Đến nội dung

Hình ảnh

Đề luyện tập olympic khối 11 VMF tuần 4 tháng 7


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

\[\text{ĐỀ LUYỆN TẬP OLYMPIC KHỐI 11 VMF} \]

 

 

Bài Toán 1. Cho dãy số ${xn}$ thoả mãn với $-1<a<1$ thoả mãn dãy số ${ x_n+1 + ax_n }$ hội tụ đến $1$ lim hữu hạn . Chứng minh rằng ${xn}$ hội tụ .

 

Bài Toán 2. Cho hàm số $f:[0,1] \rightarrow [0,+\infty)$ thỏa mãn $$\frac{f(x)+f(y)}{2} \le f(\frac{x+y}{2})+1$$ với mọi $x,y \in [0,1]$ . Chứng minh rằng với mọi $a,b,c \in [0,1],a<b<c$ thì $\frac{c-b}{c-a}f(a)+\frac{b-a}{c-a}f(c) \le f(b)+2$

 

Bài Toán 3. Cho tập hợp các số nguyên $\mathbb{Z}$ bởi $4$ màu xanh,đỏ,tím, vàng $x,y \in \mathbb{Z}$ lẻ thỏa mãn $|x| \ne |y|$ . Chứng minh tồn tại hai số nguyên cùng màu có hiệu thuộc tập $\{x,y,x+y,x-y\}$

 

Bài Toán 4. Cho các số nguyên dương $a,p,k$ sao cho $gcd(a,p)=1$ và số thực dương $d$ bất kì. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên dương $$ thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau :

1) $ax^2+b|[dx]!$

2) $p|x+k$

 

Bài Toán 5. Cho tam giác $ABC$ với $AB< AC$. $M$ là trung điểm $BC$. Gọi $N$ trên $AC$ thỏa mãn $CN=NA+AB$. Trên đường thẳng qua $A$ song song với $MN$. Chọn $J$ thỏa mãn $AJ$ đi qua tâm $I$ của $(JBC)$. $K$ đối xứng với $J$ qua $BC$, $IK$ cắt $BC$ tại $T$. $AT$ cắt $KL$ tại $S$. Gọi $R$ là tâm nội tiếp tam giác $ABC$. Chứng minh rằng $M$ thuộc trung trực $RS$

 

 

Người ra đề: Nguyễn Minh Quang , Nguyễn Hoàng Tùng Lâm , Huỳnh Bách Khoa


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 24-07-2017 - 22:25


#2
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài 1. Giả sử $\lim x_{n+1}+ax_{n} = 0$

Khi đó $\forall \epsilon >0$, tồn tại $N$ để $\forall n>N$, ta được: $|x_{n+1}+ax_{n}|<\epsilon$

Do đó $|x_{n+1}|<|a.x_{n}|+\epsilon<...<|a|^{t}.|x_{n_0}|+(1+|a|+|a^2|+...+|a^{t-1}|)\epsilon<|a|^{t}.|x_{n_0}|+\dfrac{\epsilon}{1-|a|}$

Cho $n$ tiến tới vô cực ta suy ra $|x_n|<\epsilon$, suy ra $\lim x_n=0$


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#3
Mr handsome ugly

Mr handsome ugly

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Bài 1. Giả sử $\lim x_{n+1}+ax_{n} = 0$

Khi đó $\forall \epsilon >0$, tồn tại $N$ để $\forall n>N$, ta được: $|x_{n+1}+ax_{n}|<\epsilon$

Do đó $|x_{n+1}|<|a.x_{n}|+\epsilon<...<|a|^{t}.|x_{n_0}|+(1+|a|+|a^2|+...+|a^{t-1}|)\epsilon<|a|^{t}.|x_{n_0}|+\dfrac{\epsilon}{1-|a|}$

Cho $n$ tiến tới vô cực ta suy ra $|x_n|<\epsilon$, suy ra $\lim x_n=0$

Em xin làm cách khác ạ: Ta dễ dàng suy ra được dãy $x_{n}+ax_{n}=x_{n}(a+1)$ hội tụ mà a là hằng số nên x_{n} hội tụ. 

P/S: Sai sót chỗ nào mong mọi người sửa giúp em






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh