Đến nội dung

Hình ảnh

$\frac{0}{\infty}=?$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Mọi người cho mình hỏi $\frac{0}{\infty}$ bằng bao nhiêu?


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Mọi người cho mình hỏi $\frac{0}{\infty}$ bằng bao nhiêu?

$\infty$ không phải là số, nên đừng hỏi là "bằng bao nhiêu", mà hãy hỏi là "tiến đến bao nhiêu ?"

Trả lời : Tiến đến $0$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

$\infty$ không phải là số, nên đừng hỏi là "bằng bao nhiêu", mà hãy hỏi là "tiến đến bao nhiêu ?"

Trả lời : Tiến đến $0$.

Công thức tính khối lượng tương đối là $m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}$. Photon ánh sáng có $m_{0}=0$ và chuyển động với tốc độ ánh sáng thì khối lượng tương đối phải tính làm sao? Và làm nếu photon không có khối lượng thì theo công thức của lực hấp dẫn $F=G\frac{m_{1}m_{2}}{r^{2}}$ thì làm sao hố đen lại hút được ánh sáng? Mình nghĩ mãi không ra.


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Công thức tính khối lượng tương đối là $m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}$. Photon ánh sáng có $m_{0}=0$ và chuyển động với tốc độ ánh sáng thì khối lượng tương đối phải tính làm sao? Và làm nếu photon không có khối lượng thì theo công thức của lực hấp dẫn $F=G\frac{m_{1}m_{2}}{r^{2}}$ thì làm sao hố đen lại hút được ánh sáng? Mình nghĩ mãi không ra.

$m=\frac{m_0}{\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}}=m_0.\frac{1}{\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}}$

Mà $\frac{1}{\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}}=\infty$ nên ở đây là $0.\infty$.Nó có thể là một số khác $0$ nào đó (và thực tế đúng là như vậy).Xem thêm :

https://vi.wikipedia...B.91i_t.C3.ADnh


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

$0.\infty$.Nó có thể là một số khác $0$ nào đó (và thực tế đúng là như vậy).

Nhưng tại sao lại khác $0$ được? Mà nếu có khác thì số đó là rất nhỏ, rất lớn hay không thể xác định được?


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#6
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Mà trong sách giáo khoa vật lý $10$ có nói rằng vận tốc ánh sáng là như nhau trong mọi hệ quy chiếu. Từ đó suy ra rằng nếu bạn đuổi theo ánh sáng, không cần biết bạn chạy nhanh đến mức nào thì ánh sáng luôn rời xa bạn với khoảng cách $300.000.000m$ mỗi giây. Giả sử mình có $2$ photon ánh sáng được đặt trong các điều kiện giống y hệt nhau. Chọn hệ quy chiếu có gốc đặt tại photon ánh sáng thứ nhất. Trong hệ quy chiếu này, photon thứ nhất đứng yên còn photon thứ $2$ chuyển động ra xa nó với vận tốc $300.000.000m/s$ :icon13: . Vậy thì photon $2$ nhanh hơn photon $1$ ????? Mình không thể hiểu nổi tại sao hay là do mình lập luận bị sai ở đâu đó?


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#7
wanderboy

wanderboy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Trong hệ quy chiếu là ánh sáng thì thời gian =0



#8
wanderboy

wanderboy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Vụ lỗ đen thì là do không gian bị cong .

Mình nghĩ 1:0 là không xác định chứ sao lại ra $\infty$ nhỉ   :mellow:



#9
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Nhưng tại sao lại khác $0$ được? Mà nếu có khác thì số đó là rất nhỏ, rất lớn hay không thể xác định được?

Xác định được chứ (cái khác thì không biết chứ cái này thì xác định được  :D )

Theo thuyết lượng tử ánh sáng (LTAS) của Einstein thì "Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.Không có photon đứng yên" (sách Vật lý 12, trang 156).Điều đó cũng có nghĩa là nếu photon "đứng yên" thì khối lượng của nó bằng $0$.Còn nếu photon chuyển động (trong chân không) thì vận tốc của nó luôn luôn là $c=3.10^8$ (m/s).

Cũng theo thuyết LTAS, mỗi loại ánh sáng đơn sắc có tần số $f$ khác nhau (có vô số loại ánh sáng đơn sắc).Mỗi photon (của một loại ánh sáng đơn sắc nào đó) mang năng lượng là $hf=h\frac{c}{\lambda}$

Trong đó, $h=6,625.10^{-34}$ (J.s) là hằng số Plank, $f$ và $\lambda$ là tần số và bước sóng trong chân không của loại ánh sáng đơn sắc đang xét, còn $c$ là vận tốc ánh sáng trong chân không (như nhau đối với mọi loại ánh sáng)

Mặt khác, năng lượng của photon khi chuyển động có thể tính theo công thức $mc^2$ (với $m$ là khối lượng của nó khi chuyển động)

Suy ra $h\frac{c}{\lambda}=mc^2$ hay $m=\frac{h}{c\lambda}$

Vậy là ta có thể tính được "khối lượng động" của 1 photon nào đó.

Ví dụ :

Ánh sáng đỏ (của 1 loại đèn laze) có bước sóng trong chân không $\lambda=700.10^{-9}$ (m).Thay vào công thức trên, ta tính được khối lượng động của 1 photon (của loại ánh sáng đó) là $3,1548.10^{-36}$ (kg)

Ánh sáng tím của tia cực tím có bước sóng trong chân không $\lambda=380.10^{-9}$ (m).Từ đó, ta tính được khối lượng động của 1 photon (của loại ánh sáng đó) là $5,8114.10^{-36}$ (kg).


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#10
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Xác định được chứ (cái khác thì không biết chứ cái này thì xác định được  :D )

Theo thuyết lượng tử ánh sáng (LTAS) của Einstein thì "Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.Không có photon đứng yên" (sách Vật lý 12, trang 156).Điều đó cũng có nghĩa là nếu photon "đứng yên" thì khối lượng của nó bằng $0$.Còn nếu photon chuyển động (trong chân không) thì vận tốc của nó luôn luôn là $c=3.10^8$ (m/s).

Cũng theo thuyết LTAS, mỗi loại ánh sáng đơn sắc có tần số $f$ khác nhau (có vô số loại ánh sáng đơn sắc).Mỗi photon (của một loại ánh sáng đơn sắc nào đó) mang năng lượng là $hf=h\frac{c}{\lambda}$

Trong đó, $h=6,625.10^{-34}$ (J.s) là hằng số Plank, $f$ và $\lambda$ là tần số và bước sóng trong chân không của loại ánh sáng đơn sắc đang xét, còn $c$ là vận tốc ánh sáng trong chân không (như nhau đối với mọi loại ánh sáng)

Mặt khác, năng lượng của photon khi chuyển động có thể tính theo công thức $mc^2$ (với $m$ là khối lượng của nó khi chuyển động)

Suy ra $h\frac{c}{\lambda}=mc^2$ hay $m=\frac{h}{c\lambda}$

Vậy là ta có thể tính được "khối lượng động" của 1 photon nào đó.

Ví dụ :

Ánh sáng đỏ (của 1 loại đèn laze) có bước sóng trong chân không $\lambda=700.10^{-9}$ (m).Thay vào công thức trên, ta tính được khối lượng động của 1 photon (của loại ánh sáng đó) là $3,1548.10^{-36}$ (kg)

Ánh sáng tím của tia cực tím có bước sóng trong chân không $\lambda=380.10^{-9}$ (m).Từ đó, ta tính được khối lượng động của 1 photon (của loại ánh sáng đó) là $5,8114.10^{-36}$ (kg).

Vậy thì điều đó giải thích vì sao lại có áp suất của ánh sáng (trong SGK vật lý 8) đúng không?


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#11
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Trong thuyết tương đối, không gian và thời gian là tương đối. Và khi áp dụng sâu hơn về nó thì có 1 sự sai lệch về khối lượng và năng lượng của vũ trụ nên người ta phải giả thuyết có thêm vật chất tối và năng lượng tối. Điều đáng chú ý là có 2 hằng số trong các phương trình là $G=6.67\times10^{-11}$ và $c=3\times10^{8}m/s$. Có giả thuyết cho rằng $G$ và $c$ là 2 đại lượng có thay đổi chứ không phải bất biến và vật chất tối cũng như năng lượng tối không hề tồn tại. Mình cũng đồng tình với quan điểm trên. Đến bây giờ khoa học vẫn chưa giải quyết được. Còn mọi người nghĩ như thế nào?


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"


#12
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Mà một hệ quả của thuyết tương đối là lỗ giun (wormholes) có thể giúp đi ngược thời gian. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một người đi qua lỗ giun trở về quá khứ sau đó giết ông nội mình (nghịch lý ông nội). Để không cho nghịch lý này xảy ra thì không tồn tại việc đi ngược thời gian dẫn đến việc không tồn tại lỗ giun. Phải chăng đây là 1 lý lẽ để phủ nhận tính đúng đắn của thuyết tương đối.

P/s: Mình không có ý chê Einstein nhưng mình cho rằng thuyết tương đối không phải "hoàn toàn" chính xác dù nó đúng trong rất nhiều trường hợp khác nhau, có thể nó lại giống như cơ học Newton mà thôi.


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh