điểm nhất định của hoạt động học tập.
5. Điều quan trọng là xác định xem phảt tiếp tục phát triển như thế nào năng lực trí tuệ của học sinh
6. Không được đòi hỏi ở học sinh điều không thể làm được.
7. Phải xác định đúng đắn xem mỗi học sinh có thể đạt tới trình độ quy định của chương trình bằng con đường nào, với sự chậm trễ và khó khăn gì.
8. Mỗi học sinh sẽ thực hiện cụ thể chương trình trong lao động trí tuệ bằng cách nào
9. Phát hiện sức mạnh và khả năng của mỗi em, mang đến cho các em niềm vui, thành công trong lao động trí tuệ.
10. Chế ngự được học sinh hiếu động và tinh nghịch bằng lao động trí tuệ vừa sức.
11 Hãy xác định con đường thành công riêng trong học tập của mỗi học sinh. Hãy giữ gìn tốt con đường nhỏ đó và ngọn lửa khát vọng

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#11
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Saomai đã đề nghị tạm dừng về việc gợi động cơ, nhưng đọc ý kiến của các bạn mình cũng muốn góp thêm một chút.

Như thế này có màu mè quá không?

"Sáng nay, trước khi rời nhà đến trường, thầy đến đứng trước gương, và thầy thấy ...trong đó có một người.
- !!!???
- Các em có biết người trong gương như thế nào không?
- !!!???
- Đúng! Nhưng không đúng vì người đó tuy giống thầy nhưng không phải là thầy.
- !!!???
- Bởi vì thầy mang đồng hồ ở tay trái, mà người đó mang đồng hồ ở tay phải.
- !!!???
- Vậy sao!?"

Cuối cùng, mình nghĩ khi phép biến hình không chỉ "nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia" mà quan trọng hơn là nghiên cứu những tính chất bị thay đổi và những tính tính chất không đổi (bất biến) qua một phép biến hình. Cái này là quan trọng và dễ thấy ngay cả phần biến hình được học ở lớp 10.

Vì vậy, ngay cả khi gợi động cơ lẫn khi dạy, khi giải bài tập cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng "nhìn ảnh đoán hình, nhìn hình đoán ảnh". Đó cũng là mấu chốt để giải quyết tốt các bài tập.

#12
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết

Saomai đã đề nghị tạm dừng về việc gợi động cơ, nhưng đọc ý kiến của các bạn mình cũng muốn góp thêm một chút.

Như thế này có màu mè quá không?

"Sáng nay, trước khi rời nhà đến trường, thầy đến đứng trước gương, và thầy thấy ...trong đó có một người.
- !!!???
- Các em có biết người trong gương như thế nào không?
- !!!???
- Đúng! Nhưng không đúng vì người đó tuy giống thầy nhưng không phải là thầy.
- !!!???
- Bởi vì thầy mang đồng hồ ở tay trái, mà người đó mang đồng hồ ở tay phải.
- !!!???
- Vậy sao!?"

Cuối cùng, mình nghĩ khi phép biến hình không chỉ "nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia" mà quan trọng hơn là nghiên cứu những tính chất bị thay đổi và những tính tính chất không đổi (bất biến) qua một phép biến hình. Cái này là quan trọng và dễ thấy ngay cả phần biến hình được học ở lớp 10.

Vì vậy, ngay cả khi gợi động cơ lẫn khi dạy, khi giải bài tập cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng "nhìn ảnh đoán hình, nhìn hình đoán ảnh". Đó cũng là mấu chốt để giải quyết tốt các bài tập.



Laclac nói chúng ý mình quá đi thôi!
1 gợi mở mộc mạc thế thôi là tốt nhất
bắt tay laclac cái nha
<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#13
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Cách gợi động cơ của Laclac cũng hay, ở chỗ hấp dẫn và thú vị. (Tuy nhiên giá mà mình đang nghiên cứu phép biến hình trong không gian thì tốt hơn, vì đó là phép đối xứng qua mặt phẳng).

Cuối cùng, mình nghĩ khi phép biến hình không chỉ "nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia" mà quan trọng hơn là nghiên cứu những tính chất bị thay đổi và những tính tính chất không đổi (bất biến) qua một phép biến hình. Cái này là quan trọng và dễ thấy ngay cả phần biến hình được học ở lớp 10.


Phần này Lac lac nói đúng: cái quan trong của các phép biến đổi hình học, không phải là biến hình này thành hình kia, mà là nghiên cứu những bất biến, và những tchất bị thay đổi. Tuy nhiên, ở cấp 3, các em chỉ mới học hai loại: Nhóm dời hình và nhóm đồng dạng. Và các em cũng không học về sự định hướng của mặt phẳng. Vì vậy, cái bật lên ở đây là: phép dời hình bảo tồn kích thước, nghĩa là vẫn hình đó mà ta đặt ở những vị trí khác, hoặc lật ngược, hoặc quay...; còn phép đồng dạng thì giữ nguyên hình dạng của 1 hình, nhưng kích thước có thể thay đổi. Như thế, tớ nghĩ là gợi động cơ như của tớ cũng đủ để các em nhận ra điêù quan trọng đó, mà không cần thiết phải nói ra như của lac lac


Về phần trình bày, nói như Sao mai là đúng rồi. Các em học sinh có thể xem thêm cách trình bày ở sgk. Bài toán dựng hình có thể bỏ đi phần chứng minh, vì phần này quá dễ dàng.

Tớ vừa dạy bài tập ở phép biến hình, từ bài tập 2,3,4 ta nói luôn đến việc thực hiện liên tiếp hai phép dời hình (tích của hai phép dời hình), từ đó, dẫn đến phép quay và phép đối xứng trượt thì hay ( vd: ở bài tập 3, nếu cho 2 đường thẳng a,b cắt nhau thì...(để hsinh phát hiện ra đó là phép quay)). Như thế thì bài dời hình gviên chỉ nên để cho học sinh tự đọc rồi hỏi ktra kthức nhằm nâng khả năng tự đọc, tự làm việc của các em.
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#14
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Laclac:
Cuối cùng, mình nghĩ khi phép biến hình không chỉ "nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia" mà quan trọng hơn là nghiên cứu những tính chất bị thay đổi và những tính tính chất không đổi (bất biến) qua một phép biến hình. Cái này là quan trọng và dễ thấy ngay cả phần biến hình được học ở lớp 10.

Vì vậy, ngay cả khi gợi động cơ lẫn khi dạy,
khi giải bài tập cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng "nhìn ảnh đoán hình, nhìn hình đoán ảnh". Đó cũng là mấu chốt để giải quyết tốt các bài tập.


Bắt đầu từ ý kiến của Laclac, tui đề nghị bàn tiếp những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi học PBH, và cách thức cụ thể thực hiện việc rèn luyện các kỹ năng đó. Công việc của người giáo viên là một công việc mang tính chất sáng tạo riêng biệt,không ai giống ai, ngay bản thân GV trong khi thực hiện cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. Vì vậy, tôi không có ý định đưa ra một khuôn mẫu nào, mà mục đích là muốn mọi người cùng trao đổi, thảo luận trên những ý kiến được mọi người đưa ra. Còn tự mỗi người sẽ có những kết luận riêng cho công việc của mình.

Theo ý tôi, những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là:

1*/Dựng ảnh của một điểm, một hình qua một phép biến hình cụ thể
2*/Dựng ảnh của một điểm, một hình, qua một phép biến hình chưa xác định, nhưng biết các bất biến của phép biến hình đó.
3*/Dựng ảnh của một điểm, một hình qua việc thực hiên liên tiếp các phép biến hình (tích các phép biến hình)
4/Xác định phép biến hình dựa vào ảnh và tạo ảnh(Nhìn hình đoán ảnh, nhìn ảnh đoán hình)
5/Toán học hóa các tình huống thực tế, phân tích tình huống dẫn đến việc áp dụng các phép biến hình thích hợp
6/Kỹ năng vận dụng kiến thức để trình bày bài toán chứng minh, bài toán dựng hình, tìm quỹ tích.
7***/Kỹ năng rút ra các tri thức phương pháp sau khi giải một bài toán cụ thể.[/I]

Để có thể rèn luyện cho học sinh những kỹ năng trên, trong khi dạy học cần chú ý đến sự phân bậc hoạt động phù hợp. Tạo điều kiện cho học sinh có môi trường hoạt động để hình thành và rèn luyện các kỹ năng từ dễ đến khó, vì các kỹ năng ban đầu(1*,2*,3*) sẽ lại là tiền đề để hình thành các kỹ năng tiếp theo. GV cần đứng về phía học sinh, thông cảm với những khó khăn ban đầu của các em, và nhiều khi cũng phải kiên nhẫn hướng dẫn cách thựcc hiên, giải thích và trả lời những câu hỏi rất ư là ... củ chuối (*)

Các kỹ năng 1*,2*,3* nên để học sinh rèn luyện ngay trong giờ học lý thuyết. Học phép đối xứng tâm, hãy để cho học sinh thực hiện dựng các hình nào đó mà các em thích qua một, hai, ba phép đối xứng tâm,...Các kỹ năng 4,5,6,7 thực hiện chủ yếu trong các giờ bài tập. Hệ thống bài tập có thể chia làm các mức :

Mức 1:Đưa ra một bài toán mà sự tương ứng giữa các điểm đã được chỉ rõ bằng một phép biến hình nào đó. Ví dụ: "Cho một điểm O cố định và một điểm M chạy trên một đoạn thẳng AB cố định. tìm quỹ tích điểm M' sao cho http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\90^{o} , điểm P ở trong góc ấy. Tìm A :P Ox , B :P Oy sao cho chu vi tam giác PAB nhỏ nhất"
Khi giải xong bài tập này, học sinh rút ra tri thức phương pháp là(Trong trường hợp học sinh không tìm được lời giải, GV có thể gợi ý học sinh ): để giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các đọan thẳng, ta tìm một đường gấp khúc có hai đầu cố định, có độ dài bằng tổng độ dài các đoạn thẳng đó. Đạt giá trị nhỏ nhất khi đường gấp khúc là đường thẳng. Học sinh sẽ dễ hình dung hơn, khi ta lấy ví dụ về đường thẳng và đường vòng

Mức 3: Phép biến hình phải tiến hành công phu mới thấy hoặc cách chứng minh phức tạp. Ví dụ, từ bài toán ở mức 2 trên, ta có thể nâng cấp thành bài toán: " cho tam giác ABC nhọn, tìm M,N,P lân lượt trên các cạnh BC, CA, AB sao cho tam giác ABC có chu vi nhỏ nhất"Bài tập ở mức này thường dành cho học sinh khá giỏi. Nếu dạy trên lớp có nhiều loại học lực, cần có sự can thiệp giúp đỡ của thầy.Ta cần chú trọng đến việc phân tích bài toán. Thầy đặt ra các "câu hỏi mở"** dẫn dắt học sinh suy nghĩ(. Vấn đề câu hỏi mở **này để lại bàn luận sau: ). Đây là cơ hội để rèn luyện cho học sinh năng lực quan sát có mục đích, tư duy logic, hình thành các phẩm chất tư duy linh hoạt độc lập, sáng tạo, khả năng phân tích, phán đoán, lựa chọn giải pháp. Có lẽ cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ theo sơ đồ phân tích đi lên từ kết luận, hoặc sơ đồ tổng hợp. Học sinh luôn phải tự đặt các câu hỏi:" muốn có điều này thì cần có điều gì?" Hay, "từ dữ kiện này, ta khai thác được điều gì?",...

Chú ý kỹ năng 7***Trong quá trình giảng dạy cần để học sinh tự rút ra (GV chỉ nên đưa ra những gợi mở, hướng dẫn).Với những tri thức này, học sinh sẽ tiến mau hơn trong quá trình rèn luyện kỹ năng giải toán. Chú ý là, học sinh chỉ có thể lĩnh hội những tri thức này trong hoạt động toán học, và phương pháp không thể là một chủ đề giảng dạy riêng biệt.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#15
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Khi lên lớp với biết bao tác động, còn có thể nhớ đến những kỹ năng kia nữa không?Thời gian trên lớp quá ngắn ngủi, mà phân phối chương trình thì không được vi phạm. Những người dạy lâu năm vi phạm thì bảo là có dụng ý. Người mới vào nghề biến hóa đôi chút thì bị nói là sai quy chế. Nếu sau mỗi tiết không hoàn thành bài dạy thì sẽ bị quy là thiếu kinh nghiệm giảng dạy.Thà cháy giáo án, mà học sinh biết tường tận chỉ một vấn đề cũng coi là không uổng phí chứ. Còn muốn là một điều gì đó đến nơi đến chốn cho học sinh thì chẳng đào đâu ra thời gian. Cứ giản dị thôi, nói rèn luyện tư duy linh hoạt sáng tạo mà làm gì, tư duy sáng tạo đâu có thể hình thành sau một hồi bị nhồi nhét vào đầu một mớ những bài toán hóc búa mà chẳng biết ứng dụng để làm gì. Cái lối viết sách giáo khoa đơn điệu, nhàm chán, kinh viện, đã vậy lại còn trói buộc GV vào khuôn khổ phân phối chuyên môn. Đã vào khuôn khổ rồi thì lấy đâu ra nguồn sáng tạo. GV không sáng tạo, đào đâu ra học sinh sáng tạo?
Đừng đuổi theo những suy tưởng tốt đẹp của mình mà quên mất thực tế, SM a.Học sinh đến trường đâu chỉ học mỗi một môn toán? Môn nào cũng muốn đào sâu mở rộng, chỉ tội cho học trò, tẩu hỏa nhập ma, ngộ chữ!!! Chọn lọc những vấn đề cơ bản nhất tối thiểu để dạy, để học sinh không cảm thấy mệt mỏi thì đầu óc chúng mới bay bổng được. Những bài toán mức 3 không nên đưa ra vào những giờ dạy có học sinh trung bình và yếu. Bạn có thể thấy hay thật, còn học sinh thì chúng bị đâu đầu, vì không tiêu hóa được. Thay vào những bài toán mức 3, hãy nói với chúng về sự đối xứng trong tự nhiên, nói về bi-a, về việc đặt những tấm gương trong những gian phòng nhỏ để mở rộng không gian, về hội họa nữa,...Còn với những học sinh có khả năng đặc biệt, hãy dành riêng thời gian cho chúng, hướng dẫn và khích lệ...
Thích thì nói đã, đúng hay sai chỉ là tương đối. Đời đâu phải là những giấc mơ...Những bài giảng đâu phải là những kịch bản có sẵn, thích cho kết thúc kiểu gì cũng được? Thực tế một chút, đừng nghe theo những cuốn sách mà người viết ra nó không kiểm nghiệm lại bằng chính những bài giảng của mình xem những điều mình viết có thực tế không? Những thanh tra giáo viên, nhận xét hay thật đấy, nhưng thử bảo họ dạy một giờ cho mọi người học tập xem?!!!Tạm thế đã.
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#16
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Những điều Phudu nói... khó nghe thật, nhưng không phải là không có lý.Thực tế là không ai thích bị chê mà, hình như mình cũng mắc cái bệnh thích được khen không thích bị chê thì phải, mà bác lại lôi đích danh tui ra mà... chê, thấy ấm ức quá. Nhưng bạn cứ chê ... nhiều vào nhé, vì đằng nào bạn cũng bị ghét rồi mà, thêm tui ghét nữa chắc cũng không sao, phải không?
Mình cũng có ý kiến thế này: Đã là giáo viên thì phải có bản lĩnh chứ, sao lại để mình bị điều khiển bởi những tác động bên ngoài. Những dụng ý của mình trong mỗi giờ lên lớp ít nhiều cũng phải có chứ: trong tiết này học sinh cần phải hiểu được nội dung phần kiến thức này. Trong tiết tiếp theo phải đạt được kỹ năng này. GV linh hoạt biến tấu trong các giờ lên lớp là tốt nhưng nếu GV không đề ra kế hoạch, để hoàn cảnh đưa đẩy thì làm sao dẫn dắt được học sinh đi đến đích cuối cùng? Lái tàu mà không xác định rõ phương hướng thì đoàn tàu sẽ đi đến đâu? Không quá cầu kỳ, nhưng cần phải thường xuyên đề ra kế hoạch và thầy trò cùng cố gắng thực hiện cho đúng.
Muốn thay đổi thế giới thì điều tốt nhất nên làm là thay đổi chính mình. Khi mỗi người tự mình cố gắng hoàn thiện, sáng tạo hơn trong công việc của mình, thì đã là một bước tác động tích cực vào thế giới rồi. Phê bình người khác là tốt nếu nói đúng, còn hơn là thấy sai mà không nói vì nể nhau. Bạn đang nói về tính thực tiễn trong công tác giảng dạy, tôi nghĩ là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ phải chấp nhận một vài thực tế dù không muốn, (ví dụ như tình trạng học lệch)vì sự thiếu đồng bộ từ các cấp học dưới nên không thể đòi hỏi nhiều ở cấp học này được (cấp 3). Các em vẫn phải lao vào miệt giải các bài toán để ôn luyện vào các trường đại học,làm gì có thời gian mà tham quan thực tế, hay tìm hiểu xem mức độ ứng dụng của toán học trong thực tế như thế nào; vì nếu không làm thế thì không yên tâm, ai cũng vậy mà. Tôi khuyên chúng dành nhiều thời gian tự học, thì phụ huynh thấy con người ta đi học, con mình ở nhà thì không yên tâm nên đôn đáo tìm chỗ học nọ, học kia. (Tôi không nhận dạy những nhóm học thêm ngoài giờ học ở trường, mặc dù học sinh và phụ huynh cũng yêu cầu). Tôi thấy thương học sinh, nhưng biết làm sao?

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#17
hoaitrang_0506

hoaitrang_0506

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Mình nghĩ đừng cầu kì quá đâm ra rắc rối. Dạy phần này theo mình như ý kiến tổng kết của SAO MAI là ổn. Chỉ có điều rằng phải có thêm thời lượng thì mới OK được. Còn nếu học sinh ko phải lớp chuyên chọn gì thì chỉ cần cho các em nắm vững các chủ điểm trong sgk là đc rồi.

#18
hoaitrang_0506

hoaitrang_0506

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Úi trời ui tui click nhầm rồi, tha lỗi lân đầu nha. Trời ơi chuối quá !

#19
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Úi trời ui tui click nhầm rồi, tha lỗi lân đầu nha. Trời ơi chuối quá !

Tôi đoán bạn muốn trả lời cho chủ đề này nên giúp bạn ghép vào đây. Nếu không đúng thì cho biết tên chủ đề chính xác nhé. Hai bài viết này sẽ được xóa sau vài ngày nữa.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#20
hoaitrang_0506

hoaitrang_0506

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Cảm ơn Thuantd nha, đúng là mình muốn trả lời cho bài viết này đấy, nhưng lần đầu tham gia nên thậm chí không biết phải làm như thế nào. Mong các bạn thông cảm...
Mình nghĩ rằng về chủ đề này (dạy học phép biến hình ở lớp 10) chúng ta cũng có thể dừng lại là được rồi. Thực ra mỗi chúng ta thường có cách đi riêng trong giảng dạy, ko những về mặt phương pháp mà còn về cách lựa chọn mức độ của mỗi phần trong chương trình. Chúng ta lắng nghe ý kiến của nhau là quan trọng nhất, rồi tự mình chỉnh sửa nếu thấy có điều gì hay ho hơn. Hẹn gặp lại trong một chủ đề mới.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh