Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM 2017 - 2018 TỈNH BÌNH ĐỊNH MÔN TOÁN


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
nguyenthanhhung1985

nguyenthanhhung1985

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM 2017 - 2018  TỈNH BÌNH ĐỊNH MÔN TOÁN

 

Câu 1: (1,5 điểm)

Cho $A=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}$; $B=\frac{2}{\sqrt{x}+2}+\frac{4\sqrt{x}}{x-4}$

a) Tính $A$ khi $x=9$

b) Thu gọn $T=A-B$

c) Tìm $x$ để $T$ nguyên

Câu 2: (1,5 điểm)

Cho  phương trình $x^2-2mx-6m-9=0$

a) Giải phương trình khi $m=0$

b) Tìm $m$ để phương trình có $2$ nghiệm $x_1$, $x_2$ trái dấu thỏa mãn$x_1^2+x_2^2=13$

Câu 3: (2 điểm) Một đám đất hình chữ nhật có chu vi $24m$. Nếu tăng độ dài một cạnh lên $2m$ và giảm độ dài cạnh còn lại $1m$ thì diện tích mảnh đất tăng thêm $1m^2$. Tính độ dài các cạnh của hình chữ nhật ban đầu.

Câu 4:(4 điểm) Cho tam giác $ABC$ $(AB<AC)$ nội tiếp đường tròn tâm $O$. $M$ là điểm nằm trên cung $BC$ không chứa điểm $A$. Gọi $D$, $E$, $F$lần lượt là hình chiếu của $M$ trên $BC$, $CA$, $AB$. Chứng minh:

a) Bốn điểm $M$, $B$, $D$, $F$ cùng thuộc một đường tròn và $M$, $D$, $E$, $C$ cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh $D$, $E$, $F$ thẳng hàng.

c) $\frac{BC}{MD}=\frac{AC}{ME}+\frac{AB}{MF}$

Câu 5: (1 điểm) Cho $a$, $b$, $c$ là ba số thực dương. CMR: $\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}\ge a^3+b^3+c^3$

 

Đáp án:

Câu 1:

a) Khi $x=9$ ta được $A=\frac{\sqrt{9}}{\sqrt{9}-2}=3$

b) ĐK: $x\ge 0,\, x\ne 0$

$T=A-B=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}-(\frac{2}{\sqrt{x}+2}+\frac{4\sqrt{x}}{x-4})$

$\,\,\,\,=\frac{\sqrt{x}.(\sqrt{x}+2)-2.(\sqrt{x}-2)-4\sqrt{x}}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$

$\,\,\,\,=\frac{x+2\sqrt{x}-2\sqrt{x}+4-4\sqrt{x}}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$

$\,\,\,\,=\frac{x-4\sqrt{x}+4}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$

$\,\,\,\,=\frac{(\sqrt{x}-2)^2}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$

$\,\,\,\,=\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}$

c) $T=\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}=\frac{\sqrt{x}+2-4}{\sqrt{x}+2}=1-\frac{4}{\sqrt{x}+2}$

$T\,\, \text{nguyên khi}\,\, 4 \vdots \sqrt{x}+2$

$\iff  \sqrt{x}+2=\mp 1;\, \mp 2; \, \mp 4$

$x=0 \,\, \text{hoặc}\,\, x=4(KTMĐK)$

Vậy: $X=0$

 

Câu 2:

a) Khi $m=0$ phương trình trở thành:

$x^2-9=0 \iff x=\pm 3$

b) $a=1,\,\,b=-2m,\,\,b'=-m,\,\,c=-6m-9$

$\Delta = b'^2-ac=m^2+6m+9=(m-3)^2 \ge 0,\,\, \forall m$

Phương trình luôn có hai nghiệm $x_1, x_2$ với mọi $m$. 

Theo hệ thức Viet ta có: $x_1+x_2=2m \,\, \text{và} \,\, x_1.x_2=-6m-9$

Phương trình có $2$ nghiệm trái dấu $\iff x_.x_2<0 \iff -6m-9<0 \iff m>-\frac{3}{2}$

Ta có: 

$x_1^2+x_2^2=13$

$\iff (x_1+x_2)^2-2x_1.x_2=13$

$\iff (2m)^2-2(-6m-9)-13=0$

$\iff m=-\frac{1}{2}$

Vậy: $m=-\frac{1}{2}$

 

Câu 3:

Gọi $x(m)$ là cạnh thứ nhất của mảnh đất hình chữ nhật

$y(m)$ là cạnh thứ hai của mảnh đất hình chữ nhật.

ĐK: $0<x<12,\,\, 1<y<12$

Diện tích mảnh đất ban đầu: $x.y\,(m^2)$

Theo đề ta có phương trình: $2(x+y)=24 \, (m)$  (1)

Giả sử tăng cạnh thứ nhất $2m$ và giảm cạnh thứ hai $1m$.

Độ dài cạnh thứ nhất khi tăng $2m$: $x+2 \, (m)$

Độ dài cạnh còn lại khi giảm $1m$: $y-1 \,(m)$

Diện tích mảnh đất khi tha đổi: $(x+3)(y-1) \,(m^2)$

Theo đề bài ta có phương trình: $(x+3)(y-1)-xy=1$  (2)

Từ (1), (2) ta được hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} x+y=12\\-x+2y=3 \end{matrix}\right.$ $\iff \left\{\begin{matrix} x=7\\y=5 \end{matrix}\right.$

Vậy: kích thước mảnh đất lúc ban đầu: $7m,\,\, 5m$

 

Câu 4:

a) Chứng minh: 

Ta có: $MF \bot AB \,\, \text{nên} \,\, \widehat{MFB}=90^0$

$MD \bot BC \,\, \text{nên} \,\, \widehat{MDB}=90^0$

Tứ giác $MDBF$ có $\widehat{MFB}+\widehat{MDB}=90^0+90^0=180^0$

Do đó tứ giác $MDBF$ nội tiếp

Suy ra 4 điểm $M$, $D$, $B$, $F$ cùng thuộc một đường tròn.

Ta có: $MD \bot BC \,\, \text{nên} \,\, \widehat{MDC}=90^0$

$MF \bot AC \,\, \text{nên} \,\, \widehat{MFC}=90^0$

Suy ra $\widehat{MDC}=\widehat{MFC}=90^0$

Suy ra $D$, $F$ cùng nhìn $MC$ dưới $1$ góc bằng nhau.

Do đó $4$ điểm $M$, $D$, $E$, $C$ cùng thuộc một đường tròn.

b) Vì tứ giác $MDBF$ nội tiếp nên $\widehat{M_1}=\widehat{D_1}$ (cùng chắn cung $BF$)

Vì tứ giác $MDEC$ nội tiếp nên $\widehat{M_2}=\widehat{D_2}$

Mặt khác tứ giác $MBAC$ nội tiếp nên $\widehat{B_1}=\widehat{C}$ (góc ngoài của tứ giác nội tiếp)

Do đó $widehat{M_1}=\widehat{M_2}$ (cùng phụ với $\widehat{B_1}$, $\widehat{C}$)

Suy ra:  $\widehat{D_1}=\widehat{D_2}$

Mà $\widehat{D_1}+\widehat{BDE}=180^0$

Nên $\widehat{D_1}+\widehat{BDE}=180^0$

Hay $D$, $E$, $F$ thẳng hàng.

c) Ta có

$\frac{AC}{ME}+\frac{AB}{MF}=\frac{AE+EC}{ME}+\frac{AF-FC}{MF}=\frac{AE}{ME}+\frac{EC}{ME}+\frac{AF}{MF}-\frac{FC}{MF}$

$=\tan(\widehat{AME})+\tan(\widehat{M_2})+\tan(\widehat{AMF})-\tan(\widehat{M_1})$

Mà $\widehat{M_1}=\widehat{M_2}$ nên $\frac{AC}{ME}+\frac{AB}{MF}=\tan(\widehat{AME})+\tan(\widehat{AMF})$

Mặt khác: tứ giác $AFME$ nội tiếp nên $\widehat{AME}=\widehat{AFE}=\widehat{BMD}$, $\widehat{AMF}=\widehat{AEF}=\widehat{DMC}$

Do đó

$\frac{AC}{ME}+\frac{AB}{MF}=\tan(\widehat{AME})+\tan(\widehat{AMF})$

$\,\,\,\,=\tan(\widehat{BMD})+\tan(\widehat{MDC})$

$\,\,\,\,=\frac{BD}{MD}+\frac{DC}{MD}$

$\,\,\,\,=\frac{BD+DC}{MD}$

$\,\,\,\,=\frac{BC}{MD}$ (đpcm)

 

Câu 5:

Cách 1:

$\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}=\frac{a^6}{abc}+\frac{b^6}{abc}+\frac{c^6}{abc}=\frac{(a^3)^2}{abc}+\frac{(b^3)^2}{abc}+\frac{(c^3)^2}{abc}$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy - Schwarz:

$\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}=\frac{(a^3)^2}{abc}+\frac{(b^3)^2}{abc}+\frac{(c^3)^2}{abc}\ge \frac{(a^3+b^3+c^3)^2}{abc+abc+abc}=\frac{(a^3+b^3+c^3)(a^3+b^3+c^3)}{3abc}$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $3$ số $a^3$, $b^3$, $c^3$ ta được:

$a^3+b^3+c^3\ge 3\sqrt[3]{a^3b^3c^3}=3abc$

Do đó

$\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}\ge \frac{(a^3+b^3+c^3)(a^3+b^3+c^3)}{3abc}\ge \frac{(a^3+b^3+c^3)3abc}{3abc}=a^3+b^3+c^3$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c$

Cách 2:

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $2$ số $\frac{a^5}{bc}$, $abc$ ta được:

$\frac{a^5}{bc}+abc\ge 2a^3$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $2$ số $\frac{b^5}{bc}$, $abc$ ta được:

$\frac{b^5}{ca}+abc\ge 2b^3$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $2$ số $\frac{c^5}{bc}$, $abc$ ta được:

$\frac{c^5}{ab}+abc\ge 2c^3$

Cộng vế theo vế: $\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}+3abc\ge 2a^3+2b^2+2c^3=(a^3+b^3+c^3)+(a^3+b^3+c^3)$ (1)

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $3$ số $a^3$, $b^3$, $c^3$ ta được:

$a^3+b^3+c^3\ge 3\sqrt[3]{a^3b^3c^3}=3abc$ (2)

Từ (2) vào (1) ta được:

$\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}+3abc\ge (a^3+b^3+c^3)+(a^3+b^3+c^3)\ge a^3+b^3+c^3+3abc$

$\iff \frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}\ge a^3+b^3+c^3$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c$

Cách 3:

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $5$ số $\frac{a^5}{bc}$, $\frac{a^5}{bc}$, $\frac{a^5}{bc}$, $b^3$, $c^3$ ta được:

$\frac{a^5}{bc}+\frac{a^5}{bc}+\frac{a^5}{bc}+b^3+c^3\ge 5a^3$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $5$ số $\frac{b^5}{ca}$, $\frac{b^5}{ca}$, $\frac{b^5}{ca}$, $c^3$, $a^3$ ta được:
$\frac{b^5}{ca}+\frac{b^5}{ca}+\frac{b^5}{ca}+c^3+a^3\ge 5b^3$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM cho $5$ số $\frac{c^5}{ab}$, $\frac{c^5}{ab}$, $\frac{c^5}{ab}$, $a^3$, $b^3$ ta được:
$\frac{c^5}{ab}+\frac{c^5}{ab}+\frac{c^5}{ab}+a^3+b^3\ge 5c^3$

Cộng vế theo vế: 

$3(\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab})+2(a^3+b^3+c^3)\ge 5(a^3+b^3+c^3)$

$\iff \frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}\ge a^3+b^3+c^3$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c$

 

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenthanhhung1985: 29-06-2017 - 12:28

Nguyễn Thành Hưng


#2
trieutuyennham

trieutuyennham

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Ta có 

$\frac{a^{5}}{bc}+abc\geq 2a^{3}$

Tương tự rồi cộng vế ta được

VT+3abc$\geq 2(a^{3}+b^{3}+c^{3})$

$\Leftrightarrow VT\geq 2(a^{2}+b^{3}+c^{3})-3abc\geq a^{3}+b^{3}+c^{3}$



#3
nguyenthanhhung1985

nguyenthanhhung1985

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

Bạn xem thử còn cách nào khác nữa không?


Nguyễn Thành Hưng


#4
trieutuyennham

trieutuyennham

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

BĐT $\Leftrightarrow$ $a^{6}+b^{6}+c^{6}\geq abc(a^{3}+b^{3}+c^{3})$

Ta có 

$a^{6}+a^{6}+a^{6}+a^{6}+b^{6}+c^{6}$$\geq 6a^{4}bc$

Tương tự rồi cộng vế ta được đpcm



#5
nguyenthanhhung1985

nguyenthanhhung1985

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
các bạn giúp mình xem còn cách nào gọn hơn nữa không?

Nguyễn Thành Hưng





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh