Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng E-A+2B khả nghịch

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
ntqlamthao

ntqlamthao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

Cho A, B là 2 ma trận vuông cùng cấp thỏa mãn AB=BA và $A^{58} =B^{60}=0$

Chứng minh rằng E-A+2B khả nghịch


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ntqlamthao: 30-11-2016 - 21:03

NGUYỄN THANH QUANG

#2
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Cho A, B là 2 ma trận vuông cùng cấp thỏa mãn AB=BA và $A^{58} =B^{60}=0$

Chứng minh rằng E-A+2B khả nghịch

 

Sau khi tìm cách xoay sở cho "bài toán 2 biến", mình đã tìm lại hướng đi chung cho cả trường hợp 2 biến và trường hợp 1 biến.

Bài toán liên quan và ý tưởng chính để giải quyết bài này đã từng xuất hiện tại:

http://diendantoanho...-3a-khả-nghịch/

 

Ta có $-(E+2B)^{58}=A^{58}-(E+2B)^{58}=-(E-A+2B)Q(A), $

trong đó $Q(A)$ là đa thức bậc 57 với đối số là ma trận $A$ và hệ số chứa $B.$

 

Để chứng minh $ E-A+2B $ khả nghịch, ta sẽ chứng minh $(E+2B)$ khả nghịch.

 

Vì $\frac{1}{2^{61}} E= B^{61}+\frac{1}{2^{61}} E= (B+1/2 E) R(B)$ nên $B+1/2 E$ khả nghịch.

 

 

Cách chứng minh phức tạp như phần Hint (Ta chỉ cần chỉ ra rằng $B$ không nhận trị riêng $-\frac{1}{2}$.)

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 05-12-2016 - 21:10

Đời người là một hành trình...


#3
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài có thể "thử nghiệm tiếp": 

 

Vnkvant wrote:

 

Cho $A,B$ là hai ma trận vuông thực, và $A^{2009}=I, B^{2010}=I$ và $AB=BA$. Chứng minh rằng $A+B+E$ khả nghịch.

 

Link:  http://mathvn.net/fo...=823&rowstart=0

 


Đời người là một hành trình...


#4
Mykingdom

Mykingdom

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Sau khi tìm cách xoay sở cho "bài toán 2 biến", mình đã tìm lại hướng đi chung cho cả trường hợp 2 biến và trường hợp 1 biến.

Bài toán liên quan và ý tưởng chính để giải quyết bài này đã từng xuất hiện tại:

http://diendantoanho...-3a-khả-nghịch/

 

Ta có $-(E+2B)^{58}=A^{58}-(E+2B)^{58}=-(E-A+2B)Q(A), $

trong đó $Q(A)$ là đa thức bậc 57 với đối số là ma trận $A$ và hệ số chứa $B.$

 

Để chứng minh $ E-A+2B $ khả nghịch, ta sẽ chứng minh $(E+2B)$ khả nghịch.

 

Vì $\frac{1}{2^{61}} E= B^{61}+\frac{1}{2^{61}} E= (B+1/2 E) R(B)$ nên $B+1/2 E$ khả nghịch.

 

 

Cách chứng minh phức tạp như phần Hint (Ta chỉ cần chỉ ra rằng $B$ không nhận trị riêng $-\frac{1}{2}$.)

 

 

Cho mình hỏi là đề bài cho AB=BA để làm gì ạ?



#5
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Cho mình hỏi là đề bài cho AB=BA để làm gì ạ?

"Thí dụ":  Muốn đảm bảo có đẳng thức $A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)$, ta cần $AB=BA$.

 

Ở trên cần đẳng thức tương tự!


Đời người là một hành trình...


#6
Mykingdom

Mykingdom

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Bài có thể "thử nghiệm tiếp": 

 

 
 

Link:  http://mathvn.net/fo...=823&rowstart=0

bài này làm như nào ạ?



#7
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

bài này làm như nào ạ?

Ở đây người ta viết đề khá lộn xộn, một lúc $E $ và một lúc $I $.
Ta có
$$ E+(B+E)^{2009}=A^{2009}+(B+E)^{2009}=(A+B+E)Q(A), $$
trong đó $Q(A)$ là một đa thức bậc $2008$ theo $A $ có hệ số chứa $B $ (hoặc xem nó như đa thức bậc $2008$ theo hai ẩn ma trận $A $ và $B. $

Vì thế để chứng minh $A+B+E $ khả nghịch, ta sẽ chứng minh $E+(B+E)^{2009}$ khả nghịch.
Nếu $E+(B+E)^{2009}$ không khả nghịch thì $E+(B+E)^{2009}$ nhận trị riêng $0$. Do đó
$(B+E)^{2009}$ nhận trị riêng $-1$. Suy ra $B $ nhận trị riêng $-1+\alpha $, trong đó $\alpha $ là số phức sao cho $\alpha^ {2009}=-1.$
Hơn nữa, mọi trị riêng $\lambda $ của $B $ thỏa $\lambda^{2010}=1. $
Suy ra điều vô lý. Chính vì thế ta thu được điều phải chứng minh.

Để tìm cách đơn giản hơnchứng minh $E+(B+E)^{2009}$ khả nghịch, ta có thể dựa vào phần dư trong phép chia đa thức $x^{2010}-1$ cho $(x+1)^{2009}+1$.

Đời người là một hành trình...





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh