Đến nội dung

Hình ảnh

Toán bất biến


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
pinkyha

pinkyha

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết

Bài 1: Trên một vòng tròn người ta ghi cách chữ số 2,3,1,1,2,0,1,5.Cứ hai số cạnh nhau ta cộng thêm một vào hai số đó. Hỏi sau một số lần thức hiện ta có thể có các số ghi trên vòng tròn bằng nhau không?

 

Bài 2: Trên một hòn đảo có một loài tấc kè sinh sống, chúng có ba màu: 2014 con màu xanh, 2015 con màu đỏ, 2016 con màu tím. Để lẫn trỗn và săn mồi thì loài tắt kè này biến đổi như sau: Nếu hai on tắt kè cùng màu gặp như thì giữ nguyên màu, hai con tắt kè khác màu gặp nhau thfi chúng chuyển sang màu thứ ba. Hỏi có khi nào tất cả các con tắc kè đều có cùng một màu không?

 

Bài 3: cho 10 số: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và sắp xếp 10 số này thành một hàng tùy ý. cộng mỗi số với số thứ tự của nó ta được 10 số mới. Chứng minh rằng trong 10 số này có ít nhất 2 số có số tận cùng giống nhau.


I love Math forever...

Math is my life...

Fighting ^^

Don't Lazy, my girl...

 


#2
Dark Magician 2k2

Dark Magician 2k2

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 163 Bài viết

Bài 1: Trên một vòng tròn người ta ghi cách chữ số 2,3,1,1,2,0,1,5.Cứ hai số cạnh nhau ta cộng thêm một vào hai số đó. Hỏi sau một số lần thức hiện ta có thể có các số ghi trên vòng tròn bằng nhau không?

Ta viết 8 số đó lên một hình tròn, mỗi số ở một cung tròn. Ta tô màu đen - trắng xen kẽ, tức là cứ 1 ô đen thì là 1 ô trắng, bắt đầu từ ô chứa số 2.

Gọi Đ là tổng các số ở ô màu đen, T là tổng các số ở ô màu trắng. Ta tính được Đ=6 và T=9. 

Sau mỗi lần thực hiện phép biến đổi thì hiệu số của 2 số trên không đổi, tức T-Đ=3. Vậy không thể xảy ra trường hợp 8 số bằng nhau.

 

Bài 2: Trên một hòn đảo có một loài tấc kè sinh sống, chúng có ba màu: 2014 con màu xanh, 2015 con màu đỏ, 2016 con màu tím. Để lẫn trỗn và săn mồi thì loài tắt kè này biến đổi như sau: Nếu hai on tắt kè cùng màu gặp như thì giữ nguyên màu, hai con tắt kè khác màu gặp nhau thfi chúng chuyển sang màu thứ ba. Hỏi có khi nào tất cả các con tắc kè đều có cùng một màu không?

Dễ thấy lúc đầu hiệu số tắc kè của 2 loại bất kì đều không chia hết cho 3. Mà sau mỗi lần thay đổi thì hiệu số này tăng 3, giảm 3 hoặc không đổi (tự xét từng trường hợp). Như vậy không thể có tất cả cùng 1 màu.

 

 

Bài 3: cho 10 số: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và sắp xếp 10 số này thành một hàng tùy ý. cộng mỗi số với số thứ tự của nó ta được 10 số mới. Chứng minh rằng trong 10 số này có ít nhất 2 số có số tận cùng giống nhau.

Giả sử không số nào có hàng đơn vị giống nhau thì các chữ số hàng đơn vị là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 suy ra tổng chúng lẻ mà tổng 10 số mới lại là số chẵn, do đó vô lý. Vậy ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dark Magician 2k2: 04-12-2016 - 22:09


#3
anhdam1408

anhdam1408

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết
[quote name="pinkyha" post="663809" timestamp="1480852121"]

[b]Bài 1: Trên một vòng tròn người ta ghi cách chữ số 2,3,1,1,2,0,1,5.Cứ hai số cạnh nhau ta cộng thêm một vào hai số đó. Hỏi sau một số lần thức hiện ta có thể có các số ghi trên vòng tròn bằng nhau không?
Nhận xét:
Tổng của các số ban đầu là 2+3+1+1+2+0+1+5=15.
Trên đường tròn ban đầu có 8 số nên khi các số trên vòng tròn bằng nhau thì tổng các số lúc ấy chia hết cho 8(1)

Sau lần thứ nhất thực hiện, tổng các số trên đường tròn tăng thêm 2. => sau n lần thực hiện các số sẽ có tổng là 15+2n lẻ, mâu thuẫn với (1)

$\int{x^{2} + (y - \sqrt[3]{x^{2}})^{2} = 1}$

    :wacko:  :icon12: I Love CSP   :icon12:   :wacko:





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh