Đến nội dung

Hình ảnh

Liệu có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn$\sqrt{x} + \sqrt{y} = \sqrt{a} + \sqrt{b}$

phương trình nghiệm nguyên căn bậc 2

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
nguyenthaison

nguyenthaison

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 75 Bài viết

Cho phương trình: $\sqrt{x} + \sqrt{y} = \sqrt{a} + \sqrt{b}$ (*)

ĐK: a;b là hằng số và không là số chính phương.

Liệu có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tienduc: 02-07-2017 - 15:40


#2
didifulls

didifulls

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 221 Bài viết

Cho phương trình: $\sqrt{x} + \sqrt{y} = \sqrt{a} + \sqrt{b}$ (*)

ĐK: a;b là hằng số và không là số chính phương.

Liệu có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)

 

$\sqrt{x}+\sqrt{y} =\sqrt{a}+\sqrt{b} (*)$
$<=> \sqrt{x}- \sqrt{b}=\sqrt{a}-\sqrt{y}$
$=> x+b-2\sqrt{xb}=y+a-2\sqrt{ay}$
$<=> x-y+b-a=2(\sqrt{xb}-\sqrt{ay})$
$VT \epsilon  \mathbb{N} => VP \epsilon  \mathbb{N}$
Ma a,b khong phai là SCP $=> y=ay_1^2 =>x=bx_1^2$ 
$(*)<=> \sqrt{b}x_{1} +\sqrt{a}y_{1} = \sqrt{a}+\sqrt{b}$
$
<=>\sqrt{b}(x_{1} -1) = \sqrt{a}(1- y_{1})$
$y_1 \geq 1 . Ma y_1 =1 => y=a => x_1=1 => x=b$
$y_1 > 1$ => Vo li
Ngược lai.
Vay KHÔNG  có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)
p/s: Lần sau gõ thì thêm '' $ '' vào trước sau nhé 
 

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi didifulls: 03-07-2017 - 16:05

''.''


#3
nguyenthaison

nguyenthaison

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 75 Bài viết

 

$\sqrt{x}+\sqrt{y} =\sqrt{a}+\sqrt{b} (*)$
$<=> \sqrt{x}- \sqrt{b}=\sqrt{a}-\sqrt{y}$
$=> x+b-2\sqrt{xb}=y+a-2\sqrt{ay}$
$<=> x-y+b-a=2(\sqrt{xb}-\sqrt{ay})$
$VT \epsilon  \mathbb{N} => VP \epsilon  \mathbb{N}$
Ma x,y khong phai là SCP $=> y=ay_1^2 =>x=bx_1^2$ 
$(*)<=> \sqrt{b}x_{1} +\sqrt{a}y_{1} = \sqrt{a}+\sqrt{b}$
$
<=>\sqrt{b}(x_{1}-1) = \sqrt{a}(1-y_{1})$
$y_1 \geq 1 . Ma y_1 =1 => y=a => x_1=1 => x=b$
$y_1 > 1$ => Vo li
Ngược lai.
Vay KHÔNG  có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)
p/s: Lần sau gõ thì thêm '' $ '' vào trước sau nhé 

 

e cảm ơn anh nhìu lắm  :like  :luoi:



#4
1ChampRivenn

1ChampRivenn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

 

$\sqrt{x}+\sqrt{y} =\sqrt{a}+\sqrt{b} (*)$
$<=> \sqrt{x}- \sqrt{b}=\sqrt{a}-\sqrt{y}$
$=> x+b-2\sqrt{xb}=y+a-2\sqrt{ay}$
$<=> x-y+b-a=2(\sqrt{xb}-\sqrt{ay})$
$VT \epsilon  \mathbb{N} => VP \epsilon  \mathbb{N}$
Ma x,y khong phai là SCP $=> y=ay_1^2 =>x=bx_1^2$ 
$(*)<=> \sqrt{b}x_{1} +\sqrt{a}y_{1} = \sqrt{a}+\sqrt{b}$
$
<=>\sqrt{b}(x_{1}-1) = \sqrt{a}(1-y_{1})$
$y_1 \geq 1 . Ma y_1 =1 => y=a => x_1=1 => x=b$
$y_1 > 1$ => Vo li
Ngược lai.
Vay KHÔNG  có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)
p/s: Lần sau gõ thì thêm '' $ '' vào trước sau nhé 

 

Đoạn này sai r. Ko có cơ sở nào để suy ra như vậy cả.



#5
didifulls

didifulls

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 221 Bài viết

Đoạn này sai r. Ko có cơ sở nào để suy ra như vậy cả.

À chết chắc mình viết nhầm @@ Mà a,b không phải là SCP chứ nhỉ ? :v 


''.''


#6
1ChampRivenn

1ChampRivenn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

Cho phương trình: $\sqrt{x} + \sqrt{y} = \sqrt{a} + \sqrt{b}$ (*)

ĐK: a;b là hằng số và không là số chính phương.

Liệu có tồn tại x;y là số tự nhiên mà x và y khác a;b thỏa mãn pt (*)

$gt\Leftrightarrow \sqrt{x}=\sqrt{a}+\sqrt{b}-\sqrt{y}$

$\Leftrightarrow x= a+b+y+2\sqrt{ab}-2\sqrt{ay}-2\sqrt{by}$

Do $x,a,b,y$ là số tự nhiên nên $2\sqrt{ab}-2\sqrt{ay}-2\sqrt{by}$ sẽ phải là số nguyên.

Đặt $t=2\sqrt{ab}-2\sqrt{ay}-2\sqrt{by}$

$\Rightarrow \sqrt{ab}-\frac{t}{2}=\sqrt{ay}+\sqrt{by}\Leftrightarrow ab+\frac{t^2}{4}-t\sqrt{ab}= ay+by+2y\sqrt{ab}$

$\Leftrightarrow ab+\frac{t^2}{4}-y(a+b)=(t+2y)\sqrt{ab}$ $(*)$

+ Nếu $ab$ ko là số chính phương thì $\sqrt{ab}$ là vô tỷ suy ra $VP$ vô tỷ $VT$ hữu tỉ vô lí. Vậy ko tồn tại.

+ Nếu $ab$ là số chính phương

$gt\Leftrightarrow x+y+2\sqrt{xy}= a+b+2\sqrt{ab}= t\Leftrightarrow 2\sqrt{xy}=t-x-y$

Suy ra $t>x+y$ và $4xy=x^2+y^2+t^2+2xy-2xt-2yt\Leftrightarrow x^2-2x(y+t)+(y-t)^2=0$

để pt có nghiệm tự nhiên thì $delta'$ phải là số chính phương.

Ta có $delta'=4yt$. Chọn $y$ sao cho $yt$ là scp.

$\Rightarrow x=y+t-2\sqrt{yt}=(\sqrt{y}-\sqrt{t})^2$.

Do $t>x+y$ suy ra $t>2y+t-2\sqrt{yt}\Leftrightarrow \sqrt{yt}> y\Leftrightarrow t> y$.

Vậy khi $ab$ là số chính phương thì pt có nghiệm $x=(\sqrt{a+b+2\sqrt{ab}}-\sqrt{y})^2$

trong đó $y$ là số tự nhiên thỏa mãn $y<a+b+2\sqrt{ab}$ và $y(a+b+2\sqrt{ab})$ là số chính phương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1ChampRivenn: 03-07-2017 - 17:36


#7
1ChampRivenn

1ChampRivenn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

À chết chắc mình viết nhầm @@ Mà a,b không phải là SCP chứ nhỉ ? :v 

là a,b thì vẫn sai :vv ví dụ với $a=2.3^3$ thì $y$ chỉ cần $y=2.3=6$ là $ay$ đã là scp r.

Mà kể cả khi $\sqrt{ay},\sqrt{bx}$ ko nguyên thì hiệu $\sqrt{ay}-\sqrt{bx}$ vẫn có thể là số nguyên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1ChampRivenn: 03-07-2017 - 17:02






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phương trình nghiệm nguyên, căn bậc 2

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh