Đến nội dung

Hình ảnh

Ý nghĩa triết học của số $1$

- - - - - triết học lịch sử số 1

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Trước hết suy nghĩ một hồi lâu tôi quyết định đây là box phù hợp nhất để post bài này dù nó không " lịch sử " cho lắm . Hôm nay lớp tôi sau khi học triết , tranh luận rất sôi nổi $2$ tiếng cùng các lớp khác , cuối tiết cô giáo có đặt cho một câu hỏi cho lớp tôi : " Ý nghĩa triết học của số $1$ ? " 

Tôi đăng lên đây không phải để kiếm điểm chác hay gì mà chỉ muốn mọi người cho một ý kiến . Theo tôi khi đặt từ " triết học " vào đây thì nó không có nhiều ý nghĩa lắm vì nó thuộc về phần lớn ^2 của toán học . Dĩ nhiên quan điểm của tôi là từ lâu toán học với triết học đã chả liên quan lắm rồi , giờ đây nó quá rộng lớn để có thể bị giao với triết học . 

Một phần post lên đây vì tôi muốn dùng kiến thức toán giải thích hơn là cố gắng bullshit style triết học càng nhiều càng tốt  .


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Ý nghĩa triết học của số $1$ 
Hôm nay cô triết có hỏi câu này , theo tôi thì một câu hỏi khá vô nghĩa ? Nên sửa là " Ý nghĩa toán học của số $1$ " . Dĩ nhiên nếu các triết học gia chơi lầy bảo mỗi khi ông hỏi câu hỏi gì đó thì ông đang làm triết thì thôi nhỉ? 
Trước hết muốn hiểu ý nghĩa ( triết hay toán  ) ta phải hiểu số $1$ là gì ? Vậy điều này khả năng cao dẫn đến ý nghĩa của tập $N$ , và có thể $Z$ but it is so damn complicated và tôi chắc hầu hết chúng ta không hiểu tập số tự nhiên là gì ( kể cả tôi ) 
Trước hết số $1$ và $0$, ví dụ trong nhóm " lối cộng " và " lối nhân " thì có quan hệ $x^{0} = 1$ ( nôm na thôi ) . Vậy đây là trò chơi hình thức và ngôn ngữ một chút . Từ thời ngày xưa người ta đã phải học đếm , đếm số con cá , con heo nai , thức ăn rồi tìm cách phân chia . Vậy là có số tự nhiên , vì nhu cầu dư tiền thì có số nguyên sau đó hữu tỷ và tiếp tục mở rộng trường và ngày nay có lý thuyết trường và lý thuyết Galois . 
Chúng ta đã học về xây dựng về số thực nhưng quay lại câu hỏi đơn giản hơn : " số tự nhiên là gì ? " 
Số tự nhiên , tồn tại và định nghĩa như thế nào ? . Dĩ nhiên người bình thường bảo mấy thằng điên đi hỏi vậy nhưng tôi thì không muốn làm người bình thường nên tôi hỏi vậy . Tư duy con người mang tính chất hữu hạn , phải có các cơ sở cho trò chơi tư duy là các tiên đề cụ thể là trong toán học chứ không như các khoa học khác . 
Vậy tiên đề để định nghĩa số 1 thế nào ? Tuy rằng ban đầu tập N thời xưa chỉ có $1,2,3,...$ thôi chứ làm gì có số $0$ đúng không ? Và tôi trích lại câu của Alexandre Grothendieck ( modify một chút ) : " quá trình phát minh ra số 0 và khái niệm nhóm làm tốn $2000$ năm lịch sử của nhân loại và làm toán học thụt lùi đi một cơ số năm " . Nhưng từ khi có số 0 thì hiển nhiên làm toán dễ hơn rất nhiều , số $0$ đóng vai trò như tập rỗng vậy . 
Tham khảo hệ ZFC : https://en.wikipedia...aenkel_set_the…
Ta thấy tồn tại ít nhất một tập hợp ( tiên đề ) , và tập rỗng được suy ra từ hệ ZFC chứ không có ngay ban đầu .
Ta sẽ chơi trò kí hiệu , đặt " $\varnothing = 0$ " và bắt đầu sắp quy nạp , với mỗi tập $x$ ta định nghĩa tập liền sau của nó là $x^{+} = x \cup \left \{ x\right \}$( xem thêm ZFC )

Ta gom hết lại
$$\varnothing = 0$$
$$1 = 0^{+}$$
$$2 = 0^{++}$$
....
Do đó định nghĩa được tập số tự nhiên ( số $1 = 0^{+}$ ) và tập $N$ được sắp quy nạp , quy nạp tưởng là vô hạn nhưng quy về hữu hạn vì dù sao con người có tư duy đặc thù hữu hạn , cái này không gt rõ nhưng nếu làm toán sẽ thấy nhiều ( tôi không muốn đi vào ngõ cụt nếu ai bổ sung thì cứ việc ) 
Một câu truyện không liên quan lắm mà tôi đọc lâu lắm rồi : " Ở một xứ sở nọ ông vua ra lệnh cho các họa sĩ vẽ nhiều con lạc đà nhất có thể , đa số ai cũng vẽ bé tý và nhiều nhưng ông giành giải lại là ông vẽ một đàn lạc đà đi qua 1 dãy núi , con cuối cùng vẽ nửa người đang đi ra từ núi " ( chuyện vui quy nạp ) 
Vậy thôi lan man định nghĩa vậy là đủ  . Ví dụ có ông nào nào đó tôi từng đọc trên mạng " số $2$ là hợp của tất cả các tập hợp có $2$ phần tử " - sai ** ** ra vì nó là proper class thì con người không cần quan tâm , vậy triết học mẹ gì? 
Dù sao tôi cũng sẽ không tự force bản thân trả lời cách philosophical . Và tôi cũng không tin có một ông nào dù toán hay triết dám khẳng định rằng lượng và số là như thế nào một cách thỏa đáng nhất mà không dựa vào cái gì đó có sẵn . Triết gia có thể viết rất nhiều nhưng đa số không ai học , và theo tôi triết học không phải khoa học , nó phục vụ cho những mục đích khác . Ngày nay triết học tách rời khoa học quá xa , và không làm gì được nếu không có khoa học khác . Bảo là cái chung - fkin dont belive . 
Vậy this question doesn't make sense in the area of philosophy . Nên nhớ foundation của số chỉ có toán học , có thể tìm thêm về Russell , Kant , Frege , Whitehead . ( haha tôi cũng chưa đọc ) 
Dù khá ghét Kronecker nói nhưng phải công nhận , số tự nhiên là do một đấng tối cao đưa ra , không phải con người . Con người khám phá ra , vì nó có sẵn trong vũ trụ , không phải sáng tạo ra , không phải sản phẩm trí tuệ thuần túy hoặc thông qua lịch sử con người . Các số không tồn tại ngoài tư duy và văn hóa con người .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 13-10-2017 - 20:55

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Một câu hỏi khó, vì mình không quan tâm đến tính triết học lắm. Tuy nhiên có link một bài viết ở đây http://themathemagic...o-tu-nhien.html

trong đó có đề cập đến cách xây dựng số tự nhiên. Còn về ý nghĩa của số tự nhiên, thì dù sao nó cũng là quá trình phát triển hàng nghìn năm của con người mới ra được các con số đó. Việc từ các thứ cụ thể như "1 quả táo, 2 quả cam" mà có thể gạt bỏ đi vật chất để ra được một thứ trừu tượng là số tự nhiên có lẽ là bước tiến rất vĩ đại của nhân loại. 


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Một câu hỏi khó, vì mình không quan tâm đến tính triết học lắm. Tuy nhiên có link một bài viết ở đây http://themathemagic...o-tu-nhien.html

trong đó có đề cập đến cách xây dựng số tự nhiên. Còn về ý nghĩa của số tự nhiên, thì dù sao nó cũng là quá trình phát triển hàng nghìn năm của con người mới ra được các con số đó. Việc từ các thứ cụ thể như "1 quả táo, 2 quả cam" mà có thể gạt bỏ đi vật chất để ra được một thứ trừu tượng là số tự nhiên có lẽ là bước tiến rất vĩ đại của nhân loại. 

Câu cuối biết hehe :D 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Câu cuối biết hehe :D

Nếu đối chiếu theo triết học Marx Lenin, thì số $1$ chính là kiểu đặc trưng của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Chẳng hạn ban đầu dựa vào các yếu tố thực tế như đo đạc để phân chia đất đai mà người ta đi đến các yếu tố trừu tượng như hình vuông, diện tích,... 


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#6
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Nếu đối chiếu theo triết học Marx Lenin, thì số $1$ chính là kiểu đặc trưng của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Chẳng hạn ban đầu dựa vào các yếu tố thực tế như đo đạc để phân chia đất đai mà người ta đi đến các yếu tố trừu tượng như hình vuông, diện tích,... 

Em chưa biết gì lắm triết , nên nếu có thể anh có thể trình bày hết diễn dịch của anh về số $1$ dưới mọi quan điểm được không ?


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#7
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Dân học Toán chuyên mà phải học triết học Mác-Lênin thì đa số trả nợ quỷ thần thôi. :D Người học Toán cần học 1) Formal Logic; 2) Chút đỉnh về Vật Lý, Hóa Học hay Sinh Học là ok rồi. Chứ còn triết thì bao la biết học bao giờ mới đủ?

 

Vậy this question doesn't make sense in the area of philosophy . Nên nhớ foundation của số chỉ có toán học , có thể tìm thêm về Russell , Kant , Frege , Whitehead . ( haha tôi cũng chưa đọc )

 

Frege's notations of logic bây giờ không ai dùng nữa đâu.

 

https://archive.org/...thematicalLogic

 

Quyển này thấy dân chuyên Toán trường mình xài, còn quyển nữa Formal Logic: A Philosophical Approach.


There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.


#8
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết
Anh Isidia nhầm nhé. Anh vutuanhien điểm triết toàn tuyệt đối, kể cả thằng bạn em vừa vào trường đã nổi tiếng vì giỏi triết rồi. Đi đâu gái cũng đi theo vì giỏi triết hehe.

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#9
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Anh Isidia nhầm nhé. Anh vutuanhien điểm triết toàn tuyệt đối, kể cả thằng bạn em vừa vào trường đã nổi tiếng vì giỏi triết rồi. Đi đâu gái cũng đi theo vì giỏi triết hehe.

À, ok :D Mình tưởng dân Toán trường Đại Học Tự Nhiên ngán Triết quá nên học qua loa thôi. (Ý không phải vì khó mà ngán quá, mà vì chán và buồn ngủ).

 

Triết nhìn chung có điểm chung với Toán là Logic học. Nhưng ngoại trừ logic cổ điển Aristole thì phần còn lại giống Toán hơn.


There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.


#10
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Bài này bây giờ nghĩ lại rất hay, dù câu trả lời của Bằng làm mình bối rối vì không hiểu gì.

 

Mình nghĩ số 1 tượng trưng cho những ý tưởng cao đẹp, như vĩnh cửu (eterinity), vô hạn (infinity), tuyệt đối (absoluteness), unity (sự tổng thể), hàng đầu (you are number one, man). Môn Toán là môn được những con người thích tìm đến sự chân thật (truth seeking) quan tâm, dù trong hay ngoài ngành. Vì, một cách rất ấu trĩ, mình nghĩ các kết luật Toán học có tính chính xác tuyệt đối, vĩnh cửu và trường tồn.

 

Quan điểm của mình về tri thức cũng như thế giới là mọi lãnh vực tri thức đều là một (oneness). Mọi kiến thức từ Toán đến lịch sử, từ khtn đến nhân văn đều là một. Chỉ vì con người không đủ sức mạnh về thể chất và tinh thần, cũng như khả năng nhận tri để thấu hiểu đồng loạt và tức thời. Do vậy chúng ta mới phải phân nhỏ li ti ra để mà tìm hiểu và nghiên cứu, để rồi ngày nay không ai trong chúng ta có thể hiểu hết phần tri thức mà nhân loại tìm ra hay nghiên cứu ra.

 

Mọi lĩnh vực trí tuệ cũng là vô tận (infinite). Con người đến bao giờ mới thăm hết các hành tinh trong thái dương hệ này, chứ đừng nói là vươn ra ngoài và xa hơn thế để khám phá vũ trụ.


There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: triết học, lịch sử, số 1

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh