Đến nội dung

Hình ảnh

Tôi đã bị sốc văn hóa ngược như thế nào?

du học

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Duhocthanhtam

Duhocthanhtam

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Sau một năm học tập ở Canada với sự thay đổi cuộc sống, trở về nhà giống như một bước thụt lùi.
Rào cản ngôn ngữ. Shock văn hóa. Nhớ nhà. Đó là tất cả những điều bạn lo lắng trước khi lên đường đi du học. Nhưng đối với tôi, trở về nhà lại là điều khó khăn nhất trong tất cả.

Sau những trải nghiệm như gió cuốn của một năm du học – liên tục gặp người mới, có những trải nghiệm mới và trở nên độc lập hơn – quay về nhà có thể giống như một sự hụt hẫng. Như nhiều học sinh trao đổi khác, tôi lại được sống với ba mẹ sau một năm ở Canada. Cảm giác như tôi đã thụt lùi nhiều bước vậy.
Đầu tiên, tôi thấy thỏa mãn với tất cả mọi thứ mình luôn yêu thích khi ở nhà: cả ngày nằm ườn với tách trà và sách, những chuyến đi bộ thảnh thơi, bữa tối nấu tại nhà. Nhưng sau khi tình trạng jetlag giảm dần, tôi thấy bản thân thiếu năng lượng và động lực một cách kỳ lạ. Tôi thấy cứ luôn bồn chồn và ngủ rất ít.
Vì sao tôi lại thấy lạc lõng như vậy? Tôi nhận ra rằng mình đã làm hai điều khi xa nhà: lý tưởng hóa ngôi nhà trong tâm trí và mong chờ mọi thứ vẫn vẹn nguyên khi mình đi xa. Khi quay trở về và sự thật không như mong đợi, tôi đã bị shock văn hóa ngược theo cái cách mình gọi.
Ý kiến này có vẻ hơi quá, đặc biệt là đối với những học sinh trao đổi chỉ trải qua một năm xa nhà hoặc ít hơn. Nhưng nếu bạn đã hòa nhập vào nền văn hóa mới, bạn sẽ nhanh chóng thích nghi được với lối sống khác. Trong khi đó, mọi người ở nhà cũng thay đổi. Nó giống như thức dậy sau một giấc mơ lạ mà mọi thứ gần như giống với những gì tôi còn nhớ nhưng một vài chi tiết lại không đúng. Có những tình bạn đã phai nhạt trong khi những cái khác lại khắng khít hơn. Trên tất cả, tôi cảm thấy như thể mình cũng thay đổi luôn.

 

Hóa ra không phải chỉ mình tôi: Georgia Zimmer, học tập ở Pháp, cũng trải qua điều tương tự. Cô ấy nói bản thân đã tự hỏi: “Làm sao mình có thể hòa nhập lại với cuộc sống trước đây khi mình cảm thấy quá khác lạ? Tại sao mọi người lại mong chờ mình vẫn còn giống như trước khi mình cảm thấy không thể chấp nhận được?”
Khi đến một nơi chưa biết, bạn cần phải nỗ lực để thích nghi với môi trường xung quanh. Mỗi ngày của bạn sẽ quanh quẩn với những thú vui mới và những chuyến đi với kinh phí eo hẹp và thời gian biểu bận rộn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mọi thứ qua đi, nhiều học sinh trao đổi cảm thấy quá nhàn rỗi. Đối với tôi điều này rất kỳ lạ khi mà chẳng có ai ở trường cảnh báo trước cho bạn về vấn đề này.
Đối với Orla Lavery, học tập ở New York, sự thay đổi nhịp điệu không nhất thiết là một điều tồi tệ. Cô nói “Thật sự tôi thấy có một cảm giác nhẹ nhàng không ngờ. Tôi mất luôn cái cảm giác thường trực về việc tận dụng hầu hết thời gian của mình.”
Nhưng cô cũng thừa nhận “Tôi hoàn toàn thấy rằng nước Anh ở một trạng thái khác khi tôi quay về nhà.”
Cái cảm giác ghét bỏ này thật khó mà rũ bỏ. Tôi cứ tự hỏi phải mất bao lâu mới có thể trở lại như bình thường.

 

Đối với Anne Kooijman, từ Canada trở về Hà Lan, cô chấp nhận rằng sẽ mất thời gian, trong khi đó vẫn cố giữ lại một số thói quen và sở thích mới vào cuộc sống cũ của mình.
Cô nói, “Dĩ nhiên là tôi thân thiện hơn và không còn quá quan tâm nhiều tới bản thân nữa, nhưng tôi cũng cởi mở hơn và muốn tiếp tục được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ bên ngoài khu vực thoải mái của mình.”

 

Tìm việc làm thêm cuối cùng cũng giúp tôi giải tỏa cảm giác lạc lõng vì nó cho tôi kết cấu mình cần và có thêm động lực để kiếm tiền. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình và bạn bè cũng rất có ích.
Việc điều chỉnh lại khi ở nhà khó khăn hơn cuộc sống ở nước ngoài. Nhưng khi đã mang được những điều tôi thích khi sống ở nước ngoài về nhà, tôi đã bắt đầu tìm được cảm giác bình thường mới trong khi nhận ra rằng có một số cảm giác tôi không thể thay thế được.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh