Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

đề thi

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
kekkei

kekkei

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 

          QUẢNG NGÃI                                                       NĂM HỌC 2017-2018

                                                                                         Ngày thi: 07/6/2017

        ĐỀ CHÍNH THỨC                                              Môn thi: Toán (Hệ chuyên)

                                                                  Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Bài 1. (2 điểm)

        1. Giải phương trình $(x-1)(x+2)+2\sqrt{x^2+x+1}=0$

        2. Cho x, y là các số thực dương. Chứng minh rằng:

$\left | \frac{x+y}{2}-\sqrt{xy} \right |+\left | \frac{x+y}{2}-\sqrt{xy} \right |=\left | x \right |+\left | y \right |$

Đẳng thức trên còn đúng hay không trong trường hợp x, y là các số thực âm? Tại sao?

Bài 2. (2 điểm)

        1. Giả sử n là số nguyên dương thỏa mãn điều kiện $n^2+n+3$ là số nguyên tố. Chứng minh rằng n chia 3 dư 1 và $7n^2+6n+2017$ không phải là số chính phương.

        2. Tìm tất ca các số nguyên x, y thỏa mãn điều kiện:

                                           $2x^2+4y^2-4xy+2x+1=2017$

Bài 3. (2 điểm)

        1. Cho đa thức $P(x)=x^3-6x^2+15x-11$ và các số thực a, b thỏa mãn $P(a)=1,P(b)=5$. Tính giá trị của $a+b$.

        2. Giả sử x, y là các số thực dương thay đổi và thỏa mãn điều kiện $x(xy+1)=2y^2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $H=\frac{y^4}{1+y^2+y^4(x^4+x^2)}$

Bài 4. (3 điểm)

        1. Cho hai điểm A,B phân biệt nằm trong góc nhọn xOy sao cho $\widehat{xOA}=\widehat{yOB}$. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B lên các tia Ox, Oy. Giả sử M, N, P, Q đôi một phân biệt. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.

        2. Cho tam giác ABC không cân, có ba góc nhọn. Một đường tròn qua B, C cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại D, E. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BD, CE.

        a. Chứng minh rằng các tam giác ABD, ACE đồng dạng với nhau và $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$.

        b. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M trên AB, K là hình chiếu vuông góc của N trên AC và I là trung điểm của MN. Chứng minh rằng tam giác IHK cân.

Bài 5. (1 điểm)

           Cho 9 số nguyên dương đôi một phân biệt, các số đó đều chỉ chứa các ước số nguyên tố gồm 2, 3, 5. Chứng minh rằng trong 9 số đã cho, tồn tại 2 số mà tích của chúng là một số chính phương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kekkei: 14-06-2017 - 19:40

éc éc 

 


#2
F IT Hacker

F IT Hacker

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 57 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 

          QUẢNG NGÃI                                                       NĂM HỌC 2017-2018

                                                                                         Ngày thi: 07/6/2017

        ĐỀ CHÍNH THỨC                                              Môn thi: Toán (Hệ chuyên)

                                                                  Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Bài 1. (2 điểm)

        1. Giải phương trình $(x-1)(x+2)+2\sqrt{x^2+x+1}=0$

        2. Cho x, y là các số thực dương. Chứng minh rằng:

$\left | \frac{x+y}{2}-\sqrt{xy} \right |+\left | \frac{x+y}{2}-\sqrt{xy} \right |=\left | x \right |+\left | y \right |$

Đẳng thức trên còn đúng hay không trong trường hợp x, y là các số thực âm? Tại sao?

Bài 2. (2 điểm)

        1. Giả sử n là số nguyên dương thỏa mãn điều kiện $n^2+n+3$ là số nguyên tố. Chứng minh rằng n chia 3 dư 1 và $7n^2+6n+2017$ không phải là số chính phương.

        2. Tìm tất ca các số nguyên x, y thỏa mãn điều kiện:

                                           $2x^2+4y^2-4xy+2x+1=2017$

Bài 3. (2 điểm)

        1. Cho đa thức $P(x)=x^3-6x^2+15x-11$ và các số thực a, b thỏa mãn $P(a)=1,P(b)=5$. Tính giá trị của $a+b$.

        2. Giả sử x, y là các số thực dương thay đổi và thỏa mãn điều kiện $x(xy+1)=2y^2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $H=\frac{y^4}{1+y^2+y^4(x^4+x^2)}$

Bài 4. (3 điểm)

        1. Cho hai điểm A,B phân biệt nằm trong góc nhọn xOy sao cho $\widehat{xOA}=\widehat{yOB}$. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên các tia Ox, Oy. Giả sử M, N, P, Q đôi một phân biệt. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.

        2. Cho tam giác ABC không cân, có ba góc nhọn. Một đường tròn qua B, C cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại D, E. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BD, CE.

        a. Chứng minh rằng các tam giác ABD, ACE đồng dạng với nhau và $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$.

        b. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M trên AB, K là hình chiếu vuông góc của N trên AC và I là trung điểm của MN. Chứng minh rằng tam giác IHK cân.

Bài 5. (1 điểm)

           Cho 9 số nguyên dương đôi một phân biệt, các số đó đều chỉ chứa các ước số nguyên tố gồm 2, 3, 5. Chứng minh rằng trong 9 số đã cho, tồn tại 2 số mà tích của chúng là một số chính phương.

Chém câu 5 : Các số đó đều có dạng $2^{a}.3^{b}.5^{c}$

Xét tích chẵn lẻ của a, b, c có 8 dạng

=> ít nhất 2 số cùng dạng chẵn lẻ a, b, c => tích của chúng là SCP :))


=> do what you love and love what you do <=


#3
didifulls

didifulls

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 221 Bài viết
Câu BĐT :3
$=> x(xy+1)=2y^2$ .
Đặt $z=\frac{1}{y}) <=> \frac{1}{z}=y <=> x(x\frac{1}{z}+1)=2\frac{1}{z^2} <=> xz(x+z)=2$
Taco: H=$\frac{1}{\frac{1}{y^4}+\frac{1}{y^2}+x^4+x^2} = \frac{1}{z^4+z^2+x^4+x^2}$
$<=> z^4 +x^4 +z^2 +x^2 \geq  \frac{(z+x)^2}{2} + 2z^2x^2 \geq 2\sqrt{2x^2z^2\frac{(z+x)^2}{2}} = 4$   (Vì xz(z+x)=2)
$=> \frac{1}{z^4+z^2+x^4+x^2} \leq \frac{1}{4}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi didifulls: 14-06-2017 - 19:05

''.''


#4
Cuongpa

Cuongpa

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 238 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 

          QUẢNG NGÃI                                                       NĂM HỌC 2017-2018

                                                                                         Ngày thi: 07/6/2017

        ĐỀ CHÍNH THỨC                                              Môn thi: Toán (Hệ chuyên)

                                                                  Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Bài 4. (3 điểm)

        1. Cho hai điểm A,B phân biệt nằm trong góc nhọn xOy sao cho $\widehat{xOA}=\widehat{yOB}$. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên các tia Ox, Oy. Giả sử M, N, P, Q đôi một phân biệt. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.

  

Câu này $P,Q$ là 2 điểm nào?


Success doesn't come to you. You come to it.


#5
kekkei

kekkei

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

Câu này $P,Q$ là 2 điểm nào?

sr hình chiếu của A, B


éc éc 

 


#6
kekkei

kekkei

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

Học sinh quảng ngãi thủ khoa giải đề này 6 điểm ,cao thủ nào giải đề này 10 pót lên nhé

Đỗ Ánh Lễ à bạn, mình là Quy


éc éc 

 


#7
kekkei

kekkei

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

Giải vắn tắt: 

Bài 1. 1. khỏi bàn

2.*Cauchy bỏ GTTĐ
* Đặt x=-a;y=-b (a,b>0)

Bài 2. 1. Xét 2 TH: $n^2+n+3=3$ và $\neq$3, từ đó suy ra biểu thức sau chia 3 dư 2

2. (x-2y)^2+(x+1)^2=9^2+44^2
8 cặp nghiệm

Bài 3: 1. a^3-6a^2+15a-11=1

b^3-6b^2+15b-11=5

Cộng lại rồi đặt nhân tử chung a+b-4

2. Đã có người giải và lúc thi cũng chưa làm được <(") 

Bài 4.1. Xét cặp tam giác đồng dạng OMN, OQP ( cũng không nhớ rõ thứ tự) qua tỉ số OA/OB

2.a/MAB đồng dạng NAC...
b/ chưa làm được 

Bài 5: Đã có giải


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kekkei: 14-06-2017 - 19:40

éc éc 

 


#8
trieutuyennham

trieutuyennham

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Bài 4

1) $\bigtriangleup OAM\sim \bigtriangleup OBQ(g-g)$

$\Rightarrow \frac{OM}{OQ}=\frac{OA}{OB}$

Tương tự $\frac{ON}{OP}=\frac{OA}{OB}$

$\Rightarrow OP.OM=ON.OQ$

$\Rightarrow$ 4 điểm M;N;P;Q cùng thuộc 1 đường tròn



#9
Kiratran

Kiratran

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 296 Bài viết

Câu hình 2b
gọi $S$ là trung điểm của $MA$
dễ chứng minh $SI//NA$ và $NA$ vuông góc với $HK$ => $HK$ vuông góc với $SI$ => đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kiratran: 17-06-2017 - 17:21

Duyên do trời làm vương vấn một đời.


#10
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Chứng minh giúp tam giác MAB đồng dạng NAC tý các cao thủ

Dễ thấy $\Delta ABD\sim\Delta ACE$, mà $AM,\, AN$ lần lượt là trung tuyến của $\Delta ABD,\, \Delta ACE$ nên $\Delta ABM\sim\Delta ACN$.



#11
viethoang2002

viethoang2002

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 29 Bài viết

Đỗ Ánh Lễ à bạn, mình là Quy

quy tỉnh nhỉ :))







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đề thi

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh